×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Việt Nam trong tôi
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Cháy chung cư Độc Lập, 8 người tử vong
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Khuyến nông
    • Danviet.vn
    • Khuyến nông
    Thứ tư, ngày 05/02/2020 06:18 GMT+7

    Trồng "cây độc", nuôi "con lạ", nhiều nông dân miền Tây hốt bạc

    + aA -
    Bình Nguyên Thứ tư, ngày 05/02/2020 06:18 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Miền Tây nổi tiếng với những nông dân cần cù, chất phác nhưng cũng đầy sáng tạo. Những mô hình hay, cách làm “độc, lạ” lại thành công không chỉ giúp nhiều nhà nông làm giàu, mà còn góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của cộng đồng trong sản xuất.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  

    THẦY THUYẾT RẮN MỐI

    Thầy Thuyết rắn mối là cách mọi người thường gọi anh Nguyễn Văn Thuyết (ở phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Bởi tuy nghề chính là giáo viên nhưng anh Thuyết lại mê nuôi rắn mối, rắn hổ hành và các loại côn trùng. Anh Thuyết kể lúc trước, khi rảnh rỗi anh hay bắt rắn mối về nướng ăn, thấy thịt thơm ngon nên quyết định tìm hiểu loài vật này để nuôi.

    “Những con vật người ta nuôi rồi, mình làm theo thì dễ nhưng rất khó đạt hiệu quả kinh tế cao. Còn những con vật chưa ai nuôi, mình nuôi được thì sẽ thành công lớn”- anh Thuyết nói. Chính cách suy nghĩ hơi “khác người” đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc sống của anh Thuyết.

    Anh Thuyết kiểm tra đàn rắn hổ hành.

    Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh Thuyết bắt đầu đi câu rắn mối về nuôi thử nghiệm. Do là động vật hoang dã nên việc nuôi nhốt, chăm sóc, cho ăn rất khó khăn, thậm chí rắn mối còn bị chết.

    Để khắc phục, anh tiếp tục quan sát, tìm hiểu về tập tính, đặc điểm sinh trưởng vừa thay đổi môi trường nuôi và cách chăm sóc. Mất rất nhiều thời gian anh mới hoàn thiện kỹ thuật nuôi loài vật này và bắt đầu nhân đàn.

    “Rắn mối cái khi mang bầu được bắt ra nhốt riêng, đẻ xong thì bắt thả lại chuồng để tránh việc rắn mẹ khi đói sẽ ăn thịt con. Đàn rắn con được chăm sóc riêng, đến khi cứng cáp, đủ sức khỏe thì thả chung vào bầy…”- anh Thuyết chia sẻ kinh nghiệm.

    Để mô hình đạt hiệu quả cao hơn, anh Thuyết nghiên cứu nuôi dế, sâu làm thức ăn tự nhiên cho rắn mối. Ngoài ra, anh còn nghiên cứu hoàn thiện thêm kỹ thuật nuôi rắn hổ hành để tận dụng những con rắn mối thương phẩm chết hoặc không đủ chuẩn xuất bán làm thức ăn cho rắn hổ hành.

    Sau khi hoàn thiện quy trình kỹ thuật và mô hình nuôi rắn mối, rắn hổ hành, dế, anh Thuyết bắt đầu liên kết với các hộ dân nhằm hỗ trợ con giống, kỹ thuật để cùng làm giàu. Sản phẩm của bà con khi nuôi đạt chất lượng được anh bao tiêu, nhờ đó nhiều gia đình đã thoát nghèo.

    Anh Thuyết còn lập các website để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi; thường xuyên cập nhật các bài viết, clip ngắn về cách nuôi để mọi người có thể xem và học hỏi làm theo.

    Anh Thuyết cho biết, hiện anh có 7 trại lớn với tổng diện tích hơn 1,5 héc-ta. Trong đó, đàn rắn mối bố mẹ có hơn 500.000 con, rắn hổ hành hơn 700.000 con để bảo đảm đủ cung cấp giống thường xuyên cho người nuôi cũng như để anh nuôi thương phẩm cung cấp ra thị trường.

    Sau khi thành công với rắn mối, dế và rắn hổ hành, anh Thuyết bắt đầu chơi thêm lan đột biến. Vườn lan của anh hiện có hàng trăm chậu trị giá mỗi chậu từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. “Khu vực trại đang được tôi đầu tư xây dựng thành điểm tham quan cho du khách khi đến Bạc Liêu, đồng thời giúp sinh viên, học sinh học tập và nghiên cứu”- anh Thuyết nói.

    KIẾM TIỀN TRIỆU TỪ RUỒI LÍNH ĐEN

    Gần 2 năm qua, ông Dương Hữu Thoại (ở xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, Đồng Tháp) đã tìm tòi, nghiên cứu nuôi ruồi lính đen rất thành công. Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia illucens, là một loại ruồi được nhiều nước trên thế giới nuôi. Ấu trùng của chúng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi heo, gia cầm, thủy sản. Loài này còn được sử dụng để xử lý chất thải trong nông nghiệp, làng nghề.

