4 đại cao thủ "quần nát võ lâm" nhưng thực chất "chưa từng sống" trong truyện Kim Dung gồm những ai?
Toàn bộ đều là các tuyệt đạo cao thủ, võ công hơn người qua ngòi bút của Kim Dung.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhằm tiếp tục tìm hiểu, quán triệt và lan tỏa nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số bài viết của các học giả, nhà khoa học góp phần làm rõ hơn nội dung và ý nghĩa, giá trị của cuốn sách.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành năm 2022 có nhiều nội dung phân tích, đánh giá, chỉ đạo về những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây được xem là cẩm nang quý báu cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới.
Sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
1. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhà nước pháp quyền là thành tựu của văn minh nhân loại, phản ánh trình độ phát triển cao về tổ chức, hoạt động nhà nước, về pháp luật và thực hiện pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thực tế này phù hợp xu thế vận động và phát triển của nhà nước, pháp luật đương đại, đồng thời phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Khác với nhà nước pháp quyền tư sản, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang xây dựng mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là “công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã tạo ra cơ chế vận hành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để cơ chế này thực sự có hiệu quả đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải phát huy tốt vai trò của các chủ thể trong hệ thống này, đặc biệt vai trò của nhân dân. Cho nên, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thật sự là nhà nước dân chủ, như Tổng Bí thư đã chỉ rõ, “Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân...; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”.
Sự vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ nghiêm túc “nguyên tắc pháp quyền”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa “Nhà nước, thị trường và xã hội”, từ đó nhà nước tạo lập, dẫn dắt, kiến tạo môi trường (chính trị, pháp lý, xã hội) để các chủ thể kinh tế-xã hội hoạt động thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo và nguồn lực, lợi thế của mình. Để thực hiện được định hướng này, Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ mục tiêu, đó là: “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động”.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được Đảng ta chỉ rõ trong Đại hội XIII, điều này thể hiện rõ ý Đảng, lòng dân và yêu cầu “hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045”. Chính vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng “Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa-một nhà nước thực sự kiến tạo khuôn khổ thể chế, pháp luật cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc”.
Như thế, bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, “lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”. Những phân tích của Tổng Bí thư về bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm sáng tỏ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Định hướng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế; tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ nhất, về hoàn thiện hệ thống thể chế.
Ở nước ta hiện nay, hoàn thiện hệ thống thể chế có tầm quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, đồng bộ, định hướng xã hội chủ nghĩa, theo Tổng Bí thư cần phải “Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước, nhất là về thể chế, chính sách”.
Trên phương diện khoa học pháp lý, thể chế của một quốc gia chính là hệ thống pháp luật, các thủ tục, chính sách, các văn bản quản lý nhà nước tạo ra “sự minh bạch hơn, tin cậy hơn, giảm các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau”, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong vận hành nền kinh tế, tổ chức, vận hành nhà nước và quản trị quốc gia. Giáo sư Daron Acemoglu (Viện Công nghệ Massachusetts) và giáo sư James A.Robinson (Đại học Harvard), tác giả của cuốn sách “Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói: Tại sao các quốc gia thất bại”, đã cho rằng, nguồn gốc nghèo đói và thịnh vượng xuất phát từ chất lượng thể chế.
Chính vì thế, Tổng Bí thư cho rằng hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm “Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân” sẽ khơi thông những điểm nghẽn nội tại trong cơ chế quản lý và phát triển đất nước, đây thật sự trở thành một trong những đột phá, có ý nghĩa then chốt trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Thực tế trong những năm qua, hệ thống thể chế ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hệ thống pháp luật còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mà thực tiễn đòi hỏi. Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ; xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước, thêm vào đó tình trạng hệ thống thể chế thiếu tính khả thi, thiếu tính công khai, minh bạch và thiếu tính ổn định vẫn còn xảy ra làm cản trở tiến trình đổi mới và phát triển đất nước.
Do vậy, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế cần thực hiện theo quan điểm của Tổng Bí thư, đó là “đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và tổ chức thi hành nghiêm túc, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.
Thứ hai, về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
(1) Đối với cơ quan thực hiện quyền lập pháp: nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp và giám sát tối cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội hiện nay. Theo Tổng Bí thư, Quốc hội cần “Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật... Ưu tiên xây dựng mới, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế-xã hội”. Nhiệm vụ này góp phần vào quá trình xây dựng, hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ hệ thống thể chế phục vụ tốt cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh mới của đất nước. Bên cạnh đó, Quốc hội cần phải “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn... Chú trọng giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát”.
(2) Đối với cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp: nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp sẽ tận dụng được thời cơ, vượt qua thách thức để thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì thế, theo Tổng Bí thư, Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp cần “xây dựng tổ chức, bộ máy và cán bộ thật sự trong sạch, vững mạnh...
Chú trọng hơn nữa đến việc cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành”; bên cạnh đó phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa các cấp, kết hợp chặt chẽ với kiểm tra, giám sát giữa các chủ thể trong và ngoài hệ thống nhằm “bảo đảm cả hệ thống tổ chức bộ máy luôn luôn vận hành một cách đồng bộ, thống nhất; tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây”.
(3) Đối với cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền tư pháp: xây dựng nền tư pháp liêm chính, độc lập, dân chủ, hiện đại bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền, vì thế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tổng Bí thư đã yêu cầu ngành nội chính “cần tập trung xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, để qua đó nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết các vụ việc, vụ án, bảo đảm quyền tiếp cận công lý của các chủ thể pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả.
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả không chỉ giúp cho việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước hiệu lực, hiệu quả, an toàn, đồng thời ngăn chặn sự tùy tiện của nhà nước, đẩy lùi hiện tượng “tha hóa” quyền lực nhà nước, bảo vệ chủ quyền nhân dân. Thực tiễn Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chưa hoàn thiện, chưa tạo ra được “cái phanh” an toàn để kiềm chế bánh xe quyền lực nhà nước.
Chính vì thế, để tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu lực, hiệu quả, rất nhiều lần Tổng Bí thư đã chỉ đạo phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” thể chế, theo tinh thần chỉ đạo đó, Tổng Bí thư đã yêu cầu phát huy vai trò tích cực của người dân trong tham gia kiểm soát quyền lực, giám sát để quản lý xã hội công khai, minh bạch và “Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”.
Những phân tích, tổng kết, đánh giá sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lý luận và thực tiễn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tầm tư duy lý luận sắc sảo, có tính thuyết phục cao, từ đó truyền cảm hứng và lan tỏa rộng rãi đến toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong thực hiện những nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, những người được đặc xá năm 2025 đã hoàn thành nghĩa vụ dân sự được tuyên trong các bản án, như bồi thường, bồi hoàn, khắc phục hậu quả, nộp sung công quỹ số tiền thu nhập bất hợp pháp… với trị giá tiền khoảng trên 12.000 tỷ đồng.
Toàn bộ đều là các tuyệt đạo cao thủ, võ công hơn người qua ngòi bút của Kim Dung.
Mới đây, MXH xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông điều khiển xe máy trên đường trong tình trạng cởi trần, không đội mũ bảo hiểm, tay trái cầm rựa vung múa liên tục như "biểu diễn", khiến người đi đường hoang mang, sợ hãi.
An Lăng là nơi an nghỉ của ba vua vương triều nhà Nguyễn gồm Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân, nằm trên đường Duy Tân, phường An Cựu, TP Huế, rộng gần 6 ha.
Một con "trâu điên" bất ngở xông vào nhà dân ở huyện An Lão, TP.Hải Phòng húc 3 người trong cùng một gia đình bị thương tích nặng.
Trong thời điểm phải chịu rất nhiều áp lực, SLNA có cơ hội giành điểm tại vòng 21 V.League 2024/2025 khi gặp Hải Phòng thi đấu sa sút trong thời gian gần đây.
Zoltan Koskovics, một nhà phân tích tại Trung tâm Quyền cơ bản của Hungary, cho rằng quá trình Ukraine hóa châu Âu đang diễn ra mạnh mẽ và dường như không thể ngăn cản được.
Tọa lạc tại Hải Phòng, ngôi nhà có tên Tree of Life House rộng 462,5 m2, diện tích sàn 710 m2 đã gây ấn tượng bởi thiết kế xanh, lấy cảm hứng từ “Cây sự sống” trong Kinh Thánh.
Từ ngày 26 đến ngày 29/4/2025, nhiều gói thầu có giá trị lớn trên 100 tỷ đồng được mở, trong đó một số gói có tỷ lệ cạnh tranh không cao.
Về đích xã nông thôn mới (NTM) năm 2022, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Đến nay, xã Quế Hiệp đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao.
Mít ruột đỏ được ưa chuộng cả trong nước và xuất khẩu, nhưng nguồn cung tăng khiến giá giảm. Trong khi đó, mít Thái có nhu cầu cao, nhất là từ thị trường Trung Quốc, dẫn đến giá tăng.
Sáp nhập Tiền Giang, Đồng Tháp, lấy tên là Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. Hiện ở tỉnh Tiền Giang đang sở hữu một trại rắn quy mô rất lớn nuôi hàng trăm con rắn hổ mang chúa, loài rắn độc dài nhất thế giới.
Đầu tháng 5, 4 con giáp này có tiến bộ đáng kể trong sự nghiệp nhờ đầu óc linh hoạt và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, quá đó thu nhập cũng tăng theo.
Việc OpenAI giới thiệu tính năng mua sắm ngay trong "siêu ứng dụng" ChatGPT mở ra bước tiến mới trong xu hướng kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và thương mại điện tử.
Việc cải cách tiền lương, ban hành bảng lương mới gắn với vị trí việc làm sẽ được thực hiện song song với việc sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập xã phường và sáp nhập tỉnh.
Dù gặp sự cố bị ngã trên sân khấu nhưng người đẹp Maria Ahtisa Manalo vẫn được xướng tên trở thành chủ nhân vương miện Miss Universe Philippines 2025. Trước đó, mỹ nhân Philippines từng là đối thủ "đáng gờm" của Hoa hậu Thùy Tiên.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Nhà Trắng coi triển vọng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc quan trọng hơn cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Sẽ có tối đa 5 Phó Chủ tịch và từ 8 – 10 biên chế sẽ là định hướng tổ chức bộ máy Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo hướng dẫn số 31-HD/BTCTW ngày 23/4/2025 của Ban Tổ chức Trung ương. Bên cạnh đó, việc sắp xếp căn cứ vào tình hình thực tế, cơ cấu các tổ chức chính trị và xã hội tại địa phương, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nam diễn viên Vương Đại Lục bị truy tố với cáo buộc liên quan đến hành vi tự ý truy tìm dữ liệu cá nhân của người khác.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nhiều người đã lựa chọn Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) để khám phá, trải nghiệm, trực tiếp quan sát những con động vật hoang quý hiếm trong môi trường tự nhiên...
Người dân chiêm bái Xá lợi Đức Phật không được quay phim, chụp ảnh. Người có vấn đề sức khỏe, ăn mặc không phù hợp sẽ không được vào chiêm bái.
Trước khi sáp nhập về tỉnh Phú Thọ cùng tỉnh Vĩnh Phúc, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã có một cú "lội ngược dòng" ngoạn mục. Nông nghiệp Hòa Bình ghi dấu ấn đậm nét với những thành quả vượt trội, đặc biệt là các sản phẩm OCOP vươn tầm quốc gia và tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Ông là người lính quyết tử trong 60 ngày đêm giữ Hà Nội, là Đại đoàn trưởng đầu tiên đưa quân tiến vào Thủ đô trong ngày chiến thắng 10/10 lịch sử. Từ chiến hào khói lửa đến chiến trường Điện Biên, từ tư duy chiến lược đến thực tiễn chiến đấu, Trung tướng Vương Thừa Vũ không chỉ là một vị tướng tài ba, mà còn là một nhà lãnh đạo mẫu mực, một người thầy của tư tưởng quân sự hiện đại Việt Nam.
Nghị sĩ quốc hội Ukraine Irina Gerashchenko cho biết, các điều khoản riêng biệt trong thỏa thuận nêu rõ "nghĩa vụ vô thời hạn" của Kiev và bỏ qua sự phê chuẩn của quốc hội.
Một cô gái Nhật Bản cao chỉ 1,46 m đã làm nghề tài xế xe tải suốt sáu năm qua, trở thành hình mẫu truyền cảm hứng cho giới trẻ trong ngành logistics.
Ngay sau khi FIFA đưa ra án phạt đối với CLB Phú Thọ vì liên quan dàn xếp tỷ số, phía VFF đã có động thái. Theo đó, VFF khẳng định sẽ phối hợp cùng FIFA và các cơ quan chức năng để rà soát, xử lý theo quy định kỷ luật của LĐBĐVN.
HLV Popov giới thiệu ‘Hoàng Đức mới’ cho ĐT Việt Nam; HLV Slot được chi tiêu thoải mái ở Liverpool; Rodri khó thi đấu chung kết FA Cup; UEFA không thay đổi địa điểm trận chung kết Europa League; Kounde phải nghỉ 3 tuần.
Từng bước khắc phục khó khăn, gia đình ông Trần Quốc Đoàn, thôn Tân Văn 1, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vươn lên làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm bán kén, thu về hơn 30 triệu đồng/tháng.
“Cây cà na miền Tây hay còn gọi cà na mùa nước nổi ngày nay hiếm lắm” - ông Lê Anh Tuấn (sinh năm 1956, ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) tỏ vẻ tiếc nuối.
Các quan chức Mỹ đã hoàn tất dự thảo gói trừng phạt kinh tế mới đối với Nga, bao gồm các biện pháp ngân hàng và năng lượng, nhằm tăng sức ép buộc Moscow phải chấp nhận nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chấm dứt cuộc chiến Ukraine.
Khoảng 2 tháng trước khi nhập viện xuất hiện trong tình trạng đau nhức, tê bì hai chân, đau nhiều khi vận động.