×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Việt Nam trong tôi
    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Dân Việt trò chuyện
    • Danviet.vn
    • Dân Việt trò chuyện
    Thứ hai, ngày 12/05/2025 07:30 GMT+7

    TGĐ Tập đoàn Hòa Phát: “Nếu hôm nay chúng tôi không làm ray thép, doanh nghiệp Việt mất cơ hội, quốc gia mất năng lực sản xuất”

    + aA -
    Trần Giang – Linh Anh Thứ hai, ngày 12/05/2025 07:30 GMT+7
    Dân Việt trên  
    “Nếu không ai làm, thì sẽ không có ray, không bao giờ có ngành công nghiệp đường sắt thực thụ” ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, kiên định khi nói về quyết định đầu tư dự án nhà máy sản xuất ray thép dù chưa có hợp đồng mua bán của người mua duy nhất là Chính phủ. Vì ông tin rằng, nếu hôm nay không ai dám làm ray, thì ngày mai Việt Nam sẽ mãi đi nhập khẩu công nghệ và vật tư thiết bị làm hạ tầng.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  


    Trong căn phòng yên tĩnh, ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát đã nói một cách say sưa và đầy đam mê với Dân Việt về quyết định đầu tư vào nhà máy sản xuất thép ray “ngay cả khi đến thời điểm đó, chưa có một gói thầu ray đường sắt cao tốc Bắc - Nam nào được phê duyệt.”

    Tại sao lại là Tập đoàn Hòa Phát? Tại sao một tập đoàn tư nhân chứ không phải doanh nghiệp nhà nước lại là đơn vị đầu tiên dấn thân vào lĩnh vực mà khung pháp lý còn chưa hoàn thiện?

    Có thể thấy quyết định của tập đoàn Hoà Phát là một ví dụ điển hình về cách tư nhân có thể – cần – đóng vai trò kiến tạo trong một nền kinh tế đang chuyển mình. Nhưng điều này không đến từ tinh thần lãng mạn. Nó đến từ tính toán tài chính kỹ lưỡng, từ niềm tin vào năng lực nội tại và một triết lý rõ ràng “phát triển bền vững không thể chỉ dựa vào nhập khẩu”.

    “Chúng tôi không đầu tư để lấy danh tiếng. Chúng tôi đầu tư vì tin rằng đất nước này cần một ngành công nghiệp thực thụ và Hòa Phát thì sẵn sàng đi đầu. Và nếu hôm nay không bắt đầu, thì 10 năm nữa Việt Nam vẫn nhập ray từ nước ngoài”, ông Thắng kiên định nói.

    Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng trò chuyện với phóng viên báo điện tử Dân Việt.

    Thưa ông, nhiều năm qua, các doanh nghiệp thường nói rằng phải “có cơ chế Nhà nước đặt hàng thì mới dám đầu tư” nhưng với dự án sản xuất thép ray, Hòa Phát lại đi trước cả chính sách. Vì sao?

    - Về lý thuyết, đầu tư là phải có thị trường, có khách hàng, rồi mới tính đến hiệu quả và đa số doanh nghiệp sẽ chờ Nhà nước ra chính sách, ra đơn hàng rồi mới đầu tư.

    Chúng tôi tính toán kỹ, ngay cả khi triển khai nhanh nhất, một nhà máy cán thép ray cũng mất ít nhất 20–22 tháng để hoàn thành. Nếu chờ đến khi Chính phủ ban hành chính sách rồi mới khởi công, thì chắc chắn là chậm chân.

    Vì vậy, với dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, ngoài các yếu tố kinh tế, còn có một phần rất quan trọng là trách nhiệm chiến lược, là cống hiến cho đất nước. Hoà Phát xác định dự án này là một dự án rất quan trọng và trọng điểm, cho nên xác định ngay sẽ phải tham gia dự án này ngay từ đầu.

    Nếu Hoà Phát đầu tư từ bây giờ thì cũng phải đến đầu năm 2027 mới bắt đầu có sản phẩm. Chính vì vậy, Hòa Phát quyết định đầu tư ngay từ hôm nay chứ không chờ đợi nữa.

    Tức là quyết định đầu tư này của Hoà Phát phần nào dựa vào niềm tin vào Chính phủ?

    - Cơ sở để Hòa Phát đưa ra quyết định này là thông điệp của Chính phủ hiện nay đang muốn phát triển ngành công nghiệp đường sắt và khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân. Đây là một thông điệp xuyên suốt, không chỉ là một câu nói đơn lẻ.

    Tôi tin tưởng rằng với thông điệp này, Chính phủ sẽ đặt hàng doanh nghiệp để thực hiện các dự án. Niềm tin này không mù quáng. Chúng tôi nhìn thấy đường lối rõ ràng. Còn tất nhiên, để cụ thể hóa vẫn cần nhiều bước: Từ cơ chế mua bán, quy chuẩn kỹ thuật, đến chính sách giá.

    Nhưng chúng tôi không chờ. Hòa Phát đã quyết định đầu tư. Nếu chúng ta cứ chờ thị trường lớn mạnh rồi mới đầu tư thì sẽ không bao giờ có thị trường. Khi doanh nghiệp trong nước có năng lực sản xuất thực sự, đạt chuẩn quốc tế, Chính phủ sẽ phải cân nhắc lại cơ chế đấu thầu, ưu tiên nội địa và tiêu chuẩn kỹ thuật. Tôi tin Chính phủ sẽ đặt hàng doanh nghiệp trong nước nếu họ chứng minh được năng lực.

    Hòa Phát quyết định đầu tư không phải vì chúng tôi đã có hợp đồng, mà vì chúng tôi tin vào xu hướng phát triển chung và tin vào bản thân mình.

    Vì vậy, ở một thời điểm nhất định, khi nguồn lực đủ, những doanh nghiệp như Hòa Phát sẽ phải tiên phong, là người khởi đầu. Chúng ta phải làm trước, đón đầu.

    Nhiều ý kiến cho rằng đây là “dự án nhìn bề ngoài thì lãi lớn” còn thực chất hiệu quả chưa chắc như kỳ vọng?