    Ông Thoại làm giàu nhờ nuôi thành công ruồi lính đen.

    Ông Thoại cho biết, ông xuất thân là tiểu thương nên thường xuyên thấy cảnh rau, củ, quả tại các chợ phải vứt bỏ, gây ra ô nhiễm môi trường.

    “Đầu năm 2018, tôi nghĩ sao mình không tận dụng lượng rác thải này để chăn nuôi nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Từ đó, tôi lên mạng tìm hiểu và phát hiện ruồi lính đen được nuôi rộng rãi ở nhiều nước: Mỹ, Úc... góp phần giải quyết tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường, lại có tiềm năng phát triển kinh tế” - ông Thoại chia sẻ.

    Từ đó, ông Thoại tự tìm tòi, nghiên cứu và nuôi thành công ruồi lính đen. Trang trại của ông rộng khoảng 600m2, được chia thành các khu vực cho ruồi đẻ trứng, khu vực nuôi ấu trùng. Theo ông Thoại, vòng đời của ruồi lính đen khoảng 30-45 ngày. Chúng thường được cho đẻ trong các giá thể bằng gỗ, sau đó trứng nở thành ấu trùng rồi phát triển thành nhộng và lột xác thành ruồi.

    Thức ăn của ruồi lính đen rất dễ kiếm, chủ yếu là rau củ hư bỏ đi, phụ phẩm nông nghiệp… được ông tranh thủ thời gian rảnh đến các chợ, bãi rác nhặt về. Ông nuôi ruồi lính đen chủ yếu bán trứng và nhộng để làm thức ăn trong chăn nuôi. Ngoài ra, xác ruồi cũng được tận dụng làm phân bón rất tốt.

    Hiện ông Thoại bán nhộng ruồi đen với giá 20.000 đồng/kg, còn trứng ruồi đen lên tới 15 triệu đồng/kg. Việc bán trứng và nhộng ruồi lính đen đã giúp ông Thoại có thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng. Sau khi nuôi thành công, ông Thoại còn chỉ dẫn lại cho một số người dân tại địa phương.

    “Nuôi loại ruồi lính đen không khó, hầu như không có rủi ro bởi chúng phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25–30 độ C. Một tấn rau, củ, quả để nuôi ấu trùng có thể cho ra 260–270kg nhộng ruồi lính đen. Điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi ruồi lính đen là phải làm sao để nâng cao hiệu quả sinh sản của chúng. Sắp tới, tôi tiếp tục nghiên cứu cách dẫn dụ thêm ruồi lính đen chất lượng cao nhằm nâng cao tổng đàn và mở rộng diện tích...”- ông Thoại nói.

    “CHUYÊN GIA” NUÔI CÀ CUỐNG

    Cũng đam mê nuôi “con độc lạ” mà 3 năm trước, anh Cao Nguyễn Đô Lăng (ở thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, An Giang) đã làm quen với con cà cuống. Năm 2017, thông qua người quen, anh đến tham quan mô hình nuôi cà cuống ở Tây Ninh để học hỏi và quyết định đưa loài vật này về miền Tây.

    Sau gần 3 năm “bén duyên” với con cà cuống, hiện mọi kỹ thuật nuôi dưỡng anh Lăng đều thuần thục. Hiện trang trại cà cuống của anh Lăng có 20 bể nuôi với khoảng 2.000 con bố mẹ và vài ngàn con non, mỗi tháng xuất bán hàng trăm con giống cho thu nhập hơn 40 triệu đồng.

    Khi bán con giống, anh Lăng cũng chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi. Anh Lăng đang đầu tư hơn 1,5 tỉ đồng mua đất mở rộng trại, nâng tổng số lên 30 bể nuôi, với tổng đàn bố mẹ thường xuyên hơn 3.500 con.

    Anh Lăng đang kiểm tra đàn cà cuống.

    DỄ NHƯ NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN

    Tuy chỉ tận dụng khoảng 1.200m2 mặt nước nhưng nhờ nuôi thành công ốc bươu đen mà ông Lê Hoàng Thanh (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

    Ông Thanh kể, ông có 5 công vườn, trước đây trồng chanh, bưởi và sầu riêng, dưới nước thì nuôi cá. Do giá thức ăn cho cá ngày càng tăng nên ông quyết định thả ốc bươu đen nuôi chung, sau đó bắt lên làm thức ăn cho cá nhằm giảm chi phí.

    Những năm gần đây, ốc bươu đen trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây nhưng đa phần đánh bắt ngoài tự nhiên nên luôn hút hàng. Năm 2010, do lượng ốc trong ao phát triển nhanh, làm thức ăn cho cá dư thừa, cộng thêm giá ốc bươu đen trên thị trường tăng cao nên ông Thanh bắt đầu dưỡng ốc bán thương phẩm. Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu và lấy trứng ốc đem ấp để tạo nguồn ốc giống.

