Chủ đề nóng
Con lên đại học, cha mẹ hoảng vì chi phí tăng chóng mặt

Theo TS Toàn, tài chính trong quá trình học đại học là một vấn đề quan trọng mà phụ huynh và học sinh cần tính toán. Ảnh minh họa: Việt Hà.
"Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ? Đăng ký trường đại học nào để phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình?"
Đó là những câu hỏi mà cô Hoàng Hương (ở ngoại thành Hà Nội) băn khoăn nhiều ngày nay, khi con gái chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.
Bao nhiêu mới đủ?
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, cô Hương cho biết năm nay, con gái cô thi được 25 điểm ở khối C00, dự định đăng ký vào các trường đào tạo ngành sư phạm hoặc khoa học xã hội.
Gần một tháng nay, hai mẹ con đã bàn tính chuyện đăng ký trường nào để phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, mỗi tháng bố mẹ sẽ chu cấp bao nhiêu để con theo học đại học.
Tham khảo các phụ huynh đi trước, cô Hương cho biết nếu đỗ vào Đại học Hải Dương, mỗi tháng, cô dự định cho con khoảng 5-6 triệu đồng. Số tiền này sẽ bao gồm học phí, tiền trọ, ăn uống, đi lại, phát sinh...
So với con gái đầu đã học đại học cách đây 3-7 năm, cô Hương nhận xét tổng chi phí đại học của con gái thứ 2 đã tăng đáng kể.
"Trước đây, cả học phí và sinh hoạt phí, con gái đầu chi tiêu khoảng 2,5-3,5 triệu đồng/tháng, thậm chí con có thể tự thân trang trải khoảng 70%. Nhưng với con gái thứ 2 thì khác, học phí hay phí sinh hoạt đều tăng, bố mẹ phải hỗ trợ nhiều hơn", cô Hương chia sẻ.
Dù vậy, nữ phụ huynh cho rằng nếu đỗ các trường đại học ở Hà Nội, có lẽ mức 5-6 triệu đồng/tháng sẽ không đủ bởi học phí cũng như phí sinh hoạt sẽ cao hơn.
"Có thể con sẽ phải đi làm thêm để thoải mái chi tiêu hơn chút, bởi trong số 5-6 triệu đồng, học phí có thể sẽ chiếm 1/3 hoặc nhiều hơn. Hiện tại con chưa đỗ trường nào nên cũng khó xác định", phụ huynh nói.
Không riêng cô Hương, trước ngưỡng cửa đại học của những sĩ tử sinh năm 2006, câu chuyện chi phí sinh hoạt của sinh viên tiếp tục được đưa ra bàn luận.

Bài đăng trên mạng xã hội của nam sinh viên đang học trọ ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Bích.
Mới đây, trên mạng xã hội, một nam sinh viên đang trọ học ở Hà Nội chia sẻ với các tân sinh viên về việc chi tiêu khi học đại học. Cụ thể, chàng trai chi 1,5-2 triệu đồng cho tiền phòng, 2-3 triệu đồng cho tiền ăn uống, 4-5 triệu đồng cho học phí tại trường và tiền học chứng chỉ. Nam sinh cũng dành 2 triệu đồng cho tiền đi chơi, quần áo và những chi phí phát sinh khác.
Thêm các khoản phí lặt vặt như tiền điện, nước, xăng, Internet, người viết cho rằng mỗi tháng sinh viên cần 8,5-13,5 triệu đồng/tháng (hoặc hơn) mới đủ để chi trả.
Bài viết sau đó nhận được sự chú ý và tranh luận của nhiều người. Nhiều người cho rằng mức chi trên là phung phí, quá cao với sinh viên. Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự bất ngờ, "hoảng hồn" khi mức chi phí như vậy.
Dù vậy, không ít người cũng cho biết bảng kê trên không phải vô lý ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, một số khoản vẫn có thể "co kéo" để tiết kiệm.
Nguyễn Việt (sinh viên năm 4 ở Hà Nội) cho rằng với bảng chi trên, nhiều khoản có thể tiết kiệm được. Ví dụ tiền ăn 2-3 triệu đồng vẫn có thể giảm bằng cách tự nấu ăn thay vì ăn hàng. Tiền quần áo, đi chơi hay phát sinh thêm cũng có thể cắt giảm...
