Xem phim, cuối cùng tôi cũng nhận ra tại sao con trai bị bạn bè ghét bỏ
Con tôi luôn là con ngoan, trò giỏi trong mắt mọi người. Nhưng con lại luôn bị bạn bè ghét bỏ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mở đầu cuộc trò chuyện với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nêu quan điểm: "Câu chuyện về cống Cái Lớn - Cái Bé, tôi muốn phải có cái nhìn thực tế, khách quan và khoa học, đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, kinh phí đầu tư của Nhà nước và phong tục, tập quán sản xuất của người dân. Sự phù hợp này phải nằm trong tổng thể tái cơ cấu, chứ không phải việc giữ nguyên hiện trạng như bây giờ".
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: Sau 6 tháng nữa, Bộ NNPTNT sẽ ban hành quy trình vận hành chính thức đối với cống Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Khương Lực
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ, mục tiêu đầu tiên của cống Cái Lớn - Cái Bé là điều tiết nguồn nước mặn, ngọt, lợ cho vùng sản xuất 350.000ha. Đồng thời, điều tiết nguồn nước này để hỗ trợ các địa phương trong tái cơ cấu sản xuất, chuyển dịch giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Khi nguồn nước mặn, ngọt, lợ ổn định thì các địa phương phải quy hoạch lại vùng sản xuất phù hợp với nguồn nước đã ổn định này.
Mục tiêu thứ hai của cống Cái Lớn – Cái Bé hỗ trợ về điều tiết giảm lũ cho mùa lũ. Kết quả hệ thống này điều tiết được giảm lũ trong mùa lũ. Mục tiêu thứ ba là kết hợp với các công trình khác đang và sẽ đầu tư để tạo thành một hệ thống vận hành đảm bảo phân ranh mặn – ngọt ổn định, chống nước biển dâng, chống sụt lún, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thưa ông, như báo điện tử Dân Việt đã phản ánh thực tế và qua ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, sau hơn 1 năm vận hành siêu công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam- cống Cái Lớn- Cái Bé ở đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh nhiều mặt được, cũng xuất hiện những bất cập cần khắc phục, giải quyết. Ông có thể cho biết cụ thể kết quả vận hành hệ thống thủy lợi này trong thời gian vừa qua?
- Cống Cái Bé vận thành tháng 9/2021, cống Cái Lớn vận hành tháng 1/2022. Sau gần 2 năm vận hành quy trình tạm thời của Bộ NNPTNT, có mấy vấn đề cả được và không được:
Về mặt được, đầu tiên cống Cái Lớn - Cái Bé đã đảm bảo điều tiết được nguồn nước ngọt ổn định để phục vụ cho sản xuất. Cùng với đó, ở trên địa tỉnh Kiên Giang đã không phải đắp hàng trăm đập tạm vào mùa mặn. Mục tiêu chính của cống đã đạt được, tôi đã đi những vùng hưởng lợi dự án, đi xung quanh thấy rất rõ.
Cái được thứ hai là cống Cái Lớn - Cái Bé đang phối hợp tốt với một số hệ thống quanh đó như là cống âu thuyền Ninh Quới, Xẻo Rô… cũng đã giảm được ngập. Đáng tiếc là trong hơn 1 năm vận hành thử nghiệm chưa có nhiều trận mưa lớn, chưa có lũ lớn từ thượng nguồn về để mình xem hiệu quả giảm ngập đến đâu, nhưng đã có một trận mưa lớn duy nhất, bằng vận hành cống thì đã giảm ngập được cho toàn bộ vùng này.
Cái được thứ ba là môi trường nước đảm bảo. Khi làm cống Cái Lớn - Cái Bé có rất nhiều ý kiến khác nhau, ý kiến nhiều nhất là về môi trường nước. Vừa rồi, qua quan trắc môi trường nước rất đảm bảo.
Ngoài việc hưởng lợi trực tiếp như kể trên, cống Cái Lớn - Cái Bé còn tạo ra một hạ tầng, động lực phát triển mới về du lịch cho tỉnh Kiên Giang. Đây là một điểm đến không chỉ của người miền Tây mà của cả nước, rất nhiều khách đến Kiên Giang để thăm công trình cống Cái Lớn - Cái Bé.