    Ông Thanh làm giàu nhờ nuôi ốc bươu đen.

    Cũng theo ông Thanh, ốc bươu đen đẻ quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Sau khi trứng nở, ốc con rơi xuống nước, vài ngày sau vỏ cứng dần, chúng tự bò đi kiếm các chất hữu cơ phân hủy trong nước để ăn.

    Để tỷ lệ ốc con nở đạt cao hơn, ông thu trứng ốc đẻ ngoài ao để vào thùng ấp và thành công khi cho trứng ốc nở theo ý muốn. Khi ốc đã nở đạt yêu cầu thì đem thả trong vèo rồi nuôi dưỡng khoảng vài tuần, sau đó ốc tự bò ra ngoài ao tìm thức ăn sinh sống.

    Cách nuôi ốc từ con nhỏ như vậy tỷ lệ sống đạt gần 100%. “Đối với ốc bắt ngoài tự nhiên nếu muốn nuôi thì không nên thả một lượt xuống ao mà nên đổ ốc gần mé ao rồi tưới nước lên ốc sẽ tự bò xuống ao tìm chỗ sinh sống. Cách làm như vậy ốc nuôi ít bị hao hụt mà còn mau lớn”- ông Thanh chia sẻ.

    Ngoài ra, ông Thanh còn nghiên cứu để ủ lục bình, bông súng, bèo tai tượng trong vòng 5–10 ngày cho mục để làm thức ăn cho ốc. Đây là nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên giúp ốc phát triển tốt, tăng trọng nhanh, thịt ốc khá dai và giòn.

    Ông Thanh thu hoạch ốc theo từng đợt, khoảng 100kg/ 1 lần/ 1 tuần. Thương lái đến tận ao thu mua với giá từ 60.000–65.000 đồng/kg về bán cho nhà hàng và quán ăn ở TP Cần Thơ. Còn ốc giống 4-5 ngày tuổi, ông bán giá 500 đồng/con.

    Chỉ tính riêng thu nhập từ ốc thương phẩm và bán con giống mỗi tháng ông Thanh lời hàng chục triệu đồng. Theo ông Thanh, nuôi ốc bươu đen khá nhàn rỗi, không cần vốn nhiều, không đầu tư thức ăn nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập ổn định. Bà con đến mua ốc giống sẽ được ông chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn kỹ thuật miễn phí.

    CHÀNG TRAI BẢY NÚI MÊ NUÔI RỒNG NAM MỸ

    Tuy mới 22 tuổi nhưng anh Lê Duy Tân (ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang) đã có 7 năm gắn bó với rồng Nam Mỹ. Anh Tân cho biết năm 2012, một lần thấy người bạn chơi rồng Nam Mỹ màu sắc rất đẹp, nên anh tìm hiểu và mua một con về nuôi làm thú cưng.

    Sau khi tìm hiểu sâu hơn về loài này, anh Tân quyết định mua thêm vài con bố mẹ về nuôi, cho nhân giống, đồng thời tự mày mò, học hỏi thêm để hoàn thiện kỹ thuật nuôi. Hiện trại rồng Nam Mỹ của anh có hơn 30 con bố mẹ, nếu vào mùa sinh sản sẽ có được từ 300-500 con giống.

    Giá bán rồng Nam Mỹ, tùy theo tuổi, kích thước và màu sắc, chẳng hạn màu xanh có giá 700.000 đồng/con, màu đỏ từ 1,2–1,5 triệu đồng/con, vàng bạch tạng có thể lên tới 30 triệu đồng/con. Riêng con rồng Nam Mỹ tê giác có giá trên 20 triệu đồng/con. Nhờ mua bán rồng Nam Mỹ mà mỗi năm, anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

    Anh Tân bên con rồng Nam Mỹ dài hơn 1 m.

    TRỒNG DÂU TẰM LÀM DU LỊCH

    Nhắc đến dâu tằm, ai cũng nghĩ chỉ thổ nhưỡng Đà Lạt mới phù hợp, tuy nhiên ông Nguyễn Văn Thuận (ở xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, An Giang) đã làm thay đổi suy nghĩ này. Xuất thân từ gia đình nông dân, ông Thuận từng trồng nhiều loại cây ăn trái từ chuối, ổi, mãng cầu, xoài cho đến mít, nhãn, nhưng cảnh được mùa rớt giá cứ nối tiếp khiến ông phải suy nghĩ tìm hướng đi mới.

    “Năm 2009, biết tôi đang tìm giống cây trồng mới, một người bạn ở Đà Lạt đã giới thiệu cây dâu tằm. Lúc đầu tôi đem vài cây về trồng thử xem có phù hợp với đất của mình không. Nào ngờ trúng quá, từ đó quyết định trồng luôn” - ông Thuận nói.

