Dân miền Tây đội nắng, lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM trong ngày cuối nghỉ lễ
Trong ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, người dân từ khắp các tỉnh miền Tây “đội nắng”, lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM học tập, làm việc.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
"Đường về nhà là vào tim ta, dẫu nắng mưa gần xa" - Ca khúc Đường về nhà.
Làn sóng dịch thứ ba ập tới, lại bắt đầu ngay từ ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương quê tôi. Khi nghe tin phát hiện 72 ca bệnh Covid-19, đầu tiên là nữ công nhân 34 tuổi làm việc tại Công ty TNHH Poyun ở Chí Linh, Hải Dương – bệnh nhân số 1522, rồi khẩn cấp thực hiện giãn cách xã hội với TP. Chí Linh và phong tỏa đối với thôn Kim Điền (xã Hưng Đạo) và Công ty TNHH Điện tử POYUN từ 12h ngày 28/1, nhiều người con xa quê như chúng tôi, đã có một đêm không ngủ. Tiếng còi hú xe cứu thương đưa người đi cách ly ngay trong đêm, dẫu cách chúng tôi gần 80km, vẫn rất rõ ràng…
Bắt đầu là lệnh giãn cách xã hội, sau đó, để ngăn chặn dịch lây lan, là lệnh phong tỏa toàn thành phố Chí Linh với 19 xã, phường, 156 thôn, khu dân cư; 50.249 nhân khẩu. Cho tới sáng nay, cả tỉnh Hải Dương đã có 226 ca bệnh, chủ yếu là ở Chí Linh.
Mẹ tôi nhắn tin cho con qua Zalo (tôi hiểu vì sao lúc đó bà không gọi trực tiếp như mọi lần): "Mẹ buồn quá, mẹ đang đếm từng ngày lên đón cháu về ăn Tết. Tết này không có Tết rồi con ơi!". Hai đứa trẻ nhà tôi thẫn thờ. Ngập tràn news feed trên FB của tôi là những lời than thở "mất Tết". Tôi nhận được không biết bao nhiêu tin nhắn, hỏi han, chia sẻ về một cái Tết xa nhà.
Có lẽ, nhiều người sẽ cười cái sự cuống quýt, ủy mỵ của chúng tôi. Bởi một năm không ăn Tết với bố mẹ thì có sao đâu. Ăn Tết Hà Nội năm nay, năm sau lại được về nhà cơ mà!
Nhưng phải là những ai rời quê về Hà Nội lập nghiệp như chúng tôi, từng để lại cả một khoảng trời thơ ấu đầy kỷ niệm; để lại cả nỗi lo bố mẹ ngày càng có nhiều ngày đau ốm vắng con; để lại cả những cái nhìn hun hút của bố mẹ đứng trông theo mãi những chiếc xe chất đầy gà gạo, rau củ… cho con sau mỗi dịp Tết về, sẽ hiểu cảm xúc của chúng tôi lúc đó.
Phút gặp gỡ con “đặc biệt” của đồng chí công an tham gia chống dịch ở Chí Linh: Bố gửi yêu thương đến các con qua cửa kính. (Ảnh: FB Thục Anh)
Không phải là một cái Tết mà đó là thời gian quý giá để bù đắp cho những hơn 300 ngày mong nhớ con cháu của những người ở nhà. Khoảng thời gian đó, không thể lấy năm này bù cho năm khác, cũng không thể dời từ ngày này qua ngày khác, khi mỗi năm, bố mẹ đều đang già đi.
Nhưng cơn choáng váng đó, qua rất nhanh! Bởi hơn ai hết, cũng những người trong cuộc, chúng tôi hiểu rằng, cần sử dụng hiệu quả từng giây, từng phút trong cuộc chiến thần tốc này.
Không có nhiều thời gian cho những nỗi buồn về sự xa cách, từ trên xuống dưới, trong thành phố hay ngoài thành phố, mọi người dân Chí Linh đều sẵn sàng cho cuộc chiến mà chúng tôi biết là chỉ có cách dũng cảm đối diện, tuân thủ tuyệt đối các quy định để vượt qua.
Dù liên tục làm việc đến 2, 3h sáng, các bác sĩ đội xét nghiệm ở Chí Linh luôn vững tin nơi tuyến đầu chống dịch. (Ảnh: FB Phạm Ngọc)
Trước giờ giãn cách, bố mẹ tôi đón bá tôi (chị gái của mẹ) ra ở cùng vì sợ bá tuổi cao phải ở một mình khi con bá cũng đang làm việc ở Hà Nội như chúng tôi. Sau đó, dù không bị yêu cầu cách ly, bố mẹ tôi vẫn tự đóng cửa ở trong nhà. Sáng 29/1, đường phố Chí Linh vắng như mùng 1 Tết. Nhiều bạn bè tôi chỉ kịp sắp vài chiếc áo vào ba lô rồi tạm biệt vợ con, lên cơ quan "trực" qua mùa dịch. Lần đầu tiên trong đời, nhiều cô dì chú bác, người thân, xóm giềng của chúng tôi phải đón Tết một mình.
