Arsenal thua PSG, HLV Arteta vẫn nói cứng
Sau thất bại 0-1 của Arsenal trước PSG trong trận bán kết lượt đi Champions League, HLV Mikel Arteta bày tỏ sự tiếc nuối nhưng cũng khẳng định “Pháo thủ” vẫn có cơ hội lật ngược tình thế.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cách đây tròn 50 năm, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975 đánh dấu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, từ đây cuộc chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã giành thắng lợi vĩ đại sau 21 năm trường kỳ kháng chiến.
Nhìn lại 50 năm qua, chúng ta không khỏi tự hào với những chiến công hiển hách, mở ra thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ và sẽ mãi là động lực tinh thần to lớn để chúng ta kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và Nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), PV NTNN đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng về những trận chiến vang dội một thời khói lửa, về giá trị của ngày thống nhất toàn vẹn non sông và gửi lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau.
Sinh năm 1947, theo tiếng gọi của Tổ quốc, tháng 2/1965, khi mới 18 tuổi chàng thanh niên tỉnh Nam Định vào quân ngũ; năm 1967, từ anh binh nhì, Nguyễn Huy Hiệu phấn đấu lên tổ trưởng tổ ba người, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, rồi Chiến sĩ Quyết thắng và chính thức được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Lễ kết nạp Đảng được tổ chức ngay nơi chiến hào. “Đến giờ tôi vẫn còn khắc ghi trong tâm lời thề của mình: ‘Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời phấn đấu và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Lời thề đó là danh dự của người đảng viên đối với tổ chức và nguyện xứng đáng với sự tin yêu của Đảng và nhân dân đã giao phó’”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu mở đầu câu chuyện.
Ánh mắt tự hào, ông kể tiếp: Sau khi được kết nạp vào Đảng, từ năm 1968 đến 1972, là những tháng ngày ông chiến đấu cùng Trung đoàn 27, còn gọi là Trung đoàn Đỏ - Nghệ An, sau này là Trung đoàn Triệu Hải.
“Quân dân đoàn kết một lòng/Kháng chiến thắng lợi, cờ hồng tung bay”
Trong đời binh nghiệp, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã đánh 67 trận, 26 tuổi đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và đến năm 40 tuổi được phong quân hàm Thiếu tướng. Đến nay đã 78 tuổi, nhưng ông vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, tham gia nhiều sự kiện, chương trình truyền hình trực tiếp và có mặt tại TP HCM trong những ngày đất nước tổ chức đại lễ.
Ông đã chiến đấu và tham gia bốn chiến dịch lớn. Thứ nhất là, Chiến dịch Mậu Thân năm 1968; thứ hai là Chiến dịch Đường 9 Nam Lào; thứ ba là Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 và thứ tư là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975.
Mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh là những kí ức, kỷ niệm khó quên đối với ông. Song ông bảo, một trong kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời quân ngũ của ông là được làm chiến sĩ Giải phóng quân để thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Lần giở từng ký ức về “khoảnh khắc” nhận nhiệm vụ “tiến vào Sài Gòn” và đánh những trận cuối trước Ngày Thống nhất đất nước 50 năm về trước trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể: Ngày 18/3/1975, khi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1, ông nhận lệnh hành quân bằng cơ giới từ Tam Điệp (Ninh Bình) vào Đông Hà (Quảng Trị), làm dự bị cho Giải phóng Huế - Đà Nẵng.
Ngày 26/3, khi tới nơi thì Huế đã được giải phóng. Ngày 29/3, tới bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) thì nơi đây cũng được giải phóng. Sau đó, Trung đoàn của ông được lệnh quay ra Đông Hà, hành quân theo đường Trường Sơn, tập kết tại Đồng Xoài, chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh.
“Thời điểm này, các đơn vị được lệnh di chuyển cả ngày lẫn đêm, chỉ dừng lại ở những nơi có nước cho bộ đội thổi cơm. Ngày đầu, Trung đoàn đi được 100km, sau đó tăng dần 150-200km, có ngày kỷ lục đạt 300km. Mặc dù hành quân trong những tháng mùa khô, trời nóng hầm hập, bụi bay mù mịt, máy bay địch liên tục bay lượn trên đầu, nhưng ý chí của các chiến sĩ vô cùng mãnh liệt... Chưa bao giờ tôi gặp cảnh bụi mù mịt như vậy, có đoạn xe sau cách xe trước chỉ 5-7m nhưng không nhìn thấy nhau vì bụi. Bộ đội đầu tóc, quần áo bị bụi bám đỏ quạch nhưng không một ai kêu ca hay tỏ vẻ mệt mỏi, tất cả hướng về miền Nam", ông kể về những khó khăn trong quá trình di chuyển.
Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, trên đường hành quân tới đèo Ang Bun, đơn vị của ông nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua 15 W: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam! Quyết chiến và toàn thắng!” ký tên Anh Văn.
"Lệnh truyền xuống, anh em dù mệt cũng bừng lên khí thế, tiến vào Bình Phước, sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng”, Thượng tướng nhớ lại thời điểm quan trọng.
Ông kể tiếp: Đêm 29/4, khi Trung đoàn đến gần nghĩa địa của khu vực Búng (cách Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bình Dương khoảng 10km). Lúc đó trục đường 13 mịt mù đêm tối, theo hiệp đồng của Mặt trận ở đó có cơ sở cách mạng.
Qua trinh sát, ông và đồng đội phát hiện một ngôi nhà có mái lá, đang được thắp sáng bằng ánh đèn dầu, còn những nhà khác đều tắt hết, dự đoán đây có thể là một cơ sở cách mạng của ta nên tiếp cận ngôi nhà và phát tín hiệu “Hồ Chí Minh” 3 lần thì có bà má mở cánh cửa đáp lại 3 lần: “Muôn năm”.
Đúng mật khẩu của mặt trận, ông cho tổ trinh sát bố trí bảo vệ vòng ngoài rồi cùng Chính ủy Trịnh Minh Thư vào nhà. Trong nhà được bày một cái bàn đơn sơ, trên bàn có một chiếc đèn dầu đang được thắp sáng, lúc đó có Má Sáu Ngẫu và hai người con là em Phước (16 tuổi) và em Đức (14 tuổi) ngồi bên má…
Ông thưa: “Con là chỉ huy quân giải phóng, chúng con có nhiệm vụ theo trục đường 13, ngày mai 30/4 đánh qua Lái Thiêu chiếm cầu Vĩnh Bình và đánh chiếm bộ tư lệnh Tăng thiết giáp của địch ở Gò Vấp. Nếu má có thông tin thì giúp chúng con” rồi đưa bản đồ chỉ huy cho má nhìn, lúc đó má đeo một kính trắng, má xem và nói: “Má không rành bản đồ này” rồi vào trong buồng lấy ra một tấm bản đồ đô thành Sài Gòn, đã ghi các điểm địch phòng thủ.
“Má nói cách đây 5 cây số có trại Huỳnh Văn Lương có khoảng gần 2.000 quân ngụy, do tên đại tá Hinh chỉ huy, sáng mai các con không cần đánh mà kêu họ hàng, nhanh chóng đánh qua quận lị Lái Thiêu, phải chiếm được cầu Vĩnh Bình, nếu không xe của các con sẽ không vào được nội đô".
Tôi hỏi má: “Có con đường nào khác để vào Sài Gòn không?”
Má bảo: “Chỉ có cầu sắt Lái Thiêu, nhưng xe tăng không đi được chỉ có bộ binh đi được”.
Tiếp đó má nói: “Sáng mai cả gia đình má có em Phước, em Đức đi cùng”. Tôi bảo: “Thưa má các em còn nhỏ, ở đã có cô Hai Mỹ và Sáu Châu cùng đơn vị dẫn đường. Chúng con giải phóng xong Sài Gòn sẽ về thăm cảm ơn má và đồng bào”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể lại câu chuyện về má Sáu Ngẫu, người mà sau này mỗi lần vào Sài Gòn ông đều thu xếp thời gian tới thăm lại nhà má Sáu Ngẫu để cùng các cựu chiến binh tri ân và thắp hương cho má.
Tiếp câu chuyện, vị nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 này bảo: Sau đó, từ tấm bản đồ và chỉ dẫn của má Sáu Ngẫu, ông cùng các cán bộ trong đơn vị lập tức lên kế hoạch tiến vào Sài Gòn.
4 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, ông ra lệnh tiến công, một phát pháo hiệu bay vút lên không trung, các trận địa pháo đồng loạt nổ súng bắn vào khu địch. Từ những phút đầu, các chiến sĩ của Trung đoàn dùng bộc phá phá tung các lớp rào kẽm gai, thùng phuy chặn đường.
Địch bị bất ngờ không kịp chống trả, nhiều tên bỏ chạy tán loạn. Khi tiến công trên trục đường 13, đến ngã ba Lái Thiêu, đơn vị của ông bắn cháy 3 xe tăng và bắt sống 1 pháo 175 "vua chiến trường". Tại trung tâm huấn luyện Huỳnh Văn Lương, sau ít phút nổ súng, địch đi thành hàng cầm vải trắng giơ cao xin hàng.
