Vị tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Ngu Xá xưa là ai?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy (1862-1908) là người khai khoa, đỗ tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Ngu Xá xưa, nay là xã Thạch Hội, thuộc TP Hà Tĩnh.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân với lời khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, 40 năm sau Đổi Mới, Việt Nam đã nhìn nhận một cách không né tránh về khu vực doanh nghiệp tư nhân. Đây là khu vực với 940.000 doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh, đang gánh 50% GDP và hơn 80% lao động, nhưng lại bị bỏ lại phía sau trong chuỗi ưu đãi thể chế, nơi mà quyền lực hành chính vẫn thường xuyên “xin - cho” dưới danh nghĩa “quản lý”.
Nghị quyết 68 đã thẳng thắn thừa nhận kinh tế tư nhân bị cản trở bởi "định kiến, thủ tục rối rắm, chi phí kinh doanh cao, thiếu bình đẳng tiếp cận vốn, đất đai, công nghệ". Nếu Nghị quyết 68 đi vào thực tiễn, đây sẽ là cuộc tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử đương đại về quan hệ giữa quyền lực và thị trường.
Để có cái nhìn toàn diện về Nghị quyết 68 và những tác động tới kinh tế Việt Nam, Báo điện tử Dân Việt triển khai loạt bài "Nghị quyết 68 xoá bỏ định kiến, cởi trói thể chế, giúp kinh tế tư nhân cất cánh".
Báo điện tử Dân Việt xin trích đăng phỏng vấn chuyên gia kinh tế, PGS, TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội về chủ trương, chính sách lớn, đột phá của Đảng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Dư luận, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp, giới chuyên gia đánh giá và kỳ vọng rất lớn đối với Nghị quyết 68, khi thay đổi từ chất “tư duy” đến chủ trương, hành động, giải pháp của Đảng về kinh tế tư nhân, cho những nhiệm vụ lớn lao, tầm vóc đặc biệt trong kỷ nguyên mới, với vai trò chuyên gia, ông nhận định gì về những điểm mới của Nghị quyết 68 lần này?
- Đầu tiên, Nghị quyết 68 khẳng định kinh tế tư nhân một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là chủ thể tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới để tạo đột phá phát triển. Nghị quyết nhấn mạnh kinh tế tư nhân là nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ thông qua các tập đoàn kinh tế tư nhân làm chủ các lĩnh vực.
Tôi cho rằng đây là một nghị quyết rất toàn diện vì ngay ở cấp Nghị quyết của Bộ Chính trị đã có những quy định rất cụ thể, cả về mục tiêu lẫn giải pháp.
Điển hình của đổi mới, đột phá này là việc thay đổi cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân được tự do kinh doanh mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện kinh doanh, chuyển cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm. Đây là một điểm rất mới, thể hiện sự thay đổi về mặt thể chế, giúp các doanh nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư kinh doanh, không lo sợ bị xử lý hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
Khi doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nhân có sai phạm gây hậu quả kinh tế, họ phải khắc phục hậu quả đó, thậm chí chi phí khắc phục có thể lớn hơn nhiều lần so với lợi ích họ thu được. Điều này giúp doanh nhân không nghĩ đến việc lạm dụng để trục lợi, đồng thời yên tâm rằng những hành vi vô ý gây thiệt hại sẽ không bị truy cứu hình sự.
Việc sử dụng công cụ kinh tế thay thế cho biện pháp hành chính, hình sự từ đầu cũng tạo điều kiện cho doanh nhân có cơ hội khắc phục hậu quả. Bởi nếu xử lý bằng hình sự, rõ ràng người ta sẽ mất cơ hội và lo ngại về con đường phát triển lâu dài. Đây là những quan điểm, tư tưởng rất mới, rất đột phá, giúp khu vực tư nhân nói chung, đặc biệt là những doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm, dám hành động, và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh có được sự chủ động tạo ra sự phát triển.
Quy định rất cụ thể chi tiết từ cấp chính trị, rõ ràng giúp thực thi nhanh hơn, đúng đắn hơn. Điều này được kỳ vọng có triệt tiêu việc chính sách thượng tầng tốt, nhưng thực thi ở cấp cơ sở yếu kém, nửa vời. Khâu thực thi chính sách của các bộ, ngành, địa phương và mỗi công chức trong bộ máy chính quyền là rất quan trọng để Nghị quyết này đi sâu vào cuộc sống?
