Trường hợp nào niêm phong, kê biên tài sản?
Theo luật sư, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định rõ về các trường hợp người dân bị niêm phong, kê biên, phong tỏa tài sản…
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Triệu Việt Vương tên huý là Triệu Quang Phục sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm hào trưởng, cha là Thái phó Triệu Túc, người huyện Chu Diên (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay).
Ông là người uy nghi, giỏi võ nghệ, từ sớm cùng cha theo Lý Nam Đế (Lý Bí) khởi nghĩa, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương, giành độc lập, lập nên nước Vạn Xuân năm 544. Triệu Việt Vương được ban chức Tả tướng.
Năm 545, nhà Lương tiếp tục huy động đại binh, cử tướng tài Trần Bá Tiên dồn sức mở cuộc tấn công xâm lược nước Vạn Xuân.
Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược lần này là một cuộc chiến tranh kéo dài 5 năm (545 - 550) và chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu (545 - 546) do Lý Nam Đế chỉ huy; giai đoạn sau (547 - 550) do Triệu Quang Phục chỉ huy.
Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo toàn lực lượng. Ngài lập căn cứ ở đầm Dạ Trạch.
Đây là vùng đất lau sậy rậm rạp, cỏ cây um tùm, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhẹ lướt.
Ban ngày không để lộ khói lửa và dấu người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của Trần Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều quân lính, lấy được lương thực, làm kế cầm cự lâu dài.
Không những thế, ngài còn tổ chức cho dân vùng Dạ Trạch và nghĩa quân trồng lúa, lấy nguồn thức ăn từ vùng đất này.
Khuôn viên đền thờ Triệu Việt Vương, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Triệu Việt Vương được cho là vị vua duy nhất của tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Báo Hưng Yên.
Qua 4 năm chiến đấu (547 - 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng ngày càng suy yếu. Năm 548, Lý Nam Đế mất, tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế, nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương.
Sau đó lợi dụng thời cơ tổ chức một loạt cuộc tấn công lớn vào quân giặc, quân Lương tan vỡ. Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tục sự nghiệp của nhà Tiền Lý đến năm 571.
Ghi nhận công lao, cống hiến của Triệu Việt Vương, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ. Năm 2018, huyện Khoái Châu cùng với Nhân dân địa phương xây dựng ngôi đền mới trên nền ngôi đền cũ bị hư hại.
Ngôi đền thờ Triệu Việt Vương được hoàn thành với diện tích trên 13.700m2 gồm các hạng mục: Nghi môn, bình phong, đền chính, nhà tả vu, hữu vu và các công trình phụ trợ. Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kết hợp với hoa văn trang trí đặc thù.
Các kiến trúc được thiết kế đồng bộ, hòa hợp với không gian, cảnh quan làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngôi đền là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong vùng và là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Ngày 20/1/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 177/QĐ-CTUBND về xếp hạng di tích đền thờ Triệu Việt Vương là di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh.
Theo TS Lưu Minh Trị, làng Tam Đường (xưa tên là làng Thái Dường), xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là vùng đất phát tích của Vương triều nhà Trần. Nơi đây cách ngày nay hơn 700 năm, các vị vua khai nghiệp nhà Trần được sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đấy dấy nghiệp.
Làng Tam Đường - Hưng Hà vốn là một vùng đất cổ xưa của tỉnh Thái Bình, được hình thành trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Từ xa xưa, người Việt cổ đã đến đây dựa gò đống để sinh sống bằng nghề đánh cá và trồng lúa Lốc (loại lúa chỉ trồng trên đất gò…).
Đất Ngự Thiên (phủ Long Hưng) xưa được dân gian truyền tụng là đất mả sao. Chính vì thế, còn có tên là hương Tỉnh Cương (Tỉnh có nghĩa là ngôi sao, Cương là các gò đất nổi lên cao).
Như đã biết, tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề đánh cá từ đất Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Đến đời Trần Kình thì chuyển về Tức Mặc (tỉnh Nam Định) và qua đời ở đó.
