Cây cảnh có hoa đổi màu mê hoặc, cuộc diễu hành màu sắc trong mùa hè, mát lành trong trẻo
Những bông hoa của cây cảnh này có sự thay đổi màu sắc này tạo nên một hiệu ứng thị giác tuyệt vời, như thể chúng đang nhảy múa trong gió.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hành trình của ông bắt đầu năm 1980: Khi đó các cựu chiến binh Bobby Muller và John Terzano cùng sáng lập Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) để giải quyết hậu quả chiến tranh. Sáng kiến lớn đầu tiên của VVAF là chuyến đi Việt Nam năm 1981.
Trong chuyến thăm, Terzano và các cựu binh Mỹ đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Tờ New York Times ngày 28/12/1981 viết về cuộc gặp: ''’Hãy nói với nhân dân của các ông rằng chúng ta là bạn, chúng ta không phải là kẻ thù’, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch, đã nói với các cựu chiến binh”. Chuyến đi đó đã bắt đầu sự tin cậy và mối quan hệ thân thiết của John Terzano và các cựu chiến binh Mỹ với vị Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam khi đó.
Đầu những năm 1980 “hội chứng Việt Nam” rất nặng nề ở nước Mỹ, người Mỹ thậm chí còn không muốn nhắc tới Việt Nam. Vậy tại sao ông quyết định quay trở lại vào lúc đó?
- Chuyến đi ấy ban đầu là vì chúng tôi, về vấn đề chất độc da cam. Vào năm 1981, chính phủ Mỹ không công nhận những vấn đề của các cựu chiến binh Mỹ từng tiếp xúc với chất da cam trong chiến tranh, trong khi chung tôi lại chứng kiến rất nhiều vấn đề với họ. Vì không nhận được bất kỳ thông tin nào từ chính phủ của mình, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng điên rồ là, hãy xem liệu chúng tôi có thể đến Việt Nam không. Có thể phía Việt Nam có một số thông tin mà chúng tôi có thể sử dụng để mang về và điều đó sẽ khiến chính phủ Mỹ công nhận hậu quả chất da cam. Đó là động cơ điển hình của người Mỹ, kiểu bạn cần giúp chúng tôi.
Vậy là vào mùa xuân năm 1981, qua người bạn là một nhà làm phim người Anh có quen biết đại sứ Việt Nam tại London, chúng tôi đã nói chuyện với Đại sứ về việc chúng tôi muốn đến Việt Nam, và họ hứa sẽ xem xét. Chuyến đi của chúng tôi đã được chấp thuận và tháng 12/1981 chúng tôi có mặt ở đây.
Trong chuyến đi đầu tiên đó, chúng tôi đến đặt vòng hoa và viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để vinh danh Người và thể hiện sự tôn trọng với người Việt Nam – điều mà không một cựu binh Mỹ nào có thể hình dung ra trước đó.
Hà Nội năm 1981 còn quá nhỏ bé và yên bình. Ông nhớ gì về chuyến đi năm đó?
- Chuyến đi đến đây đã thay đổi tất cả đối với tôi và Bobby. Tất cả những gì chúng tôi có là những hình ảnh về Việt Nam đã ngưng đọng trong quá khứ. Những hình ảnh cuối cùng của chúng tôi về Việt Nam là về chiến tranh.
Và khi đến đây, chúng tôi trở nên lo lắng, sợ hãi, nghĩ rằng mọi thứ không diễn ra tốt đẹp. Chúng tôi thấy những hàng cây, và chúng tôi chờ đợi hàng cây sẽ nổ tung trong tiếng súng, bởi vì đó là những gì xảy ra trong chiến tranh.
Nhưng đến Hà Nội thì không có gì xảy ra. Chúng tôi đặt câu hỏi, tại sao chúng ta lại đi nửa vòng trái đất để tham gia chiến tranh với những người Việt Nam này? Tại sao?
