Mưa giông tốc mái hơn 70 căn nhà, đổ 10 trụ điện ở Long An
Mưa lớn kèm theo giông lốc đi qua 2 xã Long Thuận, Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa (Long An) đã làm tốc mái, hư hỏng hơn 70 căn nhà cùng nhiều trụ điện ven tuyến giao thông.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hôm đó, khi nói về Dự án phim Địa đạo, Bùi Thạc Chuyên giới thiệu Nguyễn Trí Viễn với chúng tôi: Bạn này cùng anh Nguyễn Chí Dũng lo chuyện tổ chức sản xuất. Tôi cố giấu ngạc nhiên: Với bộ phim bom đạn ùng oàng, máy bay, xe tăng, đánh nhau trên cạn, dưới nước... đủ cả như "Địa đạo", cậu thanh niên nhỏ thó, đen thui thế này chắc đóng vai du kích thì hợp hơn.
Nhưng, khi phim bắt đầu khởi quay, nhìn Viễn điều hành các nhóm công việc giữa các phim trường, bỗng dưng hiểu ra: Không dưng mà Nguyễn Trí Viễn là "Nhà sản xuất" của nhiều phim khủng với bối cảnh lớn, phức tạp.
Trong năm 2025 đặc biệt này, Nguyễn Trí Viễn tham gia sản xuất hai phim về đề tài chiến tranh Cách mạng với bối cảnh lớn, phức tạp, kinh phí lớn.
Cuộc trò chuyện này được thực hiện khi Dự án phim "Địa đạo" sắp ra rạp (2/4/2025) và phim "Mưa đỏ" đã đóng máy, hoàn tất quá trình quay.
Nội dung: Lương Bích Ngọc - Ảnh: NVCC - Thiết kế: Hữu Anh
Trong rất nhiều công việc khác nhau của quá trình tổ chức sản xuất một bộ phim, Viễn thấy thú vị nhất ở những công đoạn nào?
- Là khâu chuẩn bị trước khi quay.
Để một bộ phim hoàn thành, sẽ phải trải qua các giai đoạn: tiền kỳ, quay phim, hậu kỳ và phát hành phim. Với một người làm nghề sản xuất như tôi, thú vị nhất là giai đoạn đi tìm bối cảnh cho phim. Với những phim có yếu tố thiên nhiên, văn hoá, lịch sử thì quá trình tìm tư liệu để làm về bối cảnh, đạo cụ phục trang… sẽ tìm được rất nhiều điều thú vị và nhiều kiến thức mới, không phim nào giống phim nào. Và vì thế, chính giai đoạn chuẩn bị này khiến quá trình làm phim trở nên hấp dẫn và không nhàm chán. Ví dụ như khi chuẩn bị làm Địa đạo có rất nhiều việc tỉ mẩn và cần thiết như kiếm sách về lính Mỹ hay chạy lên Đà Lạt tìm thợ may đồ, lục lọi các chợ đồ cổ, các cá nhân sưu tầm đồ của những năm 60 ở miền Nam… Mỗi hành trình là một cuộc gặp gỡ và đối thoại thú vị. Những thứ mình đích thân trải nghiệm chứ không phải nghe ai nói hay đọc được từ đâu là những hành trang quý giá sau mỗi hành trình chuẩn bị cho phim. (Như lúc làm phim "Em và Trịnh", tôi gặp được những người bạn của ông Trịnh, đến những nơi ông Trịnh đi qua, nghe những câu chuyện về ông Trịnh mà mình giữ riêng trong lòng để "Nhiều đêm thấy ta là thác đổ/ Tỉnh ra có khi còn nghe…")
Nhà sản xuất Nguyễn Trí Viễn (ngoài cùng bên trái) trò chuyện cùng nhà báo Lương Bích Ngọc (ngoài cùng bên phải).
"Địa đạo" và "Mưa đỏ" là hai phim lớn về đề tài chiến tranh cách mạng được trình làng năm nay anh đều tham gia với vai trò là "nhà sản xuất". Cơ duyên nào đã khiến anh gặp những dự án phim này?