Con trai Trần Kình là Trần Hấp chuyển gia đình về sinh sống ở làng Thái Đường, Long Hưng (nay là làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) làm nghề đánh cá và làm ruộng.
Theo truyền thuyết: Thời ấy, có một thầy địa lý (sử cũ chép là khách nhân) thường đi tìm thế đất.
Rồi một lần ông đến hương Tỉnh Cương (Tam Đường ngày nay) thấy có một gò hỏa tinh nổi lên trên mặt nước, xung quanh có nhiều gò nhỏ, thầy thốt lên: Chỗ này không phải là hoang địa! Rồi sau đó, thầy vào làng Tây Nha xem đất tìm mộ tổ cho một người họ Nguyễn.
Khu di tích đền Trần Thái Bình tọa lạc trên một cách đồng rộng lớn ở làng Tam Đường, (xưa tên là làng Thái Dường), xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nơi đây được xem là đất phát tích của vương triều nhà Trần với buổi đầu làm nghề đánh cá. ẢNH: TL.
Công việc xong, người họ Nguyễn mở tiệc rượu mời thầy. Cơm rượu say, thừa lúc trời tối, người họ Nguyễn trói “thầy khách” đem quẳng xuống sông.
Thật may, gặp lúc thủy triều xuống, thầy không chết. Trần Hấp lúc đó đánh cá ở gần, nghe tiếng kêu cứu liền bơi thuyền lại vớt lên, cởi trói và hỏi rõ chuyện xảy ra. Thầy kể lại sự tình, rồi nói: Xin đội ơn cứu mạng, già này xin được “biếu” một nơi cát địa để báo đền.
Thế là theo chỉ dẫn của thầy khách, Trần Hấp chọn giờ lành và ngày tốt di dời mộ tổ từ Đông Triều về táng vào gò hỏa tinh.
Chuyện phong thủy tìm đất mộ tổ của Trần Hấp nêu trên chỉ là truyền thuyết. Tuy vậy, qua đây cũng gợi ý và lý giải phần nào nguyên nhân cụ Trần Kình và hai con là Trần Hấp và Trần Tự Duy dời chuyển gia đình từ Tức Mặc (Nam Định) sang định cư làm ăn ở đất Thái Đường - Lưu Xá (Thái Bình).
Về sau, Trần Hấp sinh Trần Lý; Trần Lý sinh ra Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung và Trần Thừa; Trần Thừa sinh ra Trần Liễu, Trần Cảnh và Trần Nhật Hiệu (Hạo); Trần Tự Duy ở Lưu Xá sinh ra Trần Thủy Huy.
Đến đời Trần Lý, dòng họ Trần ở đây đã giàu có và nổi tiếng khắp vùng vì có đón Thái tử Sảm về sống ở Lưu Gia (Lưu Xá).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư (biên niên về năm 1209): “Hoàng thái tử Sảm (Lý Sảm, bỏ kinh thành chạy loạn) đến thôn Lưu Gia ở Hải ấp, thấy người con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ”.
Đến tháng Hai năm Tân Mùi (1211), Trần Thị Dung là Nguyên phi của Vua Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm lên ngôi vào cuối năm Canh Ngọ 1210). Sau khi lấy Trần Thị Dung, Vua Lý Huệ Tông đã phong cho Trần Lý (bố vợ) tước Minh Tự và phong chức Tiền điện chỉ huy sứ cho cậu là Tô Trung Từ (vốn là võ quan của Triều Lý); từ đó họ Trần dốc lòng giúp vua Lý dẹp loạn: Quách Bốc, Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng…
Và, Trần Thị Dung sinh Công chúa Chiêu Hoàng và Công chúa Thuận Thiên. Lúc này, vua Lý Huệ Tông (theo đạo diễn của Trần Thủ Độ) đã truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi, rồi bỏ đi tu ở chùa Chân Giáo.
Trong hoàn cảnh đó, Trần Thủ Độ đã thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh (ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu 1225). Ngày 11 tháng 12 ăm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi Hoàng bào mời Trần Cảnh (8 tuổi) là con Trần Thừa, lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng triều đại Nhà Trần từ đấy.