Nhạc sỹ Văn Thành Nho, sau khi nghe ông kể lại câu chuyện này cũng đã sáng tác bài hát “Tấm bản đồ má trao”. Đó là chiến dịch mà dù đã 50 năm đã qua ông vẫn nhớ như in trong trái tim mình. Tấm bản đồ ngày đó được ông gìn giữ rất cẩn thận và sau này đã trao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
“9 giờ 30 ngày 30/4/1975, Trung đoàn 27 và Trung đoàn bộ binh cơ giới 202 đến cầu Vĩnh Bình, cách Sài Gòn 10km. Tại cầu Vĩnh Bình, địch đang co cụm lại, có nhiều xe tăng, quân ta phải dùng pháo 37 ly đánh kìm đầu địch.
Lúc này, Thiếu úy Hoàng Thọ Mạc (Đại đội trưởng xe tăng) bị hỏng xe nên đã xuống chỉ huy quân ta dùng B40, B41 bắn cháy 3 xe, các hỏa lực bắn kiềm chế địch. Sau đó, các đơn vị của ta đã chiếm được cầu Vĩnh Bình. Không may, Thiếu úy Hoàng Thọ Mạc bị thương rất nặng và hy sinh, song ông Hiệu và đồng đội đưa đồng chí Mạc lên xe tăng và tiếp tục tiến công tiền vào Sài Gòn.
Đến khoảng 10 giờ chúng tôi chiếm được bộ Tư lệnh thiết giáp quân ngụy và 13 căn cứ lục quân công xưởng, tiếp quản tổng y viện Cộng hòa (nay là bệnh viện 175). Sau đó bắt liên lạc với các đơn vị bạn để đánh tiếp mục tiêu trong nội thành Sài Gòn.
Khi quân địch tuyên bố đầu hàng, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, biển người đổ ra khắp các tuyến đường, phất cờ tung hô, mọi thứ như vỡ òa.
Đấy là một mùa Xuân vui nhất, đẹp nhất của cả dân tộc”, người cựu binh năm xưa nhớ lại và bảo: “Giữ lời hứa với má, hôm sau chúng tôi đã tổ chức về thăm và cảm ơn má và đồng bào. Dọc hai bên đường Lái Thiêu, đồng bào vẫy cờ hoa chào đón và tặng rất nhiều hoa trái”.
Cơ đồ đất nước nằm trong tay thế hệ trẻ
Là vị tướng vào quân ngũ ở tuổi chưa tròn 18 nhưng ở tuổi 26 đã được phong là “Anh hùng lực lượng vũ trang”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu bảo: Ngày xưa thế hệ trẻ khi ra trận chỉ có một nguyện vọng duy nhất. Đó là “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
"Chúng tôi đi theo khát vọng lớn nhất là giành độc lập, thống nhất đất nước, thiết tha theo lời kêu gọi của Bác Hồ: “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”", ông nói và chia sẻ, hiện nay là thời bình, thế hệ trẻ có điều kiện hơn, tiếp cận với thông tin đa chiều, hội nhập toàn cầu, có trình độ hơn về mọi lĩnh vực nhất là khoa học công nghệ, có khát vọng chinh phục và đã chinh phục được nhiều đỉnh cao. Các bạn trẻ sẽ giúp đất nước phát triển hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc. Cơ đồ đất nước nằm trong tay thế hệ trẻ của nước nhà.
Song ông bảo, nhìn lại 50 năm sau chiến tranh, càng thấy rằng, tổn thất xương máu cha anh cho độc lập - tự do - hoà bình là một giá lớn đến nhường nào.
"Sự hy sinh, mất mát, tổn thất to lớn đó là của cả một dân tộc. Cho nên chúng ta càng thấy cần phải truyền đi thông điệp về giá trị của Giải phóng miền Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất. Và cũng chính vì thế chúng ta càng nhận thức rõ hơn về giá trị của đại đoàn kết dân tộc, hòa hợp dân tộc, sự đồng thuận để xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tôi muốn gửi đến thế hệ hôm nay và mai sau, chúng ta phải phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng truyền thống của quân đội, truyền thống của ông cha ta đã đánh giặc giữ nước để bảo vệ nền độc lập trong suốt chiều dài lịch sử. Thế hệ hôm nay và mai sau cần bảo vệ Tổ quốc không chỉ trong chiến tranh mà ngay từ thời bình, phải chuẩn bị từ xa, làm chủ khoa học, công nghệ, góp phần đưa đất nước phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu như lời Bác Hồ dặn dò", ông truyền đi thông điệp của mình.
Nhắc thêm về giá trị của ngày 30/4/1975, vị tướng tham gia 67 trận đánh nhìn nhận, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 không những ghi vào lịch sử dân tộc ta như mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Để đi đến thắng lợi to lớn và quyết định này, trước hết phải kể đến vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
“Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, hội nhập sâu rộng quốc tế, tình hình an ninh, chính trị trong khu vực đang có những diễn biến phức tạp..., chúng ta cần phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc để vượt qua mọi khó khăn. Tinh thần của Việt Nam là gác lại quá khứ để hướng tới tương lai. Việt Nam theo đường lối ngoại giao độc lập - tự chủ, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh thêm rằng, chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để chúng ta kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
Bên cạnh đó, chúng ta xác định gác lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng cũng phải thống nhất một điều, gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý. Tôn trọng lịch sử và gác lại quá khứ để cùng nhau kiến tạo tương lai, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mẫu số chung, làm điểm tương đồng. Vì vậy, để xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc cần thực hiện trong tám chữ: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc".
Giữa thời đại số hóa, nơi mọi thứ dễ dàng được mã hóa, đánh số để tiện quản lý, thì người dân Bình Định vẫn tha thiết giữ lại những cái tên xưa cũ. Và chính sự lắng nghe, cầu thị của chính quyền đã làm sống lại những địa danh nhuốm màu ký ức.
Sau thất bại 0-1 của Arsenal trước PSG trong trận bán kết lượt đi Champions League, HLV Mikel Arteta bày tỏ sự tiếc nuối nhưng cũng khẳng định “Pháo thủ” vẫn có cơ hội lật ngược tình thế.
Mới đây, một video xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ và cản trở công tác cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Luật sư cho biết, dưới góc độ pháp lý, hành vi hành hung bác sĩ và cản trở khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có thể vi phạm các quy định pháp luật. Những hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh để bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế và đảm bảo trật tự công cộng.
Chiến thắng! Hòa bình rồi! Thống nhất rồi! Đúng 50 năm trước, ngày 30/4/1975, tiếng reo mừng chiến thắng căng tràn trong lồng ngực mọi người dân Việt Nam trên khắp đất nước từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược và nhanh chóng lan đi khắp toàn cầu...
Sự tỏa sáng của Ousmane Dembele giúp Paris Saint-Germain ‘xóa dớp’ toàn hòa và thua khi đối đầu với Arsenal tại cúp châu Âu.
“Suốt 15 năm làm công việc tri ân các gia đình liệt sĩ, tôi luôn cảm thấy phấn chấn khi có thể gánh vác một phần trách nhiệm của những đồng đội đã hi sinh", Trung tướng Hoàng Khánh Hưng nói.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết trong cuộc họp chính phủ hôm thứ Ba rằng các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng sản xuất khí đốt của Ukraine trong mùa đông đã gây ra thiệt hại tương đương gần 50% tổng sản lượng khí đốt của nước này.
Nghi phạm trộm dùng dao đâm 1 công an trọng thương; con trai 17 tuổi nghi sát hại mẹ ruột; con trai dưới 16 tuổi đi xe máy đâm chết người, bố bị khởi tố... là những tin nóng 24 giờ qua.
Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương mua 50 tàu bay thân hẹp theo hình thức không cấp bảo lãnh Chính phủ.
“Nửa thế kỷ đã trôi qua, Đại thắng Xuân 1975 càng làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài tình, sáng tạo của Đảng, làm nên chiến thắng huy hoàng của cách mạng Việt Nam. Để lại những bài học quý giá trong bảo vệ Tổ quốc ngày nay”.
Tôm càng xanh (tên khoa học Macrobrachium rosenbergii), còn được gọi là tôm sông hay tôm nước ngọt khổng lồ có giá trị về mặt thương mại. Nhờ nuôi tôm càng xanh, anh Nguyễn Tấn Tài, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng.
Sáng nay 30/4, tại TP.HCM, Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) đã long trọng diễn ra. Sự kiện quy tụ hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, công nhân và các tầng lớp nhân dân.
Ghi nhận của Phóng viên Dân Việt lúc 4h sáng ngày 30/4, khu vực trung tâm Quận 1, TP.HCM chứng kiến cảnh đông đúc chưa từng có. Hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến phố chính để chờ xem lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trước giờ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước, công tác an ninh đang được tăng cường tối đa. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh túc trực ngày đêm nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự kiện trọng đại này. Cùng với đó, các tuyến đường cũng được kiểm soát chặt chẽ, không khí sẵn sàng và quyết tâm tràn ngập khắp mọi nơi.
Rạng sáng 30/4, hàng chục nghìn người dân có mặt tại các trục đường ở TP HCM để chờ xem Lễ diễu binh 30/4.
Một người đàn ông rơi từ tầng 5 khách sạn trên đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM, nghi có sử dụng ma túy.
Hàng nghìn người dân chen chân nhau tại quận 1, TP.HCM để chờ xem diễu binh, diễu hành chào mừng Đại lễ vào sáng 30/4.
Người ta nói "3 lần cưới hụt là do kiếp trước thiếu nợ tình duyên" còn tôi nghĩ chắc do kiếp trước tôi trốn nợ ai đó, giờ bị bắt "hụt" hoài.
Phim 3D Mapping "Câu chuyện Đà Nẵng - The story of Da Nang" với kỹ xảo đỉnh cao, tái hiện lịch sử Đà Nẵng, đưa người xem vào hành trình trải nghiệm tuyệt vời.
Tối 29/4, tại ga Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đoàn tàu mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất” gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 29/4, Đà Nẵng tổ chức trình chiếu phim 3D Mapping với chủ đề “Câu chuyện Đà Nẵng – The Story of Da Nang” tại mặt tiền tòa nhà Bảo tàng Đà Nẵng. Nhiều du khách quốc tế có mặt.
Với một trí tuệ siêu phàm và không ngại nghiên cứu những phương pháp khoa học mới mẻ, Quách Thủ Kính được sử sách ghi chép là một nhà khoa học cần mẫn, khiêm tốn, sẵn sàng học hỏi và luôn luôn tiếp thu kiến thức mới...
50 năm trước những cựu binh này đã từng cầm súng cùng các đồng đội tiến thẳng vào Dinh Độc Lập tạo nên chiến thắng vang dội thống nhất đất nước.
Những người sinh tháng Âm lịch này khi còn trẻ gặp nhiều thử thách khó khăn nhưng chỉ cần nỗ lực, về già không còn phải lo chuyện tiền bạc.
LĐBĐ Việt Nam (VFF) xác định trọng tài không sai trong ba tình huống SLNA khiếu nại khi thua Thể Công Viettel 0-1 ở vòng 20 V.League 2024/2025, nhưng đội bóng xứ Nghệ không phục và đề nghị công an vào cuộc.
CLB Thép xanh Nam Định ‘chơi lớn’; Thầy trò HLV Makoto Teguramori nhận liều doping tinh thần trước đại chiến với Thép xanh Nam Định; PSM Makassar muốn đánh bại CLB CAHN để vào chung kết Đông Nam Á; Real Madrid chiêu mộ Saliba bằng mọi giá; Phì cười với lý do Lamine Yamal nhuộm tóc vàng.
Một chế độ tương tự như Kiev không được phép bén rễ ở bất kỳ quốc gia nào, cựu tổng thống, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại Moscow ngày 29/4.
Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến tham dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) diễn ra tại công viên Sáng Tạo phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, TP.HCM, tối 29/4.
Giữa ban ngày, tại Đà Lạt mù sương, một chiếc trực thăng UH-1A bất ngờ cất cánh mà không có lệnh điều động. Người điều khiển là chiến sĩ Hồ Duy Hùng-một điệp viên bí mật của cách mạng. Phi vụ cướp máy bay không khác gì cảnh phim trinh thám giữa đời thực, khiến cả Sài Gòn chấn động, quân đội Mỹ bất ngờ, còn báo chí bấy giờ gọi đó là “vụ án tản thất quân dụng” lớn nhất suốt thời chiến. Nhưng đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho chuỗi sự kiện nghẹt thở: vượt mây mù, tránh đạn quân mình, sống sót trong ranh giới sinh tử…
Các bạn nhỏ xuất sắc nhất đoạt giải Trạng nguyên tái hiện lễ Rước Trạng theo nghi thức xưa tại sân Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Dự án phân tích chiến sự DeepState ngày 29/4 cho biết quân đội Nga đã giành được một số bước tiến quan trọng tại mặt trận Pokrovsk, tỉnh Donetsk sau nhiều thất bại trước đó. Theo đó, các đơn vị Nga đã tiến vào 3 khu định cư trong khu vực.