Viktor Lê khiến các ‘đại gia’ V.League buồn lòng
Tiền vệ Việt kiều Viktor Lê vừa đặt bút ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn 2 năm với Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Giảm lượng khí thải nhà kính là điều cần thiết để bảo vệ môi trường và đảm bảo tương lai bền vững. Tín chỉ carbon (carbon credit) là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và đạt được mục tiêu Net Zero. Các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm lượng khí thải phát sinh bằng cách đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, trồng rừng hoặc sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Sau khi thực hiện các dự án, doanh nghiệp sẽ được cấp tín chỉ carbon tương ứng với lượng khí thải được giảm. Tín chỉ carbon này có thể được mua bán trên thị trường bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chức cần bù đắp cho lượng khí thải phát ra của mình.
2. Hoạt động Nhập khẩu LNG tại Kho cảng LNG Thị Vải
Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính (KNK) đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3, còn lại là các lĩnh vực khác. Với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26, thị trường tín chỉ carbon trong nước được dự báo sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường, cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon và sẽ chính thức vận hành từ năm 2028.
Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính của Petrovietnam
Theo đánh giá, lượng phát thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng phát thải ngành năng lượng. Điều này đạt được là do các hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất của Petrovietnam hiện đại so với mặt bằng chung của ngành năng lượng Việt Nam. Theo số liệu năm 2020, tỷ trọng phát thải của Petrovietnam chỉ chiếm khoảng 7% phát thải KNK của lĩnh vực năng lượng (19,5/273 triệu tấn CO2 tương đương).
Mặc dù vậy, trong giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, nếu không có các biện pháp giảm phát thải, tỷ trọng phát thải của Petrovietnam sẽ tăng nhanh, chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp điện. Hiện nay, Petrovietnam đang cập nhật kế hoạch giảm phát thải KNK theo các cam kết mới của Việt Nam. Theo đó, đến năm 2025, Tập đoàn dự kiến sẽ cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2 so với phát thải cơ sở năm 2010. Giai đoạn 2031-2050, kế hoạch của Petrovietnam là sẽ triển khai các giải pháp "xanh hóa" các nhà máy điện than, các dự án công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ carbon (CCS/CCUS); tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất năng lượng sạch như hydrogen "xanh", NH3 "xanh" có tính khả thi; phát triển chuỗi giá trị thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), hydrogen "xanh", NH3 "xanh" trong nước và hướng tới tham gia thị trường khu vực, thế giới; triển khai chuyển đổi nhiên liệu sạch cho các phương tiện vận tải biển.
Chung tay thực hiện nhiều giải pháp: nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn cũng đang tích cực chuyển đổi xanh
Với đặc điểm của các nhà máy điện là sử dụng lượng nhiên liệu rất lớn và lượng phát thải khí nhà kính cũng rất lớn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đặc biệt tập trung tìm giải pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả. Từ nay đến năm 2030, PV Power đặt mục tiêu có 12 giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện tại các nhà máy điện và theo tính toán của Petrovietnam, dự kiến sẽ giảm thiểu được 160.884 tấn CO2e trong giai đoạn 2018-2025 và 72.150 tấn CO2e trong giai đoạn 2026-2030. Các giải pháp đăng ký đa phần thuộc giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu năng lượng sử dụng trong sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời.
Để phát triển bền vững, PV Power định hướng ưu tiên và khuyến khích sử dụng các công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) và tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các loại nhiên liệu sạch, nhiên liệu thay thế và các công nghệ giảm thiểu phát thải tiên tiến khác để kịp thời đáp ứng chuyển dịch năng lượng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu phát thải ròng của Chính phủ.
Doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp khí là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cũng đã xây dựng, triển khai lộ trình chuyển dịch năng lượng với những định hướng chính bao gồm nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tiết giảm, tối ưu sử dụng năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải KNK trong các cơ sở sản xuất; phát triển các dự án nhập khẩu LNG theo hình thức các "Hub nhập khẩu" kết nối với các tổ hợp nhà máy điện khí và phân phối LNG cho các thị trường hiện hữu, mở rộng thị trường mới, thay thế các loại nhiên liệu than, dầu có mức phát thải cao hơn khí; nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh hydrogen "xanh", NH3 "xanh" trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng hiện hữu và đầu tư các hạ tầng mới…
Còn Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đặt ra lộ trình giảm phát thải ròng đến năm 2030 giảm 20%, năm 2040 giảm 50% và Net Zero vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu đó, PVEP đã đề ra các giải pháp bao gồm nỗ lực giảm thiểu phát thải trực tiếp từ các công trình hiện hữu, phát triển các dự án CCS/CCUS, mở rộng năng lượng tái tạo và các giải pháp carbon thấp, tối ưu hóa việc sử dụng bù đắp carbon trên cơ sở trồng rừng… Trong đó, giải pháp được PVEP quan tâm trong kế hoạch dài hạn là CCS - thu hồi CO2 từ các nguồn phát thải, sau đó vận chuyển đến các điểm lưu giữ lâu dài.