Trần Cảnh lên ngôi vua, các đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên càng nhiều. Trần Thủ Độ mời Trần Thừa làm Thượng hoàng lo giúp Thái Tông Trần Cảnh điều khiển triều đình, để Thủ Độ rảnh tay dẹp loạn. Không đầy một năm sau, Thủ Độ đã vừa đánh vừa thu phục được các đảng giặc. Nhà Trần làm vua, trải 175 năm (1225- 1400)…
Làng Tam Đường - Thái Bình được coi là vùng đất phát tích của Vương triều Trần. Cũng tại nơi đây, một hành cung Long Hưng hoành tráng chứng kiến nhiều dấu ấn lịch sử trọng đại gắn liền với vương Triều Trần như những đại lễ, những yến tiệc mừng chiến thắng sau mỗi sự kiện oai hùng.
Tam Đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên Triều Trần như: Thủy tổ Trần Kình, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa…
Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà thì có tới trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu khi qua đời được quy về hợp táng tại các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu Lăng, Quy Đức lăng.
Trong buổi đầu, con cháu nhà Trần đều được đặt theo tên các loài cá như: Trần Lý (cá chép), Trần Thừa (cá Dưa), Trần Liễu (cá Leo), Trần Thị Dung (cá Ngừ)…
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quê hương nhà Trần ở tỉnh Nam Định, về sau mới chuyển sang sinh sống ở Long Hưng, Thái Bình.
Sở dĩ buổi đầu, con cháu nhà Trần đều được đặt tên theo tên một loài cá nào đấy là bởi tổ tiên của nhà Trần vốn làm nghề đánh cá cho nên họ đặt tên con, cháu theo tên một loài cá nào đấy.
Việc lấy tên các loài cá để đặt tên cho con, cháu là hiện tượng dễ thấy trong xã hội Việt Nam xưa. Nhưng đặt tên con, cháu theo tên một loài cá nào đó một cách nhất quán thì chỉ thấy ở gia tộc họ Trần thời buổi đầu chưa phát vương, chưa có "duyên nợ" với nhà Lý.
Vương triều Trần thế kỷ XIII, vương triều phong kiến thịnh trị nhất trong các vương triều phong kiến Việt Nam, sau khi hưng nghiệp, phát tích, nhà Trần đã chọn đất Thái Đường (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay) xây dựng Thọ lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Đức lăng làm nơi an táng Thái thượng hoàng Trần Thừa và các vua...
Mặc dù đối với nhà Trần, hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định) đã định cư bốn đời nhưng dường như duyên cách không chọn đất ấy làm nơi xây lăng tẩm. Cơ duyên, Long Hưng - Tinh Cương đất ấy đã chọn (làng Thái Đường) làm nơi đặt tôn miếu cho con cháu tộc họ Trần (Tức Mặc) “nối đời làm nghề đánh cá” di dời mộ tổ về Long Hưng.
Lễ hội đền Trần ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có tổ chức hội thi cỗ cá để tưởng nhớ nghề mưu sinh thủa chưa phát vương của nhà Trần. Tại hội thi, các làng lựa chọn những con cá trắm đen, cá trắm cỏ, cá chép to nhất, hình dáng đẹp nhất, trọng lượng nặng nhất mà dân nuôi được để đưa đến hội thi. Ảnh: Báo Thái Bình.
Long Hưng là tên gọi phủ thời nhà Trần, gồm 4 huyện Ngự Thiên, Duyên Hà, Cổ Lan và Thần Khê. Các nguồn khảo luận cho thấy, sau khi vua Lý Cao Tông băng hà, con trai là Lý Huệ Sảm lên ngôi nhưng vị vua này chẳng hơn vua cha là mấy, cũng nhu nhược và bệnh hoạn.
Theo đó, xã tắc triều Lý càng thêm bấn loạn dẫn đến cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt giữa một bên là nhóm đại thần muốn xóa bỏ triều Lý mục ruỗng và bên kia, trong góc khuất triều đình là anh em họ Trần được một số lực lượng khác ủng hộ nhằm giữ vững triều Lý, cho dù nó đã quá suy tàn.
