Sắp xếp đơn vị hành chính, 900 cán bộ ở Bình Định có nguyện vọng xin nghỉ
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bảo tàng Phòng không – Không quân (PK-KQ) những ngày tháng 12 này có khá đông người đến tham quan. Tại khu vực trưng bày các hiện vật kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”, có một cụ ông tóc bạc trắng, nhưng phong thái vẫn khá nhanh nhẹn. Ông là Đại tá Vũ Xuân Thăng, năm nay đã 81 tuổi, nhà ở phố Đặng Dung (Hà Nội), anh trai của Liệt sĩ, Anh hùng LLVT nhân dân, phi công Vũ Xuân Thiều…
Bức thư 48 năm trước
Tại Bảo tàng PK-KQ, có một hiện vật rất đặc biệt và lần đầu tiên được trưng bày. Đó là bức thư của Liệt sĩ, phi công Vũ Xuân Thiều, viết gửi cho gia đình cách đây đã 45 năm (thư viết ngày 16-4-1972). Ông Vũ Xuân Thăng tâm sự, người nhận bức thư là mẹ ông.
“Thư của chú ấy thường được chuyển về gia đình thông qua đồng đội. Nhà ở phố Đặng Dung, nên nhiều đồng đội của chú ấy mỗi khi về quê thường qua gửi xe đạp để ra ga đi tàu. Và thư được chuyển qua những lần như thế”.
Ông Thăng đi bộ đội từ khi Vũ Xuân Thiều còn đang học phổ thông, nên lá thư này ông chỉ biết đến sau ngày em trai mình anh dũng hy sinh trong trận quyết chiến với B-52 của Mỹ.
“Bố mẹ và cả nhà yêu thương!”- Lá thư của phi công tiêm kích Vũ Xuân Thiều bắt đầu như vậy và anh viết tiếp: “Dạo này con bận quá. Hầu như ít lúc nào rỗi rãi… Có lẽ ở nhà mong tin con và ngược lại - con rất mong tin ở nhà. Hôm nay máy bay Mỹ đánh Hà Nội”.
Đại tá Vũ Xuân Thăng tham quan nơi trưng bày lá thư thời chiến và bức ảnh của em trai- Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND Vũ Xuân Thiều.
Mặc dù đang ở đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu nhưng Vũ Xuân Thiều vẫn lo cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ: “Con nghĩ nhà nên tìm cách sơ tán bớt lũ trẻ. Không thể nào lường trước được mức độ ác liệt của những cuộc chiến sắp tới. Tụi nó dám dùng B-52 để đánh Hà Nội lắm chứ”.
Những dòng thư cùng tâm sự của người anh trai khiến mọi người phần nào hiểu hơn về liệt sĩ, phi công Vũ Xuân Thiều. “Chú ấy đẹp trai, thư sinh như con gái và rất tình cảm”, ông Thăng bồi hồi nhớ lại.
“Ngồi nhìn cột khói Đức Giang mà đau lòng. Ngồi nghe tin tụi nó đánh các thành phố mà uất ức và nhất là nghe tin nó đánh Hà Nội”, và rồi chàng phi công người Hà Nội lại nhắc đến “con ngáo ộp” B-52, với tất cả quyết tâm và sự sẵn sàng cao độ: “Với B-52, tất cả đã sẵn sàng quyết chiến, bằng bất cứ giá nào cũng đánh, bất cứ điều kiện nào cũng đánh…”.
Những dòng thư của người phi công quả cảm tiếp tục cho thấy, chúng ta không bất ngờ trước cuộc tập kích đường không chiến lược của Không quân Mỹ vào cuối tháng 12 năm 1972. Bởi, về mặt chiến lược, ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã nhắc về máy bay B-52 với lãnh đạo Quân chủng PK-KQ. Đến năm 1966, Bác lại giao nhiệm vụ cho Quân chủng PK-KQ tìm cách đánh B-52.
Và đến cuối năm 1967, Bác tiếp tục khẳng định “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội…”. Về mặt chiến dịch, kể từ năm 1966, Quân chủng PK-KQ đã lần lượt đưa tên lửa, máy bay Mig-21, ra đa vào chiến trường Khu IV để nghiên cứu cách đánh B-52.
Và, từ rất sớm, các phi công chiến đấu như Vũ Xuân Thiều đã sẵn sàng cho trận quyết chiến với “siêu pháo đài bay” B-52…
Tập “quay tròn” để khám tuyển phi công
“Thiều thích máy bay từ nhỏ. Chú ấy vẽ rất nhiều máy bay trong những cuốn vở của mình”, đứng bên khu trưng bày lá thư tay và những bức ảnh em trai trong trang phục phi công chiến đấu, ông Vũ Xuân Thăng kể về phi công Vũ Xuân Thiều như vậy.
Khi đang là sinh viên Đại học Bách khoa, Vũ Xuân Thiều đi khám tuyển phi công. Lần khám đầu tiên anh không trúng tuyển, vì không chịu nổi được “thử thách” ở phần quay tròn để kiểm tra tiền đình. Không nản, về nhà, anh kiên trì luyện quay tròn bằng cách thức khá đặc biệt.
“Ngày ấy tôi ở đơn vị quân đội nên sau này mới được nghe em gái chúng tôi là cô Vũ Kim Bình kể lại chuyện chú Thiều luyện tập thêm để khám tuyển phi công. Sau lần khám tuyển bị trượt, cứ chiều chiều chú ấy lên tầng nhà trên cùng để luyện… quay tròn. Và ở kỳ khám tuyển tiếp đó, Thiều đã trúng tuyển phi công”- ông Thăng tủm tỉm cười và kể tiếp: “Khám tuyển về, Thiều kể với Bình rằng, lúc ngồi quay tròn, chú ấy buồn nôn quá nhưng cố chịu và cũng chịu được. Nhưng khám tuyển xong, khi ra về có bao nhiêu đều nôn ra hết”.
Năm 1968, sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học tập và huấn luyện bay ở Liên Xô, Vũ Xuân Thiều trở về nước, được điều về đơn vị chuyên bay và chiến đấu ban đêm, gồm những phi công có trình độ kỹ, chiến thuật cao, có lòng dũng cảm, mưu trí.
Cuối tháng 12/1972, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận.
Ngày 28/12/1972, Vũ Xuân Thiều được lệnh cất cánh từ sân bay Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá). Được sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch, đến vùng trời Sơn La, sau khi vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích bảo vệ máy bay B-52, anh phát hiện được mục tiêu và bắn tên lửa trúng chiếc B-52 của địch khiến nó bốc cháy dữ dội. Vì công kích ở cự ly quá gần nên Vũ Xuân Thiều đã hy sinh anh dũng.
Trong những ngày diễn ra chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, ông Vũ Xuân Thăng đang công tác tại Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nhớ lại: “Vì tham gia thành phần trực sở chỉ huy nên đêm 28/12-/1972, tôi cũng biết có một chiếc B-52 bị không quân ta bắn hạ, và phi công của ta cũng anh dũng hy sinh. Đến sáng hôm sau thì tôi là người đầu tiên trong gia đình nhận tin em trai mình đã hy sinh trong trận đánh với B-52 đêm hôm trước”.
Trong chiếc ba lô đơn vị gửi lại gia đình, có một số kỷ vật của phi công Vũ Xuân Thiều, trong đó có chiếc radio, mấy bộ quân phục thường dùng… Một số kỷ vật đã được gia đình trao tặng cho các bảo tàng. Và lá thư thời chiến đề ngày 16/4/1972 được gia đình gìn giữ bấy lâu nay, giờ lại được trao cho Bảo tàng PK-KQ nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng B-52.
Số nhà 21 Đặng Dung (Hà Nội) vẫn thường đón những người đồng đội của liệt sĩ, phi công Vũ Xuân Thiều đến thăm. Vào ngày giỗ của anh, nhiều bạn phi công cùng đoàn huấn luyện năm nào ở Liên Xô lại có mặt. Và trong số đó, có những người đến vào buổi tối để được thắp hương tưởng nhớ người phi công quả cảm vào đúng thời khắc phi công Vũ Xuân Thiều anh dũng hy sinh, thời khắc quầng sáng trên bầu trời Sơn La bùng lên khi “siêu pháo đài bay” B-52 phải đền nợ máu.
Là phi công tiêm kích thứ 2 tiêu diệt được B-52 của không quân Mỹ trong chiến dịch tập kích đường không chiến lược bằng B-52, Vũ Xuân Thiều đã góp phần xứng đáng vào Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lịch sử.
Từ cuối tháng 9/1972, Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261) được lệnh đón lõng máy bay B-52 tại trận địa Cổ Loa, Đông Anh để bảo vệ Hà Nội. Mãi đến ngày 16/12/1972, đơn vị vẫn nghiêm túc tập luyện đánh B-52 theo hướng dẫn ghi trong “Sách đỏ”. Nếu B-52 xuất hiện, bộ đội hoàn toàn có thể hạ mục tiêu.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiếp tục toả sáng, tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...
Thông tin khó tin về Nguyễn Xuân Son; Ekitike bị thổi giá 100 triệu euro; Inter Milan mất Marcus Thuram trước 4 trận đấu sống còn; Cristiano Ronaldo tưởng nhớ con trai đã mất; Barcelona muốn La Liga tạo điều kiện trước thềm đại chiến Inter Milan.
Kể từ khi tái xuất V.League từ mùa 2019, ông Vũ Tiến Thành trên những cương vị khác nhau đã ba lần làm xấu hình ảnh giải đấu, và hai trong số này đã bị Ban Kỷ luật VFF đưa ra án phạt.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Ngày 17/4/2025, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024, khẳng định chiến lược mở rộng và nâng cấp toàn diện nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch.
Sự kiện Vinhomes trao sổ đỏ cho chủ sở hữu sản phẩm Thương mại dịch vụ (TMDV) thấp tầng, sáng 16/4, được đánh giá là điểm sáng thị trường bất động sản. Sự kiện không chỉ cho thấy tín hiệu lạc quan khi các điều kiện pháp lý đang dần được khơi thông mà còn khẳng định uy tín vững chắc của chủ đầu tư dự án.
“Mỗi suất cơm thiện nguyện của Bữa Cơm Yêu Thương giúp chúng tôi tiết kiệm thêm được chút tiền chi phí trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, cả phòng tôi đều cố gắng chia nhau để đi lấy cơm” – chị Thể xúc động nói.
Một nhóm tù nhân thoát án tử nhờ được cựu Tổng thống Joe Biden giảm án đang kiện chính quyền Trump để ngặn kế hoạch đưa họ đến nhà tù được mô tả là "địa ngục biệt giam" vì quá khắc nghiệt.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Chiều ngày 19/4, lễ truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và trao bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã diễn ra dưới sự xúc động của người thân và đồng đội tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Trong mùa mưa lũ năm trước, một số tàu cuốc, tàu hút cát, sỏi; .... trôi tự do va chạm vào cầu Tô Mậu (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) dẫn đến bị chìm. Sau quá trình kiểm định, Sở xây dựng tỉnh Yên Bái tiến hành trục vớt các phương tiện bị chìm và đang mắc kẹt tại cầu Tô Mậu.
Trăn trở nhất hiện nay là từ phở đã thương mại hoá, song chúng ta chưa định vị được trong bát phở phải có những gì đặc trưng, nguyên liệu làm như thế nào?... Khi làm hồ sơ đề nghị lên UNESCO công nhận phở là di sản văn hoá phi vật thể thì phải định vị rõ đâu là đặc trưng của phở Việt Nam.
Hà Nội hiện có 526 phường, xã, dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập chỉ còn 126 đơn vị hành chính cấp xã.
Dù gói viện trợ quân sự và tài chính dành cho Ukraine được phê duyệt dưới thời Tổng thống Joe Biden đã cạn kiệt, đến nay gần như không có cuộc thảo luận nghiêm túc nào tại Nhà Trắng hay Quốc hội Mỹ về khả năng hỗ trợ tiếp theo - theo New York Times.
Bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, kỹ năng môn Yoga, cô Nguyễn Thị Huyền đã lan tỏa tình yêu nước tới học trò qua những hoạt động thiết thực chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc ngày 30/4/2025.
Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vừa phối hợp với Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) thả 24 động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Số động vật hoang dã trên thuộc 11 loài, gồm cu li nhỏ, chim cao cát bụng trắng, rùa đất lớn, rùa răng, rùa ba gờ...