Việt cho hay hiện tại, nếu tính cả học phí (2,5 triệu đồng/tháng), tổng mọi chi phí đại học của Việt khoảng 5 triệu đồng/tháng. Đấy là mức chi phí tiết kiệm bởi nam sinh thường mang đồ ăn từ quê ra, cắt giảm các khoản mua sắm và thường mượn tài liệu ở thư viện.
"Nếu mọi thứ đều phải chi tại Hà Nội, tổng chi chắc chắn cao hơn. Mỗi khu vực sống có giá cả khác nhau nhưng nhìn chung mình thấy 5 triệu cho riêng việc sinh hoạt là hợp lý. Đến tiền xăng còn tăng theo tuần, theo tháng thì phí sinh hoạt tăng cũng không có gì lạ", Việt chia sẻ.
Cân nhắc yếu tố kinh tế trước khi đưa ra quyết định
Trao đổi với Tri Thức - Znews, TS Mai Đức Toàn (chuyên gia giáo dục) đánh giá ở thời điểm hiện tại, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, mức chi phí dành riêng cho sinh hoạt (bao gồm tiền ăn, ở, đi lại, phát sinh) của mỗi sinh viên trung bình dao động khoảng 5-6 triệu đồng. Gia đình nào có điều kiện có thể chu cấp nhiều hơn.
Nếu tính thêm học phí, mỗi tháng, sinh viên sẽ mất thêm khoảng 2-5 triệu đồng, tùy mức thu của các trường. Tuy nhiên, tiền học thường nộp vào đầu kỳ, vì vậy hàng tháng, phụ huynh có thể “tạm thời” chưa phải lo khoản này.
“Nhiều người nói mức 5-6 triệu sinh hoạt phí là quá nhiều rồi so sánh với giai đoạn trước, khi họ cũng là sinh viên. Tôi thấy 5-6 triệu đồng mới chỉ là mức vừa đủ, vẫn phải tiết kiệm để trang trải cuộc sống sinh viên chứ không dư dả. Nếu muốn thoải mái hơn chút, thậm chí các em phải đi làm thêm”, TS Toàn nhận xét.

Xác định rõ các khoản chi ngay từ đầu, lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp sinh viên giảm thiểu những rủi ro trong quá trình học đại học. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Theo TS Toàn, đại học không chỉ là "một tấm bằng", đó còn là cơ hội để các sinh viên trau dồi kiến thức, kỹ năng, là bàn đạp để hiện thực hóa ước mơ sự nghiệp. Chính vì vậy, đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, cả phụ huynh và các bạn học sinh đều phải cân nhắc, trong đó có vấn đề kinh tế.
“Tài chính trong quá trình học đại học là một vấn đề hết sức quan trọng, nhưng lại ít được các bạn để ý quan tâm đúng mức. Thời điểm đăng ký nguyện vọng hiện tại chính là lúc thích hợp nhất để các em cân nhắc vấn đề này”, TS Toàn nhận định.
Theo TS Toàn, thực tế, chi phí để học đại học không chỉ là học phí. Các gia đình cần tính toán đến cả chi phí ăn, ở, đi lại, phát sinh… trước khi đăng ký vào các trường. Bên cạnh đó, đại học là hành trình dài, 4-5 năm, phụ huynh và thí sinh cần lưu ý đến yếu tố tăng học phí (lộ trình được thông báo trong đề án tuyển sinh), mức độ lạm phát…
Thông thường, chi phí sinh hoạt sẽ tương đương học phí, phụ huynh có thể áng chừng chi phí trong 4-5 năm học đại học. Từ đó có thể chia ra chi phí cho mỗi năm, mỗi tháng để dễ cân đối.
Từ việc xác định tổng chi phí để hoàn thành bậc cử nhân, TS Toàn khuyên thí sinh nên chọn trường đại học có mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, tính toán sao cho hợp lý để việc học không bị gián đoạn.
“Việc gia đình xác định rõ các khoản chi ngay từ đầu, lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp các em giảm thiểu những rủi ro, tránh bị gián đoạn”, TS Toàn nói.