    - Tôi cho rằng đó là cách nhìn phiến diện. Tất nhiên, với các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao như thép ray, bài toán lợi nhuận không thể tính kiểu thương mại thông thường. Chúng tôi không phủ nhận rằng thị trường nội địa Việt Nam còn nhỏ và khi sản xuất quy mô chưa đủ lớn thì giá thành sẽ chưa tối ưu như ở Trung Quốc hay châu Âu.

    Nhưng đây là bài toán “con gà – quả trứng.” Nếu doanh nghiệp nào cũng đợi thị trường lớn rồi mới đầu tư, thì làm sao có thị trường? Phải có người làm trước và chúng tôi chọn làm trước.

    Nhưng rõ ràng, với một sản phẩm đặc thù như ray đường sắt cao tốc, đây là khoản đầu tư không giống các dự án thương mại khác. Phải chăng Hòa Phát đang “làm trước, tính sau”, chấp nhận rủi ro?

    - Đúng là với dự án này, chúng tôi không có con số doanh thu cụ thể như những ngành khác. Nhưng chúng tôi không đầu tư chỉ vì lợi nhuận ngắn hạn. Chúng tôi chấp nhận rủi ro có tính toán.

    Nhưng khác với các ngành thương mại, ngành đường sắt cao tốc có đặc thù: một sản phẩm – một khách hàng – một cơ chế giá.

    Tức là, Hòa Phát chỉ bán ray cho một bên duy nhất: Chính phủ. Với cấu trúc sản xuất hiện nay, tôi tin giá ray của Hòa Phát sẽ cạnh tranh hơn hẳn so với hàng nhập khẩu – đặc biệt là khi so sánh với Nhật Bản hoặc châu Âu.

    Và chúng tôi đặt mục tiêu rõ: không lỗ. Nhưng để có lãi thì phải đi trước, đầu tư trước, đón đầu trước.

    Chúng tôi đã tính kỹ, nhà máy ray này nằm trong chuỗi giá trị dài hạn của Hòa Phát – nối tiếp từ thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), container, đến các sản phẩm công nghiệp đặc thù. Dòng tiền từ các mảng khác đủ mạnh để bù đắp độ trễ của dự án.

    Ngoài ra, sản phẩm ray có nhiều loại, không chỉ dùng cho đường sắt cao tốc, mà còn dùng cho đường sắt đô thị, cảng biển, cầu trục. Nghĩa là nếu không bán cho Chính phủ, chúng tôi vẫn có thị trường khác. Đó là những phân khúc mà chúng tôi hoàn toàn có thể phục vụ.

    Ngoài ra, chúng tôi đang dịch chuyển sang sản xuất nhiều loại thép chất lượng cao – không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, mà để phục vụ chiến lược công nghiệp hóa quốc gia.

    Bên cạnh dự án nhà máy ray thép và thép đặc biệt, Hòa Phát cũng đang triển khai một số dự án lớn như dự án sắp tới ở Phú Yên gần 3 tỷ USD. Vậy Hoà Phát giải bài toán vốn như thế nào cho các dự án này, sẽ huy động từ đâu và bằng cách nào?

    - Bài toán đầu tư của Hoà Phát đến từ 3 yếu tố: năng lực tài chính độc lập, chuỗi cung ứng luyện kim khép kín đã tích lũy và một chiến lược nội địa hóa dài hạn.

    Về vốn, thông thường, với các dự án, Hòa Phát giữ tỷ lệ 50/50, tức là 50% vốn tự có và 50% vốn vay.  Với các dự án hiện nay của Hòa Phát, trung bình dòng tiền thu từ khấu hao sẽ được sử dụng để trả nợ vốn vay.

    Hiện nay, khấu hao của Hòa Phát trung bình khoảng hơn 10.000 tỷ đồng/năm và vốn vay hiện tại của Hòa Phát khoảng 40.000 tỷ đồng nghìn tỷ đồng vay trung hạn. Như vậy, nguồn từ khấu hao của Hòa Phát hoàn toàn đủ để trả khoản vay trung hạn đó.

    Với dự án Dung Quất 2, Hoà Phát đang trả lãi và dự kiến từ 2025 đến 2030 sẽ trả hết. Sau đó, chúng ta lại tiếp tục sử dụng vốn vay cho các dự án khác, tạo ra một sự luân chuyển dòng vốn để đảm bảo an toàn tài chính.

    Tóm lại, Hoà Phát tính toán để có các dòng thu sau: một là từ lợi nhuận (sau khi nộp thuế và chi trả cổ tức bằng tiền, phần còn lại tái đầu tư sẽ là vốn tự có), hai là từ khấu hao. Khoản khấu hao này sẽ được sử dụng để trả lãi vay trung hạn.  

    Với các dự án hiện tại, Hòa Phát chưa cần thiết phải sử dụng đến các phương án tài chính như phát hành trái phiếu. Nếu có những đầu tư khác trong tương lai mà chúng ta cần vốn, Hòa Phát tin rằng việc huy động vốn sẽ không khó khăn.

    Nếu Nhà nước tiếp tục chậm trễ trong triển khai dự án đường sắt cao tốc, Hòa Phát có điều chỉnh kế hoạch đầu tư không?

    - Chúng tôi không đầu tư ngắn hạn để đoán chu kỳ chính sách. Nhà máy ray được lên kế hoạch trong tầm nhìn dài hạn, tính cả cho nhu cầu hạ tầng đô thị, xuất khẩu và các tuyến đường sắt địa phương khác.

    Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn cần cơ chế rõ ràng. Nếu ray nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế thì có được đưa vào danh mục đấu thầu trong nước? Nếu có hệ số cạnh tranh giá tốt hơn, có được ưu tiên không? Những điều đó phải có cơ chế cụ thể.

    Nếu phải tóm gọn lý do lớn nhất khiến Hòa Phát đầu tư vào dự án này, ông sẽ nói gì? Có phải Hoà Phát muốn ghi dấu ấn thương hiệu trong một dự án công mang tầm vóc quốc gia – như đường sắt cao tốc Bắc – Nam hơn là lợi nhuận?

    - Nếu nói chúng tôi không quan tâm đến lợi nhuận thì không đúng. Hòa Phát chưa bao giờ làm một dự án nào mà chấp nhận lỗ ngay từ đầu. Với dự án thép ray cũng vậy chúng tôi rất tự tin về khả năng cạnh tranh giá thành.