    Từ thành công với những cây dâu ban đầu, ông Thuận quyết định trồng trên toàn diện tích 4 công với hơn 300 gốc dâu. Theo nhẩm tính của ông Thuận, mỗi công một năm cho 2 vụ, một vụ thu hoạch khoảng 3 tấn trái, bán với giá khoảng 40.000 đồng/kg, ước tính mỗi năm có thu nhập gần 500 triệu đồng, đó là chưa kể đến các sản phẩm từ dâu: mứt, nước cốt, rượu…

    Gần đây, ông Thuận tiếp tục phát triển vườn dâu thành điểm du lịch sinh thái. 300 gốc dâu cũng được ông trồng rồi nghiên cứu các cho trái rải vụ để khách đến bất kỳ thời điểm nào dâu cũng có trái. Ông Thuận cho biết thêm khi dâu vào mùa chín rộ, người dân nhiều nơi tò mò đến “mục sở thị” dâu tằm đồng bằng.

    Thấy vậy, ông cho vào vườn vui chơi dưới tán dâu, tự do hái trái ăn miễn phí. Khi khách có nhu cầu mua dâu tươi, uống nước dâu tại chỗ hay mua rượu dâu, nước cốt dâu… mang về ông mới tính tiền.

    Ông Thuận rất thành công khi đưa cây dâu tằm về trồng tại Long Xuyên.

    Sau 10 năm gắn bó với cây dâu tằm, cuối cùng ông Thuận đánh giá dâu tằm là giống cây “số 1”. “Giống cây này dễ trồng, cho năng suất cao, lại có thể chế biến ra nhiều sản phẩm. Tiêu thụ không hết thì ủ làm nước cốt dâu, mứt dâu, sirô dâu, rượu dâu… chẳng sợ hư hao gì”- ông Thuận nói.

    Năm 2015, ông đã đăng ký thương hiệu với sản phẩm “Nước cốt dâu tằm tươi 2 Thuận”, sirô và mứt dâu “2 Thuận”. Từ đó, những sản phẩm này được quảng bá tại các kỳ hội chợ, các lễ hội ở địa phương, đồng thời thu hút ngày càng đông khách du lịch trong, ngoài tỉnh đến tham quan giúp đầu ra trái dâu ổn định.

    NGƯỜI ĐEM CÂY RIỀNG VỀ TRỒNG Ở U MINH HẠ

    Giữa xứ tràm U Minh Hạ có một “rừng” riềng hơn 2 héc-ta làm nhiều người bất ngờ. Bởi xưa nay, mỗi nhà thường trồng 1 bụi riềng để dùng gia đình chứ không ai trồng thương phẩm, nhưng anh Nguyễn Thiện Hậu (ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau) lại có suy nghĩ khác. Hơn 6 năm kể từ ngày đưa cây riềng về vùng đất U Minh Hạ đã chứng minh cách nghĩ, cách làm của anh là đúng.

    Anh Hậu kể vùng này người dân sống nhờ cây tràm nhưng đời sống rất bấp bênh. Từ đó, anh nghĩ phải tìm một loại cây trồng phù hợp không chỉ giúp bản thân phát triển kinh tế mà còn xây dựng thành mô hình sản xuất hiệu quả ở địa phương. Năm 2013, trong một lần đi tham quan ở Long An, anh Hậu thấy tiềm năng của cây riềng nên quyết định đem giống về trồng thử nghiệm.

    “Không hiểu sao riềng rất thích hợp trên đất than bùn này. Không cần tốn nhiều công chăm sóc, khi trồng phải lên liếp cao, hàng cách hàng 1m. Cũng như gừng, riềng không chịu được ngập úng, chỉ cần vừa đủ lượng nước là phát triển tốt vào mùa khô”- anh Hậu nói.

    Anh Hậu đưa cây riềng về trồng thành công ở miệt rừng U Minh Hạ.

    Sau khi thử nghiệm thành công, anh Hậu quyết định lên liếp và mua 3 tấn riềng giống về trồng. Riềng nhanh bén rễ, lá vượt cao hơn đầu người, hơn 1 năm là bắt đầu cho thu hoạch.

    Anh Hậu cho biết: “Riềng này để lâu thì củ càng lớn, càng thơm, ngon chứ không bị hư như gừng. Năm trước tôi thu hoạch hơn 15 tấn, giao cho mối ở chợ Cà Mau được 13.000 đồng/kg, còn người ta vô tới chỗ mua thì 11.000 đồng/kg. Hơn 6 năm nay, tính ra mỗi năm nhà tôi thu nhập trên 100 triệu đồng từ trồng riềng”.

    Theo anh Hậu, trồng riềng không sợ lỗ, vì khi nào có người đặt hàng mình mới thu hoạch. Sau đó, dùng củ vừa thu hoạch để trồng lại đợt mới, nên chỉ tốn tiền mua giống lần đầu tiên. Chỉ cực khâu sơ chế, phải cắt tỉa rễ, rửa sạch mới giao cho thương lái.

    “Với khả năng hiện nay, tôi có thể mở rộng thêm diện tích trồng riềng, nâng cao năng suất đạt 40 tấn/ha/năm và đầu tư máy móc xay thành bột riềng để làm thuốc, làm thức ăn cho gia súc, cho tôm nuôi, giúp ích cho hệ miễn dịch và tiêu hóa”- anh Hậu nói.