Với những thí sinh thực sự khó khăn, TS Toàn khuyên các em có thể lựa chọn trường nghề, cao đẳng, hoặc đăng ký vào các trường đại học ở các tỉnh thay vì thành phố lớn để giảm chi phí.
Sau khi tốt nghiệp, các em hoàn toàn có thể đến thành phố để tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, các em cũng có thể đi làm thêm, tham khảo các khoản vay sinh viên từ ngân hàng chính sách hoặc học tập tốt để có học bổng.
“Yếu tố kinh tế quan trọng nhưng then chốt vẫn là sự quyết tâm của các em và gia đình. Chi phí hiện tại sẽ là khoản đầu tư cơ hội, đường dài để các em có tương lai rộng mở hơn. Nếu học tốt, ra trường, các em sẽ nhanh chóng hoàn lại chi phí đó", TS Toàn nói.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Đọc thêm
Lịch phát sóng trực tiếp vòng 21 V.League 2024/2025: Hướng về Hà Nội!
Tâm điểm của vòng 21 V.League 2024/2025 sẽ là cuộc đối đầu quyết định tới cuộc đua vô địch giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định tại sân Hàng Đẫy...
Phân loại rác bắt buộc từ 2025: Luật đã có, nhưng hạ tầng chưa theo kịp
Từ ngày 1/1/2025, hộ gia đình, cá nhân sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm áp lực xử lý hàng chục nghìn tấn rác thải mỗi ngày và hướng đến giải pháp quản lý bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương, nhất là Hà Nội, cho thấy việc triển khai đang gặp nhiều vướng mắc về hạ tầng, thiếu đồng bộ trong thu gom, xử lý, khiến mục tiêu phân loại rác vẫn chưa thể đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.
Telegraph: Tình thế đã đảo ngược và nước Nga của Tổng thống Putin hiện đang gặp rắc rối nghiêm trọng
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cùng nhau tạo nên một kỳ tích đáng chú ý về nghệ thuật lãnh đạo nhà nước. Họ có thể đã ngăn chặn được một thảm họa chiến lược cấp độ đầu tiên ở Ukraine, và cùng với đó là thiệt hại không thể khắc phục được đối với uy tín của phương Tây, tờ báo Anh Telegraph nhận định.
Người dân đến vườn thú lớn nhất Hà Nội để... ngắm khỉ và đà điểu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời tiết ở Hà Nội thất thương, có lúc mưa, lúc thì nắng nóng nhưng không quá gắt, nhưng hàng nghìn người dân vẫn ùn ùn kéo về Vườn thú Hà Nội để vui chơi, tham quan.
"Thèm chảy nước miếng" khi lạc vào lễ hội đặc biệt ở Bình Định, "độc lạ" món bánh tráng cuốn dài 7,7m, có 7 loại nhân
Bánh tráng cuốn Tây Sơn dài 7,7m với 7 loại nhân - điểm nhấn độc đáo của ẩm thực Bình Định và nhiều món ngon đến từ Gia Lai, Sóc Trăng, Bến Tre..., mang đến nhiều trải nghiệm bất ngờ khi “lạc” vào Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định.
Giá USD hôm nay 2/5: Đồng bạc xanh 'leo' về mốc 100, tỷ giá USD "chợ đen" tiếp đà tăng
Giá USD hôm nay 2/5: Trên thế giới, đồng bạc xanh phục hồi trên mốc 100, trong bối cảnh các nhà đầu tư lạc quan hơn về các thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại. Thị trường tự do sáng nay tăng 10 đồng ở chiều mua và 30 đồng ở chiều bán so với cập nhật sáng qua.
Ở Bình Phước đi nhặt quả gì chín vàng rụng la liệt dưới gốc cây cổ thụ, dân làm thuê sợ đụng rắn hổ mang, gặp người say sỉn?
Cuối mùa xuân, những cánh rừng trồng điều (đào lộn hột) với những cây điều cổ thụ lại nhuộm vàng mặt đất loại quả chín. Những vườn điều xanh ngát trải dài tít tắp từ Tây Nguyên xuống miền đồng đất đỏ Bình Phước mang đến nguồn thu nhập chính cho người dân...
