Thủ tướng Chính phủ: Đưa Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 vào sử dụng trong năm 2025
Sáng 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Công nghệ luôn được xem là trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới đã trở thành một thành phần quan trọng của chiến lược phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tác động của đổi mới công nghệ
Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.
Nhìn lại chặng đường vừa qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%).
Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) luôn xác định KH&CN là nền tảng để phát triển bền vững. Ảnh Bộ KH&CN
Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp.
Kết quả nghiên cứu của Bộ KH&CN gần đây cho thấy trong giai đoạn từ 2001 - 2019, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam.
Giai đoạn 2001 - 2019, đầu tư thực tế vào ứng dụng, đổi mới công nghệ trên lao động tại Việt Nam tăng gần 250%. Trong hai thập kỷ qua, đổi mới công nghệ đã dần vượt qua thành tố thâm dụng vốn để trở thành động lực chính của tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động.
Nếu nhìn lại những năm 2000, thâm dụng vốn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, trong khi TFP chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động, tuy nhiên việc tăng cường đầu tư vào các hoạt động liên quan đến công nghệ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam đã góp phần nâng cao TFP trên mỗi lao động cũng như tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Trong giai đoạn tiếp theo từ 2008 đến 2014, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động của Việt Nam chậm lại. Thời gian này, việc giảm đầu tư vốn đã làm giảm đáng kể vai trò của đầu tư ứng dụng công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 - 2019, đổi mới công nghệ đã vượt qua thâm dụng vốn để trở thành động lực chính của tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động. Tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động trung bình là 5,64% trong giai đoạn 2015-2019.
Thâm dụng vốn đã đóng góp 55% (3,06% trong tăng trưởng tổng thể 5,64% mỗi năm), 45% còn lại (2,58%) là đóng góp của TFP vào tăng trưởng. Đáng chú ý là tác động của ứng dụng, đổi mới công nghệ có xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn này, vượt yếu tố tăng cường vốn để trở thành nhân tố có đóng góp lớn nhất tới tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động.
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động đến từ:
- Nỗ lực của các doanh nghiệp dẫn đầu trong nâng cao sản lượng tiềm năng (đường biên công nghệ không điều kiện) của ngành.
- Cải thiện hiệu suất (nâng cao hiệu quả kỹ thuật) của các doanh nghiệp trung bình (các doanh nghiệp đi sau) trong hoạt động sản xuất.
- Tác động của đầu tư liên quan đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dẫn đầu nhằm gỡ bỏ các rào cản trong nâng cao hiệu suất và năng lực công nghệ.
Kết quả đánh giá cho thấy nỗ lực đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 3,3% trong mức tăng tổng 5,6% của sản lượng trung bình hàng năm trên mỗi lao động.
Đáng chú ý, dù giá trị tuyệt đối còn hạn chế nhưng các doanh nghiệp đã chiếm phần đáng kể trong đầu tư R&D. Tỉ lệ các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 64% vào R&D quốc gia, tỉ lệ này có thể so sánh với Singapore (52%), Hàn Quốc (77%) và Trung Quốc (77%).
Trong những năm gần đây tại Việt Nam có nhiều hơn các doanh nghiệp mở rộng hoạt động R&D.
Đổi mới và sáng tạo công nghệ là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Việt Nam cần sự lãnh đạo quyết liệt cùng thể chế mạnh để nắm bắt những cơ hội này và tháo gỡ những nút thắt để tiếp tục phát triển kinh tế.
Nhà máy Trường Hải đã tự động hóa nâng cao năng lực sản xuất nhíp ô tô từ 6 nghìn tấn/năm lên 10 nghìn tấn/năm và giảm 5% chi phí sản xuất hàng năm. Ảnh Bộ KH&CN
Về dài hạn, đầu tư cho R&D sẽ dẫn đến việc tích lũy các phát minh sẵn sàng ứng dụng và đưa vào sản xuất, dẫn đến việc tăng năng suất, hay tăng TFP nói riêng. Số lượng các công nghệ chưa được áp dụng ngày càng tăng cũng kích thích sự gia tăng của các hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và từ đó kích thích các hoạt động sản xuất mới.
Qua phân tích cho thấy, tác động của đầu tư cho R&D sau 10 năm đầu tư là rất đáng kể. Đến năm 2030, tăng 1% của tốc độ tăng ngân sách cho R&D có thể mang lại khoảng 106 nghìn tỷ đồng cho GDP thực của Việt Nam (theo giá năm 2010). Con số này xấp xỉ 1,0% tổng GDP vào năm 2030. Tuy nhiên, đến năm 2045, tăng 1% tốc độ tăng đầu tư cho R&D sẽ tạo thêm khoảng 600 nghìn tỷ đồng, khoảng 3,7% tổng GDP thực năm 2045.
Nâng cao đóng góp của KH-CN và ĐMST
Để hiện thực hóa yêu cầu cao về vai trò của KH&CN trong giai đoạn mới, Văn kiện Đại hội XIII khẳng định, phải đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Điểm mới về nhận thức trong Văn kiện Đại hội XIII về vai trò của KH&CN là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng KH&CN, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc.
Trên cơ sở đó, một số chính sách lớn được khuyến nghị trong thời gian tới, bao gồm:
Thứ nhất là, tăng cường đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ mới và đổi mới trong tổ chức thông qua thay đổi cơ cấu, chiến lược và văn hóa sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho Việt Nam tại thời điểm này trong sự phát triển của đất nước. Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp về cách sử dụng công nghệ tốt nhất và những chính sách này sẽ thay đổi khi năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp được cải thiện và phát triển.
Để hỗ trợ đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp, các chính sách cần hướng tới hỗ trợ theo từng nhóm công nghệ nhất định. Cụ thể là: Xây dựng chiến lược hỗ trợ đổi mới công nghệ theo ngành kinh tế; Khuyến khích và hỗ trợ nhập khẩu công nghệ; Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0; Tăng cường tác động 'lan tỏa' và liên kết thuận/ngược.
Nhờ đổi mới công nghệ trong sản xuất tôm giống, Công ty Việt – Úc đã thành lập trang trại tôm giống với khả năng sản xuất 15 tỷ cá thể tôm giống hậu ấu trung (PL: Post-larvae) hàng năm. Ảnh Bộ KH&CN
Trong bối cảnh hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam còn yếu và đang hoàn thiện, cần ưu tiên phát triển năng lực bắt kịp trình độ công nghệ cao nhất (đường biên công nghệ) thông qua tiếp nhận và phổ biến công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia, thay vì cố gắng thúc ép tạo ra công nghệ mới thông qua hoạt động sáng chế.
Thứ hai là, nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Trọng tâm của hoạt động này là tối ưu hóa việc áp dụng các công nghệ đang được đổi mới. Trở thành một nhà sản xuất hiệu quả và cạnh tranh không đòi hỏi phải tạo ra các công nghệ hàng đầu. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải sử dụng các công nghệ một cách hiệu quả, đây là “khả năng hấp thụ công nghệ” theo nghĩa rộng hơn. Đó là các hoạt động nhằm tăng cường năng lực của các doanh nghiệp liên quan đến việc triển khai và sử dụng hiệu quả công nghệ, đặc biệt là khả năng quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, một yếu tố quan trọng chính là tăng cường năng lực cho các đơn vị hỗ trợ. Đó là các viện về đo lường, tiêu chuẩn, thử nghiệm và chất lượng, các trường đại học và tổ chức nghiên cứu và các cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba là, thúc đẩy hoạt động R&D và các ngành công nghiệp mới để nâng cao đường biên công nghệ. Hoạt động R&D giúp tăng khả năng hấp thụ công nghệ và tạo cơ hội tăng ngày càng nhiều sáng tạo công nghệ khi Việt Nam phát triển. Trọng tâm hiệu quả nhất của nỗ lực R&D là thúc đẩy áp dụng và thích ứng công nghệ trong tất cả các giai đoạn và các ngành: nhập khẩu, kỹ nghệ đảo ngược, áp dụng và thích ứng. Tại Việt Nam, hiện nay mức chi cho R&D/GDP còn quá thấp. Do vậy, cần tăng mạnh ngay trong thời gian tới, trước hết từ ngân sách nhà nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cao cho đầu tư vào R&D của doanh nghiệp nội và FDI, coi R&D là lĩnh vực được ưu đãi cao nhất.