Có hôm không bận bịu họp hành, chúng tôi có cơ hội đi bộ quanh Hà Nội. Ở đây không có người Mỹ nào, những người da trắng ở đây đều đến từ Liên Xô hoặc các nước Đông Âu. Và vào thời điểm đó, Hà Nội đang kỷ niệm lần thứ 9 vụ đánh bom Giáng sinh năm 1972. Trong khoảng thời gian 12 ngày đêm, Mỹ đã thả nhiều bom xuống Hà Nội hơn cả xuống nước Đức và Nhật Bản trong toàn bộ Thế chiến thứ hai.
Nhưng khi chúng tôi đi dạo, mọi người đã chào hỏi chúng tôi, dù biết chúng tôi là cựu chiến binh Mỹ, nhưng họ vẫn nói: Chào mừng đến với Việt Nam. Không tức giận, không thù địch.
Việt Nam đã vượt qua hội chứng chiến tranh. Chỉ có trái tim và khối óc của người Mỹ vẫn bị chiến tranh chiếm giữ. Khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam nhận ra rằng, họ có những việc phải làm, họ sẽ rất khó khăn. Và vì vậy, Việt Nam đã tiến lên.
Nhưng chuyến đi đầu tiên cũng dạy chúng tôi rằng, cựu chiến binh Mỹ có thể đã có những vấn đề của mình, nhưng khi đến đất nước nơi chúng tôi tiến hành chiến tranh, chúng tôi bắt đầu thực sự hiểu rằng các vấn đề và rắc rối của chúng ta có vẻ nhỏ bé khi so sánh.
Ở Washington, DC, có cái được gọi là Đài tưởng niệm Bức tường Việt Nam, trên đó có khắc hơn 58.000 tên của những người Mỹ đã chết trong chiến tranh. Nhưng mỗi bức tường đều có hai mặt, và khi bạn nhìn vào mặt bên kia của bức tường, đó là phía Việt Nam.
Rất nhiều người ở Mỹ không muốn nói về phía Việt Nam, nhưng phía đó rất khác.
Nước Mỹ có hơn 58.000 cái tên lính Mỹ đã chết trong chiến tranh được khắc trên Bức tường. Người Việt Nam có hơn 3 triệu, trong đó 2 triệu là người dân thường.
Chúng tôi đã thả nhiều bom ở Việt Nam hơn là chúng tôi đã thả trong suốt Thế chiến thứ hai ở Đức và Nhật Bản, bao gồm cả Hiroshima và Nagasaki, những vụ ném bom khủng khiếp. Mỹ cũng đã sử dụng hàng triệu gallon thuốc diệt cỏ ở đây.
Nước Mỹ lo lắng về việc có 2.200 người Mỹ mất tích. Việt Nam có nửa triệu người, phần lớn là thường dân.
Vì vậy, khi nhìn vào phía bên kia bức tường thì thật sự choáng ngợp, vì sự tàn phá chết chóc, thiệt hại mà chúng tôi đã gây ra, nó lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì đã xảy ra. Vậy mà người Việt Nam không tức giận, không thù oán chúng tôi.
Không phải hai chính phủ, không phải các chính trị gia, mà chính là các cựu chiến binh Mỹ đã bắt đầu quá trình bình thường hóa với Việt Nam. Những người đã để lại một phần tuổi trẻ của họ ở Việt Nam với đầy những tổn thương cả trên thân thể và trong tâm hồn, giờ đây đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy dỡ bỏ lệnh cấm vận, bình thường hóa quan hệ và hòa giải, rồi góp phần khắc phục hậu quả của cuộc chiến với người dân Việt Nam.
Bobby Muller và John Terzano đã đấu tranh trong hơn một thập kỷ, và mãi đến những năm 90, các chính trị gia cựu chiến binh Việt Nam như Thượng nghị sĩ, cựu Ngoại trưởng John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain mới thực sự tham gia.