Công trình thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé là một hạ tầng, động lực phát triển mới về du lịch cho tỉnh Kiên Giang.Ảnh: THDV
Còn chưa được ở những cái gì? Cái này cũng phải rất thẳng thắn. Thứ nhất, trong thời gian gần 2 năm vừa qua chưa có mặn cực đoan, chưa có lũ cực đoan - nghĩa là chưa kiểm tra và thử nghiệm được nhiều quy trình xử lý cực đoan. Bởi vì cống này xử lý mặn cực đoan mới là quan trọng. Khi mặn quá lớn kéo dài, đóng mở cống nhiều lúc đó kiểm tra môi trường nước, khả năng trữ ngọt, pha loãng mặn mới chính xác được. Yếu tố này là do khách quan.
Nhiệm vụ đặt ra của cống này chủ yếu là xử lý mặt cực đoan, chưa nghiên cứu, tính toán trong quá trình vận hành để bổ sung nước mặn cho vùng này. Vừa rồi, đầu vụ nuôi tôm Xuân Hè của một số huyện của Kiên Giang bà con cứ tính thời vụ theo dương lịch, ít tính thánh lịch âm nên một số nơi thả tôm sớm, nước mặn không đủ.
Về việc này, Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang đã cảnh báo và chỉ định mùa vụ rồi, nhưng có một số nơi không thực hiện theo nên phản ánh có thiếu mặn. Thiếu mặn này do năm nay mặn ít và nhuận 2 tháng 2 nên mặn đến muộn, nhưng giờ lại đủ mặn để thả tôm.
Như vậy, cống này đặt ra vấn đề làm thế nào bổ sung được mặn? Đây là vấn đề rất khó và các đơn vị liên quan của Bộ NNPTNT đang cho ý kiến. Bởi vì nếu bổ sung nước mặn bằng cách bơm nước biển vào thì rất dễ, nhưng không ai làm thế cả vì giá thành rất cao, không chịu đựng nổi. Bây giờ bằng cách vận hành hệ thống thì phải nghiên cứu xem hệ thống toàn bộ vùng này còn thiếu cống nào, rồi đóng mở ra làm sao để cung cấp thêm mặn cho vùng này ở những thời điểm mặn đến muộn.
Thứ hai, khi vận hành cống đóng lại thì có hiện tượng nước dềnh ở khu vực hạ lưu cống. Khu vực hạ lưu cống Cái Lớn – Cái Bé do nước biển dâng và chưa có hệ thống đê bao nên không có cống này hoặc trong điều kiện cống không vận hành thì vẫn đang bị ngập. Nhưng khi vận hành cống đóng lại thì nước có dềnh thêm - độ dềnh cao nhất đo được là 15cm.
Vấn đề thứ ba, để khép kín và phát huy tối đa hiệu quả cống này thì phải làm khép kín toàn bộ vùng An Minh, An Biên - những huyện ven biển, tác động trực tiếp tới cửa sông Cái Lớn, Cái Bé. Đó là dự án của địa phương nhưng 18 cống ở vùng An Minh, An Biên thì mới làm được 8 cái, còn 10 cái chưa làm được - tức là chưa khép kín được vùng này.
Vì dự án cống Cái Lớn - Cái Bé không chỉ dừng lại ở 350.000ha hưởng lợi mà vùng hưởng lợi rộng hơn rất nhiều, cả triệu ha. Như vậy, phải bổ sung thêm một số công trình ở Cà Mau, Bạc Liêu để cùng với cống Cái Lớn - Cái Bé dẫn được nước ngọt từ khu vực này về cho bán đảo Cà Mau, khắc phục được tình trạng mặn cực đoan ở bán đảo Cà Mau.
Với các mặt được và chưa được như trên, quy trình vận hành thử nghiệm cống Cái Lớn - Cái Bé sẽ kéo dài trong bao lâu và khi nào thì Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành chính thức?
- Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành tạm thời cống Cái Lớn - Cái Bé trong vòng 2 năm theo các quy định của luật. Những công trình lớn anh đều phải ban hành quy trình vận hành tạm thời, sau đó điều chỉnh để ban hành chính thức.
Tại sao lại vận hành tạm thời 2 năm? Bởi vì 2 năm nó đủ cho một chu trình mặn – ngọt. 2 năm vừa rồi, các yếu tố cực đoan vẫn chưa đủ để vận hành thử nghiệm theo mười mấy kịch bản đã đặt ra. Việc ban hành tạm thời này đưa ra các tổ hợp kịch bản và có tính toán một cách khoa học, làm việc kỹ với các địa phương, các xã ở vùng hưởng lợi để xem mô hình sản xuất thế nào, anh dịch chuyển sản xuất đến đâu.
Ở vùng này, đến thời điểm này vẫn xung đột giữa nước mặn và nước ngọt, bên cạnh ruộng lúa là một ao nuôi tôm thì không có cống nào vận hành được.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp
Ở vùng này, đến thời điểm này vẫn xung đột giữa nước mặn và nước ngọt, bên cạnh ruộng lúa là một ao nuôi tôm thì không có cống nào vận hành được. Thứ hai, cống này chỉ cung cấp các điểm khống chế để khẳng định ở những trục chính, dòng sông chính, kênh chính chất lượng nước như vậy; còn dẫn nước vào nội đồng thì phải từ các hệ thống thủy lợi nội đồng của các địa phương. Cái này phải nói rất rõ trong quy trình vận hành tạm thời.
Hôm trước tôi đi huyện Gò Quao, nằm ngay sát chân cống Cái Lớn – Cái Bé. Huyện Gò Quao có hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn thiện, nên mô hình nuôi tôm, trồng lúa, mặn - ngọt không có vấn đề gì. Huyện Gò Quao có mô hình tôm - lúa, mô hình lúa, mô hình tôm rất tốt và không xung đột, vì hệ thống thủy lợi nội đồng đóng mở khép kín và phân ranh mặn – ngọt rõ ràng, quy hoạch sản xuất cũng rõ.
Nhưng không phải huyện nào cũng làm được như Gò Quao của Kiên Giang, rất nhiều huyện chưa hoàn thiện được hệ thống thủy lợi nội đồng. Chính vì thế, khi làm việc vận hành với các xã, huyện này, đơn vị tư vấn của quy trình vận hành cùng với Cục Thủy lợi đều yêu cầu các địa phương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
Dự án cống Cái Lớn - Cái Bé có 2 hợp phần: Hợp phần về xây dựng cống Cái Lớn – Cái Bé; hợp phần thứ hai là hợp phần về sinh kế, xây dựng 9 mô hình sinh kế ở các địa phương cho các người dân.
Tổng kết lại, 9 mô hình sinh kế này rất hay, trong đó có mô hình sinh kế tăng tới 170 triệu đồng/ha ví dụ mô hình sinh kế về dứa với dừa, cũng có mô hình sinh kế tăng 70 triệu đồng/ha là mô hình tôm –lúa... Nhưng muốn phát huy được thì các địa phương phải có hệ thống tiếp nhận nguồn nước từ cống Cái Lớn – Cái Bé ổn định.
Trong vòng 6 tháng nữa, Bộ NNPTNT sẽ ban hành quy trình vận hành chính thức cống Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: THDV
Cách đây 1 tháng, Bộ NNPTNT phối hợp cùng tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo, mời 5 tỉnh liên quan (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang) về cùng họp, cùng góp ý vào quy trình vận hành tạm thời để hết 2 năm thì ban hành quy trình vận hành chính thức. Như vậy, quy trình chính thức sẽ ban hành sau 6 tháng nữa.
Câu chuyện đặt ra, Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành chính thức, nhưng không phải là không sửa đổi. Quy trình chính thức này được ban hành và vẫn tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh, hiệu chỉnh cho phù hợp. Bởi, biến đổi khí hậu không nói trước được, thứ hai nhu cầu sản xuất ở địa phương có thể thay đổi thì chúng ta lại vận hành theo sự thay đổi đó.
Sau khi Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành chính thức cống Cái Lớn - Cái Bé, vấn đề mâu thuẫn về điều tiết, kiểm soát nguồn nước mặn - ngọt, rồi câu chuyện phân ranh mặn - ngọt có được giải quyết?
- Hiện nay quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chia làm 3 vùng: vùng thượng là vùng ngọt, vùng giữa là vùng ngọt – lợ, vùng ven biển là vùng mặn, mặn – lợ. Đó là quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL.
Nhưng thực tế ở ĐBCSL cho thấy, ngay vùng ven biển vẫn có diện tích lớn sản xuất nông nghiệp cần dùng nước ngọt, tức là sẽ xảy ra tình trạng "da báo" chứ không theo hẳn được quy hoạch. Đơn cử, tỉnh Cà Mau vẫn còn gần 30.000ha lúa nước ngọt. Tương tự, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh – những vùng quy hoạch mặn – lợ vẫn phải sản xuất nước ngọt, chưa nói vùng quy hoạch mặn và mặn lợ vẫn còn trái cây, trái cây thì không thể dùng nước lợ được.
Cùng với đó, chúng ta phải cung cấp nước ngọt cho sản xuất công nghiệp, nước sinh hoạt. Như vậy, giữa quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL và sự chuyển dịch cần phải có thời gian và các tỉnh cũng buộc phải chuyển dịch. Quá trình chuyển dịch này không thể diễn ra ngày một, ngày hai và nhanh chóng được, các địa phương phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL để quy hoạch lại vùng sản xuất của địa phương mình cho phù hợp.
Và chỉ có quy hoạch lại như thế thì mới khắc phục được mâu thuẫn mặn - ngọt. Mâu thuẫn mặn – ngọt hiện nay ở ĐBSCL nổi lên là mâu thuẫn chủ yếu ở các vùng sản xuất nhỏ, theo kiểu hộ gia đình, hộ có nhu cầu tiếp tục trồng lúa, hộ có nhu cầu nuôi tôm chẳng hạn.
Còn mâu thuẫn ở các vùng sản xuất lớn, liên quan tới địa phương cấp huyện, cấp tỉnh gần như không còn vì cái này đã giải quyết được trong các bài toán quy hoạch cũng như thực hiện quy hoạch mình đã giải quyết cơ bản các mâu thuẫn lớn.
Cách đây 4 năm, khi chưa khánh thành cống âu thuyền Ninh Quới, hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng năm nào cũng phải ngồi với nhau vì một bên là sản xuất lúa, một bên nuôi tôm, năm nào cũng mâu thuẫn. Nhưng sau khi có cống âu thuyền Ninh Quới, tỉnh cần mặn có mặn, tỉnh cần ngọt có ngọt thì bây giờ không còn mâu thuẫn nữa.
Mâu thuẫn lớn đã giải quyết xong, còn bây giờ chủ yếu mâu thuẫn nhỏ. Bằng cách địa phương phải quy hoạch sản xuất và như vậy câu chuyện ngược trở lại cống Cái Lớn – Cái Bé khi quy trình vận hành chính thức rồi có giải quyết câu chuyện này được không?
Giải quyết được nếu quy hoạch của địa phương phù hợp - đấy là điều kiện tiên quyết thứ nhất. Điều kiện tiên quyết thứ hai là phải đầu tư để hoàn thiện hệ thống, trong đó đầu tư ưu tiên để làm cống âu thuyền Tắc Thủ (Cà Mau), rồi một số cống ven Quốc lộ 1A cũng như trong hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp (Bạc Liêu).
Cùng với đó, phải tính toán đến các giải pháp vận hành hệ thống để đảm bảo xử lý vùng giáp nước ở Hậu Giang. Sau khi có cống Cái Lớn – Cái Bé, tỉnh Hậu Giang cơ bản không còn phải lo xử lý nước mặn, không còn nguy cơ xâm nhập mặn, nhưng vùng giáp nước, cần có tính toán trong hệ thống vận hành.
Việc đầu tư làm cống âu thuyền Tắc Thủ và các công trình liên quan khác sẽ được Bộ NNPTNT đề xuất, triển khai như thế nào?
Trong trung hạn 2021-2025, Bộ NNPTNT đã có quyết định chủ trương đầu tư cống âu thuyền Tắc Thủ. Còn việc dẫn nước ngọt về Nam Bạc Liêu và Bắc Cà Mau để giải quyết vùng mặn nhất hiện nay ở đất nước này ở bán đảo Cà Mau, thông qua cống Cái Lớn – Cái Bé, toàn bộ hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp qua kênh Trắc Băng… sẽ được nghiên cứu kỹ để đầu tư trong giai đoạn trung hạn 2026-2030.
Như vậy, về góc độ đầu tư, Bộ NNPTNT sẽ xin ý kiến Chính phủ để đến năm 2030 cơ bản ổn định được vùng này và phát huy được toàn bộ hiệu quả của hệ thống Cái Lớn – Cái Bé và những công trình phụ trợ liên quan.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Thời tiết tại các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới đây được dự báo có nhiều biến động, trong đó, tình trạng nắng nóng kéo dài, khiến nguy cơ cháy rừng tăng cao. Quảng Ninh hiện có gần 300.000 ha rừng, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tuy nhiên, khoảng 80% diện tích này có nguy cơ cháy cao...
Con tôi luôn là con ngoan, trò giỏi trong mắt mọi người. Nhưng con lại luôn bị bạn bè ghét bỏ.
Trận không chiến dữ dội nhất trong lịch sử giữa chiến đấu cơ Anh và Đức kéo dài gần 4 tháng, huy động tổng cộng 4.513 máy bay, dẫn đến những tổn thất nặng nề của cả hai bên và thất bại mang tính lịch sử đầu tiên của trùm phát xít Hitler.
Tối 2/5, trang chủ FIFA thông báo giáng CLB Phú Thọ xuống giải hạng Ba sau khi kết luận đội bóng này có liên quan đến hành vi dàn xếp tỷ số.
Chia sẻ sau khi cùng Thể Công Viettel đánh bại SHB Đà Nẵng 6-0 ở vòng 21V.League 2024/2025, HLV Popov, đã dành lời khen ngợi cho Nguyễn Hữu Thắng và cho rằng, tiền vệ này sẽ là một tài năng đáng chú ý của bóng đá Việt Nam trong thời gian tới.
Người sinh vào 3 tháng Âm lịch này luôn mạnh mẽ, không ngừng vươn lên. Cũng bởi vậy, họ được hưởng nhiều phúc lộc khi về già.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc, vụ án liên quan đến sữa giả, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện; phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý theo quy định của pháp luật.
Vào thời cổ đại, thư thế ngồi phổ biến nhất được dùng là ngồi quỳ, hai đầu gối chụm vào nhau, gót chân chạm mông, khi ngồi phải thẳng lưng, hai tay duỗi thẳng, đặt lên hai đùi.
Các máy bay không người lái của Ukraine ồ ạt tấn công trung tâm tình báo vũ trụ quan trọng của Nga ở làng Moskovskoye thuộc vùng Stavropol, sâu trong lãnh thổ Nga.
Ngay trận đầu tiên trên cương vị HLV CLB Thể Công Viettel, HLV Popov đã mang tới bầu sinh khí mới cho đội bóng ngành quân đội bằng lối chơi rực lửa và giành chiến thắng 6-0 trước SHB Đà Nẵng ở vòng 21 V.League 2024/2025.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ... thu hút đông đảo người dân và du khách trải nghiệm.
Ban tổ chức sẽ tạm hoãn việc chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày mai (3/5). Thời gian chiêm bái xá lợi sẽ được thông báo khi có diễn biến mới.
Trong khi khắp nơi hân hoan đón chào những ngày đại lễ 30/4 - 1/5 lịch sử, thì ở những bản làng vùng cao của tỉnh Lai Châu, có một "ngày lễ" đặc biệt đang diễn ra. Đó là ngày lễ của sự sẻ chia, của tình đồng bào, được viết nên bởi những người chiến sĩ Công an nhân dân Lai Châu. Họ không quản ngại khó khăn, dốc hết sức mình để dựng xây nên những mái ấm kiên cố, thắp sáng niềm hy vọng cho những mảnh đời còn gian khó nơi miền biên viễn.