Những khu cách ly liên tiếp được mở ra. Số lượng người rời nhà càng ngày càng đông. Lực lượng xét nghiệm làm việc liên tục xuyên đêm để mong nhanh chóng tìm ra và khoanh vùng các ca bệnh. Có những em bé mới sinh được vài ngày cũng phải theo mẹ vào khu cách ly. Có những bà bầu chửa vượt mặt cũng một mình khệ nệ vác làn vào chỗ tập trung… Ai cũng hoang mang, lo sợ.
Nhưng rồi, họ nhanh chóng lập các nhóm chat Zalo để thông báo, chia sẻ tình hình cho nhau, để kêu gọi hỗ trợ trực tiếp những trường hợp khó khăn trong chính phòng cách ly của mình. Một không gian láng giềng "ảo" mà rất chân thật được thiết lập để hỗ trợ, động viên nhau vượt qua dịch bệnh.
Bức thư của một em nhỏ ở Chí Linh gửi các bác sĩ chống dịch. (Ảnh: NCL)
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của các bác sĩ tuyến đầu xét nghiệm tại Chí Linh. (FB Phạm Ngọc)
Bếp ăn dã chiến được thành lập để phục vụ các điểm cách ly và chốt dịch. (Ảnh: Báo Hải Dương)
Khi biết một giáo viên trong trường xác định là F0, gần 50 giáo viên, 100 em học sinh của Trường THCS Sao Đỏ (TP.Chí Linh) trong đêm và rạng sáng hôm sau đã tự nguyện đi cách ly tại trường để giảm nhân lực phục vụ cho mình. Các doanh nghiệp tự nguyện cách ly công nhân tại nhà máy. Các gia đình tự cách ly với nhau, hạn chế ra ngoài đến mức tối đa.
Những cô bé cậu bé cấp 2, rồi cấp 1, rồi thậm chí cả mầm non 3-4 tuổi, có khi đêm ngủ còn phải sờ ti mẹ, phải xa vòng tay bố mẹ, đi cách ly tập trung tại trường. Hôm trước tiễn con ở cổng trường, con chưa khóc mà mắt mẹ đã đỏ hoe. Nhưng ngay hôm sau, các mẹ, các cô chú ở địa phương đã khẩn trương dựng nhà tắm dã chiến cho các con, gửi sách truyện cho các con và động viên các con mạnh mẽ cố gắng.
Không phải bánh mì nguội và nước suối lạnh, những bếp ăn dã chiến với suất cơm nóng hổi được người dân nấu để phục vụ cho các đồng chí làm nhiệm vụ ngoài trời ở các chốt chặn; Cháo nóng được nấu mang đến tận đầu các điểm cách ly cho các em bé.
Thậm chí nước chanh gừng sả, cam tươi… cũng được các bà, các chị chuẩn bị hàng ngày cho tuyến đầu tăng sức đề kháng để chống dịch.
Còn với chúng tôi, những người thân ở ngoài vòng thành phố mà tâm trí hút chặt ở tâm dịch, có lẽ chưa bao giờ người Chí Linh xa xứ lại kết nối với nhau nhiều đến thế. Không còn nỗi buồn của việc ăn Tết xa quê, điều chúng tôi quan tâm là lúc này, phải làm gì để góp 1 tay với quê nhà vượt qua dịch bệnh.
Thông tin từng ca bệnh, từng khi cách ly, từng khó khăn, thiếu thốn của địa phương được cập nhật một cách nhanh chóng. Rồi chúng tôi, người ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Bình, Đà Nẵng, kẻ ở tận Pháp, Cộng hòa Séc… tất cả đồng lòng kết nối thành một sợi dây xuyên suốt trao đổi thông tin, quyên góp, hỗ trợ cho quê nhà. Chưa lúc nào tôi thấy mảnh đất quê mình bé nhỏ và gần gũi đến thế!
Chỉ chưa đầy 1 tuần giãn cách vì dịch bệnh, với gần 20 điểm cách ly và các bệnh viện dã chiến được lập "thần tốc", đã có hàng trăm chuyến xe tải của con em Chí Linh lẫn bạn bè trên cả nước gửi về ủng hộ thành phố chống dịch. Những bài hát, những bài thơ, những hình ảnh xúc động trong tâm dịch được lan truyền, chia sẻ với mong mỏi tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho người trong tâm dịch.
Chúng tôi đã thực sự quên đi nỗi buồn không được về quê ăn Tết. Vậy nên, hôm qua (2/2), quyết định phong tỏa, thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ TP. Chí Linh được chúng tôi đón nhận trong tâm thế rất bình thản.
Có thể thời khắc tiễn năm cũ, đón năm mới Tân Sửu, rất nhiều gia đình nào ở Chí Linh sẽ thiếu khuyết một vài người thân vì điều trị, cách ly hay ở xa không thể về nhà. Có thể giao thừa năm nay, người dân Chí Linh "nâng cốc" chúc nhau bằng nước muối thay chén rượu nồng trong khu cách ly; trẻ em Chí Linh được "mừng tuổi" nước sát khuẩn, khẩu trang thay vì lì xì may mắn… Nhưng chúng tôi vững tin vì chưa khi nào, gia đình, bạn bè, xóm giềng, cộng đồng Chí Linh lại gần gũi và sát cánh bên nhau như lúc này.
Đến sáng nay, lệnh phong tỏa không chỉ với Chí Linh, Hải Dương nữa. Nhiều tỉnh thành khác như Quảng Ninh... cũng đã phong tỏa ở thị xã Đông Triều, huyện Vân Đồn; Bình Dương phong tỏa một phần thành phố thủ Dầu Một... Sẽ có nhiều người nữa không được về quê ăn Tết.
Như bố tôi nói: Cả nhà mạnh khỏe thì ngày nào cũng là Tết. Chúng tôi sẽ cùng nhau trải qua một cái Tết đặc biệt nhất trong đời; một cái Tết đoàn kết thay vì đoàn viên.
Chúng tôi sẽ trở về nhà, bằng chính con đường trong trái tim mình!
Lịch sử không thể bị tẩy trắng, cũng không thể bị bôi đen. Lịch sử cần được nhắc lại bằng sự thật, lòng biết ơn và bằng sự tỉnh táo trước những lời ngụy biện... Sự bao dung của người Việt Nam, sức mạnh vươn lên của đất nước Việt Nam, đã khiến bao người từng là kẻ thù, giờ phải nghiêng mình trân trọng!
Trong ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, người dân từ khắp các tỉnh miền Tây “đội nắng”, lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM học tập, làm việc.
Thị trường lao động được xác định là thị trường trọng yếu của nền kinh tế. Để tăng cường sức mạnh cho thị trường lao động, mới đây Bộ Nội vụ đã đề xuất sửa đổi một số nội dung để quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập.
Ngay trước mùa cao điểm du lịch, hệ thống giao thông công cộng tại Cát Bà đã được nâng cấp mạnh mẽ, tạo nên sự kết nối liền mạch và tiện lợi cho du khách.
TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) chuẩn bị mở phiên tòa xét xử Lê Thanh Nhất Nguyên - nhân vật trung tâm trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến cơ sở tự xưng Tịnh thất Bồng Lai, còn gọi là Thiền am Bên Bờ Vũ Trụ.
Sự khan hiếm luôn là chất xúc tác mạnh mẽ cho khát khao sở hữu, đặc biệt trong thế giới của tầng lớp thượng lưu. Với họ, một bất động sản không thể sao chép không chỉ thoả mãn cảm xúc cá nhân mà còn là tuyên ngôn đẳng cấp và quyền lực. Hiểu rõ tâm lý này, những “dealmaker” (nhà môi giới) bất động sản hàng đầu thế giới đã liên tục tạo ra những thương vụ triệu đô gây chấn động.
Vừa qua, VinFast, ngân hàng quốc doanh Bank Negara Indonesia (BNI) và ngân hàng PT Bank Maybank Indonesia Tbk (Maybank) đã ký hợp đồng vay hợp vốn dài hạn trị giá 1,85 nghìn tỷ IDR (tương đương 110 triệu USD) cùng khoản vay mở rộng trị giá 80 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện VinFast tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Nhờ kinh doanh thành đạt nên cuộc sống của Kim Vui dần trở nên khá giả và giàu có, khiến bà không còn thiết tha với nghiệp diễn, hát.
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP.HCM (PC07) vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan bảo vệ hiện trường, lặn mò tìm kiếm thi thể mất tích trên sông Soài Rạp (tuyến hàng hải thuộc huyện Nhà Bè) sau vụ va chạm giữ sà lan chở 900 tấn đá và tàu biển khiến sà lan bị thủng 1 lỗ lớn và lật úp trên sông.
Vicem Bút Sơn cho biết kết quả kinh doanh thua lỗ có nguyên nhân chính đến từ nguồn cung vượt cầu, các nhà sản xuất đua nhau hạ giá thành, phá giá.
“Cùng nhau, chúng ta phủ kín Hàng Đẫy, chiến đấu và chiến thắng, mang vinh quang về cho bóng đá thành Nam”, thông điệp từ CLB Thép Xanh Nam Định trước chuyến làm khách quyết định gặp Hà Nội FC ở vòng 21 V.League 2024/2025 đã thổi bùng tinh thần cuồng nhiệt của người hâm mộ thành Nam.
Năm 2025, đại lễ Vesak được tổ chức tại TP.HCM. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai sự kiện này và là lần đầu tiên Đại lễ Vesak được tổ chức tại TP.HCM.
Sau khi để tái diễn màn bắn hỏa pháo súng thần công tệ hại, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp tục lên tiếng giải thích.
Một người phụ nữ Trung Quốc bị tuyên án 11 năm tù với tội danh cố ý giết người, sau khi lái xe trong lúc trốn chạy chồng đang cầm dao đe dọa và khiến ông này tử vong.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, đã yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định nghiêm túc xem lại sự việc, chấn chỉnh công tác trực viện và rà soát quy trình cấp cứu, xem xét trách nhiệm cá nhân, kíp trực sau vụ việc bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu cho bé 4 tuổi.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Non sông gấm vóc - Một dải vinh quang” mang đến cảm xúc thiêng liêng, hào hùng và xúc động cho hơn 15.000 khán giả tại Điện Biên.
Loại cá này tác dụng phòng chống nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch, đau tim và rối loạn nhịp tim.
Theo đề án của Chính phủ, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sẽ hợp nhất, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Sau khi hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa có ngay 10 cái "nhất" cả nước.
Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu. Đó là câu ca dao khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khi câu ca dao này đi vào bài hát Bạc Liêu hoài cổ của nhạc sĩ Thanh Sơn, nó được ngân vang hằng ngày trên khắp mọi miền đất nước...
Ông Uông Việt Dũng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc đẩy mạnh chuyển đổi số làm thủ tục là giải pháp lâu dài nhằm giảm tải cho các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và các sân bay khác.
Các tàu mặt nước không người lái (USV) của Ukraine được trang bị tên lửa không đối không R-73 được cho là đã bắn trúng một máy bay chiến đấu Su-30 của Nga gần cảng Novorossiysk.
Sau 3 tháng đầu năm, Vietcombank là ngân hàng duy nhất ghi nhận lợi nhuận vượt 10.000 tỷ đồng, tiếp tục trụ vững ngôi quán quân bất chấp nhiều biến động về thứ hạng của các nhà băng phía sau. Quý đầu năm nay cũng bắt đầu có sự phân hóa khi thống kê 26 ngân hàng của Dân Việt, có 20 ngân hàng tăng trưởng và 5 ngân hàng giảm lãi.
Căn cứ Công văn 03/CV-BCĐ-2025, cán bộ, công chức cấp huyện chuyển về cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp được tiếp tục hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp hiện hưởng trong thời gian 6 tháng, sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2025 quy tụ nhiều người đẹp sở hữu nhan sắc nổi bật như: Nguyễn Thủy Tiên, Trần Khởi My (Mỹm Trần), Tô Ngọc Bảo Linh (Lynk Lee)...
Hồ Văn Cường, chàng cầu thủ trẻ từng trải qua quãng thời gian đen tối sau án cấm thi đấu 2 năm, đã có những chia sẻ chân thành về hành trình trưởng thành đầy nghị lực của mình.
Tổng thống Ukraine Zelensky đã làm mọi thứ mà người ta đòi hỏi và giờ đây ông ta sẽ sớm bị loại bỏ, Đại tá Lục quân Mỹ Anthony Shaffer tuyên bố trên YouTube.
Trước khi sáp nhập với Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị có một làng rau đặc biệt-làng trồng rau cải xoong bằng nước giếng cổ Champa ở xã Gio An, huyện Gio Linh. Sau hợp nhất, làng trồng rau liệt (rau cải xoong, rau trên đá), đặc sản Quảng Trị rất có thể trở thành một trong điểm du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm thú vị, hấp dẫn...
Ngành du lịch TP.HCM bùng nổ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Các điểm tham quan, cơ sở lưu trú đón hàng triệu khách, doanh thu 5 ngày đạt 7.138 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với dịp lễ năm ngoái.
Từ nghĩa cử cao đẹp của một người hiến tạng chết não, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công liên tiếp các ca ghép gan, thận, giác mạc và da, mang lại hy vọng và sự sống mới cho những mảnh đời đang mòn mỏi chờ đợi.
Từ chối lời đề nghị 300 triệu đồng, ông lão mừng rỡ khi phát hiện món đồ trong tay mình có giá cao hơn gần 10 lần.
Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Hà Anh Đức, Cục Trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị đang yêu cầu Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định báo cáo, làm rõ thông tin bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu cho bé trai gây xôn xao.