- Anh Nguyễn Chí Dũng – một người anh lớn trong nghề, là người sản xuất của rất nhiều phim chiến tranh trong thời gian qua. Anh Dũng đã đồng hành cùng đạo diễn Bùi Thạc Chuyên hơn 10 năm kể khi anh Chuyên bắt tay vào viết kịch bản phim Địa đạo và tìm kiếm nguồn tiền cho phim.
Sau khi được các nhà đầu tư quyết định bỏ tiền vào Dự án phim Địa đạo, cũng chính anh Dũng là người đề nghị anh Chuyên mời HKFilm với đề nghị "có Viễn cùng sản xuất".
Lời mời "làm phim này cùng anh" của anh Dũng là yếu tố quyết định để tôi tham gia sản xuất Dự án phim "Địa đạo".
Và cũng chính anh Dũng mời tôi sản xuất "Mưa đỏ" với Điện ảnh Quân đội sau khi Dự án "Địa đạo" hoàn thành phần quay.
Nhà sản xuất Nguyễn Trí Viễn và đạo diễn phim "Địa đạo" - Bùi Thạc Chuyên.
Nhìn vào chi phí sản xuất và doanh thu của các dự án phim chiến tranh, lịch sử trước đó, anh có nghĩ dự án phim "Địa đạo" sẽ có lợi nhuận khi ra mắt?
- Nhà làm phim khi làm bất cứ dự án nào đều hy vọng về doanh số. Nhà làm phim đều là người mơ mộng, có ước mơ mới làm phim được. Ai làm phim cũng nghĩ phim mình có cơ hội về doanh thu.
"Địa đạo" là lần đầu tiên một bộ phim về đề tài chiến tranh Cách mạng được sản xuất bằng tiền của tư nhân.
Doanh nhân Nguyễn Thành Nam, một trong những thành viên góp tiền làm bộ phim này từng nói rằng: "Chúng tôi - là tôi và những người bạn - muốn góp phần làm một cái gì đó có ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, thống nhất đất nước. Và Dự án phim "Địa đạo" của Bùi Thạc Chuyên được chọn như là "một cái gì đó" để cùng nhau làm. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi với dự án này là góp phần làm cho giới trẻ quan tâm, tìm hiểu và suy ngẫm về chiến tranh Việt Nam đồng thời giới thiệu cho những người Mỹ một góc nhìn về chiến tranh Việt Nam khác với Hollywood. Và nếu bộ phim thành công về mặt thương mại thì sẽ tạo hứng thú tiếp cho các nhà đầu tư đối với phim về đề tài chiến tranh Cách mạng".
Tôi biết anh Nam nói thế là rất thật. Tôi cũng biết, còn thêm một lý do nữa để các anh chị ấy bỏ tiền, đó là vì "cảm" cái tâm huyết của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, muốn giúp anh Chuyên thực hiện mơ ước của mình.
Với Dự án phim Địa đạo, có những việc gì mà trong những phim khác trước đó Viễn chưa từng trải qua?
- Việc tiếp xúc với các vũ khí, khí tài và phương tiện chiến tranh như súng đạn hay xe tăng, thiết giáp, máy bay, giang thuyền… là những thứ trước đây tôi chưa từng làm. Và việc này được anh Nguyễn Chí Dũng đảm nhiệm.
Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên, một dự án phim truyện Việt Nam huy động được nhiều vũ khí hạng nặng mà Mỹ đã dùng trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam thời đó như xe tăng M-48 Patton, xe bọc thép tấn công M113ACAV, máy bay trực thăng UH-1 Iroquois, tàu chiến Giang Thuyền Swift Boat (PCF) Patrol Craft Fast, tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCM-8 cùng các loại vũ khí, khí tài quân sự khác.
Làm việc với vũ khí, khí tài thật thì rất khó khăn, và chính nhờ sự lão luyện của anh Dũng công việc phối hợp với các Quân binh chủng mà quá trình quay phim trở nên khả thi và an toàn.
Nhà sản xuất Nguyễn Trí Viễn đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị các bối cảnh cho bộ phim về chiến tranh.
Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị bối cảnh kỹ lưỡng cho bộ phim này trong đó có việc tái hiện cảnh ngoại – bên ngoài địa đạo (cảnh chiến đấu khốc liệt trên mặt đất, bên bờ sông và trên sông) tại phim trường Hòa Phú của Đài truyền hình TP.HCM (HTV). Đồng thời, chúng tôi cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để tạo nên một lòng địa đạo tại 2 phim trường lớn của HKFILM để có thể quay được những cảnh phim diễn tả được cả cảnh sinh hoạt đời thường và những pha chiến đấu gay cấn, sinh tử của những du kích Củ Chi với lính "chuột chũi" Mỹ dưới lòng địa đạo trong đợt càn quét khốc liệt.
"Địa đạo" có sự góp mặt của diễn viên Thái Hòa – "Vua phòng vé", NSƯT Cao Minh và các diễn viên điện ảnh trẻ có nghề như Quang Tuấn, Hồ Thu Anh, Diễm Hằng Lamoon… Để có một bộ phim về cuộc chiến lôi cuốn phản ánh được tinh thần hy sinh, sự gan dạ quả cảm của những du kích Củ Chi ở thời điểm khốc liệt nhất của chiến trường miền Nam, các diễn viên đã rất nhập vai ở mức xả thân với tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống Cách mạng hiếm có. Để đảm nhận được tròn vai du kích Củ Chi thời đó theo yêu cầu của đạo diễn, các diễn viên đã phải siết cân và trải qua hai tháng huấn luyện khắc nghiệt tại thao trường với sự hỗ trợ về nghiệp vụ của các sĩ quan quân đội.
Và đặc biệt, quá trình sản xuất còn có sự cố vấn về…nghiệp vụ du kích của anh hùng lực lượng Vũ trang Tô Văn Đực – là hình mẫu của nhân vật Tư Đạp trong phim.
Và trong quá trình sản xuất "Địa đạo", có thời điểm nào mọi người thấy khó khăn không thể vượt qua?
- Đến thời điểm này, bộ phim sắp ra rạp với bản thương mại mang tên "Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối". Mười năm ấp ủ, theo đuổi của anh Chuyên. Một năm chuẩn bị. Phim quay trong sáu tháng. Hậu kỳ cũng mất gần năm.
Giờ nghĩ lại thì thấy mọi việc cũng không đến nỗi lắm, chứ thời điểm chuẩn bị quay phim có những lúc bế tắc lắm. Khó khăn là vì có những thứ nó nằm ngoài khả năng và sự cố gắng của mình. Trong khi thời điểm ra mắt phim đã được ấn định và không thể lùi, nếu không bấm máy đúng lịch dự kiến thì không thể hoàn thành khâu hậu kì để kịp ra phim. Nếu chậm nữa thì Củ Chi vào mùa mưa, bối cảnh nằm bên sông Sài Gòn ngập nước thì cũng không làm gì được. Đó là chưa kể phải cải tạo bối cảnh rất lớn: cắt cành cây, xịt đen, làm màu, tạo hố bom, phơi đất, làm đường cho xe tăng đi, đắp đê rồi hút nước đọng ra khỏi bối cảnh, xịt thuốc cỏ trên diện rộng để cỏ vàng úa… khối lượng công việc đòi hỏi sức người sức của rất lớn, mà tài chính thì hạn chế. Nói chung những việc trước đây chưa từng làm bao giờ nên ekip cũng gặp nhiều khó khăn trong cách thực hiện. Đến thời điểm còn 2 tuần nữa bấm máy mà lúc đó mọi thứ vẫn ngổn ngang (cười).
Và rồi làm sao để vượt qua thời điểm khó khăn đó?
- Nhớ lúc đó tôi đăng hình đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm tay "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa" để vực tinh thần mình cũng như anh em. Cùng lao vào làm ngày làm đêm cho kịp tiến độ. Cũng may, mọi chuyện cũng qua.
Viễn có nhớ kỷ niệm nào làm mình xúc động, rất xúc động không?
- Phim trường ngoại được tổ chức tại phim trường HTV xã Hoà Phú, Huyện Củ Chi. Trong suốt tháng quay ở đó, 18 xã thuộc huyện Củ Chi lần lượt mang đến những vật phẩm địa phương như là khoai mì, nước sâm, chè, bánh trái để mời đoàn phim như là cảnh bà con đón tiếp bộ đội chủ lực về làng hồi chiến tranh vậy. Sau bao nhiêu năm làm nghề mới có một bộ phim khiến mình cảm nhận rõ tình quân dân như thế. Một việc làm ấm áp khiến đoàn phim từ diễn viên đến ekip ai cũng yêu mến đất và người Củ Chi. Giờ nhớ lại vẫn còn rưng rưng xúc động, nó ấm áp, khó tả lắm.
