Tiền vệ Việt kiều gia nhập Bayer Leverkusen: Giá 12 triệu euro, lương 1,5 triệu euro/mùa
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trương Minh Giảng được phối thờ cùng 13 danh nhân họ Trương tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông xứng đáng với danh tiếng công thần.
Trương Minh Giảng (1792 - 1841) là con của Lễ bộ Thượng thư Trương Minh Thành, mẹ là bà Nguyễn Thị Điền, quê làng Hanh Thông, tổng Bình Dương, dinh Phiên Trấn (nay thuộc Phường 7, Gò Vấp, TP. HCM). Xuất thân trong gia đình quyền thế có truyền thống hiếu học nên từ nhỏ Trương Minh Giảng đã bộc lộ là người thông minh, ham học, giỏi cả văn lẫn võ.
Theo các nguồn sử liệu đăng khoa, Trương Minh Giảng đỗ Cử nhân năm Kỷ Mão (1819) tại Trường thi Gia Định. Sau đó, ông được bổ chức Tư vụ rồi dần thăng tới Lang trung Binh bộ, sau lại đổi sang Hình bộ. Năm 1829 ông thăng chức Tham tri, được phái vào Nam công cán ở Gia Định, khi đổi về kinh ông làm Tả tham tri bộ Hộ, không lâu sau được thăng lên Thượng thư bộ Hộ, kiêm quản Khâm thiên giám.
Năm 1832, triều đình sung ông làm Phó chủ khảo khoa thi Hội, thăng Thượng thư bộ Hộ, quyền giữ ấn triện Viện đô sát. Cũng trong năm này, ông giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, chủ trì việc biên soạn bộ "Đại Nam thực lục chính biên", lại cùng Thượng thư Lễ bộ Phan Huy Thực biên soạn bộ "Liệt Thánh thực lục".
Tháng 6/1833, Lê Văn Khôi nổi loạn, giết Bố chính Bạch Xuân Nguyên và Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, chiếm lấy thành Gia Định rồi mở rộng chiếm nốt các tỉnh Nam Kỳ. Vua Minh Mạng cử Thượng thư Trương Minh Giảng cùng với Thảo nghịch tướng quân là Phan Văn Thúy đem binh vào đánh dẹp.
Tháng 7/1833, quân triều đình thắng trận ở trạm Biên Long và lấy lại tỉnh Biên Hòa, ông được khen thưởng. Do công thắng trận, Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng khen thưởng một tấm bài bằng ngọc và tiền phi long bằng vàng. Tháng 8/1833, Trương Minh Giảng được cải bổ làm Thượng thư bộ Binh, lãnh chức Tổng đốc An – Hà kiêm Bảo hộ Chân Lạp quốc thay Lê Đại Cương vừa bị cách chức do để mất thành An Giang.
Bắt đầu từ đây, sự nghiệp của Trương Minh Giảng luôn gắn bó với vùng đất An Giang. Khi về làm Tổng đốc An – Hà, Trương Minh Giảng đã góp phần thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, Lê Văn Khôi yếu thế rút vào thành Gia Định cố thủ và cầu viện Xiêm, nhân cơ hội đó quân Xiêm huy động 5 đạo binh tấn công nước ta.
Đối với vùng đất Nam Kỳ, từ tháng 11/1833, quân Xiêm chia làm hai đạo tấn công Chân Lạp và Nam Kỳ. Đạo thứ nhất do Phi Nhã Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) chỉ huy, dẫn 4 vạn quân theo đường bộ vào Chân Lạp đánh chiếm Nam Vang, đi dọc sông Mê Kông xuống Châu Đốc, vua Nặc Chân bỏ thành Nam Vang chạy xuống An Giang rồi sau đó xuống Vĩnh Long ẩn náu. Đạo quân thứ hai do Phi Nhã Phật Lăng (PhraKlang) dẫn 1 vạn quân tiến công bằng đường biển đánh chiếm Hà Tiên.
Với lực lượng vượt trội, quân Xiêm chiếm Hà Tiên rồi Châu Đốc rất nhanh chóng. Tháng 12/1833, Tổng đốc An - Hà Trương Minh Giảng cùng Tán lý Nguyễn Xuân đánh thắng quân Xiêm trận đầu ở Thuận Cảng (Vàm Nao – An Giang), tiêu diệt một phần sinh lực địch. Tin thắng trận tâu lên, vua Minh Mạng cả mừng, ông được tấn phong tước Bình Thành nam.
Trương Minh Giảng vừa là một văn thần, vừa là một võ tướng với công lao hiển hách, cầm quân dẹp loạn, đẩy lùi ngoại bang xâm lấn. Tranh minh họa: INT.
Bản đồ trấn Tây Thành.
Tuy thua trận, quân Xiêm vẫn còn mạnh, chúng xua quân và hơn 100 chiến thuyền xuôi dòng hướng xuống Sa Đéc, Vĩnh Long. Được Thái Công Triều tham mưu, Tổng đốc Trương Minh Giảng và Tham tán Nguyễn Xuân bố trí chốt chặn ở đoạn vàm sông Cổ Hủ, chợ Thủ – đối diện Cù lao Giêng. Trận đánh diễn ra ác liệt, cuối cùng quân triều đình thắng lợi (tháng 1/1834).
Bị thua nặng, quân Xiêm rút về Châu Đốc, quân nhà Nguyễn truy kích dữ dội, chúng bỏ Châu Đốc rồi Hà Tiên. Thừa thắng, ông cùng tướng quân Trần Văn Năng tiến quân lấy lại thành Nam Vang, đuổi quân Xiêm về phía Tây Chân Lạp.
Do chiến tích lớn lao đã chiếm lại thành An Giang, Hà Tiên, Nam Vang và tiêu diệt một lực lượng lớn sinh lực quân Xiêm, đập tan ý đồ xâm lược của chúng, Tổng đốc Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng gia phong tước Bình Thành tử, vẫn lĩnh Tổng đốc An - Hà (tháng 3/1834).
Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương (Tuần phủ An Giang) đã có bản tấu trình kế hoạch phòng thủ vùng đất Chân Lạp như sau: Chia đặt các tướng Chân Lạp phòng giữ những nơi quan trọng; Xét hình thể nước Chân Lạp thành lập đồn bảo; Lựa binh Chân Lạp; Lựa lấy thổ binh người Chàm (dòng dõi người Thuận Hóa), người Chà (dòng dõi Chà Và cư trú đất Chân Lạp); Chỉnh đốn sửa sang đồ quân dụng cho nước Chân Lạp; Chiêu tập cơ binh An Biên; Khám xét thuyền buôn ở Quảng Biên (cửa biển Cần Bột); Kinh lý biên phòng tỉnh Hà Tiên.
Dấu ấn triện "Trấn Tây tướng quân chi ấn".
Nội dung trên được Minh Mạng đồng ý cho thực hiện. Đến tháng 12/1834, vua Chân Lạp là Nặc Chân qua đời, không có con trai, Trương Minh Giảng vâng lệnh vua phong vương cho công chúa Angmy, con gái vua Nặc Chân. Tháng 1/1835, Trương Minh Giảng được thăng tước Bình Thành bá, thăng thự Đông các Đại học sĩ, vẫn lĩnh Tổng đốc An – Hà kiêm giữ ấn Bảo hộ Chân Lạp.
Sau khi vua Chân Lạp mất, do không có con trai nối ngôi nên trong dòng tộc nhiều người muốn tranh giành ngôi vị. Nhân cơ hội này, vua Minh Mạng quyết định nhập Chân Lạp vào Việt Nam và đổi thành trấn Tây Thành. Trương Minh Giảng sung Trấn Tây tướng quân kiêm Tổng đốc An - Hà, còn Tuần phủ An Giang là Lê Đại Cương sung Trấn Tây tham tán đại thần.
Trong thời gian làm Trấn Tây tướng quân, kiêm Tổng đốc An - Hà, Trương Minh Giảng gặp phải nhiều sự phản kháng từ người Chân Lạp. Cuộc nổi loạn của bọn Đô Y ở Hải Đông và Mịch Sô ở Khai Biên tháng 2/1838. Bên cạnh đó, Xiêm cho tướng quân là Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) chiếm đóng các vùng phía Tây Chân Lạp để tranh giành ảnh hưởng.
Các anh em của vua Ang Chan là Ang Em, Ang Duong được Xiêm hỗ trợ, liên tục tấn công quân Đại Nam đóng ở Trấn Tây. Năm 1840, Sa Mộc ở Hải Tây, phụ nữ Xà Năng và Bồn Tốt cùng thổ binh trốn đi, nhân dân Chân Lạp được sự hậu thuẫn của quân Xiêm làm loạn nổi lên khắp nơi.
Theo lệnh vua Minh Mạng, từ năm 1838 - 1840, Trương Minh Giảng đã huy động một đội quân lớn đến dẹp loạn ở trấn Tây Thành, kết quả bắt sống nhiều giặc, thổ dân theo về rất đông. Đến khi dựng bia võ công (11/1838), vua lấy Trương Minh Giảng đứng công đầu, khắc tên vào bia đá, đặt ở Võ miếu.
Sau khi vua Minh Mạng băng hà (12/1840), Thiệu Trị lên ngôi. Vua Thiệu Trị vốn không tham vọng, nhiều lần nghị bàn về tình hình khó khăn của quan quân vất vả trong việc phòng thủ trấn Tây Thành.
Sách "Đại Nam thực lục" có đoạn ghi rằng: Vua cho rằng từ khi Trấn Tây có việc binh đao đến giờ, sáu tỉnh Nam Kỳ, binh và dân đều nhọc mệt, triều đình cũng khó nhọc tổn phí không biết đâu mà kể, ý đã chán việc binh đao, vả lại sang năm sau có việc tuần du ra Bắc, hãy tạm xếp việc Trấn Tây lại không nghĩ đến, cũng chẳng hại gì, mới dụ rằng:
"Sự thế hiện nay buộc phải như thế, chuẩn cho theo lời bàn mà làm. Các viên từ Kinh lược, Tướng quân cho đến Tán lý và Hiệp lý không làm được công trạng gì, đều giao cho bộ Hình nghiêm ngặt nghị tội từng viên có khác nhau".
Khu mộ Trương Minh Giảng tại TP. HCM.
Sau khi nghị bàn, vua Thiệu Trị ra lệnh quan quân rút về nước. Tháng 9/1841, quân Đại Nam rút về đến An Giang. Vốn là người chỉ huy cao nhất của Đại Nam ở Trấn Tây, nay lại phải theo lệnh rút binh, khó tránh Trương Minh Giảng cảm thấy xấu hổ.
Chưa hết, triều đình còn cho rằng ông không làm tròn bổn phận, không dẹp yên nổi loạn, hao tốn tiền bạc. Đã vậy, vì sợ tốn kém tiền bạc lúc rút quân về An Giang, triều đình còn chỉ dụ cho quân lính giết voi ngựa để ăn.
Trương Minh Giảng thấy quá hổ thẹn, không chịu gặp mặt các quan lại khác. Do uất ức, Trương Minh Giảng phát bệnh mà chết tại thành An Giang vào ngày 27/9/1841. Vua Thiệu Trị nghe tin ấy, không những không thương xót mà lại thêm tức giận, bèn truy xét thêm tội trạng, tịch thu lại chức tước, bổng lộc, đổ hết tội lỗi cho ông.
Sách "Đại Nam thực lục" có đoạn ghi: "Vua nghe tin Giảng chết, phán rằng: Giảng đảm đương sự ký thác nặng nề, chỉ vì việc trị dân và chống giặc không đúng phương pháp, cho nên thổ dân cùng nổi lên làm loạn, để triều đình phải bận đến việc phái quân đi tiễu bắt, đã lâu ngày mà chưa xong việc. Đã giao cho bộ nghiêm ngặt nghị tội. Không ngờ đại binh vừa mới về đến nơi, đã ốm chết rồi.
Ta nghĩ: Giảng năm trước đây, làm Tham tán quân vụ, khiến giặc ở Biên Hòa và Vĩnh Long sợ mất vía, lại đánh được quân Xiêm ở Thuận Cảng. Công trạng rõ rệt, khắc vào bia đá cũng không thể mất được.
Chuẩn cho truy đoạt lại chức Trấn Tây Tướng quân, để cho rõ tội, nhưng gia ơn cho chiếu theo phẩm hàm Đại học sĩ mà cấp cho tiền tuất; lại thưởng cho 5 cây gấm Trung Quốc, 5 cây sa các màu, 20 tấm lụa, 30 tấm vải và 1.000 quan tiền, tha cho không phải truy nghị tội nữa. Lại thu lại lương bổng hàm thất phẩm chi cho con trai là Trương Minh Thi khi trước".
Do bị vua Thiệu Trị trách phạt và tịch thu toàn bộ bổng lộc của con cháu nên sau khi mất, mộ phần Trương Minh Giảng không được chăm sóc tốt như các quan khác dù rằng tước vị của ông lúc mất là Bình Thành bá và là vị tướng duy trấn nhất Đại Nam. Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1857), Trương Minh Giảng được thờ ở đền Hiền Lương. Mộ phần ông hiện tọa lạc tại đường Lý Thường Kiệt, Phường 7 (Gò Vấp, TP. HCM).
Giới sử học đánh giá, Trương Minh Giảng là vị Tổng đốc đa tài, ngoài chỉ huy quân đội, ông đã thể hiện khả năng quản lý giỏi. Cụ thể, sau khi ổn định tình hình Trấn Tây, ông đã chỉ huy xây lại thành An Giang và Hà Tiên năm 1834, ổn định cuộc sống nhân dân. Tham gia đo đạc địa bạ 6 tỉnh Nam Kỳ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thương mại biên giới.
Sự đóng góp của Tổng đốc Trương Minh Giảng đối với tỉnh An Giang và Nam Bộ từ năm 1833 - 1841 là rất lớn trên các lĩnh vực, góp phần ổn định chính trị nội địa và bảo vệ độc lập cho nước Chân Lạp, xóa tan sự xâm lược của Xiêm La. Tên của ông cũng được chọn để đặt cho một tuyến phố tại Đà Nẵng.
Hiện nay, tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam ở Thiên Tôn (Ninh Bình), Trương Minh Giảng được phối thờ cùng 13 danh nhân họ Trương đại diện cho 3 miền gồm: Thái phó Trương Hán Siêu, Trạng nguyên Trương Hanh, Trương Xán, Thượng thư Trương Công Giai, Thái sư Trương Đăng Quế, Đông các học sĩ Trương Quốc Dụng, Thượng thư Trương Công Hy, Võ tướng Trương Hống, Trương Hát, Trương Nữu, Tăng lục võ sư Trương Ma Ni, Tướng quân Trương Chiến, Anh hùng Trương Công Định.
Xích Bích là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong thời kỳ Tam quốc, góp phần định hình thế cục “chân vạc” của 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô Sau này. Trong Tam quốc diễn nghĩa, người có công lớn nhất làm nên chiến thắng Xích Bích là Gia Cát Lượng.
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Chuyển đổi số đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Phó Giáo sư Đào Xuân Cơ, Bệnh viện Bạch Mai đang chuẩn bị mua sắm trang thiết bị cho cơ sở 2 ở Hà Nam với gói đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng để chính thức hoạt động từ tháng 11/2025.
Mộc Châu (Sơn La) vào hè nhưng khí hậu vẫn mát mẻ. Nơi đây có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn; đặc biệt, trải nghiệm nông nghiệp, hái quả được du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ.
Dù cố gắng xây dựng bảng quy đổi điểm nhưng khó có thể công bằng, đồng đều.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, ngày 30/4, lực lượng chức năng phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên vừa triệt phá thành công một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn, xuyên quốc gia, bắt giữ ba đối tượng cùng 50 bánh hồng phiến, tương đương khoảng 100.000 viên ma túy tổng hợp.
Tính đến trưa 2/5, đơn vị trình diễn drone tại TP.HCM gặp sự cố hôm 30/4 chỉ mới nhận lại được khoảng 50 chiếc drone. Số lượng drone bị mất vẫn còn rất nhiều.
Hoàng đế là người vô tình nhất thiên hạ và chắc chắn Càn Long là một minh chứng hùng hồn nhất khi ông hoàn toàn xem nhẹ tình cảm, thậm chí là tình nghĩa cha con. Với Càn Long thì sự yên ổn của thiên hạ xã tắc của ông lại được đặt lên hàng đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm LB Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Helerson Nascimento là trung vệ ngoại binh của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Trung vệ 28 tuổi từng có thời gian sát cánh cùng Neymar ở Olympic Brazil.
Du khách đông nghịt từ các điểm di tích cho đến các bãi biển ở thành phố Huế trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Loại rau có hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho tim mạch và giúp giảm cân.
Ngày 2/5, nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đang điều tra, phân loại các đối tượng trong vụ khám xét tại quán bar Paris Night ở TP.Phan Thiết.
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP.HCM.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách. Những bức bích họa đầy màu sắc, sống động khắc họa cuộc sống ngư dân và vẻ đẹp của vùng biển quê hương trở thành điểm nhấn đặc biệt khiến nơi đây tràn ngập niềm vui cùng đất nước.
Du khách phản ánh khách sạn tại TP.HCM đã tự nâng giá, sử dụng “tên ma” không giống như khi đặt phòng, không cung cấp hóa đơn tài chính… dịp nghỉ lễ 30/4.
Trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”.
Thể Công Viettel sẽ thi đấu vòng 21 V.League 2024/2025 gặp SHB Đà Nẵng với sự quyết tâm rất lớn khi họ vẫn còn cơ hội đua vô địch và đây là màn ra mắt của tân HLV Velizar Popov.
Từ ngày 1/8/2025, việc sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ chính thức chấm dứt theo hướng dẫn tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025. Thông tin này đang khiến nhiều người hoạt động ở cấp cơ sở băn khoăn: Liệu họ có được tiếp tục sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới? Chế độ, chính sách hỗ trợ sẽ như thế nào? Dưới đây là phân tích cụ thể từ các quy định hiện hành.
Chiến sĩ đoàn diễu binh lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xúc động khi được đưa tiễn sáng 2/5 tại sân bay Tân Sơn Nhất
Tiết lộ với PV Báo điện tử Dân Việt, anh Trần Chung Hưng ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, mới đây, anh nhận được một đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài muốn mua cá tầm bố mẹ loại trên 50kg/con với giá 100 triệu đồng/con nhưng do số lượng loại cá "khổng lồ" này tại trại còn khá ít nên anh chưa dám "chốt" đơn.
Ngày 2/5, Israel cho biết rằng máy bay phản lực của nước này đã thực hiện các cuộc không kích gần khu phức hợp tổng thống ở Syria, nhằm đáp trả tình trạng bạo lực chống lại cộng đồng thiểu số Druze.
Đau tức thắt lưng kéo dài, tiểu buốt, bệnh nhân không ngờ bệnh sỏi thận của mình đã biến chứng ung thư, phải cắt bỏ thận trái và 1 phần bàng quang.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), về tội "Gây rối trật tự công cộng". Tuy nhiên, sự kiện này không đơn thuần là một vụ việc hình sự riêng lẻ mà là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đa tầng, kéo dài tại một trong những trường quốc tế danh tiếng và đắt đỏ nhất thành phố.
Nhiều người cho rằng sử dụng mì chính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên chỉ sử dụng muối để nêm nếm. Quan niệm này liệu có đúng?
Radio online Nhịp sống nông thôn mới hôm nay có nội dung: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ; Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân của phường Tân Giang và Hội Nông dân thành phố Cao Bằng;...
Trên công trường các dự án giao thông trọng điểm, hàng nghìn kỹ sư, công nhân vẫn bám công trường cùng máy móc thi công dự án dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Trên phương diện quân sự, chính trị và ngoại giao, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 làm rung chuyển ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về đến sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay 2/5, lần đầu tiên xá lợi được tôn trí và chiêm bái tại Việt Nam.
Các tàu của Nga thuộc "hạm đội bóng tối" của nước này đã được đổi tên và đăng ký lại trong động thái được cho là nhằm phá vỡ lệnh trừng phạt nhằm vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ một cơ sở ở Bắc Cực, theo báo cáo.