Thứ tư là, phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển các kỹ năng và năng lực của con người là điều kiện tiên quyết đối với cả đổi mới và sáng tạo công nghệ. Kỹ năng có thể được phát triển thông qua: giáo dục chính quy, đào tạo nghề, đào tạo tại chỗ, nhập khẩu hoặc chuyển dịch lao động có kỹ năng. Tầm quan trọng của các kênh này trong phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, mức độ phức tạp của tri thức được sử dụng và khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp.
Thứ năm là, tăng cường phát triển các công cụ chính sách và hiệu lực của cơ chế thực thi. Theo Khảo sát về Đổi mới Sáng tạo của Ngân hàng Thế Giới, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ là một trong ba yếu tố quan trọng nhất cản trở nỗ lực đổi mới của các doanh nghiệp. Hầu hết các công cụ chính sách hiện nay tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng KH&CN, các quy định, đào tạo về kỹ năng vận hành và các tiêu chuẩn công nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần có nhiều hơn nữa các công cụ chính sách như khuyến khích tài chính về các khoản trợ cấp để phát triển kỹ thuật tiên tiến, thiết kế sản phẩm, đổi mới sản phẩm/quy trình/tiếp thị và R&D như ở Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ ngày càng có vai trò thiết yếu để doanh nghiệp cạnh tranh và thịnh vượng. Do vậy, chỉ có ứng dụng và đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp Việt mới nâng cao được hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Trong năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tổ chức SIRO's Data61 của Úc đã hợp tác tiến hành một nghiên cứu chung nhằm cung cấp các công cụ phân tích, đánh giá các giai đoạn phát triển công nghệ hiện tại ở Việt Nam cũng như những đóng góp của các hoạt động KH&CN khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Báo cáo đã đưa ra bức tranh toàn cảnh, những khuyến nghị chính sách cụ thể và khả thi theo năm khía cạnh bao gồm: Nỗ lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp; Cải thiện hiệu suất (nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp); Thúc đẩy R&D và các ngành công nghiệp mới nổi để nâng cao đường biên công nghệ; Phát triển nguồn nhân lực; và Phát triển các công cụ chính sách và cơ chế thực hiện để quản lý toàn diện và tăng cường các nỗ lực phát triển công nghệ.
Sáng 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã chính thức công bố kế hoạch tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng Vòng loại Giải U23 châu Á 2026. Theo đó, buổi lễ sẽ diễn ra vào lúc 14h00 (giờ Việt Nam) ngày 29/5/2025 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur.
“Cải cách sâu rộng quản trị nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần “không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để”, thông điệp của người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.
Sáng 5/5, Công an phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, đang khẩn trương xác minh vụ việc tài xế bị hành khách hành hung trên đường Hoàng Thị Loan.
Thấy tình huống của cặp sinh đôi mà bác sĩ cũng bất ngờ.
Nhà báo Thu Uyên chia sẻ với Dân Việt rằng, chị chưa bao giờ nhận mình là MC mà chỉ xuất hiện trong "Như hề có cuộc chia ly" để kết nối các câu chuyện.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị có chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.
Theo ông Đinh Kãi-Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, vùng đất 5 xã tả ngạn sông Ayun đều có cây gỗ trắc tự nhiên (cây quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam" nhưng số lượng không nhiều như tại làng Alao. Phần lớn cây gỗ trắc mọc tự nhiên theo những gốc cây gỗ trắc cũ...
Chỉ trong vòng 24 tiếng, Công an tỉnh Sơn La đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ các đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ hàng nghìn viên ma túy tổng hợp.
Triển lãm cá nhân lần thứ 4 của Nguyễn Thu Hương như một hòa âm của tâm hồn người nữ hiện đại - kín đáo, e lệ mà vẫn mạnh mẽ và tình tứ.
“Điện Biên Phủ trên không” không chỉ là tên gọi của một chiến thắng lẫy lừng, mà còn là dấu ấn lịch sử được khai sinh giữa bom đạn và khí thế sục sôi trên bầu trời Hà Nội tháng Chạp năm 1972. Ít ai biết rằng, cụm từ ấy lần đầu xuất hiện trên trang báo Nhân Dân ngày 29/12/1972, bên cạnh bài hát “Hà Nội - Điện Biên Phủ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên – một sáng tác viết ngay trong căn hầm giữa lòng Thủ đô đang rực lửa chiến đấu.
Vụ nổ lớn bất ngờ xảy ra tại một nhà dân tại TP.Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) đã khiến 4 người trong gia đình thương vong.
Đó là chia sẻ của TS.BS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương với PV Dân Việt liên quan đến vụ việc bé trai 4 tuổi ở Nam Định trước đó nhập viện cấp cứu gây xôn xao dư luận.
Thủ tướng cho biết, thực hiện chủ trương phòng chống lãnh phí của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chính phủ đã hoàn thành việc rà soát hơn 2.200 dự án, tổng vốn 5,9 triệu tỷ đồng (tương đương 235 tỷ USD), để sớm đưa dòng vốn trở lại nền kinh tế.
“Ta là một, là riêng, là thứ nhất”, câu thơ của Xuân Diệu có vẻ đặc biệt “trúng đích” với sự độc đáo về thiên nhiên - cũng như nhiều bối cảnh văn hoá lịch sử chẳng giống ai tí nào - của đất nước Australia và châu Úc nói chung.
Nếu cơ hội của Daniel Passira, Đỗ Duy Mạnh hay Phạm Tuấn Hải trở thành bàn thắng, có lẽ kịch bản của trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép Xanh Nam Định sẽ khác, đồng nghĩa cuộc đua vô địch V.League 2024/2025 trở nên kịch tính hơn.
Nhà phân tích người Anh lưu ý rằng không có một bình luận hay phản ứng nào trên phương tiện truyền thông phương Tây như thể ông Zelensky không nói gì.
Trước khi sáp nhập với Cần Thơ, Sóc Trăng thành TP.Cần Thơ mới, tỉnh Hậu Giang có 100% số xã đạt tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, có 14 xã nông thôn mới nâng cao.
"Hát Quốc ca tại Nhật Bản là một khoảnh khắc đặc biệt, một cảm giác trào dâng không thể gọi tên", ca sĩ Tùng Dương chia sẻ.
Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC về phân công, phân cấp công tác tổ chức và tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị trực thuộc Bộ.
Trung bình, mỗi người Việt Nam uống gần 70 lít đồ uống có đường mỗi năm, tương đương 1,3 lít mỗi tuần.
Ngày đầu người dân đi làm, học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tuyến đường ở Hà Nội ken đặc xe cộ, ùn tắc kéo dài vài km vào giờ cao điểm, người dân chật vật thoát tắc.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, nhiều cán bộ, đảng viên đã tự nguyện hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị mình, vì sự phát triển của đất nước.
Trong lòng công chúng Hồng Kông và người hâm mộ khắp châu Á, cái tên Mai Diễm Phương không chỉ là một biểu tượng âm nhạc và điện ảnh, mà còn là hiện thân của một người phụ nữ tài năng, kiên cường, giàu lòng nhân ái.
Đây là khoảng thời gian 3 con giáp này nỗ lực hết mình để kiếm thêm thu nhập, có công việc suôn sẻ, thu nhập như ý, phía trước tràn đầy hứng khởi.
Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã làm việc với anh N.V.M. (28 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) - tài xế xe bán tải BKS 61C-567.14 có mặt tại hiện trường trong vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long tử vong.
Giá USD hôm nay 5/5: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.956 đồng, giảm 12 đồng so với trước kỳ nghỉ lễ. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" bán ra ở mức 26.510 VND/USD, giảm 20 đồng mỗi chiều so với hôm qua.
Bước vào mùa tuyển sinh năm học 2025-2026, nhiều trường đại học công lập lớn tại TP.HCM đã công bố dự kiến mức học phí mới, cho thấy xu hướng tăng học phí rõ rệt so với năm học trước.
Sau vòng 21, cuộc đua vô địch và trụ hạng tại V.League 2024/2025 đã có những thay đổi rất lớn. Do đó, chúng ta có thể phần nào mường tượng ra được kết cục của giải đấu năm nay.
Lực lượng công an cùng người dân đã vây bắt, khống chế đối tượng Hồ Phú Xuân, nghi phạm đánh người phụ nữ phải khâu gần 40 mũi vùng đầu.