    Tuy chưa thể xác định được lợi nhuận cụ thể vào thời điểm này - vì chưa có hợp đồng – nhưng nền tảng đầu tiên là: giá thành của Hòa Phát chắc chắn sẽ rất cạnh tranh. Chúng tôi tin rằng khi đã làm tốt khâu chi phí, thì lợi nhuận sẽ đến. Và đương nhiên, lợi ích của cổ đông là điều chúng tôi luôn tính đến, không chỉ danh tiếng.

    Chúng tôi đầu tư vì một điều đơn giản: nếu không ai làm, thì Việt Nam sẽ không bao giờ có ngành công nghiệp đường sắt thực sự. Nếu đợi đủ đơn hàng, đủ chính sách, đủ cơ chế, thì lúc nào cũng đi sau.

    Vậy Hòa Phát có coi dự án nhà máy sản xuất ray thép là một bước mở đầu cho chuỗi giá trị dài hơn?

    - Chúng tôi coi đây là viên gạch đầu tiên của một hệ sinh thái công nghiệp đường sắt. Nếu thành công, chúng tôi có thể mở rộng sang sản xuất tà vẹt bê tông, linh kiện cơ khí, thậm chí hợp tác với các nhà sản xuất toa tàu nội địa.

    Nói cách khác, chúng tôi không làm nhà máy này chỉ để bán ray. Chúng tôi làm để từng bước thay thế hàng nhập khẩu – không chỉ thép, mà cả giá trị gia tăng đi kèm. Mỗi kg ray nội địa là một lần không phải chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

    Ray công nghiệp là thị trường rất rộng. Nếu Việt Nam phát triển hạ tầng đường sắt theo đúng quy hoạch, thì nhu cầu ray trong 10-20 năm nữa là rất lớn. Không chỉ dừng lại ở ray, chúng tôi cũng tính toán sản xuất các sản phẩm đi kèm như tà vẹt, kết cấu phụ trợ… để tạo ra một hệ sinh thái đường sắt trong nước.

    Còn về khả năng xuất khẩu ray, ông đánh giá triển vọng thế nào?

    - Thẳng thắn mà nói: xuất khẩu ray cao tốc là rất khó. Thị trường thép ray toàn cầu hiện bị kiểm soát bởi vài tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu. Mỗi thị trường lại có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, hệ thống kiểm định riêng.

    Hơn nữa, trên thế giới, đường sắt cao tốc thường gắn với công nghệ của nhà thầu quốc gia. Nếu một nhà thầu Trung Quốc làm đường sắt cao tốc ở nước ngoài, họ sẽ chỉ dùng ray của Trung Quốc. Nhật Bản cũng vậy.

    Muốn xuất khẩu ray cao tốc, thì doanh nghiệp Việt Nam phải chính là nhà thầu phát triển đường sắt ở nước ngoài. Khi đó, chúng ta mới dùng sản phẩm của mình. Còn hiện tại, cơ hội là rất nhỏ.

    Tuy không dễ chen chân, nhưng cũng không phải bất khả thi. Cách đây vài năm, một doanh nghiệp Trung Đông đã hỏi mua một lô lớn thép ray nhưng không tìm được nhà cung cấp trong khu vực ASEAN. Tôi nghĩ đó là khoảng trống mà mình có thể lấp đầy.

    Việt Nam từng là nơi nhập khẩu ray. Nay chúng tôi muốn là nơi xuất khẩu ray. Với dây chuyền hiện đại dự kiến lắp đặt tại Dung Quất, Hòa Phát có thể sản xuất thép ray theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc Nga. Điều này mở ra khả năng xuất sang những nước đang cần nâng cấp hệ thống đường sắt nhưng thiếu năng lực nội địa như Campuchia, Lào, Bangladesh, Kenya...

    Việc sản xuất thép chất lượng cao đang trở thành định hướng lớn của nhiều quốc gia. Với Hòa Phát, ông thấy đâu là cơ hội thực sự và đâu là thách thức lớn nhất?

    - Cơ hội thì rất rõ: nhu cầu toàn cầu cho thép chế tạo cao cấp đang tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí chính xác, ô tô, hàng không, thiết bị y tế. Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị này nếu đủ năng lực.

    Tuy nhiên, thách thức là có và không nhỏ. Đầu tiên là vốn đầu tư. Làm công nghiệp nặng không thể bằng vốn ngắn hạn. Khu liên hợp Dung Quất của chúng tôi đã “ngốn” khoảng 7 tỷ USD và nếu tiếp tục mở rộng các hạng mục thép chất lượng cao, con số sẽ vượt 8 tỷ USD. Tức là không chỉ có ý chí, mà phải có tài chính bền vững.

    Chúng tôi đã đầu tư rất mạnh vào máy móc, thiết bị, và quan trọng hơn là phát triển nguồn nhân lực vận hành được các hệ thống đó. Công nghệ tốt chưa đủ. Câu hỏi khó nhất vẫn là: sản xuất ra rồi bán cho ai?

    Ông có thể nói rõ hơn về khó khăn từ thị trường?

    - Tôi ví dụ thế này: một mẻ thép của Hòa Phát cỡ 300 tấn có thể đủ để sản xuất hàng triệu chiếc kéo cao cấp – như loại kéo cắt vải được bán ở Thụy Sĩ với giá gấp 5–7 lần kéo thường. Nhưng thị trường cho sản phẩm như vậy rất hẹp, tức là quy mô tiêu thụ không đủ lớn để hấp thụ quy mô sản xuất công nghiệp.

    Trung Quốc thì khác. Họ có thị trường nội địa khổng lồ, có thể tiêu thụ 60–70% sản lượng ngay trong nước, phần còn lại mới đem xuất khẩu.

    Việt Nam không như vậy. Chúng ta sản xuất một số lượng lớn, nhưng thị trường nội địa có khi chỉ chiếm 2-3% hoặc 4-5%, thậm chí 10%, còn lại 90% là xuất khẩu. Tức là muốn làm lớn, thì buộc phải tính bài toán xuất khẩu và phải đa dạng hóa thị trường.