Nói thực lòng, phim được sản xuất bằng tiền đầu tư của tư nhân nhưng sự hậu thuẫn về tinh thần, sự tiếp sức của nhiều anh em cán bộ từ Thành phố đến cơ sở là nhiều lắm luôn. Sau Dự án phim Địa đạo, có một cái gì đó gắn bó với Thành phố hơn.
Những diễn viên vào các vai của đội du kích Bình An Đông trong phim "Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối" có gì đặc biệt không?
- Ngay sau khi vào vai, trong suốt cả quá trình quay, diễn viên hầu như quên tên thật của mình là Thái Hòa, Quang Tuấn, Hồ Thu Anh… mà chỉ còn gọi nhau theo tên nhân vật như Bảy Theo, Tư Đạp, Ba Hương, Út Khờ…Và khi phim đã xong rồi, chúng tôi vẫn còn có cảm giác mình có một gia đình, đó là gia đình của Đội du kích Bình An Đông ở Củ Chi với những cái tên thân thương.
Hôm rồi đây, sau khi phim hoàn thành, tôi và anh Chuyên có một chuyến đi cùng với Bảy Theo (Thái Hòa) và các diễn viên về miền Tây rất vui. Có cảm giác như "Đội du kích Bình An Đông" ở Địa đạo Củ chi đang đi cùng nhau vậy.
Và như thế, trong năm 2024 và 2025, anh có những hai "gia đình phim", một ở Củ Chi (TP.HCM) và một ở bên dòng sông Thạch Hãn, quê của Viễn…
- Trong quá trình quay phim "Mưa đỏ", tôi có một album riêng đặt tên là "bên dòng Thạch Hãn quê cha". Tự hào, xúc động và xót xa là cảm xúc chính khi tôi tham gia sản xuất phim "Mưa đỏ" tại Quảng Trị, quê hương của mình. Ở đó, mình được nói giọng Quảng Trị với người quê mà không phải dung giọng cho dễ nghe; tự hào vì mình trở về làm phim trên quê hương với vai trò tổng điều hành sản xuất một bộ phim của Tổng cục Chính trị - ĐAQĐ nhân dân; xúc động vì được cống hiến trên mảnh đất tổ tiên.
Tôi đã bơi qua dòng Thạch Hãn để tắm lại con sông tuổi thơ của Cha mình dẫu "không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông"; xót xa vì quê hương mình vẫn nghèo quá đỗi sau bao cuộc bể dâu, sự ủng hộ của nhân dân Quảng Trị đúng nghĩa "người quê chỉ có tấm lòng" nhưng thực sự không có sự ủng hộ đó thì khó mà hoàn thành bộ phim. Khi tiếng khô wrap – kết thúc quá trình quay phim, cả đoàn phim nhảy lên rồi ôm nhau. Khi đó, tôi lặng lẽ đi ra bờ sông, quỳ xuống vục đầu vào dòng Thạch Hãn, khóc ngon lành như một đứa trẻ. Khóc trước hết vì lòng biết ơn. Sông quê- đất mẹ đã che chở mình và anh em an toàn trong suốt quá trình quay phim. Thật sự nếu không được ơn trên che chở, mà người ta hay gọi là "các cụ gánh còng lưng" thì tai nạn trên sông nước hay những cảnh bom đạn khó mà tránh khỏi dù phương án sản xuất là luôn đưa yếu tố an toàn lên trên hết.
(Cũng may khoảnh khắc mềm yếu đó không có ai nhìn thấy).
Nhà sản xuất Trí Viễn cho biết, để quay được những cảnh phim diễn tả những pha chiến đấu gay cấn, sinh tử của những du kích Củ Chi với lính "chuột chũi" Mỹ dưới lòng địa đạo trong đợt càn quét khốc liệt, đoàn làm phim đã trải qua rất nhiều khó khăn.
Bối cảnh của "Mưa đỏ" có điều gì đặc biệt?