- Đúng vậy, Nghị quyết, chính sách nào dù cụ thể nhưng vẫn chỉ là đường hướng, thể hiện quan điểm của Đảng, Bộ Chính trị. Để đi vào cuộc sống, nó cần được thể chế hóa, trước hết là về mặt luật pháp. Đặc biệt là cần một “cuộc cách mạng về thực thi”, “đột phá về thực hiện” chủ trương, đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Những quan điểm của Đảng tại Nghị quyết 68 đã rõ, giờ rất cần có khuôn khổ pháp luật, những gì luật hiện hành chưa có thì cần đưa vào để tạo hành lang pháp lý chung, qua Nghị định, Thông tư của Chính phủ, của bộ ngành và các văn bản pháp hướng dẫn khác. Đây là khung pháp lý cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hệ sinh thái tự do, mặc sức phát triển vẫy vùng.
Yếu tố thứ hai quan trọng không kém là ngoài tạo dựng hệ sinh thái cho tư nhân, Nhà nước còn phải thúc đẩy, lôi kéo được họ cùng tham gia vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển qua các cơ chế hợp tác công tư (PPP).
Phải làm thế nào để sản phẩm khoa học công nghệ đó phải đi vào cuộc sống? Thông thường, sản phẩm khoa học công nghệ mới có thể chưa được chứng minh, chưa tạo được uy tín, chưa có thương hiệu. Vậy thì làm thế nào để thị trường chấp nhận nó?
Nói cụ thể về Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chúng ta vừa có Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, nay Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân quy định cụ thể hơn. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) bằng 200% chi phí thực tế; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hay các quỹ đầu tư trong lĩnh vực này. Những giải pháp rất cụ thể này liệu có phải là thêm một động lực nữa cho quá trình đổi mới sáng tạo của đất nước?
- Muốn ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thì phải dám làm cái mới, và làm cái mới thì có thể xảy ra rủi ro. Hơn ai hết, khu vực doanh nghiệp tư nhân là khu vực sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được những kết quả mới, tạo ra sự phát triển vượt trội.
Chính vì vậy, Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ để khu vực tư nhân mạnh dạn đi theo hướng này, như chính sách cho phép tính chi phí đầu tư phát triển gấp đôi để được miễn thuế, hoặc các cơ chế liên quan đến rủi ro trong quá trình triển khai ứng dụng những thử nghiệm mới
Đây là những giải pháp thúc đẩy khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, không chỉ để họ “đơn thương, độc mã” tự quyết định, chấp nhận rủi ro khi ứng dụng thành tựu mới, mà bàn tay Nhà nước thể hiện rõ hỗ trợ, bệ đỡ chính sách, khuyến khích bất kỳ ai tiên phong, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới cho phát triển
Tôi cho rằng đây chính là giải pháp tạo động lực để khu vực tư nhân thực hiện mục tiêu trở thành lực lượng tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học.
Muốn tư nhân lớn mạnh, ngoài tạo hệ sinh thái tự do, thoải mái và rộng mở, cần bàn tay kiến tạo việc làm, giao đề tài, giao đầu bài cho họ? Nghị quyết 68 đã thể hiện rõ chủ trương này và ông đánh giá ra sao?
- Chúng ta biết rằng để doanh nghiệp tư nhân phát triển thì không phải để doanh nghiệp đó tự mày mò, tự tìm hướng đi. Bởi vì nếu cứ để các doanh nghiệp tự mày mò, tự tìm hướng đi như thế thì rất có thể các doanh nghiệp tự cạnh tranh với nhau và làm giảm sút động lực phát triển.
Khi Nhà nước sử dụng cơ chế đặt hàng, có nghĩa là Nhà nước đang mong muốn các doanh nghiệp đi theo một hướng sản xuất nào đó đáp ứng mục tiêu của mình.
Đồng thời, hoạt động đặt hàng của Nhà nước cũng thể hiện rõ sự cam kết bảo vệ thị trường cho doanh nghiệp đó. Khi người ta phát triển theo lĩnh vực này, sản phẩm đưa ra sẽ được xã hội, Nhà nước sử dụng và tiêu thụ. Bên cạnh đó, đương nhiên có nguồn lực cung cấp cho các doanh nghiệp được đặt hàng.
Chính các giải pháp đặt hàng như thế sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân yên tâm tập trung toàn bộ nguồn lực, thậm chí có thể huy động vốn ngoài để đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhất, tạo ra sản phẩm theo nhu cầu đặt hàng.
Từ đó, nó sẽ tạo ra một liên kết, thu hút các doanh nghiệp khác cùng tham gia, bắt tay với những doanh nghiệp được Nhà nước đặt hàng, tạo ra chuỗi cung ứng và chính điều đó sẽ tạo ra những trụ cột cho các lĩnh vực của nền kinh tế nhờ vào khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Việt Nam có chủ trương xây dựng các Trung tâm Tài chính khu vực, Quốc tế như tại Đà Nẵng, TP.HCM, khu Thương mại tự do như TP. Hải Phòng thời gian tới; chúng ta cũng xác định xây dựng các đặc khu ở các đảo như Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Cái Hải (TP. Hải Phòng)… Đây là quyết sách lớn, đột phá về quy hoạch và chiến lược phát triển, đã có một số doanh nghiệp tư nhân tham gia vào xây dựng các công trình, đô thị và phức hợp lớn như Vingroup, Sungroup, Thaco… Tuy nhiên, từ trước đến nay, chúng ta vẫn thiếu cơ chế riêng cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam được quyền tiếp cận đất đai thuận lợi. Đơn cử, nhiều khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu công nghiệp vẫn thiếu vắng bóng dáng doanh nghiệp Việt? Vậy thời gian tới, cần đột há chính sách gì để doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận đất đai nhanh hơn, thông thoáng hơn, nhiều hơn?
- Đúng là trước đây chúng ta có những cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược. Chúng ta rất mong muốn họ vào để đưa công nghệ mới, lĩnh vực đầu tư phát triển mới, và chúng ta đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi, kể cả về thuế, kể cả về đất đai.
Nhưng về cơ bản chúng ta đang để các doanh nghiệp này hoàn toàn tự do cạnh tranh và không có ưu đãi trong đầu tư trong nước. Hiện nay, các khu kinh tế, các khu thương mại tự do đang hình thành thì chúng ta luôn đặt ra chính sách sẽ có ưu đãi đầu tư cho những nhà đầu tư chiến lược, và nhà đầu tư chiến lược đó không phân biệt là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài.
Nhưng phải nói hai mặt của một vấn đề:
Đó là, theo cam kết về cạnh tranh quốc tế, chúng ta không thể đặt ra tiêu chí chỉ doanh nghiệp trong nước mới được ưu đãi và phân biệt đối xử. Tiêu chí phải áp dụng cho tất cả doanh nghiệp đủ điều kiện, chúng ta không thể có sự ưu ái riêng.
Bản thân các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực, phải vươn lên hoặc nếu không lớn thì phải liên kết lại với nhau. Một doanh nghiệp có thể yếu, nhưng nhiều doanh nghiệp bắt tay với nhau sẽ tạo ra tiềm lực mạnh, và khi đủ mạnh sẽ có đủ năng lực để thực hiện các dự án đầu tư chiến lược và được hưởng ưu đãi.
Cái quan trọng nhất là doanh nghiệp trong nước phải lớn, mạnh lên. Nếu anh cứ thỏa mãn những điều kiện đó thì anh sẽ được thực hiện loại đầu tư đó, tôi nghĩ Đảng, Chính phủ không ai không mong muốn doanh nghiệp Việt đứng đầu trong chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị nhưng có thể doanh nghiệp chúng ta chưa có khả năng, nên mới cần tham gia của nước ngoài.
Hiện nay, các chiến lược, chính sách về đầu tư Trung tâm tài chính, Khu thương mại tự do cần sự bình đẳng giữa thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư trong nước muốn đạt các tiêu chí, phải tự nâng cấp, tự cạnh tranh, đón đầu cơ hội, không còn cách nào khác. Bài toán thị trường cần lời giải từ thị trường cạnh tranh, tự do, minh bạch. Nhà nước chỉ có hỗ trợ những gì pháp luật cho phép, giới hạn trong khuôn khổ để đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều vận động tự do, có cạnh tranh mới có sức mạnh.
Một chi tiết liên quan đến Nghị quyết 68 là Quốc hội quyết định chi dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, trong đó dành 3% chi ngân sách cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh suốt những năm vừa qua, con số này chỉ rơi vào khoảng 1 đến 2%. So sánh với những quốc gia dẫn đầu về công nghệ như Israel hay Hàn Quốc, tỷ lệ này thường khoảng 4-5%. Vậy việc chúng ta nâng tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ lên 3% có ý nghĩa như thế nào và doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia gì vào việc tăng giải ngân khoa học công nghệ, động lực quan trọng nhất đối với nền kinh tế trong thời gian tới?
- Chúng ta biết rằng đầu tư khoa học công nghệ là đầu tư phát triển, đầu tư lâu dài, không phải đầu tư tạo ra sản phẩm thu lại ngay. Do vậy, những phần đầu tư này phải dựa vào những đầu tư dài hạn, có vốn mồi của Nhà nước.
Khoản đầu tư cơ bản này phải được dẫn dắt chính từ ngân sách nhà nước, tạo ra những đầu tư nền tảng. Từ nền tảng đó, chúng ta mới kêu gọi được các khu vực khác đầu tư thêm để chuyển giao những kết quả thành sản phẩm có giá trị.
Do vậy, các quốc gia phát triển luôn chú trọng đầu tư cơ bản và đầu tư khoa học công nghệ với tỷ lệ rất cao. Việc chúng ta nâng tỷ lệ đầu tư ngân sách hiện nay lên 3% rõ ràng là một cố gắng rất lớn, từ tỷ lệ hiện tại đang rất thấp, thậm chí có những năm giải ngân không đạt đến 1%.
Nâng lên 3%, đòi hỏi phải có một cơ chế phải rất đột phá. Nếu không có cơ chế đột phá thì chúng ta cũng không thể giải ngân được nguồn chi đó, và đặc biệt là cơ chế không đột phá sẽ không tạo ra được động lực để người ta dám đầu tư, dám làm những hoạt động nghiên cứu mới, những hoạt động chưa từng có, vốn luôn gặp phải rủi ro.
Chúng ta phân giao ngân sách cho khoa học công nghệ vẫn theo truyền thống là theo năm, kế hoạch, giao đề tài và đầu mối chưa giao theo kết quả, dài hạn, đối tượng vả dự án cụ thể. Vướng mắc lớn nhất là cơ chế phân giao, hiệu quả sử dụng vốn, tại Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta đã vạch rõ vấn đề giao đến cùng dự án, phân giao cụ thể cho đối tượng, cho kết quả cuối cùng của công trình nghiên cứu./.
Trân trọng cảm ơn ông vì cuộc trao đổi này!
Xem xét bãi bỏ các điều khoản, quy định, thậm chí các Luật hiện hành
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
Nhà nước đã thay đổi tư duy về thúc đẩy phát triển, bản thân của doanh nghiệp cũng có lẽ cũng phải thay đổi tư duy bởi thời cuộc và xu thế bối cảnh phát triển như thế. Có như vậy thì mình mới tiếp tiếp cận được, tận dụng được cái cơ hội đó, phát triển một cách bền vững chứ không mang tính chất ngắn hạn.
Bây giờ muốn lớn lên, phát triển ra được thì không thể đầu tư theo lối chụp giật và quản lý theo kiểu tùy tiện mà phải quản lý khoa học, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ. Đòi hỏi cái người quản lý, người đầu tư mình cũng phải liên tục học hỏi và phải thay đổi tư duy.
Chúng ta có cơ chế cởi mở tối đa cho doanh nghiệp và thực hiện cơ chế hậu kiểm, doanh nghiệp được làm bất kể những gì mà luật pháp không cấm. Để thực hiện quan điểm này, chúng ta cần sửa đổi, bãi bỏ các điều, quy định, thậm chí bỏ các luật để tránh tình trạng chủ trương cấp cao mở nhưng cấp cơ sở thực hiện lại đóng, trên thoái, dưới chặt.
Đơn cử, có thể bãi bỏ nhiều quy định của luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, chuyển các vấn đề quy phạm vào trong Luật Ngân sách, giữ luật doanh nghiệp. Thay đổi không phải phủ nhận luật đúng, sai mà thay đổi để phù hợp với chủ trương lớn, quyết sách lớn cần có cách mạng trong xây dựng luật và quản lý. Tổng Bí thư từng nói cùng một vấn đề chỉ nên quy định tại một luật, hiện nay chúng ta có nhiều luật cùng quản lý một hoặc một số lĩnh vực tương tự nhau. Ví dụ Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai… cùng quản lý một lĩnh vực đất đai, bất động sản tổng hoà, bao trùm khiến doanh nghiệp, người dân rất vướng mắc, khó khăn trong thực thi, tuân thủ các quy định khác nhau.
Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy (1862-1908) là người khai khoa, đỗ tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Ngu Xá xưa, nay là xã Thạch Hội, thuộc TP Hà Tĩnh.
Hôm nay, 8/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chính thức ra mắt Viện Sinh vật cảnh, một dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển của Học viện, đồng hành cùng xu thế phát triển của xã hội và ngành nghề nông thôn Việt Nam.
Vừa qua, người mẫu teen Phạm Ngọc Anh đã có màn xuất hiện ấn tượng trong show diễn The New Generation of Models diễn ra tại bãi biển Nui Beach, Phuket (Thái Lan).
Cầu thủ chạy cánh Nguyễn Đình Bắc được đánh giá là một trong những tài năng trẻ xuất sắc bậc nhất của bóng đá Việt Nam mấy năm gần đây.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Đinh Tuấn Anh (55 tuổi), nguyên kiểm sát viên VKSND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), về tội “Nhận hối lộ”, số tiền 250 triệu đồng.
Vụ án Phó Đức Nam (Mr Pips), Công ty Chị Em Rọt (liên quan đến Quang Linh Vlogs, Hằng "du mục", đường dây sản xuất 1,4 tấn ma túy ở Nha Trang... được "điểm tên" trong báo cáo của Viện trưởng Viện KSND tối cao gửi tới Quốc hội.
Trưa 8/5, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm quận Cầu Giấy, Hà Nội đã kiểm tra đột xuất cơ sở “Lòng chát quán” tại số 18 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu sau vụ việc "khoe" cỗ lòng se điếu dài 40m.
Qua rà soát, cấp thẩm quyền Quảng Ngãi dự kiến 4 cơ sở nhà công sản sẽ bố trí làm nơi ở cho cán bộ Kon Tum, sau khi hợp nhất 2 tỉnh.
Hải Dương, Hải Phòng có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời, là nơi sinh sống của con người từ thời tiền sử và sơ sử, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với các nền văn hóa khác nhau như Đông Sơn, Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê...Nơi đây cũng là vùng đất từng phát lộ vô số mộ cổ, có mộ cổ có niên đại tới 2.000 năm...
Theo Quyết định của Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải sẽ bị đình chỉ cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Cho đến nay, 9 em bé trong ca sinh 9 hiếm gặp trên thế giới vẫn khỏe mạnh. Các bé vừa được gia đình tổ chức sinh nhật 4 tuổi.
Kho cá nục với loại quả này sẽ cho bạn món cá kho đậm đà dễ ăn kèm với cơm, cá thơm béo có vị chua ngọt vừa vặn rất ngon.
Hãng thông tấn Tass của Nga cho biết, máy bay chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đáp xuống sân bay Vnukovo-2 ở thủ đô của Nga vào khoảng 18h chiều 7/5 (theo giờ Matxcơva).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa yêu cầu công an thành phố tổ chức chuyên án điều tra, xử lý vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Sáng 8/5, vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi một quán Bar mới mở ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.
Nhiều nông dân huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) bắt đầu thu hoạch vụ dâu da. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, vụ dâu da năm nay đạt năng suất cao, chất lượng tốt, mang lại niềm vui cho nhà vườn.
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM từ ngày 6 đến 8/5. Vesak 2025 đánh dấu lần thứ tư Việt Nam đăng cai sự kiện này.
Viêm đại tràng là vấn đề thường gặp, bệnh gây ra việc khó khăn trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khiến cơ thể dần trở nên suy nhược, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng nặng.
Chủ hệ thống HEAD Doanh Thu vừa trải qua một năm kinh doanh khởi sắc với doanh thu nghìn tỷ và lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng. Đến cuối năm 2024, nợ vay ngắn hạn tăng đột biến, công ty vẫn ghi nhận một khoản mục "phải thu ngắn hạn khác" hàng chục tỷ đồng dưới hình thức "cho mượn".
Phú Thọ vừa tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu – ông tổ của nghề đầu bếp Việt Nam, người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy biểu tượng văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc.
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện sức khoẻ của bé trai 4 tuổi trong vụ việc "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" ở Nam Định tiến triển tốt, bé đã ăn được và sắp được xuất viện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết vấn đề Ukraine đã đạt đến giai đoạn cần đưa ra quyết định.
Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của thanh tra cấp huyện, thanh tra sở.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không theo dõi sát diễn biến xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan.
Trong cuốn sách "Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”, Tổng Bí thư Trường Chinh xếp Ngô Thì Nhậm “vào hàng ngũ những thiên tài mãi mãi là những ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam làm vẻ vang cho giống nòi”.
Bộ GDĐT vừa công bố danh sách 133 học sinh trong diện được miễn thi tốt nghiệp THPT, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Chuyến tàu hạng sang chặng Hà Nội - Hải Phòng sẽ đi vào hoạt động từ giữa tháng 5. Tàu trang bị ghế ngồi mềm dạng sofa, có wifi miễn phí, cây nước nóng lạnh với thiết kế nội thất sang trọng.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ trong vụ án Xuyên Việt Oil được đề nghị giảm án từ 12 xuống còn 5 năm tù, nhờ tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho Nhà nước.
PSG đã đánh bại Arsenal để lọt vào trận chung kết Champions League 2024/2025 trong mùa giải mà siêu sao Kylian Mbappe đã nói lời chia tay.
GS.TS.BS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, hiện tại, ngành Y tế đang định hướng sửa đổi Luật BHYT, để cụ thể một số nội dung tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.