    Thế nên thị trường là nút nghẽn lớn nhất. Bạn có thể đầu tư nhà máy tốt, thiết bị hiện đại, kỹ thuật hàng đầu – nhưng nếu không có nơi tiêu thụ đủ lớn, thì đầu tư sẽ bị gãy. Hơn nữa, thị trường quốc tế hiện nay không dễ thâm nhập. Hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại, thuế chống bán phá giá... đều đang tăng lên.

    Cho nên, để phát triển được ngành thép chất lượng cao, không thể chỉ dựa vào tính toán lợi nhuận ngắn hạn. Phải có tư duy dẫn dắt thị trường, dám chấp nhận đi trước một bước, đầu tư trước rồi từng bước xây dựng khả năng cạnh tranh cả về chất lượng và đầu ra.

    Thưa ông, trong bối cảnh Chính phủ khuyến khích tư nhân tham gia các dự án trọng điểm, Hòa Phát có kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp lớn khác – đặc biệt trong ngành đường sắt?

    - Chúng tôi đã và đang làm điều đó. Hòa Phát vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), hiện hai bên đang soạn thảo thỏa thuận hợp tác chiến lược. Tôi tin rằng với các tập đoàn lớn khác, Hòa Phát cũng có thể thiết lập những hợp tác tương tự.

    Tuy nhiên, cần nhấn mạnh: hợp tác chiến lược không có nghĩa là độc quyền. Chúng tôi làm việc trên cơ sở thị trường. Hợp tác ở đây là hỗ trợ thông tin, kỹ thuật, định hướng sản phẩm – nhưng khi giao dịch thương mại, phải cạnh tranh bình đẳng. Không ai có thể yêu cầu một doanh nghiệp lớn chỉ mua từ một đối tác duy nhất, bất kể giá thế nào.

    Vậy Hòa Phát kỳ vọng gì từ các tập đoàn như PVN trong những hợp tác kiểu đó?

    - Chúng tôi mong muốn có sự chia sẻ chiến lược. Ví dụ, họ sẽ triển khai bao nhiêu dự án điện gió, điện mặt trời đến năm 2030, tổng nhu cầu vật liệu là bao nhiêu, chủng loại thế nào. Khi có dữ liệu đó, chúng tôi có thể tính toán đầu tư phù hợp. Tôi nghĩ đấy là tinh thần hợp tác đúng nghĩa – không phải chỉ bán hàng, mà là cùng lên chiến lược phát triển.

    Hiện nay, Hòa Phát và các đơn vị khác, tôi nghĩ đều có những hợp tác như vậy. Một số dự án trọng điểm thường phải có tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia. Đối với những dự án như đường sắt cao tốc, nếu chưa có tài liệu, Chính phủ phải xây dựng. Khi xây dựng, tôi nghĩ các tập đoàn sẽ phải tham gia vào quá trình đó.

    Ví dụ như vấn đề đường sắt cao tốc, hôm trước tôi họp ở Bộ Xây dựng, có năm lĩnh vực được đề cập, bao gồm: thiết kế và các vấn đề liên quan; vật liệu xây dựng; đầu máy, toa xe; thông tin, tín hiệu; và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng.

    Với cả năm lĩnh vực này, Việt Nam đều phải xây dựng tiêu chuẩn riêng cho dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của mình, có lẽ sẽ tham chiếu và điều chỉnh từ các tiêu chuẩn quốc tế.

    Đâu là chính sách then chốt mà ông cho rằng Nhà nước cần thực hiện để giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững và đủ mạnh để tham gia các dự án quốc gia?

    - Thứ nhất, việc Chính phủ lần đầu tiên khẳng định rằng: kinh tế tư nhân là thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế là rất đúng đắn. Từ trước đến nay, tư nhân luôn đóng góp lớn nhất về GDP, nhưng chỉ gần đây mới được thừa nhận đúng vai trò.

    Nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy Chính phủ khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế quan trọng nhất. Chữ “nhất” rất quan trọng, bởi đã đặt đúng vị trí của doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển quan trọng nhất của nền kinh tế. Đó là một bước tiến về nhận thức chính sách.

    Thứ hai, để tư nhân lớn mạnh, Chính phủ phải tạo được môi trường phát triển toàn diện.

    Tôi không nói đến bảo hộ theo kiểu xin – cho. Mà Chính phủ cần có chính sách đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và đầu ra ổn định. Quan trọng hơn, đối với những ngành mà Chính phủ muốn tạo ra các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, cần có biện pháp bảo hộ phù hợp, như bảo vệ trẻ nhỏ trước những đối thủ mạnh hơn, để họ có thời gian trưởng thành và cạnh tranh sòng phẳng.

    Điều này bao gồm nhiều chính sách bảo hộ sản xuất trong nước bằng luật lệ minh bạch, bằng cơ chế kinh tế vĩ mô ổn định (lãi suất, tỷ giá, chi phí logistics...) để doanh nghiệp có thể dự báo, đầu tư, và đi đường dài.

    Thứ ba, cần có định hướng rõ ràng cho nền kinh tế, với từng lĩnh vực trong 5,10, 20 năm nữa sẽ như thế nào để doanh nghiệp biết hướng đi.

    Liệu Việt Nam có thể học gì từ những quốc gia từng đi sau nhưng đã công nghiệp hóa thành công nhờ đầu tư mạnh vào hạ tầng, điển hình là Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc?

    - Tôi từng đến các tổ hợp công nghiệp của Nhật và Hàn, nơi họ tích hợp cả sản xuất thép, tàu điện, điện khí và cảng biển trong một chuỗi. Điều quan trọng nhất mà tôi học được là: không có quốc gia nào công nghiệp hóa thành công nếu chỉ dựa vào nhập khẩu hạ tầng.

    Trung Quốc là ví dụ rõ ràng. Từ chỗ nhập khẩu gần như toàn bộ thiết bị đường sắt vào đầu thập niên 2000, đến năm 2020, nước này đã trở thành quốc gia xuất khẩu ray, toa xe, công nghệ tín hiệu và cả giải pháp vận hành đường sắt. Họ làm được là vì họ có chiến lược rõ ràng và doanh nghiệp trong nước được tin tưởng giao việc.