Sau những thay đổi nhận thức từ chuyến đi đó, các ông đã làm gì để thúc đẩy sự hòa giải giữa hai quốc gia?
- Chúng tôi đã nói chuyện với người Mỹ, cố gắng đưa mọi người đến đây, đặc biệt là các chính trị gia. Các cựu chiến binh chỉ có thể làm được một số việc ở mức nhất định. Đến một lúc nào đó, phải lôi kéo các chính trị gia chung tay trong quá trình này.
Tôi đã có cuộc gặp đầu tiên với John McCain 2 năm sau chuyến đi đầu tiên của chúng tôi, vào năm 1983, khi đó ông ấy là hạ nghị sĩ. Và tất cả những gì ông ấy làm là hét vào mặt chúng tôi, hỏi làm sao chúng tôi có thể đến gặp và nói chuyện với kẻ thù?
Chúng tôi lắng nghe ông ấy một lúc, và sau đó chúng tôi giải thích hai bên đã ký hiệp ước hòa bình, họ không còn là kẻ thù nữa. Và chúng tôi đã nói về chuyến đi của mình, đầu tiên ông ấy không muốn nghe, không đồng ý với bất cứ điều gì chúng tôi đã thử.
Và có lẽ 2 năm sau, tôi nghĩ là 2 năm sau, vào năm 1985, chúng tôi nhận được một cuộc gọi từ văn phòng của phái đoàn Việt Nam tại New York nói rằng John McCain muốn đến Việt Nam.
Trong 4 năm kể từ chuyến đi đầu tiên năm 1981, chúng tôi đã khuyến khích các cựu chiến binh đến Việt Nam và chúng tôi đã giúp đỡ họ trở lại đây, vì chúng tôi có niềm tin vững chắc rằng cần đến, nhìn thấy Việt Nam và nhận ra rằng Việt Nam không phải là một cuộc chiến.
Thế nhưng khi nhận được cuộc gọi từ phái đoàn Việt Nam ở New York rằng John McCain muốn sang Việt Nam, thì ông ấy là người duy nhất mà chúng tôi khuyên người Việt Nam không nên cho ông ta vào, vì tôi nghĩ ông ấy không thay đổi.
May mắn thay, Việt Nam thông minh hơn chúng tôi rất nhiều. Họ đã đồng ý để John McCain vào, và ông ấy đã trở thành một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại và bình thường hóa quan hệ. Ông ấy đã không để kinh nghiệm chiến tranh của mình chi phối, kiểm soát hay quyết định những gì ông ấy cần làm với tư cách là thượng nghị sĩ và là một nhà lãnh đạo. Điều đó thật có ý nghĩa.
Cho đến ngày nay tôi vẫn cho rằng đối với nhiều người, nhiều cựu chiến binh, việc đến đất nước này, trở lại đất nước này, sẽ vô cùng bổ ích và tốt đẹp.
Với tôi, khi đến đây tôi hoàn toàn thoải mái, dễ chịu. Thật lạ. Dù là đang phải đối mặt với bất kỳ căng thẳng nào, ngay khi tôi hạ cánh xuống sân bay, nghe thấy những âm thanh và bắt đầu cảm nhận mùi hương của một thành phố phi thường, tôi thấy rất dễ chịu. Tôi ngủ rất ngon khi ở đây.
Tôi nghĩ rằng rất nhiều cựu chiến binh sợ trở lại Việt Nam. Nhưng nếu họ đến và họ mở lòng mình, nhìn nhận con người như họ vốn có và nhìn nhận đất nước như vốn có, thì điều đó hoàn toàn khác với bất kỳ ký ức hay hình ảnh nào chúng tôi có trong tâm trí.
Thật tuyệt khi ông có thể tìm thấy sự bình yên ở đây. Với những gì ông đã làm, đã trải qua, tôi nghĩ ông xứng đáng có được điều đó.
- Mọi người đều xứng đáng, thực sự xứng đáng. Chúng ta thường không nghĩ rằng chiến tranh ảnh hưởng đến tất cả mọi người, mà chỉ ảnh hưởng đến những người từng tham chiến.
Nhưng thật ra khi một người tham chiến như chúng tôi đã từng, gia đình chúng tôi vẫn cảm thấy những tác động của việc đó, cha mẹ, anh chị em, vợ/chồng con cái, nhưng kinh nghiệm của họ đều là gián tiếp.
Còn đối với những người ở đất nước nơi chiến tranh diễn ra, đặc biệt là khi đó là cuộc chiến không có ranh giới chiến đấu, chiến tranh diễn ra ở khắp mọi nơi, thì hậu quả của cuộc chiến đó là trực tiếp.
Nhưng hậu quả của chiến tranh đối với đất nước nơi chiến tranh diễn ra lớn hơn nhiều, những chiến dịch ném bom trên diện rộng, việc rải thuốc diệt cỏ, sự tàn phá của các ngôi làng.
Vì thế tôi tin rằng bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi chiến tranh đều xứng đáng được hòa bình.
Và thành thật mà nói, tôi tin chắc rằng những người mà chúng tôi chống lại xứng đáng được hưởng điều đó hơn chúng tôi rất nhiều.
Bởi vì chúng tôi đã sai khi ở đây. Chúng tôi không bao giờ nên đến và gây ra chiến tranh ở Việt Nam. Đó là một cuộc chiến tranh sai lầm, và hàng triệu người đã chết trong một cuộc chiến tranh bất công vì những quyết định vô đạo đức mà các chính trị gia đưa ra.
Những nỗ lực bắt đầu từ các cựu chiến binh Mỹ đã được hưởng ứng mạnh mẽ sau đó từ cả hai phía, góp phần quan trọng để năm 1994 Tổng thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và năm 1995 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. VVAF cũng song song tiếp nối các hoạt động ở Việt Nam với những chương trình giúp xử lý bom mìn chưa nổ sau chiến tranh, giúp đỡ người khuyết tật, vận động để Quốc hội Mỹ phân bổ kinh phí cho xử lý chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam... mà John Terzano đã tham gia tích cực vận động cho các nỗ lực đó.
Năm 2004, tổ chức VVAF do ông đồng sáng lập đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao tặng Huy chương vì hòa bình - hữu nghị giữa các dân tộc. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp, nhằm tôn vinh những cống hiến quý báu của VVAF cho quá trình hòa giải, bình thường hóa và xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Mỹ.
Ông có nói ông đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từ lần đầu tiên trở lại Việt Nam và những lần sau đó, một người mà ông từng nói có ý nghĩa rất lớn với ông?
- Lần này đến Việt Nam tôi sẽ đến viếng mộ ông Nguyễn Cơ Thạch – tôi đều làm thế từ khi ông mất, mỗi lần tôi trở lại Việt Nam. Ông là một trong những anh hùng và người yêu nước thực sự của Việt Nam, là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Tôi luôn ấn tượng với sự thông minh, tầm nhìn, lòng trắc ẩn, sự hiểu biết của ông. Tôi coi ông là người cố vấn, không chỉ về cách ông có thể giúp đỡ, hướng dẫn chúng tôi làm việc ở đây và cả khi trở về Mỹ. Nhưng khi bạn gặp một người như vậy, ít nhất là đối với tôi, bạn chỉ muốn hấp thụ từ ông ấy những phẩm chất phi thường.
Bởi vì chỉ cần trò chuyện với những người như vậy, ta thấy đã vượt xa những vấn đề cụ thể mà ta cố gắng giải quyết hoặc bất cứ điều gì.
Tôi nhớ khoảng một năm sau khi chúng tôi lần đầu tiên đến đây, chúng tôi đã có một cuộc họp với ông ở New York, và chúng tôi rất thất vọng vì mọi việc rất khó khăn. Không ai muốn lắng nghe chúng tôi, không ai thực sự quan tâm đến Việt Nam.
Ông cũng nói rằng con đường hòa giải là một con đường rất khó khăn. Vì nó không dễ dàng nên cần những người như các thượng nghị sĩ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề.
Tôi nghĩ rằng ông quan tâm đến chúng tôi, che chở cho chúng tôi. Và cũng giống như ông ấy đã đào tạo rất nhiều, nhà ngoại giao, tôi nghĩ ít nhất là bản thân tôi, tôi là học trò của ông ấy ở phía bên kia. Và tôi hực sự biết ơn và vinh dự khi có cơ hội để học hỏi từ ông ấy.
Giờ đây Việt Nam và Mỹ đã cùng nhau đi một chặng đường rất dài, trở thành những đối tác quan trọng của nhau. Và ông có tự hào khi chúng ta nói về những thành tựu đó không, vì ông là một trong những người mà chúng ta có thể nói rằng đã đóng góp rất nhiều cho mối quan hệ này?
- Tôi vô cùng tự hào về Việt Nam và Mỹ hiện có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Điều này thực sự phi thường. Nhưng thành thật mà nói, tôi thấy đã mất quá nhiều nhiều thời gian mới đạt đươc quan hệ này và lẽ ra không nên mất thời gian như vậy.
Nhìn lại lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ thì đó là sự tiếp nối của chiến tranh. Chúng ta đã ký hiệp định hòa bình vào tháng 1/ 1973, nhưng sau đó Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận kinh tế chỉ áp dụng đối với miền Bắc trong chiến tranh, rồi mở rộng lệnh cấm vận trên toàn quốc, và lệnh cấm vận kinh tế đó đã gây ra sự tàn phá và hủy diệt Việt Nam một cách kinh khủng, sau hàng tấn bom mà chúng tôi thả xuống.
Sự thiếu thốn khi chúng tôi lần đầu tiên đến đây năm 1981 là vô cùng lớn, vượt xa những gì chúng tôi có thể tưởng tượng, về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và những tiêu chí như vậy.
Như tôi đã nói, đó là vì trái tim và khối óc của người Mỹ vẫn bị chiến tranh chiếm giữ. Thực tế là chúng ta đã đạt được quan hệ như ngày nay, nhưng điều đó đáng lẽ phải xảy ra sớm hơn.
Trước đây người ta thường nói rằng, với nhiều người Mỹ, nhắc tới Việt Nam là người ta nghĩ về chiến tranh, điều đó vẫn kéo dài kể cả cho tới sau những năm 2000. Nếu nói về Việt Nam ngày nay với người Mỹ, ông sẽ nói gì về hình ảnh Việt Nam giờ đây đã thay đổi?
- Quả thật, với các quốc gia khác mà nước Mỹ đã tham chiến, chẳng hạn khi nhắc đến Đức hoặc Nhật Bản, Iraq, mọi người không nghĩ đến chiến tranh. Nhưng với Việt Nam, vì một lý do nào đó, nhắc tới Việt Nam là người Mỹ lại nghĩ đến chiến tranh.
Nhưng Việt Nam không phải là một cuộc chiến. Chính vì lẽ đó mà tôi muốn thật nhiều cựu chiến binh Mỹ, thật nhiều người Mỹ trở lại thăm Việt Nam và tôi luôn giúp đỡ, khuyến khích họ trở lại.
Việt Nam giờ đây là một quốc gia có hơn 100 triệu người, phần lớn trong số họ thậm chí còn chưa được sinh ra khi nước Mỹ già đi. Đó là một quốc gia có những hy vọng và ước mơ lớn lao và đã trở thành một cường quốc kinh tế phi thường, không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
John Terzano là khách mời của Chính phủ Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dịp 30/4 vừa qua. Ông đã trở lại Việt Nam nhiều lần kể từ năm 1980, nhưng lần này đặc biệt hơn, chuyến đi của ông chậm rãi sâu sắc hơn. John Terzano đã đến Huế, thăm nhà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, nghe và hát những giai điệu hòa bình của nhạc sĩ.
Rồi ông đi tàu hỏa từ Huế vào TP.HCM dự Lễ kỷ niệm. Một chuyến tàu mà ông hoàn toàn yên bình, được ngồi suy ngẫm và ngắm phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Nam. Terzano đi từ chiến tranh đến hòa bình. Hai đất nước đi từ kẻ thù đến đối tác chiến lược toàn diện - một hành trình mà Terzano là người góp phần quan trọng tạo dựng nên.
John Terzano đón sinh nhật lần thứ 20 và 21 tại Việt Nam, khi ông tham chiến ở Việt Nam năm 1971 và 1972, làm việc trên một tàu khu trục của Hải quân Mỹ thực hiện các hoạt động dọc bờ biển, từ phía nam Việt Nam cho đến Hải Phòng.
Trở về Mỹ, ông là người đồng sáng lập, Phó Chủ tịch Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam VVAF.
Ông là giáo sư luật Đại học Dayton, hiện đã nghỉ hưu.
Ông hiện tham gia ICPM, tổ chức giúp xác định hài cốt những người Việt Nam đã mất trong chiến tranh.
Những bông hoa của cây cảnh này có sự thay đổi màu sắc này tạo nên một hiệu ứng thị giác tuyệt vời, như thể chúng đang nhảy múa trong gió.
Cao Sơn – một xã vùng thấp của huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từng được biết đến như một trong những "vùng trũng" của cái nghèo – giờ đây đang viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Sau hơn 15 năm sống với vợ cũ không có con, giám đốc đã quyết định ly hôn và lần lượt đến với 4 người phụ nữ khác nhau với hy vọng có con trai. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm ADN với 4 đứa trẻ khiến ông nhận lại cay đắng.
Sự thất bại hoàn toàn của việc huy động mạnh mẽ nam giới ở Ukraine sẽ dẫn đến việc huy động phụ nữ, ông Oleg Soskin, cựu cố vấn của Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma cho biết.
Pickleball hiện đang là môn thể thao có sức hút rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Trong khi thi đấu Pickleball, có khá nhiều quy định không phải ai cũng nắm rõ nếu là người mới tập chơi.
Sau ngày 1/7/2025, Thủ đô Hà Nội từ chỗ có 526 xã, phường đã giảm mạnh xuống còn 126 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, xã Ba Vì được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba xã cũ, trở thành xã có diện tích lớn nhất Thủ đô, giữ vai trò đặc biệt quan trọng về sinh thái và du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 7/7 trên các trang giao dịch dầu thô thế giới, giá dầu thô thế giới tiếp tục lao dốc khá mạnh trong bối cảnh Tổng thống Trump chuẩn bị công bố các thoả thuận về thương mại và thuế đối ứng với các quốc gia.
Mới đây, Nghệ sĩ Ưu tú Hoài Linh xuất hiện trên kênh YouTube của ca sĩ Dương Triệu Vũ, em trai nam nghệ sĩ.
Tính đến chiều 6/7, số người thiệt mạng do trận lũ lụt thảm khốc đã tăng lên 70 người tại sáu hạt của bang Texas (Mỹ).
Thanh niên 25 tuổi có tiền sử đái tháo đường, được chỉ định điều trị bằng insulin nhưng không tuân thủ đều đặn, nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, lơ mơ, suy kiệt.
Tác giả Lương Cẩm Quyên gửi tới cuộc thi "Việt Nam trong tôi" những câu thơ giàu cảm xúc về đất nước.
Trong vài năm tới, trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán Hà Nội có sự thay đổi qua loạt kiến trúc hiện đại, hạ tầng đồng bộ, xanh hóa tối đa.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hữu cơ. Trong đó, mô hình trồng cây ổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều nông dân nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững.
Gabriel da Conceicao trưởng thành từ lò đào tạo của CLB danh tiếng Botafogo. Mùa vừa qua, anh khoác áo Boavista tại Brazil. Tiền đạo này được kỳ vọng sẽ mang tới sự hiệu quả cho hàng côn HAGL.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã cảnh báo rằng sản lượng quân sự của Nga đang vượt xa NATO và kêu gọi các quốc gia phương Tây tăng cường chi tiêu quốc phòng.
Nhận thấy tiềm năng từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gia đình anh Nguyễn Văn Ánh ở xã Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng đã mạnh dạn vay vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng mô hình trồng dưa vàng trong nhà màng.
Đau lòng vụ con trai nghi bênh mẹ, đánh cha ruột tử vong; xác định kẻ gây ra vết thương chí mạng cho hàng xóm bằng ná cao su; cảnh sát vào cuộc vụ cô gái bị cấm đứng trên vỉa hè trước bến xe Mỹ Đình gây xôn xao dư luận... là những tin nóng 24 giờ qua.
Tin tưởng 1 người quen qua nhóm "Newbie Pickleball" trên mạng xã hội, chị N. đã chuyển tổng cộng 2,1 tỷ đồng nhưng không thể rút lại được.
Cách đây gần 15 năm, vùng đất mang tên Tân Trụ ( Long An cũ) vẫn còn là một miền quê yên ả, bình dị và có phần heo hút. Những con đường đất đỏ quanh co, sình lầy vào mùa mưa, bụi bặm vào mùa nắng là hình ảnh rất quen thuộc. Từ khi có con lộ mới cuộc sống người dân thay đổi hoàn toàn.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính) vừa công bố Báo cáo nhanh tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) vừa tổ chức Hội nghị Sơ kết tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ quý 3/2025.
Công an TP.HCM vừa thông tin vụ hành hung hai thiếu niên tại quán game ở phường Tân Thới Hiệp.
Trong số 8 nạn nhân thiệt mạng sau vụ cháy lớn tại chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM vào đêm 6/7, có một gia đình gồm 4 người thiệt mạng.
Mỗi sáng thứ Bảy, khi nắng mai còn chưa lên cao, những con đường dẫn vào xã Tuy Phước (tỉnh Gia Lai) đã rộn ràng tiếng chổi tre quét đường, tiếng cười nói rôm rả của người dân cùng nhau dọn vệ sinh. Không loa phường, không tiếng còi, cũng chẳng cần ai nhắc, họ vẫn tự giác tay cuốc, tay chổi... cùng làm nên một điều tưởng chừng nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa: giữ gìn môi trường sống.
Tại hiện trường vụ cháy chung cư Độc Lập khiến 8 người tử vong, nhiều tài sản của người dân đã bị thiêu rụi.
Lửa bùng lên từ tầng trệt chung cư Độc Lập, địa chỉ 80/7 đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú cũ), khiến 8 người chết, tối 6/7.
Khám phá những sự thật về tình yêu và hôn nhân trong ''Sex Life''. Hôn nhân không phải là điều kiện ràng buộc mà là cam kết tự nguyện.
Nghe tin Nguyễn Ánh từ Xiêm (Thái Lan) vượt biển về nước, Nguyễn Đình Đắc tìm đến yết kiến, trình bày nguyện vọng muốn theo chúa Nguyễn phò Lê. Nghe Nguyễn Đình Đắc trình bày lai lịch và ý nguyện của mình, Nguyễn Ánh mừng rỡ tiếp nhận, trọng dụng và cùng ông bàn kế sách đánh Tây Sơn.
Lý Tư nghe vậy liền muốn tiến cử cho Tần Thuỷ Hoàng một vị anh hùng hào kiệt, tài năng xuất chúng. Thậm chí, thiên hạ đồn rằng, vị này tài giỏi gấp 10 lần Hàn Phi. Và người đó chính là Uý Liêu.