Chuyến bay chở xá lợi Đức Phật hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất
Chuyên cơ quân sự của Chính phủ Ấn Độ cung rước xá lợi Đức Phật sang Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng 2/5.
Tin sáng (2/5): HLV Popov mang ‘nỗi lo kép’ đến các đội bóng của bầu Hiển?
HLV Popov mang ‘nỗi lo kép’ đến các đội bóng của bầu Hiển?; PSG được đánh giá cao nhất sẽ vô địch Champions League; Haaland trở lại tập luyện; Newcastle theo đuổi Mbeumo; LĐBĐ Brazil vẫn theo đuổi HLV Ancelotti.
Hé lộ nguyên nhân nghi án chồng sát hại vợ rồi tự sát ở Nha Trang
Vụ nghi án chồng sát hại vợ rồi tự sát xảy ra ở phường Phước Long, TP.Nha Trang, cơ quan chức năng thông tin nguyên nhân ban đầu xuất phát do mâu thuẫn trong gia đình.
Vị quan nhiếp chính cuối cùng của Việt Nam: Thay vua trị nước, tài năng, đức độ hơn người
Sử sách nước ta ghi nhận vị quan này là một người tài năng, đức độ. Ông xuất thân dòng dõi quý tộc, là hậu duệ của Chúa Hiền.
Trước khi sáp nhập với Đắk Lắk, tỉnh Phú Yên phê duyệt ngay một đề án quan trọng, đặt mục tiêu thu 11.000 tỷ đồng năm 2025
Trước khi sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ký Quyết định số 692 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi sáp nhập, tỉnh mới Đắk Lắk được dự báo sẽ bùng nổ các tour, tuyến du lịch.
Trước sáp nhập Lâm Đồng, hòn đảo cách bờ Bình Thuận 4 tiếng đi tàu cao tốc, dân tình đã xách vali ra tới nơi rồi
Chuyến tàu cao tốc vận chuyển hàng trăm hành khách xuất bến từ TP Phan Thiết thẳng tiến đảo Phú Quý-hòn đảo xa bờ nhất, diện tích lớn nhất tỉnh Bình Thuận vừa lúc mặt trời kịp ló dạng trên biển Đông.
Hai cựu Bí thư Phú Thọ giúp Hậu “Pháo” thông thầu tại khu di tích Đền Hùng như thế nào?
Cơ quan truy tố cáo buộc các cựu Bí thư Phú Thọ Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh làm trái luật đấu thầu khi gửi văn bản tới Thủ tướng xin chỉ định thầu, tạo điều kiện cho Hậu “Pháo” thâu tóm các gói xây dựng tại khu di tích Đền Hùng.
Bắt nghi phạm nhân thân xấu, gây ra 7 vụ cướp, 3 vụ hiếp dâm
Ngày 1/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Đức (SN 1995, quê tỉnh Thanh Hoá; tạm trú phường Bình Chuẩn, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) về hành vi cướp tài sản và hiếp dâm.
Nghệ sĩ Nhân dân hiếm hoi là Tiến sĩ, có tình bạn suốt 65 năm với Nghệ sĩ Ưu tú mệnh danh "Đệ nhất đào võ"
"Khi cả hai đã qua tuổi 80, không còn đứng trên sân khấu thường xuyên như trước, nhưng mỗi lần gặp nhau, ánh mắt vẫn sáng, nụ cười vẫn đượm tình", Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết chia sẻ về tình bạn giữa bà và Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hiền.
Ông Trump đã trao cho ông Zelensky một "lá bài tẩy" khi ký thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky một "lá bài tẩy" chống lại Nga khi ký thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản.
Lễ hội Nón lá-Việt Nam Festival 2025 ở thành phố trẻ nhất Ninh Bình, có diễn cảnh gì mà khiến dân tình tò mò?
Trong không khí tưng bừng của dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sự kiện văn hóa đặc sắc "Nón lá - Việt Nam Festival 2025" từ ngày 30/4-3/5 tại cổng chào Tràng An, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Muốn lãng mạn, cây cảnh quyến rũ này sẽ mang lại cả bầu trời tình yêu, tuyệt đối "điện ảnh"
Cây cảnh này có thể mang lại sự dịu dàng và vẻ đẹp đặc biệt cho bất kỳ khu vườn nào, ngay cả những khu vườn nhỏ nhất.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Dứt đà lao dốc, thị trường phục hồi mạnh trở lại
Rạng sáng nay lúc 6 giờ 30 phút ngày 2/5, giá dầu thô thế giới trên các sàn giao dịch dầu thô như TradingEconomics và Oilprice phục hồi phiên thứ 2, sau phiên lao dốc bất ngờ ngày 30/4.
Phó Tổng thống Mỹ Vance tiết lộ cách đưa Ukraine và Nga xích lại gần nhau hơn trong 100 ngày tới
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng có một "khoảng cách rất lớn" giữa Ukraine và Nga liên quan đến tầm nhìn của họ về cách chấm dứt chiến tranh, và rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ nỗ lực "cố gắng đưa hai bên lại gần nhau hơn".
Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng các nhiệm vụ triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 862/QĐ-TTg ngày 1/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Kế hoạch).
Đơn hàng tồn đọng của "ông lớn" xây dựng bất động sản Coteccons đạt kỷ lục với 37.000 tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu niên độ tài chính 2025, Coteccons ghi nhận trúng thầu 23.000 tỷ đồng, nâng tổng giá trị đơn hàng tồn đọng (backlog) lên gần 37.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Thời tiết hôm nay 2/5/2025: Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa giông vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Bắc Bộ có mây, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi; đề phòng lốc, sét ở vùng núi. Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa giông rải rác, cục bộ mưa to. Nam Bộ tiếp tục nhiều mây, có mưa rào và giông.
Đưa đồ ăn cho một con động vật hoang dã lạ mắt trong khu rừng nổi tiếng Kiên Giang
Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) được bao bọc xung quanh rừng tràm với diện tích gần 4ha. Những năm qua, tại đây đã thực hiện hàng trăm cuộc cứu hộ, cứu sống rất nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm.
Cập nhật mức trợ cấp mới nhất cho cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi do sáp nhập đơn vị hành chính
Trong bối cảnh cả nước đang triển khai việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, phường, tiến tới bỏ cấp huyện và sáp nhập tỉnh, nhiều cán bộ, công chức, viên chức sẽ thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi. Câu hỏi đang được nhiều người quan tâm nhất lúc này là: nghỉ hưu trước tuổi cần đáp ứng điều kiện gì? Mức trợ cấp và lương hưu được tính ra sao? Dưới đây là phân tích chi tiết của luật sư, dựa trên các quy định mới nhất hiện hành.
Bé 7 tuổi co giật, nguy kịch sau khi bị mảnh gỗ mục nhỏ xíu đâm vào chân
Sau 7 ngày bị vết thương nhỏ, bệnh nhi rơi vào tình trạng mệt mỏi, cứng hàm, gồng cứng tay chân, co giật toàn thân.
Gần 80% diện tích rừng ở Quảng Ninh có nguy cơ cháy cao, ngành chức năng chủ động ứng phó ra sao?
Thời tiết tại các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới đây được dự báo có nhiều biến động, trong đó, tình trạng nắng nóng kéo dài, khiến nguy cơ cháy rừng tăng cao. Quảng Ninh hiện có gần 300.000 ha rừng, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tuy nhiên, khoảng 80% diện tích này có nguy cơ cháy cao...
Hơn 1.700 bệnh nhân đang điều trị, theo dõi do tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30 và 1/5
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tổng số người bệnh đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là gần 220.000 người. Trong vòng 24h từ 30/4 đến 1/5), tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn nghi do tai nạn giao thông gần 4 nghìn người. Số phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi hơn 1.700 người.
Nghệ sĩ Nhân dân Kim Xuân kể chuyện diễu binh 30/4: "Tôi vẫn nhớ như in không khí buổi tổng duyệt hôm ấy"
Nghệ sĩ Nhân dân Kim Xuân, ca sĩ Quốc Dại, Á hậu Kim Duyên chia sẻ cảm xúc dư âm sau các hoạt động mừng đại lễ 30/4 vừa qua.