    Việt Nam chưa từng có một ngành công nghiệp đường sắt đúng nghĩa. Hòa Phát muốn thay đổi điều đó – không phải bằng lời hô hào, mà bằng hành động: xây nhà máy, đầu tư thiết bị, đào tạo nhân lực, hợp tác với viện nghiên cứu.

    Ông có nghĩ rằng Hòa Phát đang làm việc mà lẽ ra Nhà nước phải làm?

    - Tôi nghĩ đây là thời điểm mà ranh giới giữa tư và công phải được nhìn nhận khác đi. Doanh nghiệp tư nhân có thể làm những việc mà trước kia chỉ có Nhà nước làm - miễn là họ có năng lực, có sự minh bạch và cam kết dài hạn.

    Chúng tôi không xin ưu đãi. Nhưng chúng tôi cần tín hiệu rõ ràng từ phía Nhà nước. Vốn tư nhân có thể huy động. Công nghệ có thể mua. Nhưng chỉ Nhà nước mới có thể xác lập chiến lược dài hạn: Việt Nam có thực sự muốn nội địa hóa sản phẩm hạ tầng hay không? Có sẵn sàng để doanh nghiệp Việt cung cấp cho các dự án trọng điểm, nếu đạt tiêu chuẩn?

    Chúng tôi không xin cơ chế đặc biệt. Chúng tôi chỉ xin được đứng trong hàng ngũ những đơn vị có năng lực tham gia vào chiến lược công nghiệp hóa của đất nước.

    Như cách Trung Quốc đã làm với ngành đường sắt cao tốc: đầu tiên là đặt hàng nội địa, sau đó kiểm định chất lượng, rồi từng bước chuẩn hóa và mở ra xuất khẩu.

    Cơ chế đó không phải bảo hộ. Đó là sự kiến tạo thị trường.

    Ở Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy mô hình Chaebol, những tập đoàn tư nhân đầu tàu, phát triển mạnh nhờ chính sách hỗ trợ nhất quán của Nhà nước. Theo ông, nếu Việt Nam muốn có những “doanh nghiệp tư nhân dẫn dắt” như vậy, ngoài đơn hàng và chính sách, còn cần yếu tố gì?

    - Muốn có doanh nghiệp tư nhân lớn, không thể chỉ có đơn hàng hay cơ chế “mở cửa.” Cần có một quá trình nuôi dưỡng thực chất và dài hạn bằng nhiều biệt pháp. Nhà nước phải xác định rõ: nếu muốn có những đầu tàu cho ngành, thì phải đầu tư cho sự phát triển của họ – từ thể chế đến hạ tầng, thủ tục.

    Tôi lấy ví dụ: một dự án đầu tư mà bị kéo dài từ 3 năm thành 5 năm vì thủ tục, thì cơ hội thị trường đã trôi qua. Trong kinh doanh, thời gian không chỉ là tiền bạc, mà là lợi thế chiến lược. Chậm một năm là mất cả cơ hội, một chu kỳ tăng trưởng.

    Vậy theo ông, đâu là “cơ chế nuôi dưỡng” mà Nhà nước nên xem xét?

    - Thứ nhất, tạo ra hệ thống hành chính thông thoáng, nhanh và nhất quán. Doanh nghiệp đầu tư phải được triển khai nhanh, vì thời gian là lợi thế.

    Thứ hai, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, mục tiêu tăng trưởng. Doanh nghiệp lớn không thể phát triển trong môi trường thiếu đoán định.

    Thứ ba, và quan trọng nhất: thay đổi tư duy “để tư nhân tự lớn.” Thực tế vài chục năm qua, doanh nghiệp tư nhân như Hòa Phát... đều “tự bơi.” Và đúng là có những người “bơi được.” Nhưng nếu chỉ trông chờ vào tự thân vận động thì sẽ mất rất nhiều thời gian và số lượng doanh nghiệp đạt đến tầm khu vực, tầm châu lục sẽ không nhiều.

    Muốn có “Chaebol Việt Nam,” không thể chỉ hô khẩu hiệu. Nhà nước và doanh nghiệp phải hành động, phải đồng hành thật sự.

    Xin chân thành cảm ơn cuộc trò chuyện của ông!

    Popup Image
    ×

    Tham khảo thêm

    Nguyễn Khánh Linh và hành trình đến với danh xưng “Chuyên gia Google”: Có những lúc vừa viết code vừa nghe nhạc Trịnh

    Nguyễn Khánh Linh và hành trình đến với danh xưng “Chuyên gia Google”: Có những lúc vừa viết code vừa nghe nhạc Trịnh

    Từ địa đạo Củ Chi đến giải phóng Sài Gòn 30/4/1975: Một đời ẩn mật của nhà tình báo Tư Cang

    Từ địa đạo Củ Chi đến giải phóng Sài Gòn 30/4/1975: Một đời ẩn mật của nhà tình báo Tư Cang

    Nhà báo Thu Uyên: “Sau 18 năm, tôi đã biến thành người biết mở lời xin tiền tài trợ”

    Nhà báo Thu Uyên: “Sau 18 năm, tôi đã biến thành người biết mở lời xin tiền tài trợ”
    16

    Diệu Thảo - hành trình trở thành một nghệ sĩ đàn tỳ bà xuất sắc ở Việt Nam

    Diệu Thảo - hành trình trở thành một nghệ sĩ đàn tỳ bà xuất sắc ở Việt Nam

    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • hoà phát
    • kinh tế tư nhân
    • Tập đoàn Hòa Phát
    • Tổng giám đốc tập đoàn Hòa Phát
    • Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn công nghệ BKAV: 'Người ta vẫn gọi tôi là Quảng 'nổ', nhưng tôi làm tốt mà'

    Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn công nghệ BKAV: "Người ta vẫn gọi tôi là Quảng "nổ", nhưng tôi làm tốt mà"

    Cựu Bộ trưởng Lê Huy Ngọ: “Người đi trong bão” và trái tim dành trọn cho nông dân

    Cựu Bộ trưởng Lê Huy Ngọ: “Người đi trong bão” và trái tim dành trọn cho nông dân

    Nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu: “Tôi hạnh phúc khi mọi người vẫn nhận ra Thị Nở tuổi 87”

    Nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu: “Tôi hạnh phúc khi mọi người vẫn nhận ra Thị Nở tuổi 87”

    Cựu chiến binh Mỹ John Terzano: Việt Nam là đất nước có những ước mơ lớn lao, một nền kinh tế phi thường

    Cựu chiến binh Mỹ John Terzano: Việt Nam là đất nước có những ước mơ lớn lao, một nền kinh tế phi thường

    Lê Hoàng Quân - tài năng về AI: Vượt cửa tử sau ca sinh non, 9 tuổi lập trình game và lên đỉnh thế giới về AI ở tuổi 13

    Lê Hoàng Quân - tài năng về AI: Vượt cửa tử sau ca sinh non, 9 tuổi lập trình game và lên đỉnh thế giới về AI ở tuổi 13

    Nông dân Việt Nam xuất sắc Đinh Văn Thuận - người từ bỏ 'thế giới số' và bén duyên với đàn chim yến

    Nông dân Việt Nam xuất sắc Đinh Văn Thuận - người từ bỏ "thế giới số" và bén duyên với đàn chim yến

    Nhà báo Lê Thọ Bình: “Gã thợ cày” chuyên nghiệp

    Nhà báo Lê Thọ Bình: “Gã thợ cày” chuyên nghiệp

    Tin nổi bật

    Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn công nghệ BKAV: 'Người ta vẫn gọi tôi là Quảng 'nổ', nhưng tôi làm tốt mà'

    Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn công nghệ BKAV: "Người ta vẫn gọi tôi là Quảng "nổ", nhưng tôi làm tốt mà"

    Những ngày gần đây, thông tin BKAV bị cưỡng chế thuế xuất hiện trên mạng xã hội. Người ta nói về khoản nợ hơn 10 tỷ đồng, nói về sự sa sút, thậm chí có người còn gọi đây là "hồi kết" cho một giấc mơ công nghệ Việt. Trước tất cả, ông Nguyễn Tử Quảng vẫn chọn xuất hiện và trò chuyện với Dân Việt.

    Đọc thêm

    Du lịch không tiền mặt – Chỉ cần TPBank: Quét QR, chi tiêu xuyên biên giới
    Kinh tế

    Du lịch không tiền mặt – Chỉ cần TPBank: Quét QR, chi tiêu xuyên biên giới

    Kinh tế

    Không còn nỗi lo phải đổi tiền, hay mất kiểm soát chi tiêu khi du lịch nước ngoài, giờ đây, ngày càng nhiều người rời sân bay chỉ với hộ chiếu và điện thoại nhờ tính năng thanh toán quốc tế. Và với mạng lưới thanh toán QR quốc tế rộng khắp khu vực, TPBank đang mở lối cho người Việt “sống số” xuyên biên giới, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch cho du khách quốc tế tại Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hồng Đào tiết lộ về nữ Nghệ sĩ Nhân dân duy nhất bật cười khi chị diễn vở hài đầu tiên
    Văn hóa - Giải trí

    Hồng Đào tiết lộ về nữ Nghệ sĩ Nhân dân duy nhất bật cười khi chị diễn vở hài đầu tiên

    Văn hóa - Giải trí

    Hồng Đào cho biết chị gặp nhiều khó khăn khi chuyển từ đào thương thành "đào hài". Trong những lần đầu tiên chị biểu diễn, khán giả không mấy hưởng ứng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hộ kinh doanh chuyển đổi – VietinBank đồng hành
    Kinh tế

    Hộ kinh doanh chuyển đổi – VietinBank đồng hành

    Kinh tế

    Từ năm 2025, Nghị định 70/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, yêu cầu các hộ và cá nhân kinh doanh phải áp dụng hóa đơn điện tử, đồng thời từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp hơn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đội hình CLB Ninh Bình “bá đạo” ra sao sau khi liên tiếp “nổ bom tấn”?
    Thể thao

    Đội hình CLB Ninh Bình “bá đạo” ra sao sau khi liên tiếp “nổ bom tấn”?

    Thể thao

    CLB Ninh Bình đang có sự tăng cường lực lượng vô cùng mạnh mẽ để sẵn sàng cho mùa giải 2025/2026 với hàng loạt sự thay đổi, bổ sung từ quân đến tướng, khi họ sẽ tranh tài tại V.League.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM tạm ngưng thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường: Người dân mong được tiếp tục buôn bán ổn định
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM tạm ngưng thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường: Người dân mong được tiếp tục buôn bán ổn định

    Chuyển động Sài Gòn

    Sau hơn một năm thực hiện thu phí tạm thời khi sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường, TP.HCM đã chính thức tạm ngưng mô hình này từ tháng 6/2025. Nguyên nhân là do Chính phủ ban hành Nghị định 165/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/1/2025, không còn cho phép UBND cấp tỉnh quy định về sử dụng vỉa hè và cấm hoàn toàn hoạt động kinh doanh trên vỉa hè.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng dự kiến thu hồi hơn 843ha đất, xây 35 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
    Kinh tế

    Đà Nẵng dự kiến thu hồi hơn 843ha đất, xây 35 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    Kinh tế

    Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.Đà Nẵng dự kiến cần thu hồi hơn 843ha đất, ảnh hưởng khoảng 2.139 hộ dân và xây dựng 35 khu tái định cư với tổng kinh phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, bồi thường hơn 16.600 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    80 năm ngành ngoại giao: Đưa Việt Nam từ “thân cô thế cô” tới tiềm lực, cơ đồ hôm nay
    Thế giới

    80 năm ngành ngoại giao: Đưa Việt Nam từ “thân cô thế cô” tới tiềm lực, cơ đồ hôm nay

    Thế giới

    Ngoại giao đã góp phần nâng cao vị thế đất nước, đưa Việt Nam có vai trò ngày càng tăng trong nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại; từ thân cô thế cô trở thành chưa bao giờ có tiềm lực cơ đồ như ngày hôm nay - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thị trường tín chỉ carbon: Giá thế giới cao nhất gần 100 USD
    Kinh tế

    Thị trường tín chỉ carbon: Giá thế giới cao nhất gần 100 USD

    Kinh tế

    Thị trường tín chỉ carbon: Ít nhất sẽ có khoảng 4.200 doanh nghiệp từ 95 quốc gia tham gia thị trường do đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhà ở xã hội Đông Ngạc: Chủ đầu tư rao giá 'xã hội', thị trường đẩy lên giá 'thương mại'
    Nhà đất