Xét về mặt địa lý, Long Hưng cách Tức Mặc không xa, chỉ đi tắt qua sông Hồng một đoạn ngắn là tới Thiên Trường. Long Hưng cũng không xa kinh thành Thăng Long là mấy, lại có sông Hồng là đường thủy giao thông huyết mạch.
Nhà Trần luôn coi tôn miếu ở Long Hưng là trung tâm tín ngưỡng cung đình, nơi đây không chỉ diễn ra những nghi lễ an táng, thờ cúng tôn tộc mà còn là nơi diễn ra những sự kiện chính trị có ý nghĩa ở tầm quốc gia.
Ngày nay, ở vùng đất phát tích của vương triều nhà Trần tại Thái Bình vẫn còn lễ hội bắt cá.
Đặc biệt, tại vùng đất Hưng Long, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, lễ hội đền Trần vẫn tồn tại hội thi cỗ cá để tưởng nhớ nghề mưu sinh của nhà Trần trước khi phát vương.
Tại hội thi cỗ cá, dân các làng bắt những con cá trắm đen, cá chép to, trọng lượng lớn để đem đi thi và cũng là dâng lên các vua nhà Trần.
Tại lễ hội đền Trần năm 2025, đội làng Nhật Tảo, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) có cá trắm trọng lượng 8,5kg, cá trôi 6kg, cá chép 6,5kg.
Các đền Trần ở Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên đều nằm trong các khu di tích quốc gia đặc biệt, riêng đền Trần Ninh Bình thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An, các đền trần ở Thái Bình, Nam Định cùng với Phủ Dày được quy hoạch thành một điểm du lịch cấp quốc gia.
Đền Trần ở tỉnh Hưng Yên nằm bên hồ Bán Nguyệt thơ mộng thuộc phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên; là một danh thắng tiêu biểu trong Khu di tích Phố Hiến được Nhà nước xếp hạng di tích “Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật” cấp Quốc gia năm 1992 và cấp quốc gia đặc biệt năm 2014.
Ngôi đền tôn thờ người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng trụ cột của vương triều Trần. Ông sinh ngày 10 tháng Chạp năm Mậu Tý (1228) trong một gia đình quý tộc thuộc tôn thất nhà Trần, nguyên quán ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Cha ông là An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột của vua Trần Thái Tông. Mẹ là Nguyệt Vương Phi.
Tương truyền, đền Trần được xây dựng trên một vị thế đắc địa về cảnh quan, phong thủy của Phố Hiến xưa. Đây là nơi hội tụ của ba con sông lại gần cửa biển nên trở thành vị trí chiến lược trọng yếu, thuận lợi cho cả giao thông thủy - bộ.
Hằng năm, đền Trần thường tổ chức hai kỳ lễ hội là ngày 8/3 và 20/8 (âm lịch) để kỷ niệm ngày chiến thắng Bạch Đằng lịch sử và ngày mất của Đức Thánh Trần. Đây cũng là dịp diễn ra các lễ hội văn hóa dân gian vùng Phố Hiến với nhiều hoạt động tạo thành sự kiện văn hóa mang đậm sắc thái tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơi đây. Ảnh: Ban quản lý di tích lịch sử Hưng Yên.
Vì vậy, Trần Hưng Đạo đã chọn nơi đây làm địa điểm đóng quân doanh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3. Phòng tuyến này nằm trong chiến lược bảo vệ vùng Tức Mặc (quê hương của Nhà Trần) đồng thời có thể làm bàn đạp để phản công quân địch, giải phóng Thăng Long.
Theo các tư liệu lịch sử thì đền Trần được khởi dựng vào nửa đầu thế kỷ XIV sau khi Hưng Đạo Đại Vương mất để tưởng nhớ công lao của người anh hùng dân tộc. Trải theo thời gian, ngôi đền đã được tu tạo nhiều lần.
Dấu ấn kiến trúc hiện hữu của đền là từ thời Nguyễn niên hiệu Tự Đức thứ 16 (1863) và Thành Thái thứ 4 (1892).