- Để làm được bối cảnh chính phim "Mưa đỏ", đoàn phim phải bồi thường gần 40 ha đất nông nghiệp của bà con để làm bối cảnh thành cổ Quảng Trị bên dòng Thạch Hãn. Đây là bối cảnh lớn nhất được làm tới thời điểm hiện tại của điện ảnh Việt Nam. Việc xây dựng thành đòi hỏi ekip phải tính toán chi li nhiều phương án vì thời gian thi công cũng như chi phí xây dựng bối cảnh là rất lớn, nếu không có cách làm thông minh và hiệu quả thì sẽ mất nhiều thời gian công sức, tiền bạc và không đáp ứng được yếu tố nghệ thuật cũng như chi phí sản xuất phim. Khi nhận dự án, tôi gần như quay cuồng trong suy nghĩ suốt một tháng trời là làm sao để xây dựng bối cảnh nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Gần như phải thương thuyết với rất nhiều bên để đạt được sự đồng thuận về thời gian, kinh phí và cách thức xây dựng từng cổng thành, góc thành, hầm hào hay nhà cửa trước và trong thành. Để ekip từ hoạ sĩ, đạo diễn, cơ quan chủ quản ĐAQĐ và đơn vị thi công tin tưởng vào kế hoạch và ý tưởng của mình là một điều cực kì khó khăn. Cũng may với sự cố gắng thì cuối cùng bối cảnh cũng hoàn thành dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết mưa lũ phức tạp tại Quảng Trị thời gian đó.
Sự khác biệt của "Địa đạo" và "Mưa đỏ" trong việc thử thách năng lực của người tổ chức sản xuất?
- Khác biệt của "Mưa đỏ" so với "Địa đạo" có lẽ là quy mô cuộc chiến được thể hiện lên phim. Với Địa đạo ta có cuộc đối đầu giữa những người du kích Củ Chi bằng vũ khí thô sơ với người Mỹ dùng khí tài quân sự hiện đại.
Còn "Mưa đỏ" là cuộc chiến giữa hai quân đội chính quy, giữa Quân Giải Phóng và Quân lực VNCH thì sự thể hiện rất quy mô và hoành tráng. Có lẽ qua tuổi 40, người ta có một độ chín nhất định trong nghề nghiệp và sự trải đời. Nên khi sản xuất "Địa đạo" và "Mưa đỏ", tôi vận dụng hết những kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm vào để làm hai phim này.
Làm hai phim chiến tranh lớn liên tiếp đúng là một thử thách lớn về sức khoẻ và tinh thần, đôi lúc thấy mình bị hút cạn sức lực một cách khủng khiếp. Đoàn phim như một xã hội thu nhỏ, ở đó người sản xuất phải dung hoà tất cả các mối quan hệ, các cách nghĩ , cách làm, các góc nhìn khác nhau sao cho tất cả vì bộ phim tốt nhất.
Với Viễn, kinh nghiệm khi tổ chức sản xuất "Địa đạo" có giúp thuận lợi hơn khi làm "Mưa đỏ"?
- Rõ ràng việc trước đó làm phim cùng một đề tài giúp cho việc làm phim tiếp theo thuận lợi hơn rất nhiều. Ví dụ như trang phục, đạo cụ trong phim thì trước đó mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu và làm quen, thì phim sau mình đã có kinh nghiệm rồi, phải đi hướng nào để đến đích nhanh nhất, làm sao để hiệu quả nhất chứ không phải dò dẫm.
Anh đã làm việc với nhiều đạo diễn tên tuổi trong nhiều bộ phim khác nhau. Mối quan hệ giữa đạo diễn và nhà sản xuất có lúc nào "cơm không lành, canh không ngọt" không?
- Đạo diễn và nhà sản xuất có những mối quan hệ rất chung, điển hình nhất là tình yêu điện ảnh. Tiêu chí của cả hai chính là hết lòng vì bộ phim. Bởi nếu không vì bộ phim khi mâu thuẫn xảy ra cả hai, đều không thể giải quyết được.
Nếu vì cái tôi mà không vì bộ phim, có thể xong phim sẽ không nhìn mặt nhau. Ngược lại, cả hai vì bộ phim thì xong phim đều vui vẻ, bắt tay nhau để bỏ qua mọi mâu thuẫn.
Nói cho cùng, khi bộ phim ra đời, mọi sự khen – chê đều thuộc về đạo diễn nên họ chịu áp lực rất lớn. Nhà sản xuất nói cho cùng là người giúp việc cho đạo diễn hoàn thành bộ phim thôi.
Viễn làm nhiều phim cùng Hãng HK – nơi mà các thành viên sáng lập đều xuất thân xứ Huế - rồi từng nói "quý nhất, chiều nhất" đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh... Sự "thầm thì rất Huế" này có liên quan gì tới con người Viễn không?
- Làm việc với một hãng phim hay một đạo diễn nhiều thì tất nhiên văn hoá công ty hay tính cách đạo diễn ít nhiều ảnh hưởng đến mình. Tuy nhiên sự "thầm thì rất Huế" nếu có trong tôi thì cũng chỉ một góc nhỏ thôi, có thể là từ cái nôi của gia đình. Còn phảng phất rõ nhất ở tôi vẫn là một người đi nhiều, ham học hỏi, nho nhã cũng có mà "vỉa hè" cũng nhiều… nói chung là dễ thích ứng với mọi điều kiện.
Có thể hiểu, đoàn làm phim giống như một nhà máy hợp rồi tan. Trước đây chỉ có 2 hãng phim có đủ bộ máy ekip để thực hiện một bộ phim điện ảnh. Đó là hãng phim của nhà nước: Hãng phim Giải phóng và Hãng phim truyện Việt Nam. Hiện tại không có một công ty phim nào ở Việt Nam đủ bộ máy, ekip để thực hiện một bộ phim điện ảnh. Nhưng HK Film là nơi mà hiện nay có nhiều điều kiện nhất về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để có thể đáp ứng việc sản xuất của nhiều bộ phim lớn.
Khi xây dựng một dự án phim điện ảnh, nhà sản xuất phải đi tìm những con người phù hợp, trước tiên phải phù hợp với đạo diễn, sau mới đến nhà sản xuất. Cũng có chuyện hợp "cạ" trong việc sản xuất phim.
Tôi cũng công nhận, anh Nguyễn Võ Nghiêm Minh là đạo diễn tôi "chiều" nhất trong quá trình cộng tác. Trước đó xem phim "Mùa len trâu" thì tôi rất thích, nên khi làm "Khi Yêu đừng quay đầu lại" với anh Minh thì tôi rất quý và đáp ứng các yêu cầu của đạo diễn trong điều kiện cho phép của sản xuất. Có lẽ là tình cảm cá nhân nên thật khó để nói là tại sao yêu mến anh Nguyễn Võ Nghiêm Minh nhất. Mình thích cái cách anh Minh "thì thầm, thì thầm" vào tai diễn viên khi chỉ đạo diễn xuất. Sau này khi làm việc với diễn viên trên vai trò sản xuất - kể cả nói chuyện về lương, mình vẫn hay thì thầm, thì thầm như thế. Có lẽ vì vậy mà các diễn viên làm việc chung thương cũng nên. (cười).
Qua chừng ấy phim, Viễn quý nhất những đức tính nào của diễn viên và các cộng sự khác? Viễn quý nhất diễn viên nào? Vì sao?
- Trong các diễn viên từng làm việc việc chung thì mỗi người có một cái hay riêng, mình yêu quý họ mỗi người một cách riêng. Để trả lời yêu quý ai nhất thì cũng khó, nhưng nếu buộc phải nói lên một cái tên thì Nghệ sĩ Thành Lộc là một trong những người tôi thương quý nhất. Anh Lộc là người nghiêm túc với nghề, biết cách dìu và nâng đỡ bạn diễn cũng như anh em trong đoàn phim. Cá nhân tôi đã làm với anh Lộc 4 phim, học được từ anh Lộc cũng kha khá điều.
Còn đức tính nào quý nhất với diễn viên và cộng sự thì cũng khó lắm vì tôi lại thích mấy người hay cãi với làm trái ý mình không (cười). Tất nhiên trong công việc thì tính trách nhiệm vẫn là đáng trân trọng nhất.
Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cùng các diễn viên Thái Hòa, Quang Tuấn, Hồ Thu Anh… tái hiện trên màn ảnh sự kiên cường bất khuất của quân và dân vùng đất Củ Chi anh dũng một thời.
Viễn nghĩ thế nào về thị trường điện ảnh hiện nay?
- Thị trường Điện ảnh Việt Nam thời gian qua nhìn bề ngoài thì đang phát triển và sôi động với số lượng phim doanh thu cao trên trăm tỉ ngày càng nhiều, điều đó chứng tỏ khán giả quan tâm đến phim Việt ngày càng nhiều và thói quen ra rạp xem phim của khán giả ngày càng phổ biến. Có điều chưa thật sự có nhiều phim đạt chất lượng về nội dung và cách kể chuyện, hàm lượng ngôn ngữ điện trong phim chưa cao. Tất nhiên là phải đủ về lượng sẽ thay đổi về chất, có gì vui hơn là hy vọng vào tương lai tươi sáng. Nếu sắp tới khán giả đón nhận phim Địa Đaọ và Mưa Đỏ thì nó là cú hích lớn để các nhà đầu tư và đạo diễn mạnh mẽ dấn thân vào dòng phim khó khăn này….
Bối cảnh phim "Mưa đỏ". Đây là bối cảnh lớn nhất được làm tới thời điểm hiện tại của điện ảnh Việt Nam.
Đọc trên trang cá nhân, có lần thấy Viễn nói về "di dân" với con rất hay. Viễn có muốn con mình có những lần di
Chúng tôi trò chuyện cùng Đại tá Tư Cang trong một buổi sáng đầy cảm xúc, khi ông đã bước sang tuổi 97, nhưng vẫn nhớ rành rọt từng cánh quân, từng thời khắc sống còn trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975.
Mưa lớn kèm theo giông lốc đi qua 2 xã Long Thuận, Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa (Long An) đã làm tốc mái, hư hỏng hơn 70 căn nhà cùng nhiều trụ điện ven tuyến giao thông.
Với sự hỗ trợ của TS.BS Đỗ Nguyên Tín, giảng viên bộ môn Nhi - Trường đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, các bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã can thiệp thành công trường hợp vỡ phình xoang Valsalva hiếm gặp và đóng thông liên nhĩ qua da cho 16 bệnh nhân khác.
Ngày 28/4/2025, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với T&T Group tổ chức khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội và 1 tòa khách sạn cao 10 tầng, tại Dự án Khu dân cư Phước Thọ 1 & 2 (phường 3, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
Ukraine và Mỹ nhất trí rằng viện trợ của Mỹ trước đây sẽ không được tính đến trong thỏa thuận về tài nguyên lòng đất - Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã nêu rõ như vậy trong công văn gửi công văn gửi Sở Y tế tỉnh Phú Thọ liên quan đến vụ việc người nhà đạp thẳng vào bụng bác sĩ đang cấp cứu bệnh nhân 12 tuổi bị sốc phản vệ, gây xôn xao dư luận.
Liên quan vụ nam sinh bị đánh trong trường học ở Bắc Giang, Trường THCS thị trấn Đồi Ngô số 1, huyện Lục Nam, cho biết đã tạm đình chỉ học tập 3 học sinh chờ kết luận của công an.
Hàng loạt dự án tại Khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng) và Khu công nghiệp Lộc Sơn (TP. Bảo Lộc) sẽ bị thanh tra. Trong đó, sẽ tập trung thanh tra các nội dung: cho thuê đất, sử dụng đất, cấp phép xây dựng và chấp hành quy định pháp luật về trật tự xây dựng. Thông tin vừa được Thanh tra tỉnh Lâm Đồng công bố.
Giữa diễn biến thị trường bất động sản Hà Nội đang "khát" nguồn cung căn hộ hạng sang, MIK Group sắp ra mắt dự án The Matrix One Premium thuộc bộ sưu tập "Landmark" danh giá, được "may đo" tỉ mỉ, đáp ứng khát vọng sống đẳng cấp của giới tinh hoa.
Mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm Bio Lacto EM trong canh tác lúa” sử dụng chế phẩm Bio Lacto EM chứa chủng vi sinh vật Lactobacillus spp có công dụng cố định và phân giải các hợp chất xenlulose trong đất, giúp chuyển hóa rơm rạ thành dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa và ổn định pH đất.
Để chuẩn bị cho cao điểm 30/4-1/5, Sở Y tế TP.HCM đã bố trí 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương để phục vụ công tác cấp cứu tại cộng đồng.
Bộ Xây dựng cho biết, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Trung Quốc về kỹ thuật lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Tuy chỉ sở hữu chiều cao khiêm tốn (1m63), nhưng hậu vệ cánh phải Vương Văn Huy vẫn trở thành cầu thủ không thể thay thế nơi hàng thủ SLNA.
Dù ghi nhận doanh thu hơn 1.325,8 tỷ đồng, tăng gần 56% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng CTCP Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam vẫn báo lỗ gần 25 tỷ đồng. Trước đó, công ty cũng bị phạt và truy thu về thuế hơn 6,86 tỷ đồng.
Trước khi sinh con trai đầu lòng, Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 từng giành giải Quán quân cuộc thi Vietnam’s Next Top Model 2013.
Hiện nay, không còn xa lạ khi phụ nữ kết hôn với người kém tuổi, nhưng phía sau vẻ lãng mạn, tươi mới ấy là không ít câu chuyện của sự mệt mỏi, gồng gánh và hụt hẫng. Theo chuyên gia, để hôn nhân lệch tuổi bền vững, tình yêu thôi là chưa đủ – mà cần cả sự trưởng thành, đồng hành và chia sẻ trách nhiệm từ cả hai phía.
Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với lực lượng thuộc Vương quốc Campuchia khám phá chuyên án mua bán người, bắt giữ 3 đối tượng, cứu 2 nạn nhân.
Là tổ hợp căn hộ cao tầng sát biển đầu tiên tại Sầm Sơn, sự trở lại của The Pathway cùng các tòa tháp mới ngay lập tức tạo sự bùng nổ cho thị trường. Lễ ra quân dự án ngày 24/4 diễn ra sôi động, quy tụ gần 600 chuyên viên kinh doanh, kỳ vọng “châm ngòi” cho mùa hè bùng nổ của làn sóng đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng biển phía Bắc.
Theo nhiều chuyên gia, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý, không để người trồng rừng thiệt thòi.
Ngày 28/4, ABP News, một trong những hãng truyền hình hàng đầu Ấn Độ - trao giải “Mẫu xe mới được mong chờ nhất” cho VF 7 của VinFast – mẫu xe dự kiến được mở bán tại thị trường trong năm nay.
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.
Vừa qua, FPT Long Châu đã tổ chức hội thảo khoa học “ Hành trình 10 năm Dapa tại Việt Nam – Đồng hành cùng dược sĩ trong tư vấn và quản lý bệnh nhân tim mạch – thận – chuyển hóa” với sự đồng hành của AstraZeneca Việt Nam.
Ngày 24/4/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tham dự Diễn đàn “Dịch vụ Tài chính Việt Nam - Trung Quốc”. Trước thềm Diễn đàn, Agribank đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) nhằm tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Dù là đại tham quan khét tiếng thời Càn Long, Hòa Thân lại có một đóng góp văn hóa ít ai ngờ đến đó là góp phần bảo tồn và phổ biến tuyệt tác văn học Hồng Lâu Mộng.
Các tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh Sơn La ứng trực 100% quân số trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ cộng đồng 70 doanh nghiệp và 5.000 kỹ sư CNTT của Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng CNTT và quá trình chuyển đổi số của Nhật Bản.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) tiếp tục thể chế hóa chủ trương, định hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”; sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Dự kiến tỉnh An Giang sau hợp nhất giữa hai tỉnh An Giang và Kiên Giang có 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc, gồm: 85 xã, 14 phường và 3 đặc khu. Trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh An Giang sẽ đặt tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
Nguồn cung căn hộ cao cấp áp đảo khiến tồn kho bất động sản TP.HCM tăng mạnh, phản ánh lệch pha cung - cầu và thách thức lớn cho thị trường.
Đại biểu thắc mắc Nghị quyết về Bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm được HĐND tỉnh Bình Định ban hành chỉ mới 1 tháng nhưng đến nay phải điều chỉnh, ông Đoàn Văn Phi – Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Bình Định nói rằng, lỗi do "sơ suất sao chép".
Hôm nay 28/4, tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Vĩnh Long (30/4/1975-30/4/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.