    Nhà ở xã hội Đông Ngạc: Chủ đầu tư rao giá 'xã hội', thị trường đẩy lên giá 'thương mại'

    Nhà đất

    Giá gốc 16,3 triệu đồng/m2 nhưng bị hét tới 60 triệu đồng/m2, nhà ở xã hội Đông Ngạc đang trở thành “sân chơi” của giới đầu cơ, khiến giấc mơ an cư của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Dự báo vận may 12 con giáp tuần mới (28/7-3/8): Hợi thuận buồm xuôi gió, Mùi xui xẻo liên miên
    Gia đình

    Dự báo vận may 12 con giáp tuần mới (28/7-3/8): Hợi thuận buồm xuôi gió, Mùi xui xẻo liên miên

    Gia đình

    Đây là tuần may mắn của con giáp tuổi Hợi, Ngọ, Thân, còn con giáp Tuất, Mùi, Tỵ lại gánh vác nhiều rủi ro, không mất tiền cũng vướng vào rắc rối

    Chia sẻ Chia sẻ
    Động lực từ bất động sản giúp ngành thép Việt kỳ vọng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
    Nhà đất

    Động lực từ bất động sản giúp ngành thép Việt kỳ vọng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

    Nhà đất

    Giá thép cây trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm sâu xuống mức 3.219 Nhân dân tệ/tấn ngay khi mở phiên giao dịch đầu tuần.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Hòa Bình (cũ)
    Nhà nông

    Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Hòa Bình (cũ)

    Nhà nông

    Ngày 27/7, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ triển khai các dự án trọng điểm tại khu vực tỉnh Hòa Bình (cũ).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành kế hoạch quan trọng về phát triển ngành hàng tỷ đô, sau sáp nhập với Bạc Liêu
    Nhà nông

    Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành kế hoạch quan trọng về phát triển ngành hàng tỷ đô, sau sáp nhập với Bạc Liêu

    Nhà nông

    Sáp nhập với Bạc Liêu, Cà Mau trở thành tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký ban hành kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành tôm của tỉnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cựu Thủ tướng Ukraine tiết lộ ông Zelensky sợ ai
    Thế giới

    Cựu Thủ tướng Ukraine tiết lộ ông Zelensky sợ ai

    Thế giới

    Tổng thống Ukraine Zelensky đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật về việc khôi phục tính độc lập của các cơ quan chống tham nhũng sau sự phẫn nộ của các thượng nghị sĩ Mỹ, cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho biết trên Telegram.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ở tỉnh Cà Mau mới, sau sáp nhập Bạc Liêu có 1 xã NTM kiểu mẫu, 100% cánh đồng lúa do máy nông nghiệp làm thay nông dân
    Nhà nông

    Ở tỉnh Cà Mau mới, sau sáp nhập Bạc Liêu có 1 xã NTM kiểu mẫu, 100% cánh đồng lúa do máy nông nghiệp làm thay nông dân

    Nhà nông

    Vĩnh Thanh là xã duy nhất đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Cà Mau mới (sau sáp nhập tỉnh Bạc Liêu). Thành tựu ấy là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là trong việc đổi mới phương thức sản xuất theo hướng cơ giới hoá toàn diện, ứng dụng công nghệ cao.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin sáng (28/7): HAGL ký hợp đồng có thời hạn khó tin với “siêu nhân” Trần Gia Huy
    Thể thao

    Tin sáng (28/7): HAGL ký hợp đồng có thời hạn khó tin với “siêu nhân” Trần Gia Huy

    Thể thao

    HAGL ký hợp đồng có thời hạn khó tin với “siêu nhân” Trần Gia Huy; Antony không muốn trở lại Brazil; Arsenal bất hợp tác với Real Madrid về trường hợp Saliba; 3 CLB Premier League theo đuổi Douglas Luiz; Vợ Messi vừa tạo ra “kỳ nghỉ của các cô gái”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hưng Yên: Bị thu hồi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp, người dân mòn mỏi chờ đợi gần 2 năm... chưa được nhận tiền đền bù
    Nhà nông

    Hưng Yên: Bị thu hồi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp, người dân mòn mỏi chờ đợi gần 2 năm... chưa được nhận tiền đền bù

    Nhà nông

    113 hộ dân xã Tân Minh, huyện Yên Mỹ (nay là xã Yên Mỹ mới, tỉnh Hưng Yên) mòn mỏi chờ được nhận tiền đền bù sau gần 2 năm bị thu hồi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp. Điều đáng nói, dù không có tên trong danh sách bị thu hồi nhưng ruộng của họ vẫn bị san lấp và người dân cũng không hề hay biết UBND xã đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trên sang đất công ích từ lúc nào không hay?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá USD hôm nay 28/7: Tăng trở lại, bắt đầu chu kỳ mới?
    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 28/7: Tăng trở lại, bắt đầu chu kỳ mới?

    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 28/7 trong nước, tỷ giá trung tâm mức 25.182 VND/USD, tăng 18 đồng so với chốt phiên tuần trước. Trong khi đó, thị trường tự do cũng tăng 20 đồng, lên mức 26.460 VND/USD.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi loài cá là 'vua' của các loài cá da trơn, anh nông dân Tây Ninh có bí quyết gì mà thu tiền to?
    Nhà nông

    Nuôi loài cá là "vua" của các loài cá da trơn, anh nông dân Tây Ninh có bí quyết gì mà thu tiền to?