Hiện nay, đền Trần tương đối khang trang, vững chắc với kết cấu kiến trúc chính kiểu chữ Tam gồm: 5 gian Tiền tế, 5 gian Trung từ và 3 gian Hậu cung.
Các hạng mục được bố trí cân đối, hài hòa với kiến trúc kiểu “trùng thềm điệp ốc”. Tại gian trung tâm Hậu cung là ban thờ Đức Thánh Trần. Phía sau là ngai và bài vị Tổ nghiệp họ Trần cùng gia đình và gia tướng của ngài là Yết Kiêu và Dã Tượng.
Tại đền còn bảo lưu được nhiều hiện vật rất có giá trị về mặt mĩ thuật cũng như lịch sử - văn hóa, đó là các bức đại tự, cửa võng, câu đối, ngai thờ, bia đá, bản khắc thẻ, 15 đạo sắc phong thời Nguyễn,... Đây là những di sản văn hóa vô giá, là nguồn sử liệu quý cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về di tích, địa danh và lịch sử của Phố Hiến xưa.
Chi cục Thống kê tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025, trước giờ sáp nhập với tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hà Nam thành tỉnh Ninh Bình mới.
Theo luật sư, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định rõ về các trường hợp người dân bị niêm phong, kê biên, phong tỏa tài sản…
4 con giáp này không chỉ có cơ hội thăng tiến mà còn nhận được tiền thưởng và phúc lợi hậu hĩnh, gia đình hòa thuận, tin vui đến liên tục.
TP.Hải Phòng đang tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Hải Phòng hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trước thời điểm sáp nhập với tỉnh Hải Dương.
Theo báo cáo mới của Đài quan sát Á-Âu, nơi theo dõi tác động lâu dài của cuộc xung đột đối với tội phạm có tổ chức, một lượng lớn vũ khí từ Ukraine sẽ tràn vào thị trường chợ đen châu Âu sau khi cuộc xung đột với Nga kết thúc.
Bên cạnh vai trò Giám đốc tại công ty chuyên phục vụ ép vỉ sản phẩm giả, Phạm Ngọc Tiến còn điều hành doanh nghiệp có ngành kinh doanh chính về thuốc, dụng cụ y tế.
Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Huyền được Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy nhận làm con nuôi nên cô luôn gọi nghệ sĩ tiền bối là "mẹ", xưng "con".
Hai vùng đất giàu trầm tích văn hóa này đang đứng trước cơ hội vàng để kết nối, không chỉ bằng địa lý, mà bằng một tuyến hành hương trở về với cội nguồn, với non sông gấm vóc.
Nuôi chim bồ câu Titan mắn đẻ, anh Bùi Văn Dương, thôn 10, xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) đã kiên trì theo đuổi và thành công, mang lại hiệu quả với thu nhập ổn định hơn 10 triệu đồng/tháng.
Nhóm Công ty Tài Lộc lợi dụng việc đưa hối lộ, “bôi trơn” cho cán bộ, hải quan ở Hải Phòng để được làm ngơ khi khai báo sai số lượng hàng hóa gỗ bóc với tổng trị giá hơn 1.800 tỷ đồng.
Sau nhiều năm “thuần hoá” cây chè vằng-một loại cây dại từng mọc trên các vùng đồi núi đã được bà con nông dân (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đưa về trồng ở vườn nhà. Diện tích cây chè vằng được mở rộng, áp dụng các tiến bộ khoa học để nâng cao giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
Chiều 16-5, Tổ giúp việc xây dựng Đề án Sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các cơ quan đơn vị có liên quan của 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Phước để trao đổi về các nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Tài công chạy ghe bầu qua kênh Bún Bà Của ở Long An, người va đập vào dầm cầu ngã xuống giữa ghe tử vong tại chỗ.
Tiền vệ Việt kiều sinh năm 2009 Vu Hoang Nguyen đã ký vào bản hợp đồng dài hạn với CLB danh tiếng bậc nhất Ba Lan, đó là Legia Warsaw.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Xây dựng), một số trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc - Nam thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm do tổ chức giao thông chưa hợp lý và chất lượng dịch vụ kém.