    Popup Image
    ×
    Theo: Báo Cần Thơ
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • rắn mối
    • nuôi rắn mối
    • rắn hổ hành
    • rồng Nam Mỹ
    • nuôi rồng Nam Mỹ
    • trồng riềng
    • cây rềng
    • ruồi lính đen
    • nuôi ruồi lính đen
    • cà cuống
    • nuôi cà cuống
    • ốc bươu đen
    • nuôi ốc bươu đen
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Nuôi con đặc sản bình dân ngồi dày đặc trong màn lưới, ông nông dân Hải Phòng hễ bán là có của ăn của

    Nuôi con đặc sản bình dân ngồi dày đặc trong màn lưới, ông nông dân Hải Phòng hễ bán là có của ăn của

    Phía tây Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh Hải Dương, nhiều HTX chấm dứt hiện tượng 'một mình một vùng'

    Phía tây Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh Hải Dương, nhiều HTX chấm dứt hiện tượng "một mình một vùng"

    Một ông nông dân Nghệ An bỏ tiền vô túi dễ như ăn kẹo nhờ vườn ươm cây gì mà đẹp như phim?

    Một ông nông dân Nghệ An bỏ tiền vô túi dễ như ăn kẹo nhờ vườn ươm cây gì mà đẹp như phim?

    Dân một xã mới của thành phố Hải Phòng sau sáp nhập Hải Dương trồng lúa kiểu gì mà bán thóc, bán gạo ai cũng muốn mua?

    Dân một xã mới của thành phố Hải Phòng sau sáp nhập Hải Dương trồng lúa kiểu gì mà bán thóc, bán gạo ai cũng muốn mua?

    Trồng cây đặc sản có múi, nông dân xã Bà Nà của TP Đà Nẵng mới có đời sống khá giả

    Trồng cây đặc sản có múi, nông dân xã Bà Nà của TP Đà Nẵng mới có đời sống khá giả

    Nuôi thành công thứ chim xuất xứ từ nước Pháp, bé như nắm tay, đẻ cản chả kịp, thu 1 tỷ/tháng

    Nuôi thành công thứ chim xuất xứ từ nước Pháp, bé như nắm tay, đẻ cản chả kịp, thu 1 tỷ/tháng

    Nuôi cá rô đồng đặc sản bơi dày đặc như mưa rào dưới ao, trai Hải Phòng bán dễ như nhai kẹo, cầm 300 triệu/năm

    Nuôi cá rô đồng đặc sản bơi dày đặc như mưa rào dưới ao, trai Hải Phòng bán dễ như nhai kẹo, cầm 300 triệu/năm

    Tin nổi bật

    Đọc thêm

    Ninh Bình: Hơn 41.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, giúp giảm nghèo bền vững
    Giảm nghèo nông thôn

    Ninh Bình: Hơn 41.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, giúp giảm nghèo bền vững

    Giảm nghèo nông thôn

    Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đã trở thành động lực, điểm tựa tài chính vững chắc cho người dân địa phương này phát triển kinh tế bền vững.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi con đặc sản bình dân ngồi dày đặc trong màn lưới, ông nông dân Hải Phòng hễ bán là có của ăn của
    Nhà nông

    Nuôi con đặc sản bình dân ngồi dày đặc trong màn lưới, ông nông dân Hải Phòng hễ bán là có của ăn của

    Nhà nông

    Ông Phạm Văn Tăng ở tổ dân phố Kiến Phong, phường Đồng Thái, quận An Dương cũ, nay là phường An Hải, thành phố Hải Phòng là người tiên phong đi đầu trong phong trào nuôi ếch ở Kiến Phong, biết làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh Vĩnh Long tôn vinh người đầu tiên trồng giống dừa đặc ruột tại Việt Nam là một cố hòa thượng ở tỉnh Trà Vinh cũ
    Nhà nông

    Tỉnh Vĩnh Long tôn vinh người đầu tiên trồng giống dừa đặc ruột tại Việt Nam là một cố hòa thượng ở tỉnh Trà Vinh cũ

    Nhà nông

    Chiều 20/7, tại Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh (trước khi sáp nhập là xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũ; nay là xã Tam Ngãi, tỉnh Vĩnh Long mới) đã diễn ra lễ truy tôn cố đại lão hòa thượng Thạch Sô - người có công mang giống dừa sáp đầu tiên về Việt Nam trồng và truyền bá.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bão số 3 Wipha diễn biến phức tạp, Nghệ An cấm tàu thuyền ra khơi từ 5h ngày hôm nay, 21/7
    Nhà nông

    Bão số 3 Wipha diễn biến phức tạp, Nghệ An cấm tàu thuyền ra khơi từ 5h ngày hôm nay, 21/7

    Nhà nông

    Tỉnh Nghệ An vừa ban hành công điện khẩn về việc cấm tàu thuyền ra khơi trong bão số 3 Wipha. Cụ thể, Nghệ An cấm các loại tàu thuyền, phương tiện vận tải ra khơi từ 5h ngày 21/7. Đồng thời, các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu trước 10h cùng ngày.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?
    Nhà nông

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?

    Nhà nông

    Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 21/7, tâm bão ở trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 275km về phía Đông.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phía tây Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh Hải Dương, nhiều HTX chấm dứt hiện tượng 'một mình một vùng'
    Nhà nông

    Phía tây Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh Hải Dương, nhiều HTX chấm dứt hiện tượng "một mình một vùng"

    Nhà nông

    Từ chỗ 'một mình một vùng', nhiều hợp tác xã ở phía tây Hải Phòng (sau sáp nhập tỉnh Hải Dương, TP Hải Phòng) đã nhìn thấy những cơ hội liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản, hàng hóa trong một không gian phát triển mở rộng, liên thông.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bão số 3 sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ từ chiều tối nay, 21/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện khẩn
    Nhà nông

    Bão số 3 sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ từ chiều tối nay, 21/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện khẩn

    Nhà nông

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ở Tiền Giang cũ có một nơi hễ mưa rào trút nước là cá đồng kéo đi hàng đàn, cá rô đồng như một bầy rắn “lắn quắn'
    Nhà nông

    Ở Tiền Giang cũ có một nơi hễ mưa rào trút nước là cá đồng kéo đi hàng đàn, cá rô đồng như một bầy rắn “lắn quắn"

    Nhà nông

    Mẹ tôi thường hay kể, mùa bắt cá lên đồng, trong đó có bắt cá rô đồng sau mỗi trận mưa rào trút nước chỉ có từ khi quê tôi được xây dựng công trình thủy lợi Ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang cũ (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp mới). Trước ngọt hóa Gò Công, quê tôi vẫn còn nước lớn, nước ròng mỗi ngày. Thế nên, chỉ có những loài cá đồng như: Cá kèo, bống dừa… là phổ biến.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem phim, tôi nhớ đến mẹ và hành động vô cùng dũng cảm của bà: Điều phi thường đã xảy ra
    Gia đình

    Xem phim, tôi nhớ đến mẹ và hành động vô cùng dũng cảm của bà: Điều phi thường đã xảy ra

    Gia đình

    Xem phim Sex Education làm tôi nhớ đến lần mẹ tôi đã rất dũng cảm thực hiện một hành động. Nhờ vậy, điều phi thường đã xảy ra với mẹ con tôi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ai sinh vào 4 tháng Âm lịch này, bản lĩnh hơn người, hậu vận danh tiếng rực rỡ, tài vận dồi dào
    Gia đình

    Ai sinh vào 4 tháng Âm lịch này, bản lĩnh hơn người, hậu vận danh tiếng rực rỡ, tài vận dồi dào
    4

    Gia đình

    Người sinh vào 4 tháng Âm lịch này thường có ý chí kiên cường, tư duy sáng suốt, càng trưởng thành càng dễ gặt hái danh vọng và tài lộc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lưu Bang diệt Hàn Tín, Trương Lương cáo quan, còn Tiêu Hà ra sao?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Lưu Bang diệt Hàn Tín, Trương Lương cáo quan, còn Tiêu Hà ra sao?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Trên thực tế, nhiều người không hiểu và họ muốn biết kết cục của “Tam anh thời Hán sơ”, Hàn Tín lại bị giết oan, Trương Lương cáo quan về quê, còn Tiêu Hà vẫn làm tể tướng cho đến khi qua đời, liệu có phải Lưu Bang vô cùng tin tưởng Tiêu Hà? Vậy Tiêu Hà đã làm gì khiến Lưu Bang tin tưởng?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hoàng đế tại vị ngắn nhất nhà Minh: Lìa đời khi đang giao hoan với cung nữ
    Đông Tây - Kim Cổ

    Hoàng đế tại vị ngắn nhất nhà Minh: Lìa đời khi đang giao hoan với cung nữ

    Đông Tây - Kim Cổ

    Ngày 01/9/1620, Thái Xương Đế Chu Thường Lạc chết ngay trên bụng một mỹ nhân của ông, hưởng dương 39 tuổi. Vị hoàng đế Trung Hoa này ở ngôi đúng 29 ngày!

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Tiền thưởng CLB nữ TP.HCM từ AFC được đảm bảo chi trả minh bạch, rõ ràng'
    Thể thao

    "Tiền thưởng CLB nữ TP.HCM từ AFC được đảm bảo chi trả minh bạch, rõ ràng"

    Thể thao

    Giám đốc Trung tâm TDTT Thống Nhất Nguyễn Hữu Thành khẳng định đã làm việc rõ ràng các khoản thưởng cho CLB nữ TP.HCM, bảo đảm sẽ chi trả minh bạch theo quy định.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Truyền thông tiết lộ món quà bất ngờ mà ông Trump dành cho ông Putin
    Thế giới

    Truyền thông tiết lộ món quà bất ngờ mà ông Trump dành cho ông Putin

    Thế giới

    Tối hậu thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trở thành một món quà cho nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, tờ Spectator đưa tin .

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thời tiết bất lợi, ngành chức năng Hải Phòng yêu cần tuân thủ điều quan trọng này
    Nhà nông

    Thời tiết bất lợi, ngành chức năng Hải Phòng yêu cần tuân thủ điều quan trọng này

    Nhà nông

    Để hạn chế thiệt hại và nguy hiểm cho người dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng yêu cầu các điểm du lịch, đơn vị lữ hành không tổ chức các chương trình tham quan, vui chơi khi thời tiết bất lợi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin tối (20/7): Nguyễn Xuân Son bị soán ngôi tại V.League
    Thể thao

    Tin tối (20/7): Nguyễn Xuân Son bị soán ngôi tại V.League

    Thể thao

    Nguyễn Xuân Son bị soán ngôi tại V.League; Kroos hé lộ cuộc sống sau khi giải nghệ; Rashford sắp đầu quân cho Barca; Chelsea muốn thanh lý loạt cầu thủ; Arsenal nhắm mua Lookman.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chi nhánh Điện Biên còn một số tồn tại, Thanh tra NHNN Khu vực 3 gửi chỉ đạo 'nóng' tới MB
    Kinh tế

    Chi nhánh Điện Biên còn một số tồn tại, Thanh tra NHNN Khu vực 3 gửi chỉ đạo "nóng" tới MB

    Kinh tế

    Với các tồn tại trong hoạt động tại MB Điện Biên, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 3 yêu cầu MB tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát nội bộ, thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Luật thanh tra.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nga mở mặt trận mới với 'chiến thuật ngàn nhát cắt', Ukraine quyết không từ bỏ các vị trí phòng thủ
    Thế giới

    Nga mở mặt trận mới với 'chiến thuật ngàn nhát cắt', Ukraine quyết không từ bỏ các vị trí phòng thủ

    Thế giới

    Hãng tin Nga Ria Novosti cho biết, chiến dịch mùa hè đang diễn ra sôi động. Quân đội Nga vẫn giữ thế chủ động trên các hướng chính và từ từ tiến lên, giải phóng vài khu dân cư mỗi tuần. Phía Ukraine chủ yếu đang phòng thủ bị động, nhưng thiếu nhân lực nên không thể bảo vệ tất cả các khu vực trọng yếu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tìm lại dòng sông cố xưa ở tỉnh Tiền Giang trước sáp nhập Đồng Tháp
    Nhà nông

    Tìm lại dòng sông cố xưa ở tỉnh Tiền Giang trước sáp nhập Đồng Tháp

    Nhà nông

    Dòng sông là nơi khởi nguồn của sự sống. Các nền văn minh lớn trên thế giới luôn gắn liền với lưu vực của các con sông lớn. Các thành phố lớn cũng luôn nằm bên những dòng sông; và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũng không ngoại lệ. Nằm bên bờ sông Tiền, TP Mỹ Tho còn ôm trong lòng dòng Bảo Định lịch sử.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA đang ở giai đoạn mạnh nhất, thời điểm bão số 3 vào đất liền mạnh thế nào?
    Nhà nông

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA đang ở giai đoạn mạnh nhất, thời điểm bão số 3 vào đất liền mạnh thế nào?

    Nhà nông

    Theo tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 19h ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21.7 độ Vĩ Bắc; 112.2 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 473 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 11 (103-117 km/h), giật cấp 14.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lật máy cày ở Lâm Đồng khiến một thanh niên 18 tuổi tử vong
    Tin tức

    Lật máy cày ở Lâm Đồng khiến một thanh niên 18 tuổi tử vong

    Tin tức

    Đang điều khiển máy cày từ rẫy cà phê lên đường thì chiếc xe bị lật khiến anh Pi Năng M. (18 tuổi, ngụ tại xã Bắc Ái, tỉnh Khánh Hòa) tử vong tại chỗ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mưa kèm gió giật mạnh gây nhiều thiệt hại, Lâm Đồng có công điện khẩn ứng phó bão Wipha
    Nhà nông

    Mưa kèm gió giật mạnh gây nhiều thiệt hại, Lâm Đồng có công điện khẩn ứng phó bão Wipha

    Nhà nông

    Một số địa phương tại Lâm Đồng đã bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi mưa kèm gió giật mạnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện hỏa tốc để ứng phó với ảnh hưởng của bão số 3.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Toàn cảnh vụ lật tàu du lịch QN 7105 trên vịnh Hạ Long qua ảnh
    Ảnh

    Toàn cảnh vụ lật tàu du lịch QN 7105 trên vịnh Hạ Long qua ảnh

    Ảnh

    Vụ lật tàu QN 7105 trên vịnh Hạ Long diễn ra vào ngày 19/7 khiến nhiều người thương vong. Tàu được xác định chở 49 người, khi đang ở trên vịnh Hạ Long gặp cơn dông lớn, tàu bị lật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lốc xoáy quét qua phường Bình Thạnh, tốc mái nhà 3 hộ dân
    Chuyển động Sài Gòn

    Lốc xoáy quét qua phường Bình Thạnh, tốc mái nhà 3 hộ dân

    Chuyển động Sài Gòn

    Một trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn và gió giật mạnh đã bất ngờ đổ bộ vào phường Bình Thạnh chiều 20/7, gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của người dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trước khi mùa hè kết thúc, 4 con giáp có sự nghiệp vững mạnh, tài lộc dôi dư, khó khăn chỉ như mây bay
    Gia đình

    Trước khi mùa hè kết thúc, 4 con giáp có sự nghiệp vững mạnh, tài lộc dôi dư, khó khăn chỉ như mây bay

    Gia đình

    4 con giáp này nổi tiếng với lòng trung thành và sự kiên định, vận may cuối hè sẽ đền đáp cho sự kiên trì của họ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    
'Bao vây và đè bẹp': Phương tây hé lộ kế hoạch tấn công Nga
    Thế giới

    'Bao vây và đè bẹp': Phương tây hé lộ kế hoạch tấn công Nga

    Thế giới

    Đức và Anh gần đây ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới trong khi các quan chức NATO thúc giục gia tăng sức ép với Nga. Động cơ thực sự của họ và ý đồ sắp tới là những câu hỏi không đơn giản, nhưng cho thấy một điều rằng Moscow tiếp tục bị đe dọa - theo bình luận của hãng tin Nga Ria Novosti.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ký ức rau dại, rau dền cơm có gì mà ngon, thế mà cháu bà đói đến nỗi vẫn háo hức được ăn
    Nhà nông

    Ký ức rau dại, rau dền cơm có gì mà ngon, thế mà cháu bà đói đến nỗi vẫn háo hức được ăn

    Nhà nông

    Những ngày khó khăn, bố mẹ chỉ đủ gửi tiền học phí, sách vở và chút thuốc men, bà nấu món trứng tráng pha thêm bột mỳ và dẫn chúng tôi ra khoảnh vườn sau nhà hái rau dền cơm. Mãi sau này, khi cuộc sống đã bớt khó khăn hơn, trong câu chuyện của bà vẫn hay nhắc lại câu nói của tôi “Bà ơi, rau dền cơm ngon nhỉ”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    U23 Việt Nam thời HLV Kim Sang-sik có gì hay hơn thời HLV Park Hang-seo?
    Thể thao

    U23 Việt Nam thời HLV Kim Sang-sik có gì hay hơn thời HLV Park Hang-seo?

    Thể thao

    Có cảm giác rằng lối đá mà HLV Kim Sang-sik áp dụng cho các cấp độ đội tuyển Việt Nam là trung bình cộng giữa lối đá của 2 HLV Park Hang-seo và HLV Troussier.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Từng là nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, giờ hóa “vùng xanh bí ẩn” khiến dân phượt đổ về trốn nóng giữa mùa hè rực cháy
    Xã hội

    Từng là nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, giờ hóa “vùng xanh bí ẩn” khiến dân phượt đổ về trốn nóng giữa mùa hè rực cháy

    Xã hội

    Không phải mùa lúa chín, cũng chẳng phải rừng phong đỏ lửa, nơi đây đưa du khách về giữa bản làng yên ả, ruộng bậc thang non tơ, những rặng sa mu phủ bóng và tầng mây trôi sát tầm mắt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đời thăng trầm của Lý Liên Kiệt
    Văn hóa - Giải trí

    Đời thăng trầm của Lý Liên Kiệt

    Văn hóa - Giải trí

    Trải qua hơn chục năm chống chọi với bệnh tật, Lý Liên Kiệt giữ thái độ lạc quan, xem cái chết là quy luật và lựa chọn sống mỗi ngày trọn vẹn thay vì đau khổ hay né tránh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Thủ khoa xuất sắc Đại học Kinh tế Quốc dân 2025 có cái tên dài, độc, lạ

    Thủ khoa xuất sắc Đại học Kinh tế Quốc dân 2025 có cái tên dài, độc, lạ

    2

    Người xưa dặn: "Mang cây âm vào nhà, gia đình không giàu có", đó là những cây nào?

    Người xưa dặn: 'Mang cây âm vào nhà, gia đình không giàu có', đó là những cây nào?

    3

    Trung Quốc nổi giận đáp trả vì bị châu Âu giáng đòn đau đớn giữa căng thẳng Ukraine-Nga

    Trung Quốc nổi giận đáp trả vì bị châu Âu giáng đòn đau đớn giữa căng thẳng Ukraine-Nga

    4

    Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 12 khóa XIII

    Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 12 khóa XIII

    5

    Cập nhật mới nhất điểm sàn, điểm chuẩn đại học năm 2025: Có trường giảm 7 điểm

    Cập nhật mới nhất điểm sàn, điểm chuẩn đại học năm 2025: Có trường giảm 7 điểm
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media