    Nhà nông

    Sau sáp nhập Tây Ninh - Long An, tỉnh Tây Ninh (mới) là vùng đất giàu tiềm năng nông nghiệp. Mô hình nuôi cá lăng khép kín không xả thải ra môi trường của anh Võ Thanh Liêm (ngụ ấp Trảng Cỏ, xã Hưng Thuận; trước đây là xã Đôn Thuận, Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh cũ) là một điển hình tiêu biểu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Khởi công xây dựng nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng
    Xã hội

    Khởi công xây dựng nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng

    Xã hội

    Chính quyền xã Kiều Phú, TP.Hà Nội xác định việc chăm lo về nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng là công tác quan trọng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Bão lửa' Đường 9 khiến chiến dịch Lam Sơn 719 sụp đổ như thế nào?
    Đông Tây - Kim Cổ

    "Bão lửa" Đường 9 khiến chiến dịch Lam Sơn 719 sụp đổ như thế nào?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Chiến dịch Lam Sơn 719 – của quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy và yểm trợ của Mỹ – đã sụp đổ trước “bão lửa” phản công từ lực lượng Quân giải phóng và cách mạng Lào trên chiến trường Đường 9 – Nam Lào. Gần 50 ngày đêm, từ Khe Sanh đến Bản Đông, pháo binh trút lửa, bộ binh siết chặt vòng vây, biến cuộc hành quân quy mô thành thảm họa quân sự lớn nhất của ngụy trong chiến tranh Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái lớn 'chưa từng có' vào khu vực Leningrad của Nga
    Thế giới

    Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái lớn 'chưa từng có' vào khu vực Leningrad của Nga

    Thế giới

    Thống đốc Aleksandr Drozdenko cho biết trong một loạt bài đăng trên Telegram rằng một cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Leningrad của Nga đã khiến một thường dân thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Ông cho biết lực lượng Kiev đã sử dụng hơn 50 máy bay không người lái (UAV) trong cuộc tấn công.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Điều tra vụ người đàn ông say rượu, giật tay lái tài xế trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương
    Tin tức

    Điều tra vụ người đàn ông say rượu, giật tay lái tài xế trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương

    Tin tức

    Ô tô biển số 51L.133.24 đang lưu thông trên cao tốc Trung Lương - TP.HCM đến xã Thủ Thừa (Tây Ninh), bất ngờ một người đàn ông trong trạng thái say rượu có hành vi giật tay lái khiến tài xế phải cho xe tấp vào làn dừng khẩn cấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cập nhật tình hình chấn thương của Nguyễn Đình Bắc, Phạm Lý Đức và Nguyễn Quốc Việt
    Thể thao

    Cập nhật tình hình chấn thương của Nguyễn Đình Bắc, Phạm Lý Đức và Nguyễn Quốc Việt

    Thể thao

    Tối 27/7, đội tuyển U23 Việt Nam đã trở lại sân tập để chuẩn bị cho trận chung kết giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, gặp đội chủ nhà U23 Indonesia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá xăng dầu hôm nay 28/7: Thị trường đồng loạt 'bứt tốc' tuần mới
    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay 28/7: Thị trường đồng loạt "bứt tốc" tuần mới

    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/7, hai ngày sau khi lao dốc mạnh, giá dầu thô thế giới hồi phục nhẹ với hy vọng lấy đà tăng trong tuần mới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiến Luật suýt bị lừa: “Có 30.000 đồng mà chửi tôi dữ vậy!”
    Văn hóa - Giải trí

    Tiến Luật suýt bị lừa: “Có 30.000 đồng mà chửi tôi dữ vậy!”

    Văn hóa - Giải trí

    Mới đây, diễn viên Tiến Luật đã chia sẻ trên trang cá nhân một tình huống dở khóc dở cười khi suýt trở thành nạn nhân của một chiêu trò lừa đảo tinh vi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Từ 1/7/2025 điều kiện chia, nhập, giải thể đơn vị hành chính thay đổi ra sao?
    Bạn đọc

    Từ 1/7/2025 điều kiện chia, nhập, giải thể đơn vị hành chính thay đổi ra sao?

    Bạn đọc

    Việc chia, nhập, thành lập hay giải thể đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh…) là một trong những nội dung trọng tâm trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước. Từ ngày 1/7/2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 chính thức có hiệu lực, bổ sung nhiều điểm mới liên quan đến điều kiện và thủ tục chia, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Dưới đây là những điểm nổi bật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hôm nay Thái Lan - Campuchia dự kiến đàm phán chấm dứt xung đột
    Thế giới

    Hôm nay Thái Lan - Campuchia dự kiến đàm phán chấm dứt xung đột

    Thế giới

    Các nhà lãnh đạo Thái Lan và Campuchia sẽ gặp nhau tại Malaysia trong ngày 28/7 để đàm phán chấm dứt xung đột, người phát ngôn của văn phòng thủ tướng Thái Lan cho biết.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xác định 4 vị trí đủ điều kiện làm bãi xe, trạm sạc dọc Vành đai 1 tại Hà Nội
    Tin tức

    Xác định 4 vị trí đủ điều kiện làm bãi xe, trạm sạc dọc Vành đai 1 tại Hà Nội

    Tin tức

    4 vị trí này được đánh giá có diện tích mặt bằng đủ rộng để vừa làm bãi đỗ xe cho xe máy, ô tô vừa lắp đặt trạm sạc cho xe điện khi Hà Nội triển khai cấm xe máy xăng vào khu vực Vành đai 1 bắt đầu từ tháng 7/2026.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn công nghệ BKAV: 'Người ta vẫn gọi tôi là Quảng 'nổ', nhưng tôi làm tốt mà'
    Dân Việt trò chuyện

    Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn công nghệ BKAV: "Người ta vẫn gọi tôi là Quảng "nổ", nhưng tôi làm tốt mà"

    Dân Việt trò chuyện

    Những ngày gần đây, thông tin BKAV bị cưỡng chế thuế xuất hiện trên mạng xã hội. Người ta nói về khoản nợ hơn 10 tỷ đồng, nói về sự sa sút, thậm chí có người còn gọi đây là "hồi kết" cho một giấc mơ công nghệ Việt. Trước tất cả, ông Nguyễn Tử Quảng vẫn chọn xuất hiện và trò chuyện với Dân Việt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    2

    Xung đột Thái Lan - Campuchia và những tác động đến kinh tế Việt Nam?

    Xung đột Thái Lan - Campuchia và những tác động đến kinh tế Việt Nam?

    3

    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: 7 câu hỏi tài xế đang nóng lòng muốn biết

    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: 7 câu hỏi tài xế đang nóng lòng muốn biết

    4

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    5

    Vị hoàng đế "bán nước" nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Vị hoàng đế 'bán nước' nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media