Tối 2/5, xảy ra cháy, khói bốc lên nghi ngút tại tầng 3 chung cư Mường Thanh ở địa chỉ số 52 Trần Bạch Đằng (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
Một chuyên gia khoa học kiêm cựu chỉ huy kỳ cựu của Ukraine vừa lên tiếng cảnh báo rủi ro cực nguy hiểm mà nước này phải hứng chịu khi ký thỏa thuận tài nguyên khoảng sản với Mỹ, trao cho Tổng thống Donald Trump một chiến thắng biểu tượng lớn.
VFF ‘bật đèn xanh’, HLV Kim Sang-sik triệu tập Hoàng Vũ Samson?; Thanh Bình hồi phục chấn thương; Real sắp gia hạn hợp đồng thêm 2 tuần với Modric; Sir Jim Ratcliffe sẵn sàng bán Nice; Foden làm người mẫu tại cửa hàng Burberry.
Nhà cổ Bình Dương, trong đó có nhà cổ Dương Văn Hổ, không chỉ là di tích lịch sử - kiến trúc mà còn là nơi lưu giữ ký ức, là cánh cửa kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai.
Lực lượng điều khiển hệ thống không người lái của Ukraine vừa công bố đoạn video mới ghi lại cảnh các máy bay không người lái tấn công góc nhìn thứ nhất (FPV) truy đuổi và tiêu diệt các đơn vị biệt kích tinh nhuệ của Nga đang tấn công các vị trí của Ukraine.
Hoa hậu Đại dương Việt Nam có cuộc sống hạnh phúc sau khi về chung một nhà với chồng BTV. Trái ngọt hôn nhân của cặp đôi là con trai đầu lòng - bé TiNo.
4 con giáp có được nhiều thành tựu trong cuộc sống, không thiếu quý nhân, kiếm được ngày càng nhiều tiền, ngân khố đầy lên theo năm tháng.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nắng nóng lên đến 33 độ C, hàng nghìn người dân Thủ đô và du khách thập phương đã đổ về công viên nước hồ Tây để vui chơi, giải nhiệt trong ngày thứ 3 nghỉ lễ.
CLB CAHN sẽ nhận tổng cộng 15 tỷ đồng nếu đăng quang giải vô địch các CLB Đông Nam Á 2024/2025.
Mỹ nối lại bán vũ khí cho Ukraine qua cơ chế DCS (Bán thương mại trực tiếp) là bước đi quan trọng đầu tiên liên quan đến viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách của chính quyền Trump đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nữ diễn viên Angelababy rơi vào tình trạng không được mời đóng phim. Nguyên nhân bởi cô vướng scandal đời tư, diễn xuất yếu kém và thái độ thiếu chuyên nghiệp.
Dự kiến sáp nhập Thái Nguyên, Bắc Kạn trở thành tỉnh Thái Nguyên với diện tích lớn gấp 2,4 lần hiện tại. Đây là nơi có những người con kiệt xuất, nhiều người nhắc đến.
Theo Trung tâm Thông tin và Dịch vụ nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), những ngày cuối tháng tư, đầu tháng 5/2025, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục tăng.
Mạnh dạn đi đầu phát triển kinh tế với nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen) từ những chân ruộng trũng trồng lúa không hiệu quả, anh Vi Văn Nhuận sinh năm 1982 ở thôn Lân Luông, xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã có thu nhập trên 600 triệu đồng/năm.
Tại Kỳ họp thứ 27 khóa XIX, HĐND tỉnh Nam Định đã ban hành nghị quyết đặt tên cho một cây cầu mới bắc qua sông Đào là cầu Thiên Trường cùng với nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định.
Vốn xuất thân nông dân, nghèo khó trải qua nhiều khó khăn mới lên được ngôi vị chí tôn nên Chu Nguyên Chương đã nghĩ ra rất nhiều hình phạt tàn khốc chủ yếu để răn đe tham quan. Tuy nhiên, trong đó cũng có một hình phạt dành cho nữ phạm nhân trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
Hải Phòng đang chuẩn bị tích cực cho “Ngày Tết thứ hai” của thành phố Hoa Phượng Đỏ trong năm nay. Sự kiện trọng đại này chính là Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng 13/5/1955 - 13/5/2025.
Ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4 - 1/5, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 22 người, bị thương 44 người (đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn).