Lãi suất cao nhất hôm nay 10/5: Agribank dẫn đầu kỳ hạn ngắn nhóm Big4
Lãi suất cao nhất hôm nay 10/5: Để được hưởng tối ưu lãi suất, khách hàng có thể cân nhắc mức chênh lệch hiện tại giữa các nhà băng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Điện Kremlin đã tốn chi phí bao nhiêu trong cuộc chiến tại Ukraine tính tới thời điểm hiện tại?
Ilan Berman là Phó chủ tịch cấp cao của Hội đồng chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Washington, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các phân tích chuyên môn cho những người hoạch định hoặc có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và hỗ trợ các nhà lãnh đạo thế giới xây dựng nền dân chủ và nền kinh tế thị trường. Trong nhận định mới nhất, Ilan Berman đã đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy cuộc chiến ở Ukraine đã tốn kém như thế nào đối với Nga.
Nền kinh tế Nga thiếu lao động cũng phải trả giá cho sự kêu gọi quân ngũ của Putin. Ảnh: @AFP.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào cuối tháng 2, rất nhiều cuộc phân tích đã tập trung vào tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế ốm yếu của Nga, cũng như những hậu quả thực tế của những gì đã trở thành một cuộc di cư thực sự của các công ty quốc tế rời khỏi nước này. Tuy nhiên, phần lớn vẫn chưa được trả lời là câu hỏi về việc liệu Điện Kremlin đã tốn chi phí bao nhiêu trong cuộc chiến này tính tới thời điểm hiện tại.
Bây giờ chúng ta đã có câu trả lời, nhờ thống kê từ Forbes Ukraine. Theo phân tích gần đây được công bố bởi tạp chí tài chính nổi tiếng này, Nga đã chi khoảng hơn 82 tỷ USD trong 9 tháng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến chống lại Ukraine.
Cụ thể, theo dữ liệu được Forbes Ukraine tổng hợp từ các ước tính của quân đội Ukraine, Moscow đã phân bổ gần 29 tỷ USD để hỗ trợ quân đội, chi gần 16 tỷ USD trả lương cho binh lính và chi hơn 9 tỷ USD để đền bù cho gia đình các quân nhân thiệt mạng trong cuộc chiến, cùng 7,7 tỷ USD khác đã được dùng để hỗ trợ gia đình của những người bị thương trong chiến sự, trong khi tổn thất lớn về thiết bị quân sự của quân đội Nga trên đất Ukraine đã khiến nhà nước này phải trả thêm gần 21 tỷ USD.
Xe tăng chiến đấu T-80 của Nga. Nhiếp ảnh gia: Kirill Kudryavtsev/AFP/Getty Images.
Tên lửa, đạn pháo và đạn dược
Mục chi tiêu chính của quân đội trong chiến sự này là đạn dược cung cấp cho quân đội. Theo nhiều ước tính khác nhau, Nga đã sử dụng từ 10.000 đến 50.000 quả đạn pháo mỗi ngày trong cuộc chiến này. Trận chiến có cường độ cao nhất của hàng ngũ pháo binh Nga xảy ra vào tháng 5-7. Nhưng mức sử dụng này rõ ràng là không liên tục, bởi với sự ra đời của hệ thống HIMARS của Ukraine thường xuyên phá hủy các kho đạn dược, cường độ hoạt động của đội pháo binh Nga đã giảm đi rõ rệt.
Giá trung bình của một quả đạn pháo cỡ nòng của Liên Xô là khoảng 1.000 USD. Vì vậy, Nga có thể đã chi hơn 5,5 tỷ USD chỉ riêng cho việc cung cấp đạn pháo, nhưng nếu trước đây đó là đạn dược được sản xuất tại Liên bang Nga, thì hiện tại, nguồn cung vũ khí này có thể sớm đến từ Triều Tiên, có thể mọi thứ đang được thảo luận tích cực.
Khói bốc lên từ một nhà máy lọc dầu sau một cuộc tấn công bên ngoài thành phố Lysychansk ở miền đông Ukraine vào tháng 5. Ảnh: AFP/Getty Images.
Rõ ràng, Nga đã không chuẩn bị cho một cuộc chiến dài như vậy, và kho dự trữ đạn dược, cũng như khả năng sản xuất của họ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của chính họ. Nga cũng đã bắn hơn 4.000 tên lửa vào Ukraine. Chi phí trung bình của một tên lửa Nga là 3 triệu USD, riêng khoảng này, Nga có thể đã tiêu tốn khoảng 12 tỷ USD.
Ngoài ra, hàng ngàn tấn đạn dược cho vũ khí nhỏ, quần áo, bảo vệ binh lính, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thực phẩm và thuốc men là cần thiết để duy trì quân đội.
Tổn thất thiết bị
Tổn thất lớn nhất về trang thiết bị là xe tăng và máy bay chiến đấu. Nga mất 278 máy bay chiến đấu và 261 máy bay trực thăng. Tổng thiệt hại của ngành hàng không quân sự Nga tương đương với số tiền lên tới 8 tỷ USD.
Có thể thấy, chi phí chiến sự đối với Moscow ngày càng tăng, nguồn lực của chính họ thì đang dần cạn kiệt. Các tên lửa mới được huy động từ Iran và một thỏa thuận có thể có về việc cung cấp tên lửa từ Triều Tiên, nhưng tất cả những điều này làm cho cuộc chiến trở nên tốn kém hơn đối với Điện Kremlin. Năm tới, "hóa đơn chiến tranh" có thể trở nên quá cao.
Điều đó có nghĩa là gì trong điều kiện thực tế?
Như Tạp chí Forbes đã chỉ ra, thu chi ngân sách của Nga năm ngoái lên tới 340 tỷ USD. Nói cách khác, với con số 82 tỷ USD thì Điện Kremlin đã chi khoảng 1/4 trong mức tổng thu chi ngân sách 340 tỷ USD vào năm 2021 của mình chỉ để nuôi dưỡng kế hoạch chiến sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hơn nữa, những chi phí đó có thể sẽ tiếp tục gia tăng. Trong bối cảnh nhiều thất bại trên chiến trường trong những tuần gần đây, Nga đang ngày càng tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài. Để củng cố nỗ lực chiến sự đang bị động của mình, họ đã bắt đầu tìm kiếm quân tiếp viện và khí tài quân sự mới từ các quốc gia khác như Syria và Iran.
Trong khi đó, ở trong nước, chính phủ của Putin đang tuyệt vọng tìm kiếm sự giúp đỡ từ nước ngoài để giữ cho các lĩnh vực trong nước bị tê liệt do lệnh trừng phạt của phương Tây tiếp tục tồn tại.
Các thành viên lực lượng đổ bộ đường không Nga xếp hàng trước khi lên máy bay vận tải Ilyushin Il-76 trong cuộc tập trận tại sân bay quân sự ở cảng Biển Azov của Taganrog, Nga ngày 22 tháng 4 năm 2021. Ảnh chụp bằng máy bay không người lái. Ảnh: @REUTERS/Stringer.
Trong khi đó, sức mua của Nga ngày càng giảm.Như Forbes đã chỉ ra, vào mùa xuân qua, Nga đã thu về hơn 1 tỷ USD mỗi ngày từ việc bán dầu và khí đốt ở nước ngoài - số tiền quá đủ để duy trì cuộc xâm lược quân sự chống lại Ukraine. Tuy nhiên, hiện nay, doanh thu của Điện Kremlin từ việc bán năng lượng nước ngoài đang giảm dần.
Vào tháng 9, nó chạm mức thấp nhất trong 14 tháng qua, đó là kết quả là có nhiều yếu tố khác nhau, từ việc phương Tây leo thang các biện pháp trừng phạt, đến việc người tiêu dùng châu Âu từ chối năng lượng của Nga (điều này đã buộc Moscow phải bán dầu với giá chiết khấu cao trên thị trường châu Á), đến việc thu hồi các dự án năng lượng của các công ty khí đốt tự nhiên do nhà nước Nga kiểm soát, trong đó có cả gã khổng lồ khí đốt Gazprom. Kết quả là đã giảm gần 13% số tiền chảy vào kho bạc của Điện Kremlin. Tất cả những điều đó làm cho hóa đơn ước tính 10 tỷ USD hàng tháng cho cuộc chiến Ukraine trở nên khó khăn hơn đáng kể đối với Moscow.
Cuộc chiến ở Ukraine đã biến Nga thành một kẻ bị quốc tế bỏ rơi và đẩy lùi hàng thập kỷ tiến bộ về kinh tế và chiến lược sau Chiến tranh Lạnh đối với nhà nước này
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý một điều rằng, không điều nào trong số này đảm bảo rằng nỗ lực chiến tranh của Nga sẽ sớm tan thành mây khói. Tổng thống Nga đã nói rõ rằng, ông vẫn cam kết với kế hoạch chiến sự đặc biệt của mình, mặc dù cuộc chiến ở Ukraine đã biến đất nước của ông thành một kẻ bị quốc tế bỏ rơi và đẩy lùi hàng thập kỷ tiến bộ về kinh tế và chiến lược sau Chiến tranh Lạnh đối với nhà nước này.
Đạn dược của Nga bị bỏ lại nằm trong một ngôi làng ở ngoại ô Izium, Ukraine. Ảnh: @AFP.
Hơn nữa, Moscow vẫn còn một số tiền còn lại để chi tiêu vào chiến sự; bởi tính đến mùa thu năm nay, trong ước tính Nga có gần 549 tỷ USD dự trữ ngoại hối thì khoảng một nửa trong số đó đã bị đóng băng bởi các nước thân thiện với Ukraine. Nhưng Nga có thể sử dụng phần lớn phần còn lại để tiếp tục thúc đẩy cuộc tấn công quân sự của mình, nếu cần thiết.
Xét về tất cả những điều này, cuộc cá cược của Putin rõ ràng là đầy sự quyết tâm. Trên thực tế, dường như ông ấy đang đánh cược sự thịnh vượng của đất nước mình vào trong đó. Nhưng cũng khó đoán việc sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ cạn kiệt trước khi nguồn lực của Nga cạn kiệt hay không.
Một chiếc xe tăng Nga bị bỏ hoang nằm trong thảm thực vật tại một ngôi làng ở ngoại ô Izium, Ukraine. Ảnh: @Juan Barreto/AFP/Getty.
Nền kinh tế Nga thiếu lao động phải trả giá cho việc kêu gọi quân ngũ của Putin
Lệnh kêu gọi nam giới tham chiến ở Ukraine đã khiến lao động ở Nga trở nên khan hiếm đến mức toàn bộ ngành công nghiệp lâm vào cảnh túng quẫn. Hai tháng sau khi Điện Kremlin tuyên bố huy động vào cuối tháng 9, tình trạng cạn kiệt kỷ lục về lực lượng lao động đang nhanh chóng lan rộng khắp một quốc gia vốn đang gặp khó khăn do dân số già đi và thu hẹp, đồng thời với tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất từ trước đến nay.
Một nghiên cứu của Viện Gaidar ở Moscow vào tháng 11 cho thấy, có tới 1/3 ngành công nghiệp Nga có thể phải đối mặt với tình trạng thâm hụt nhân sự, và nó sẽ sớm trở thành cuộc khủng hoảng nguồn nhân lực nghiêm trọng nhất ở Nga kể từ năm 1993.
Quang cảnh chung cảng ở Vladivostok, Nga ngày 5 tháng 9 năm 2022. Ảnh: @REUTERS/Vladimir Soldatkin.
Irina Khmelevskaya, trưởng bộ phận tuyển dụng cho biết Agrokomplex, một công ty nông nghiệp lớn ở miền nam, hiện đang phải vật lộn để tìm kiếm các công nhân lái máy kéo và các công nhân khác, bên cạnh các chuyên gia trong các lĩnh vực như nông học vốn đã khó tìm từ lâu. Cô nói, việc huy động quân sự của Putin là một phần nguyên nhân.
Việc huy động 300.000 nam giới, kết hợp với làn sóng di cư thậm chí còn lớn hơn mà cuộc chiến gây ra, nó sẽ làm giảm 2% lực lượng lao động nam. Có nhiều mối đe dọa chỉ ra rằng, tình trạng thiếu lao động cuối cùng sẽ gây ra áp lực lạm phát và khiến Ngân hàng Trung ương Nga tạm dừng cắt giảm lãi suất.
Tình trạng thiếu lao động có thể trở thành một lỗ hổng lớn khi Nga đứng trước nguy cơ suy thoái có thể kéo dài sang năm tới
Tại Novosibirsk, thành phố đông dân nhất của Siberia, các quan chức cho biết họ chỉ có thể bố trí một nửa số nhân viên cần thiết để dọn tuyết trên đường phố với rất nhiều lực lượng lao động thời vụ từ nông thôn bị cuốn vào cuộc huy động quân sự vừa qua. Hơn 200 tù nhân sẽ được tuyển dụng tại nhà sản xuất xe tăng quốc doanh Uralvagonzavod.
Quân nhân dự bị trong đợt huy động một phần của Nga tham dự buổi lễ xuất quân ở Sevastopol, Crimea, vào ngày 27 tháng 9. Ảnh: @STRINGER/AFP/ GETTY IMAGES.
1/3 các công ty đã mất một số nhân viên trong cuộc kêu gọi quân ngũ này, với gần 1/5 nói rằng, họ chưa thể thay thế sự thiếu hụt lao động, một cuộc khảo sát vào tháng 11 cho thấy. Trong số các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng Nga, đại đa số đang gặp phải tình trạng thiếu lao động có trình độ cao ngày càng tăng, và dự đoán tình trạng thiếu hụt sẽ trở nên tồi tệ hơn trong các quý tới, theo một báo cáo.
Tình trạng thiếu lao động có thể trở thành một lỗ hổng lớn khi Nga đứng trước nguy cơ suy thoái có thể kéo dài sang năm tới, đặc biệt là khi các bộ phận khác của nền kinh tế chịu áp lực từ lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh áp đặt. Gần một nửa số công ty được Viện Gaidar khảo sát cho biết, tình trạng thiếu nhân viên sẽ khiến họ không thể tăng sản lượng ngay cả khi có đủ nhu cầu.
Evgeny Kogan, giáo sư tại Trường Đại học Kinh tế Moscow, cho biết: "Nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn đã gây ra tình trạng dòng vốn và chất xám chảy ra khỏi đất nước rất nghiêm trọng, gây tổn hại cho nhiều lĩnh vực".
Huỳnh Dũng- Theo Yahoo/Thehill/Forbes.ua
Qua khảo sát giai đoạn từ 2015 – 2025, Việt Úc đã trúng thầu với tổng giá trị trên 6.809 tỷ đồng và thi công nhiều gói trọng điểm.
Lãi suất cao nhất hôm nay 10/5: Để được hưởng tối ưu lãi suất, khách hàng có thể cân nhắc mức chênh lệch hiện tại giữa các nhà băng.
Theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi được Bộ Nội vụ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9 đã đề xuất Chủ tịch xã được bổ nhiệm, cách chức lãnh đạo cơ quan chuyên môn.
Làng Kênh ở xã Tây Đô (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) là ngôi làng nhỏ ở vùng quê lúa với cánh đồng bao la, bát ngát. Những người giữ nghề làm đậu phụ ở làng Kênh cho biết, không ai rõ đậu phụ siêu mỏng có từ khi nào....
Trung vệ Nguyễn Văn Triệu được đánh giá là tài năng trẻ triển vọng của HAGL nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung.
Sáng ngày 10/5, đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga đã có chuyến thăm TP Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên bang Nga.
Nhiều biển báo, biển chỉ dẫn bị che khuất khiến nhiều tài xế lúng túng vơi việc di chuyển trên tuyến đường Lê Quang Đạo (Hà Nội) mới thông xe toàn tuyến.
Thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, các cấp Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã khơi dậy sức mạnh đoàn kết, nghĩa tình của cộng đồng. Tinh thần "lá lành đùm lá rách" đã trở thành những viên gạch, bao xi măng, những ngày công đổ mồ hôi... để tạo nên những nếp nhà mới khang trang cho hội viên nông dân khó khăn.
Anh Đỗ Văn Chí Phước, thanh niên xã An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) từ chổ nuôi chim chích chòe lửa, chim chích chòe than thử nghiệm đến nuôi thành công.
Ông Hoàng Gia Khánh, TGĐ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, việc khai thác đoàn tàu chất lượng cao “Hoa Phượng Đỏ” thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của ngành Đường sắt về đổi mới tư duy
Nhiều cánh mày râu rối loạn chức năng tình dục đã tự ý dùng thuốc tăng cường sinh lý để tự điều trị cho mình dẫn đến "tiền mất, bệnh nặng".
Dự án nhà ở xã hội IEC Bảo Ngọc (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên đến nay, khu vực triển khai dự án vẫn bỏ hoang và bị tận dụng thành nơi trồng rau, gây lãng phí.
Nhiều người dân tại TP.HCM đã bắt đầu lên lịch, đặt tour sớm cho chuyến du lịch hè. Dự kiến, du lịch mùa hè năm nay sẽ bùng nổ. Hàng loạt lễ hội, sự kiện tại các điểm đến sẽ kích hoạt mùa du lịch hè năm nay.
Từ năm học 2025 - 2026, học sinh tiểu học và THCS sẽ được học 2 buổi/ngày miễn phí theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Điều này đang nhận được ủng hộ từ dư luận nhưng cũng không tránh khỏi những trăn trở của "người trong cuộc".
Bằng nhiều cách làm linh hoạt, sát thực tế, huyện Tân Phú (Đồng Nai) giúp người dân thoát nghèo, không còn sợ tái nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Bị khai thác quá mức, cá mát-một loài cá đặc sản ở suối Chà Lạp, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An dần biến mất. Trước nguy cơ loài cá đặc sản này bị tận diệt, dân bản đã lập cả tổ tuần tra để bảo vệ cá mát. Hiện, loài cá mát đã trở lại, bơi đầy suối, ai thấy cũng mê.
Lữ đoàn Cơ giới riêng biệt số 28 của Ukraine đã tung đoạn video ghi lại các đòn tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào lực lượng Nga tại mặt trận Toretsk, tỉnh Donetsk vào đúng ngày Nga duyệt binh rầm rộ mừng Ngày Chiến thắng 9/5 tại Quảng trường Đỏ.
Sức mua trên địa bàn TP.HCM đang tăng ấn tượng. Đáng chú ý, doanh thu ngành trong tháng 4/2025 cao hơn cả tháng Tết hồi đầu năm.
Chồng tôi lắc đầu: "Bố hồ đồ quá, bố làm thế là suýt phá nát gia đình con".
Tể tướng Lý Tư, công thần khai quốc nhà Tần, bị vu oan giá họa, trước khi chết để lại lời tiên tri 9 chữ ám ảnh, một năm sau vận mệnh nhà Tần đúng như lời tiên tri.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, dự kiến đường cất hạ cánh thứ 2 của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 sẽ khởi công xây dựng trong tháng 5/2025.
Chung kết Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2025 diễn ra tại Phan Thiết (Bình Thuận) vào tối nay (10/5). Dân Việt xin gửi đến quý độc giả link xem trực tiếp chung kết Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2025 với màn so tài của 14 xuất sắc nhất cuộc thi sắc đẹp này.
Xabi Alonso sẽ chia tay Bayer Leverkusen sau khi mùa giải 2024/2025 kết thúc và thử thách tiếp theo của chiến lược gia người Tây Ban Nha sẽ rất nặng nề nếu ông chính thức cầm quân tại Real Madrid.
Không khoác lên mình những bộ cánh cầu kỳ thường thấy, nam ca sĩ xuất hiện giản dị, thư thả giữa chợ Bến Thành. Điều khiến cộng đồng mạng quan tâm chính là chiếc túi Louis Vuitton giá khoảng 285 triệu đồng mà anh đang sử dụng để... đựng trái cây.
Lương tiêu chuẩn của chuyên gia tư vấn tại dự toán gói thầu đến 70 triệu đồng, và tối đa gấp 1,5 lần nếu là gói thầu công nghệ cao, hoặc vùng sâu, vùng xa.
Sau khi Mary Zheng rời khỏi cuộc chơi trong tập mới nhất của chương trình “Survivor 48”, nhiều người chơi còn lại bị nhắn tin đe dọa từ khán giả.
Ngày 9/5, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp nghe các sở ban ngành báo cáo tiến độ thực hiện dự án hồ La Ngà 3 nằm trên địa bàn huyện Tánh Linh. Đây là một trong các dự án hồ nước ngọt của tỉnh Bình Thuận trước khi sáp nhập với tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông....
Ngày 9/5, nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) kêu gọi Ấn Độ và Pakistan kiềm chế tối đa và tham gia đối thoại trực tiếp để tìm lối thoát cho căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước láng giềng Nam Á sở hữu vũ khí hạt nhân này.
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ từ nội đô sang các đô thị vệ tinh, Vincom Mega Mall Ocean City nổi lên như một điểm đến toàn diện, thu hút hàng loạt thương hiệu hàng đầu. Tại đây, trải nghiệm mua sắm, giải trí, giáo trí và phong cách sống được kết nối liền mạch, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng cư dân khu vực phía Đông Hà Nội.
Tháng 4/2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho 27 tỉnh, thành phố miền Bắc, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4–1/5, khi phụ tải tăng cao.
Gần 100 năm sau vụ tai nạn tàu ngầm kinh hoàng của Đức, UB-65 trở thành cái tên đứng đầu trong loạt bí ẩn lớn nhất của ngành hàng hải thế giới.