Công an tỉnh Hà Nam vừa bắt giữ nhóm đối tượng về hành vi “trộm cắp tài sản”. Theo đó, nhóm này lợi dụng sự đông đúc trong quá trình người dân về chiêm bái Xá lợi Đức Phật, đã trộm cắp 19 điện thoại di động các loại, 15 triệu đồng cùng nhiều tài sản có giá trị.
Trước thềm trận cầu tâm điểm vòng đấu V.League 2024/2025 giữa Thép Xanh Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) diễn ra vào lúc 18h00 chiều nay (18/5) trên sân vận động Thiên Trường, không khí xung quanh "chảo lửa" thành Nam đang trở nên vô cùng náo nhiệt và sục sôi.
Cảnh sát Thái Lan phát hiện thi thể nam giới trong bụi cây gần khu dân cư sau nhiều ngày tìm kiếm. Nạn nhân được xác định là DJ Tete, người mất tích từ ngày 14/5.
Hàng loạt nhà chờ xe buýt tại TP.HCM đang bị biến thành nơi giữ xe, buôn bán, tập kết rác... trong khi hệ thống bảng thông tin điện tử phục vụ hành khách lại liên tục gặp sự cố, không hoạt động.
Hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng nghi vi phạm vừa bị phát hiện tại một cơ sở sản xuất ở huyện Quốc Oai, Hà Nội cho thấy thủ đoạn ngày càng tinh vi trong kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng.
Hãng hàng không Vietnam Airlines đã chuyển đổi toàn bộ việc khai thác các đường bay nội địa sang nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Hành khách được lưu ý nên có mặt sớm tại nhà ga để chủ động lịch trình.
Hậu vệ Lê Tấn Dũng - một trong những tài năng rất đáng chú ý của bóng đá trẻ Nghệ An vài năm trở lại đây, sẽ khoác áo CLB Lâm Đồng ở giai đoạn lượt về của giải Hạng Nhì Quốc Gia 2025.
Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Serhii Kyslytsia, đồng thời một thành viên phái đoàn Ukraine tham dự cuộc đàm phán với Nga tại Istanbul, tuyên bố rằng các đại diện Nga, do Vladimir Medinsky dẫn đầu, đã hành xử hung hăng và đưa ra lời đe dọa trực tiếp tới phía Ukraine.
Trong vụ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả vừa được CA Hà Nội triệt phá, Cục An toàn thực phẩm cho biết đang phối hợp với công an xác minh, làm rõ các sản phẩm bị thu giữ.
Theo chia sẻ của lãnh đạo UBND huyện Cô Tô, 2 chiếc xe điện không chỉ là sự hỗ trợ thiết thực giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt, công tác của cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa...
Một nam sinh ở miền Đông Trung Quốc đã nhận được nhiều lời khen ngợi trên mạng xã hội vì cứu sống bạn học mà bỏ lỡ kỳ thi của mình.
Trong suy nghĩ của nhiều người thì Hoàng đế có cả một hậu cung hàng nghìn mỹ nữ. Tuy nhiên trong lịch sử Trung Quốc từng có vị Hoàng đế dành tình yêu rất sâu đậm chỉ cho một người.
Châu Ngọc Quang rời HAGL, gia nhập Hồng Lĩnh Hà Tĩnh? Sao Crystal Palace quyết tâm cập bến Barcelona hoặc Real Madrid; Barcelona dùng nguyên đội hình La Masia đấu Villarreal? Yamal có thể sớm đối đầu Messi; Jakub Kiwior ghi hình màn vũ đạo ấn tượng của bạn gái.
Bệnh nhân nhập viện sau khi ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu, nhầm tưởng là đông trùng hạ thảo. Cần cẩn trọng khi sử dụng dược liệu tự nhiên.
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ cùng đoàn công tác của tỉnh vừa trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu để thăm hỏi, động viên các nạn nhân bị thương trong vụ sạt lở đất đá nghiêm trọng xảy ra tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ.