Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Tăng mạnh trở lại, trong nước biến động khó lường
Giá xăng dầu hôm nay ngày 18/5, giá dầu thô thế giới tăng mạnh trở lại, dầu thô chiến lược WTI và Brent đều tăng gần 1 USD so với phiên giao dịch hôm qua.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Những ký ức ấy, giờ đây, không chỉ là của riêng ông mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, như một minh chứng sống động cho tình cảm và lòng kính trọng mà chúng ta dành cho Bác Hồ - người đã cống hiến trọn đời cho độc lập và tự do của Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), phóng viên Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu – vị tướng trận mạc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để thấy rõ nét hơn tình cảm sâu đậm của một người lính “Bộ đội Cụ Hồ” trong chiến trận cũng như trong hòa bình, độc lập, tự do ngày nay.
Thưa Thượng tướng, ông nghĩ sao khi nhân dân gọi những người lính của QĐND Việt Nam, trong đó có ông là “Anh bộ đội Cụ Hồ” ?
- Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhân dân gọi như thế. Ngay từ thuở còn là một thanh niên ở quê hương Hải Hậu - Nam Định tôi đã ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tôi, Người là một thần tượng, một tấm gương lớn về lòng yêu nước, đức hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, về những giá trị nhân văn trong tư tưởng và tâm hồn của Người. Người rất xứng đáng là một Anh hùng dân tộc mà nhân dân ta cũng như bạn bè quốc tế tôn vinh.
Tôi sinh năm 1947, thuở bé nhiều lần nghe cha kể lại cảnh giặc tàn phá quê hương, cảnh nhà tan cửa nát dưới gót giầy quân xâm lược, khi lớn lên bản thân ngày càng thấm thía thế nào là thảm cảnh của một người dân mất nước. Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” đã đi vào tâm khảm, vào trái tim tôi.
Năm 1965, khi mà cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Người, tôi viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Chúng tôi chiến đấu dưới ngọn cờ Tổ quốc, một Tổ quốc Việt Nam mới do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân tộc chiến đấu với giặc ngoại bang mà giành lại được. Nhân dân gọi chúng tôi bằng hình tượng “Anh bộ đội cụ Hồ” là hoàn toàn chính đáng và cũng rất đỗi thân thương.
Trong hơn 60 năm đời binh nghiệp của mình, chắc hẳn ông có nhiều kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chính Minh, thưa Thượng tướng?
- Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, có rất nhiều cái Tết. Song, những cái Tết của những năm Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bình sinh thì bao giờ cũng gây cho tôi và đồng đội một niềm cảm xúc dâng trào, ấn tượng đặc biệt không thể nào quên.
Cho dù đóng quân ngoài vùng giải phóng hay trong vùng có địch chiếm đóng, chúng tôi vẫn luôn háo hức, mong đợi đến thời khắc giao thừa để được nghe lời chúc Tết, nghe thơ của Người. Những lần như thế, lòng yêu nước và niềm tin sắt đá vào Đảng, vào Cách mạng của chúng tôi lại nhân lên bội phần.
Đặc biệt, sau Tết Mậu Thân 1968, Quân Giải phóng gặp rất nhiều khó khăn. Lương thực không đủ ăn. Quân trang không đủ mặc. Đơn vị chúng tôi khi ấy ở chiến trường B5, được giao nhiệm vụ vừa phải cùng với các đơn vị bộ đội và du kích địa phương đánh địch giữ chiến trường, vừa phải chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo. Năm 1969, khi bài thơ chúc Tết của Bác được đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam, thì Nhạc sĩ Huy Thục đã nhanh chóng phổ nhạc:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
Bài hát phổ thơ của Người - như một lời hiệu triệu thúc giục chúng tôi vững tin bước vào những trận đánh mới. Thật tiếc thương, đúng năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi… Thoạt tiên, nghe Đài Phát thanh Giải phóng báo tin về sức khỏe không được tốt của Bác, cả đại đội tôi, mọi người thức suốt đêm, chỉ mong sao Bác khỏe lại để cùng với Trung ương lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến.
Thậm chí, chúng tôi mong - giá như có một phép màu nhiệm, mình phải làm một việc gì đó đầy vất vả hy sinh để Bác được khỏe mạnh trở lại, chúng tôi cũng sẵn sàng. Nhưng rồi cuối cùng, chúng tôi đã phải lắng nghe tin buồn thông báo Bác đã ra đi…
Chúng tôi đứng xếp hàng nghiêm trang dưới những tán lá rừng theo dõi lễ tang qua chiếc đài bán dẫn. Trên đầu, máy bay trinh sát của địch vẫn vè vè nhòm ngó. Thi thoảng lại nghe thấy tiếng bom, tiếng đạn pháo nổ của địch. Có lúc, cả đơn vị như chìm xuống, chết lặng. Nhất là khi đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất, thay mặt Trung ương Đảng đọc điếu văn với lời lẽ truyền cảm, thống thiết, khi đó, cả đơn vị không ai cầm nổi nước mắt…
Ngày hôm sau, cấp trên cho mang xuống đơn vị một tờ báo Quân Giải phóng. Chúng tôi chuyền tay nhau đọc lời di chúc của Bác. Rồi chúng tôi phát động toàn đơn vị biến đau thương thành hành động, quyết tâm thực hiện di chúc của Người. Từ đó, đơn vị chúng tôi liên tiếp thực hiện những trận đánh, lập nhiều chiến công dâng lên vong linh Người.
Tôi rất tiếc là chỉ được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh qua phim ảnh và nghe giọng nói của Người trên sóng phát thanh bởi tôi liên tục chiến đấu trong chiến trường miền Nam. Khi tôi ra Bắc thì Bác đã đi xa. Giờ đây, tuy đã ở tuổi 78 tôi vẫn rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ bằng sách vở, mà còn bằng những việc làm cụ thể như thực hiện trách nhiệm nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống và các hoạt động trong lĩnh vực khoa học, môi trường, đền ơn đáp nghĩa…
Được biết, ông từng có một “nhiệm vụ với Bác Hồ”, ông có thể chia sẻ?
- Đó là vào mùa Xuân năm 1996 và đã để lại trong lòng tôi những kỷ niệm khó quên. Khi đó, tôi đang giữ chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam thì được phân công vào Ban chỉ đạo Bộ Tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng Bộ trưởng Bộ Y tế lúc đó là ông Đỗ Nguyên Phương và các nhà khoa học Nga trong công tác bảo quản thi hài của Bác Hồ.
Đây là công việc không chỉ cần sự cẩn trọng tuyệt đối mà còn cần sự cẩn mật cao. Những nhà khoa học Nga, với công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quý báu, đã chuyển giao công nghệ ướp thi hài cho Việt Nam. Lúc này tôi cùng với tập thể các nhà khoa học quân sự Việt Nam, đã tiếp nhận công nghệ này. Chúng tôi cũng được huấn luyện trực tiếp bởi các chuyên gia Nga, đảm bảo rằng thi hài của Bác Hồ có thể được bảo quản trong trạng thái tốt nhất, thậm chí trong cả ngàn năm.
Ngoài ra, trong thời gian này, tôi còn được phân công tham gia Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xử lý việc thay cỏ sân Ba Đình – một phần công trình quan trọng của Bộ Quốc phòng trong việc bảo đảm hệ sinh thái lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Loại cỏ tốt nhất từ Nhật Bản đã được đưa về Việt Nam để trồng tại sân Ba Đình, không chỉ tạo nên một không gian xanh mát mà còn thể hiện sự tôn trọng tối đa dành cho Người.
Tôi cũng chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, cải tạo và bảo tồn khu K9 Đá Chông – nơi Bác Hồ từng sơ tán, biến nó thành khu du lịch mang đầy ý nghĩa lịch sử. Trong dự án này, tôi đã cùng ông Bảy Dũng đưa 2 cây bồ đề từ Ấn Độ về Việt Nam, trồng ở K9. Hai cây này hiện nay phát triển rất tốt, tỏa bóng mát trong khuôn viên.
Có thể nói, những ký ức về Bác Hồ của cá nhân tôi không chỉ dừng lại ở những công việc chính thức. Mỗi dịp Xuân về, những ký ức ấy lại trỗi dậy trong tôi, như một nguồn cảm hứng bất tận và niềm tự hào dân tộc. Tôi luôn nhớ về sự quan tâm, sự chia sẻ kiến thức và công nghệ của các nhà khoa học Nga cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ Nga, những điều đã giúp tôi và đồng đội hoàn thành sứ mệnh ý nghĩa, gìn giữ di sản vô giá của dân tộc.
Có lẽ, những ký ức ấy, giờ đây, không chỉ là của riêng tôi mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, như một minh chứng sống động cho tình cảm và lòng kính trọng mà chúng ta dành cho Bác - người đã cống hiến trọn đời cho độc lập và tự do của Tổ quốc.
Thưa Thượng tướng, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Người lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong quá trình trưởng thành của QĐND Việt Nam. Ông có thể phân tích rõ hơn điều này?
- Những chiến thắng vang dội của QĐND Việt Nam qua hơn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Chính trị được xác định không chỉ là nền tảng, mà còn là “linh hồn” của Quân đội cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Người lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong quá trình trưởng thành của QĐND Việt Nam. Cách đây hơn 80 năm, ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của Người, đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam được thành lập có tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đồng thời, chi bộ Đảng đầu tiên đã ra đời và sau một tuần, Ban công tác chính trị cũng được thành lập, đánh dấu sự ra đời lần đầu tiên của cơ quan chính trị trong Quân đội ta.
Ngay từ khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh 3 chức năng của Quân đội, đó là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đồng thời Người xác định tính chất, nhiệm vụ của đội là “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng sau”....
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến chính trị, chính là chức năng thứ hai – đội quân công tác. Đây là đội quân đi vận động quần chúng, xây dựng thế trận trong lòng dân và có quan hệ máu thịt với Nhân dân. Khi đã xây dựng được niềm tin trong Nhân dân thì không thế lực nào có thể đánh bại được Quân đội này.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong hơn 80 năm qua đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội đã sát cánh cùng Nhân dân trong mọi hoàn cảnh, trở thành một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Đối với các nước trên thế giới, Quân đội chỉ có một nhiệm vụ, đó là đội quân chiến đấu, đội quân nhà nghề. Còn với Việt Nam, ngoài việc là đội quân chiến đấu thì Quân đội còn là đội quân công tác, chính là đội quân làm nhiệm vụ chính trị. Đây cũng chính là điểm then chốt, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của lòng dân và là thế trận chính trong Nhân dân mà các quân đội khác trên thế giới không có.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kẻ thù xâm lược có tiềm lực vượt trội về kinh tế, vũ khí, và trang bị quân sự như thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ, nhưng đều thất bại khi xâm lược nước ta…bởi thua Việt Nam về mặt chính trị, thua một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
QĐND Việt Nam vừa chiến đấu, vừa lao động để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là chức năng mà quân đội các nước không có. Trong thời bình, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam càng mở rộng. Quân đội không chỉ duy trì sẵn sàng chiến đấu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Chính tinh thần “vừa chiến đấu, vừa lao động” này đã trở thành một truyền thống quý báu, biểu tượng cho sức mạnh và sự bền bỉ của QĐND Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu đến năm 2030 thành một đội quân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Để làm được điều này, đòi hỏi thế hệ trẻ phải làm chủ khoa học công nghệ, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa của thế giới và vận dụng sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại trường học, chương trình giáo dục đã được thiết kế bồi dưỡng tinh thần yêu nước và trách nhiệm với Tổ quốc cho thế hệ trẻ. Thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được giáo dục về truyền thống vẻ vang của “Bộ đội Cụ Hồ”, những giá trị văn hóa quân sự. Điều này không chỉ trang bị cho mỗi chiến sĩ nền tảng lý luận, thực tiễn vững chắc mà còn giúp rèn luyện bản lĩnh, ý chí và nghị lực vượt khó để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Trước xu thế hội nhập sâu rộng, có rất nhiều sự tác động vào đời sống, tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ. Công tác Đảng, công tác chính trị sẽ là nền tảng giúp người lính giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu sinh ngày 27/7/1947, ở Hải Hậu, Nam Định. Ông nhập ngũ tháng 2/1965, chiến đấu ở chiến trường miền Nam, từng làm Tiểu đội trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 812. Từ năm 1980 đến năm 1999, ông được bổ nhiệm là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390; Phó Tư lệnh thứ Nhất Quân đoàn 1; Tư lệnh Quân đoàn 1; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và nghỉ hưu năm 2011. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X.
Trong đời binh nghiệp, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã tham gia trực tiếp 67 trận đánh. Năm 26 tuổi, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và năm 40 tuổi được phong quân hàm Thiếu tướng. Đặc biệt, ông đã chiến đấu và tham gia bốn chiến dịch lớn: Chiến dịch Mậu Thân năm 1968; Chiến dịch Đường 9 Nam Lào; Chiến dịch Quảng Trị năm 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975.
Xin cảm ơn Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu!
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà cho biết, có những trường hợp “tiền phạt cao quá, cao hơn cả giá trị xe” nên tài xế bỏ xe luôn, thấy mà đau lòng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 18/5, giá dầu thô thế giới tăng mạnh trở lại, dầu thô chiến lược WTI và Brent đều tăng gần 1 USD so với phiên giao dịch hôm qua.
Ngày 12/5 vừa qua, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí xá lợi Phật tại chùa Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ ngày 20 đến 21/5.
Cây cảnh này có vẻ đẹp cổ tích với những bông hoa tím nhạt mơ màng, mang lại là một sự cám dỗ chết người đối với những kẻ yêu hoa.
Sáng ngày 17/5, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập (19/5/1960 - 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu hoàn thành các dự án trong năm 2025 là không thay đổi, kiên quyết không đội vốn, không tiêu cực, không kéo dài thời gian thực hiện...
Người phát ngôn chính thức của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vào ngày 17 tháng 5 rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Zelensky và Tổng thống Putin là có thể nếu phái đoàn của hai nước đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Sau sáp nhập với Quảng Nam, tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng chỉ bố trí cho 5 Sở, Văn phòng UBND thành phố và 4 đơn vị trực thuộc làm việc.
NSƯT Quyền Linh có nhiều khoảnh khắc vui vẻ trong chuyến khám phá Bản Sen (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh). Anh nhận được sự đón tiếp chân thành của người dân nơi đây.
Mới đây, một máy bay từ Frankfurt (Đức) đến Seville (Tây Ban Nha) buộc phải chuyển hướng do cơ phó bất tỉnh trong buồng lái.
Biệt thự 5.000 m2 giữa rừng thông ở Ba Vì gây ấn tượng với hiên dài 30 m không cột, kết nối ba thế hệ trong không gian ngập tràn thiên nhiên.
100 tuần cơm được tổ chức, hơn 100.000 suất ăn được trao tặng, hơn 200 tình nguyện viên 0 đồng, hàng nghìn nụ cười và nước mắt. “Bữa Cơm Yêu Thương” đã trở thành một phần của những người có hoàn cảnh khó khăn, nơi có những bữa ăn trọn vị cơm nhà, nơi thắp sáng ngọn lửa hy vọng cho bao người.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp đang đặt ra bài toán mới về số lượng, cơ cấu và tính hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết tối hậu thư có thể làm chệch hướng đàm phán giữa Moscow và Kiev.
Vừa qua, một nhóm người hâm mộ nữ đã gây náo loạn khoang phổ thông trên chuyến bay từ Hàng Châu đến Bắc Kinh khi tìm cách tiếp cận các thành viên nhóm TNT, bất chấp các quy định an toàn hàng không.
Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã tập trung mọi nguồn lực để giúp cho người dân phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, nhờ đó nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nam ca sĩ nổi tiếng Justin Bieber từng nắm giữ khối tài sản lên đến 300 triệu USD, nhưng hiện tại anh đang đối mặt nguy cơ phá sản.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, cần có 3 nguồn tài chính để tiến tới miễn viện phí toàn dân mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khởi xướng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương Bộ GDĐT, Bộ Y tế đã nỗ lực, tập trung xây dựng các dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị, đề nghị các ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục hoàn thiện thêm một bước dự thảo.
Kết hợp nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, dòng sản phẩm "wellness living" đang mở ra hướng đi mới cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hậu Covid-19.
Theo rà soát, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận có hơn 44.800 thửa đất ở giao không đúng thẩm quyền, lấn chiếm; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích trên 986 ha.
Theo thống kê sơ bộ có khoảng 2.500 ha lúa xuân ở Nghệ An không đạt năng suất như kỳ vọng. Nhiều cánh đồng đã ngả vàng mà bông lúa chả chịu cúi đầu. Hiện cơ quan chức năng đang đánh giá toàn diện, tìm nguyên nhân, để có khuyến cáo tốt nhất cho bà con nông dân trong mùa vụ mới.
Bắc Bộ nhiều mây, mưa vừa đến to, đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Trung Bộ và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa rào, giông rải rác.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW và Nghị quyết số 66-NQ/TW do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức diễn ra vào sáng nay (18/5).
Công nghệ hồ treo đã được triển khai thực tế tại nhiều điểm vùng cao của tỉnh Hà Giang và chứng minh hiệu quả rõ rệt, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Bắt đối tượng đánh người dân rồi xúc phạm công an; thông tin mới vụ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả; đòi nợ bằng cách cướp tài sản... là những tin nóng 24 giờ qua.
Thất bại 0-1 của Man City trước Crystal Palace ở trận chung kết FA Cup 2024/25 khiến HLV Pep Guardiola phải đón nhận thống kê tệ chưa từng có trong sự nghiệp cầm quân.
Các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có sầu riêng trồng ở tỉnh Tiền Giang đang vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sản lượng dồi dào, nhưng giá giảm sâu do xuất khẩu đang tiếp tục gặp khó khăn.
Trong xã hội Việt Nam dòng họ nào cũng có gia phả. Ngày rằm tháng Bảy, rằm tháng Giêng, anh em dòng họ lại tụ họp nhà thờ Tổ cúng bái tổ tiên. Họ mở cuốn gia phả cho thế hệ tiếp nối biết nguồn cội của mình như một sự nhắc nhở “con người có Tổ, có Tông”.
Giống bò cóc (bò vàng địa phương) là con vật nuôi giúp một hộ gia đình ở Quảng Ninh từ hộ nghèo vươn lên hộ giàu có. Đó là ông Chìu Văn Năm, ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, nay ông đã có trong tay cơ ngơi hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi bò.