Tiền vệ Việt kiều gia nhập Bayer Leverkusen: Giá 12 triệu euro, lương 1,5 triệu euro/mùa
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nà Hẩu là xã vùng cao của huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), xã nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Nơi đây có trên 92% đồng bào dân tộc Mông sinh sống với tập tục cúng rừng có từ lâu đời, luôn được duy trì tổ chức hàng năm. Từ bao đời nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã gắn liền với các khu rừng nguyên sinh.
Cách trung tâm huyện Văn Yên gần 30km, xã Nà Hẩu nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, với diện tích tự nhiên hơn 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500 ha. Toàn xã có hơn 500 hộ dân đồng bào dân tộc Mông, với trên 2.500 nhân khẩu. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào Mông nơi đây luôn đồng lòng gìn giữ, bảo vệ rừng bằng những luật tục truyền từ đời này sang đời khác.
Đã bao đời nay, người Mông ở Nà Hẩu sống dựa vào những cánh rừng nguyên sinh. Ảnh: PV
Rừng Nà Hẩu là khu rừng nguyên sinh có lịch sử lâu đời, cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, hệ thực vật rừng có gần 400 loài, trong đó có 27 loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Về động vật, tại đây có hơn 70 loài thú, 240 loài chim, 48 loài bò sát…, nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới như sơn dương, gấu, vượn đen tuyền, voọc xám, rùa đầu to, kỳ đà hoa...
Từ bao đời nay, rừng Nà Hẩu cung cấp thức ăn, nước sinh hoạt, rừng cho cây làm nhà, rừng che trở đùm bọc đời sống của người Mông ở Nà Hẩu. Chính vì thế, người dân nơi đây cũng rất biết tôn trọng, bảo vệ và gìn giữ rừng như gìn giữ cuộc sống của chính mình.
Ông Sùng Nhà Páo ở thôn Bản Tát là một trong những người đầu tiên đến định cư tại xã Nà Hẩu khi địa phương này mới được thành lập kể lại rằng : "Năm 1986, khi tôi đến đây vẫn còn hoang sơ, muông thú rất nhiều, bốn bề xung quanh đều là rừng già với những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Lúc đó, cả bản chỉ lưa thưa vài nóc nhà, dần dần mọi người thấy nơi đây màu mỡ nên đã di cư đến ngày càng đông. Thời gian đầu, cuộc sống rất khó khăn, mọi người đều sinh tồn nhờ rừng, nhiều người cũng vào rừng chặt cây làm nhà, làm nương rẫy trồng sắn, trồng ngô, săn bắt thú để làm thức ăn…"
Ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) mỗi thôn đều có 1 khu rừng thiêng. Theo quan niệm của người dân, giữ cánh rừng luôn tươi tốt cũng chính là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm. Ảnh: PV
Hầu hết người dân trong xã đều hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của mình và bản làng. Vì vậy, trải qua nhiều đời chung sống hoà thuận với rừng, dân bản đặt ra những quy định, hương ước được cộng đồng tôn trọng thực hiện, duy trì từ đời này sang đời khác trong việc giữ rừng, bảo vệ rừng.
Theo quan niệm của người Mông nơi đây, những cánh rừng xanh, rừng cấm, rừng thiêng gần bản là nơi chở che cho dân bản tránh cái gió, tránh lũ ống, lũ quét, cho dân bản sản vật để ăn, nguồn nước để uống và tưới tiêu cho đồng ruộng. Giữ cánh rừng luôn tươi tốt cũng chính là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm. Vì vậy không một người dân nào tự ý vào rừng phá rừng trái phép.
Năm 2006, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được thành lập. Bà con sinh sống ở đây lập ra hương ước, quy ước, thưởng phạt rõ ràng trong việc bảo vệ rừng; góp phần đưa Nà Hẩu trở thành địa phương hiếm có trong tỉnh Yên Bái với độ che phủ rừng đạt 90%.
Những sản vật từ rừng đã giúp bà con Nà Hẩu có thêm thu nhập cho cuộc sống. Ảnh: Hoàng Hữu.
Trải qua hàng trăm năm chung sống hòa thuận với rừng, bà con đặt ra những quy định, hương ước về việc giữ rừng, bảo vệ rừng và được cộng đồng tôn trọng, truyền từ đời này sang đời khác. Vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, người dân ở các bản, làng trong xã Nà Hẩu, lại tụ họp về khu rừng cấm, rừng thiêng của thôn để tổ chức Tết rừng.
Đã thành thông lệ, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch hàng năm, các bản, làng trong xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) lại tụ họp về khu "rừng cấm, rừng thiêng" của thôn để cùng tổ chức "lễ cúng Thần rừng" hay còn gọi là Tết rừng. Dù đời sống ngày càng hiện đại và có nhiều đổi thay nhưng nhiều năm nay, người Mông Nà Hẩu vẫn duy trì tục lệ tốt đẹp này bởi những ý nghĩa thiêng liêng của nó. Tại đây đồng bào Mông cùng nhau thực hiện lời thề thiêng liêng trước thần rừng của bản.
Tết rừng được bà con tổ chức dưới gốc cây cổ thụ trong khu rừng thiêng của bản. Ảnh: PV
Tết rừng của người Mông xã Nà Hẩu được tổ chức đồng thời tại khu rừng thiêng ở cả 3 thôn: Trung Tâm, Ba Khuy và Bản Tát của xã. Mở đầu Tết rừng là phần rước lễ vật lên khu rừng cấm, tại đây thầy cúng thực hiện các nghi lễ cúng thần rừng. Nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, dưới gốc cây cổ thụ. Lễ vật để dâng cúng Thần rừng gồm một cặp gà trống - mái, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản.
Thầy mo thực hiện các nghi lê cúng sống dưới gốc cây cổ thụ tại khu rừng thiêng. Ảnh: Hoàng Hữu
Thầy mo thực hiện các nghi lê cúng sống dưới gốc cây cổ thụ tại khu rừng thiêng. Ảnh: Hoàng Hữu
Chị Mua Thị Dua sống tại thôn Bản Tát, xã Nà Hẩu chia sẻ, ở mỗi thôn bản của xã đều có khu rừng cấm, rừng thiêng, đây là nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng thần rừng. Lễ cúng rừng là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất đối với người Mông.
Khi kết thúc phần nghi lễ cúng sống dưới gốc cây cổ thụ trong rừng thiêng, thầy cúng cùng bà con trở lại bãi đất trống ngay bìa rừng thực hiện nghi thức cúng chín, cũng tại đây trưởng thôn và nhân dân đánh giá kết quả công tác bảo vệ rừng năm cũ, bầu ra tổ tự quản bảo vệ rừng cho năm mới. Tiếp đến, bà con thực hiện nghi thức lời thề giữ rừng giữa đại ngàn, họ cùng nhau giơ những nắm tay lên cao thể hiện quyết tâm, tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của những khu rừng nguyên sinh, bảo vệ những nguồn tài nguyên của rừng để từ đó rừng cũng bảo vệ và phục vụ con người.
Đông đảo người dân cùng du khách tham dự lễ cúng rừng của đồng bào Mông ở Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái). Ảnh: Hoàng Hữu
Anh Giàng A Sinh, người dân ở Nà Hẩu chia sẻ: "hàng năm, trong lễ cũng rừng chúng tôi cùng nhau thực hiện lời thề giữ rừng, bà con không được săn bắn động vật hoang dã, không được chặt phá rừng, không được phát phá rừng để làm nương rẫy, không được dùng các vật nguy hểm, vật cấm để xâm hại đến rừng, từ đó giữ được đại ngàn của rừng và phát triển thêm, đem lại lợi ích cho cuộc sống".
Sau khi cúng rừng xong, bà con tổ chức ăn Tết rừng. Sau đó, người dân phải kiêng 3 ngày không được lên rừng chặt phá cây, không săn bắt động vật rừng, không có hành vi xâm phạm rừng. Tết rừng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Mông, là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa đáng được trân trọng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Văn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
Sau lễ cúng sống, người dân bản tập chung tại bãi đất trống ngay bìa rừng cùng nhau ăn bữa cơm thể hiện tinh thần đoàn kết thực hiện lời thề giữa đại ngàn. Ảnh: Hoàng Hữu
Sau lễ cúng sống, người dân bản tập chung tại bãi đất trống ngay bìa rừng cùng nhau ăn bữa cơm thể hiện tinh thần đoàn kết thực hiện lời thề giữa đại ngàn. Ảnh: Hoàng Hữu
Ông Lý Tòn Cầu, Chủ tịch UBND xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) cho biết, lễ hội tết rừng của xã Nà Hẩu không những là một nghi lễ về mặt tâm linh, cầu cho sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mà còn góp phần quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Ông Hoàng Việt Hóa, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ tháng 12/2024. Đây không chỉ là niềm vinh dự lớn lao đối với cộng đồng người Mông nơi đây mà còn là trách nhiệm to lớn đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản quý báu này.
Những cánh tay cùng nhau giơ lên thể hiện quyết tâm giữ lời thề thiêng liêng để bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc Mông ở Nà Hẩu. Ảnh: Hoàng Hữu
Để phát huy giá trị di sản, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết huyện sẽ bảo tồn nguyên vẹn giá trị truyền thống của Lễ cúng rừng, tăng cường các chương trình nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa về Lễ cúng rừng, đảm bảo bảo tồn đầy đủ các nghi thức, lời khấn, lễ vật và không gian thiêng liêng của nghi lễ; hỗ trợ các nghệ nhân, già làng, trưởng bản trong việc truyền dạy các giá trị văn hóa, ngôn ngữ và tập quán gắn với nghi lễ cho thế hệ trẻ.
"Cùng với đó, đưa Lễ cúng rừng vào đời sống cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ; lồng ghép bảo tồn di sản với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; bảo vệ và phát triển rừng gắn với truyền thống cúng rừng; đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng trong đời sống cộng đồng, khuyến khích nhân dân thực hiện nghiêm túc quy ước bảo vệ rừng gắn với phong tục Lễ cúng rừng. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, khai thác trái phép và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương…" Chủ tịch UBND huyện Văn Yên nhấn mạnh.
Với những nghi lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông cùng những tục lệ tốt đẹp, ý nghĩa, thiêng liêng trong tập tục, tháng 12/2024, Lễ cúng rừng của Đồng bào Mông, xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã được Bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tối 26/2, tại sân vận động xã Nà Hẩu, UBND huyện Văn Yên đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên" và Tết rừng năm 2025.
Tiềm năng du lịch Dầu Tiếng (Bình Dương) ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ, đa tầng lớp, từ hồ nước mênh mông, núi rừng thơ mộng đến văn hóa bản địa đặc sắc. Trong đó, bán đảo Tha La – điểm nhấn của du lịch Dầu Tiếng có thể trở thành điểm đến xanh hấp dẫn ở Đông Nam bộ.
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Chuyển đổi số đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Phó Giáo sư Đào Xuân Cơ, Bệnh viện Bạch Mai đang chuẩn bị mua sắm trang thiết bị cho cơ sở 2 ở Hà Nam với gói đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng để chính thức hoạt động từ tháng 11/2025.
Mộc Châu (Sơn La) vào hè nhưng khí hậu vẫn mát mẻ. Nơi đây có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn; đặc biệt, trải nghiệm nông nghiệp, hái quả được du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ.
Dù cố gắng xây dựng bảng quy đổi điểm nhưng khó có thể công bằng, đồng đều.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, ngày 30/4, lực lượng chức năng phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên vừa triệt phá thành công một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn, xuyên quốc gia, bắt giữ ba đối tượng cùng 50 bánh hồng phiến, tương đương khoảng 100.000 viên ma túy tổng hợp.
Tính đến trưa 2/5, đơn vị trình diễn drone tại TP.HCM gặp sự cố hôm 30/4 chỉ mới nhận lại được khoảng 50 chiếc drone. Số lượng drone bị mất vẫn còn rất nhiều.
Hoàng đế là người vô tình nhất thiên hạ và chắc chắn Càn Long là một minh chứng hùng hồn nhất khi ông hoàn toàn xem nhẹ tình cảm, thậm chí là tình nghĩa cha con. Với Càn Long thì sự yên ổn của thiên hạ xã tắc của ông lại được đặt lên hàng đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm LB Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Helerson Nascimento là trung vệ ngoại binh của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Trung vệ 28 tuổi từng có thời gian sát cánh cùng Neymar ở Olympic Brazil.
Du khách đông nghịt từ các điểm di tích cho đến các bãi biển ở thành phố Huế trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Loại rau có hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho tim mạch và giúp giảm cân.
Ngày 2/5, nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đang điều tra, phân loại các đối tượng trong vụ khám xét tại quán bar Paris Night ở TP.Phan Thiết.
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP.HCM.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách. Những bức bích họa đầy màu sắc, sống động khắc họa cuộc sống ngư dân và vẻ đẹp của vùng biển quê hương trở thành điểm nhấn đặc biệt khiến nơi đây tràn ngập niềm vui cùng đất nước.
Du khách phản ánh khách sạn tại TP.HCM đã tự nâng giá, sử dụng “tên ma” không giống như khi đặt phòng, không cung cấp hóa đơn tài chính… dịp nghỉ lễ 30/4.
Trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”.
Thể Công Viettel sẽ thi đấu vòng 21 V.League 2024/2025 gặp SHB Đà Nẵng với sự quyết tâm rất lớn khi họ vẫn còn cơ hội đua vô địch và đây là màn ra mắt của tân HLV Velizar Popov.
Từ ngày 1/8/2025, việc sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ chính thức chấm dứt theo hướng dẫn tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025. Thông tin này đang khiến nhiều người hoạt động ở cấp cơ sở băn khoăn: Liệu họ có được tiếp tục sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới? Chế độ, chính sách hỗ trợ sẽ như thế nào? Dưới đây là phân tích cụ thể từ các quy định hiện hành.
Chiến sĩ đoàn diễu binh lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xúc động khi được đưa tiễn sáng 2/5 tại sân bay Tân Sơn Nhất
Tiết lộ với PV Báo điện tử Dân Việt, anh Trần Chung Hưng ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, mới đây, anh nhận được một đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài muốn mua cá tầm bố mẹ loại trên 50kg/con với giá 100 triệu đồng/con nhưng do số lượng loại cá "khổng lồ" này tại trại còn khá ít nên anh chưa dám "chốt" đơn.
Ngày 2/5, Israel cho biết rằng máy bay phản lực của nước này đã thực hiện các cuộc không kích gần khu phức hợp tổng thống ở Syria, nhằm đáp trả tình trạng bạo lực chống lại cộng đồng thiểu số Druze.
Đau tức thắt lưng kéo dài, tiểu buốt, bệnh nhân không ngờ bệnh sỏi thận của mình đã biến chứng ung thư, phải cắt bỏ thận trái và 1 phần bàng quang.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), về tội "Gây rối trật tự công cộng". Tuy nhiên, sự kiện này không đơn thuần là một vụ việc hình sự riêng lẻ mà là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đa tầng, kéo dài tại một trong những trường quốc tế danh tiếng và đắt đỏ nhất thành phố.
Nhiều người cho rằng sử dụng mì chính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên chỉ sử dụng muối để nêm nếm. Quan niệm này liệu có đúng?
Radio online Nhịp sống nông thôn mới hôm nay có nội dung: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ; Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân của phường Tân Giang và Hội Nông dân thành phố Cao Bằng;...
Trên công trường các dự án giao thông trọng điểm, hàng nghìn kỹ sư, công nhân vẫn bám công trường cùng máy móc thi công dự án dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Trên phương diện quân sự, chính trị và ngoại giao, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 làm rung chuyển ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về đến sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay 2/5, lần đầu tiên xá lợi được tôn trí và chiêm bái tại Việt Nam.
Các tàu của Nga thuộc "hạm đội bóng tối" của nước này đã được đổi tên và đăng ký lại trong động thái được cho là nhằm phá vỡ lệnh trừng phạt nhằm vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ một cơ sở ở Bắc Cực, theo báo cáo.