CCS (công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon) được xem là một trong các biện pháp quan trọng để giảm phát thải KNK của các doanh nghiệp dầu khí. Hiện tổng cộng có 34 mỏ dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam đã được đánh giá tiềm năng lưu trữ CO2. Nếu chỉ xét đến các mỏ có tiềm năng lưu trữ lớn hơn 10 triệu tấn CO2, khả năng lưu trữ hiệu quả của các mỏ dầu khí ở 4 bể trầm tích đang có mỏ khai thác của Việt Nam là 1,15 Gt CO2, với mỏ lớn nhất là hơn 300 triệu tấn CO2. Các mỏ dầu khí sắp cạn kiệt có thể tận dụng làm nơi lưu trữ, chôn lấp CO2, đồng thời có thể tận dụng các hạ tầng đường ống thu gom hiện tại để vận chuyển CO2. Ngoài ra, công nghệ bơm ép CO2 vào tầng chứa, vận chuyển CO2 bằng tàu thủy là thế mạnh của Petrovietnam. Các kỹ thuật, công nghệ tìm kiếm các đối tượng địa chất để lưu trữ CO2 (tầng chứa khoáng hóa, than…) tương tự như công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Petrovietnam còn có thế mạnh sử dụng, tái chế CO2 như: sử dụng CO2 cho nâng cao hệ số thu hồi dầu, sản xuất đạm, nhiên liệu tổng hợp, hóa chất, vật liệu…
Petrovietnam phát động trồng cây phục hồi rừng tại Cà Mau
Một lợi thế quan trọng khác đó là tiềm lực tài chính lớn và ổn định sẽ giúp Petrovietnam hoàn toàn có khả năng đầu tư vào các dự án CCS với quy mô lớn và hiệu quả cao. Đây cũng là cơ hội để Petrovietnam mở ra hướng kinh doanh mới, tạo ra tín chỉ carbon đến từ việc thu hồi và lưu trữ CO2 tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, tiên phong trong triển khai CCS, tạo ra lợi ích kinh tế và đem lại lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon hoặc tham gia vào thị trường carbon, cũng như tăng cường vị thế của Petrovietnam, góp phần tăng uy tín tuân thủ các quy định về chống biến đổi khí hậu và giảm KNK của ngành Dầu khí Việt Nam.
Nỗ lực trồng rừng đóng góp cho tiềm năng tín chỉ carbon
Bên cạnh việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ để giảm các loại phát thải KNK, trồng cây gây rừng là giải pháp chính yếu thứ hai giúp các doanh nghiệp tích lũy tín chỉ carbon để được quy đổi tỷ lệ phát thải.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định: "Đối với doanh nghiệp việc trồng cây, gây rừng không chỉ là trách nhiệm với xã hội mà còn đưa lại những lợi ích cho doanh nghiệp khi được công nhận, cấp tín chỉ carbon bù đắp phần phát thải." Các hoạt động trồng rừng, phục hồi rừng trong những năm vừa qua cũng đã thể hiện hành động mạnh mẽ của Petrovietnam và các đơn vị thành viên nhằm khẳng định ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu, góp phần cùng cả nước đạt được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
3. Dự án áp dụng công nghệ nâng cao thu hồi dầu mới lần đầu tiên được áp dụng và mang lại hiệu quả cao tại mỏ Rạng Đông
Năm 2022, Petrovietnam đã phát động toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động dầu khí trồng 3 triệu cây xanh trên các công trình, địa phương có hoạt động dầu khí giai đoạn 2022-2025. Trong 2 năm qua, các đơn vị thành viên, trực thuộc Petrovietnam đã trồng mới và chăm sóc 615.135 cây xanh, tiêu biểu như: PVEP phối hợp với địa phương/đơn vị trồng hơn 260.000 cây xanh trên 76 ha rừng tại Cà Mau, Thái Bình, Nghệ An; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đánh giá tác động của các loại cây trồng đối với môi trường và đã hỗ trợ 100.000 cây phi lao giống cùng các vật tư đi kèm để chuyển tới các đảo Trường Sa trong chương trình "Xanh hóa Trường Sa"; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cam kết cùng tỉnh Quảng Ngãi trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh... Nhiều đơn vị đã tổ chức đánh giá/tính toán tác động tích cực đối với môi trường từ hoạt động trồng cây, từ những loại cây cụ thể để lựa chọn trồng cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả việc trồng cây xanh như PVFCCo, PVCFC, PVEP…
Vào tháng 4/2024 vừa qua, PVEP và PVCFC (Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau) đã ký Biên bản ghi nhớ cùng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau trồng mới 40 ha rừng và 250.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Biên bản ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác giữa các đơn vị của Petrovietnam với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, nhằm mục đích khai thác lợi thế của mỗi bên trong các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, hướng tới các mục tiêu chính như bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu, trung hòa carbon và phát triển các cơ chế quy đổi tín chỉ carbon. Năm 2024 được xác định là năm quan trọng then chốt để Petrovietnam tăng tốc hoàn thành mục tiêu trồng 3 triệu cây xanh đến năm 2025 và lượng hóa việc giảm thải CO2 vào môi trường, làm cơ sở đón đầu xu hướng miễn, giảm thuế/phí môi trường, chống phát thải, biến đổi khí hậu./.
Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban.
Tiền vệ Việt kiều Viktor Lê vừa đặt bút ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn 2 năm với Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Kon Tum đã thành lập tổ công tác liên ngành phối hợp triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, nhằm kết nối hai địa phương trong tương lai.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa chính thức chấm dứt chính sách miễn thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu có giá trị thấp (de minimis) từ Trung Quốc và Hồng Kông, đánh dấu bước leo thang mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Giữa rừng già Tà Thiết, khi các cánh quân đã áp sát Sài Gòn, các vị tướng trầm ngâm nhắc tới Bác Hồ. Người đã đi xa, nhưng khát vọng của Bác về một nước Việt Nam thống nhất chưa bao giờ nguôi. Vì vậy, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã thống nhất: đòn tổng công kích lịch sử này sẽ mang tên Người – Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Một "chiến công" xuất sắc vừa được Công an tỉnh Lai Châu ghi dấu, khi các lực lượng chức năng phối hợp với nhau phá thành công Chuyên án 425L, triệt phá một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy hoạt động tinh vi nơi vùng biên giới.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông ngày 3/5/2025, trên toàn quốc xảy ra 51 vụ giao thông đường bộ.
Quế Ngọc Hải đã hết cơ hội? Cựu sao Liverpool “ngồi mát ăn bát vàng” tại AC Milan; HLV Conte chê M.U không biết dùng McTominay; Real Madrid như ngồi trên đống lửa vì Bellingham; Cựu tuyển thủ Brazil tự nhận là người lưỡng tính.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) quyết định hủy bỏ kết quả ba trận đấu của Phú Thọ và giáng CLB này xuống hạng Ba từ mùa giải 2026.
Ông Zelensky đã bác bỏ đề xuất của Nga về ngừng bắn của trong dịp kỷ niệm 80 năm Chiến thắng. Ông cũng tuyên bố rằng chính quyền Kiev không thể đảm bảo an toàn cho các vị khách nước ngoài tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 tại Moscow.
Viện KSND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 73/QĐ-ĐTTH ngày 23/1/2025 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trà Ôn liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến một nữ sinh tử vong.
Trong quý 1/2025, nếu như thị trường điện thoại thông minh toàn cầu chỉ tăng nhẹ 0,2% thì tại Việt Nam, doanh số lại có phần khởi sắc.
Người dân được chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức trong 5 ngày (6-10/5) tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244 đường 3 Tháng 2, phường 12, quận 10, TP.HCM).
Chiều ngày 3/5, lượng phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, gây ùn tắc kéo dài hàng cây số tại điểm cuối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3. Nhiều phương tiện đi vào làn khẩn cấp.
Nhiều người dân từ các địa phương đổ về sân bay Tân Sơn Nhất dù chưa hết kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.
Cao tốc tắc nghẽn, ôtô nối đuôi nhau từng mét, các trạm dừng nghỉ chật kín người, cảnh tượng "ná thở" ngày người dân đổ về Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Ngày 1/5, nhà hoạt động và tình nguyện viên người Ukraine Serhiy Sternenko đã bị ám sát ngay trước cửa nhà mình tại Kiev nhưng may mắn thoát chết. Thủ phạm là một phụ nữ và đã bị bắt ngay tại chỗ.
Sau khi sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là nơi có 2 Hoa hậu Việt Nam tài sắc, được nhiều người nhắc đến.
Công an xã Phú Hòa Đông đang phong tỏa hiện trường, phối hợp Công an TP.HCM tổ địa bàn huyện Củ Chi điều tra làm rõ vụ cháy xe khách tại bãi xe một nhà hàng trên đường tỉnh lộ 15.
Trong các ngày 24 và 25/4, Công an TP.HCM đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh triệt xóa thành công 2 đường dây tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng rất lớn, bắt 27 đối tượng, thu giữ hơn 245kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng khác.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt khả năng bán gói huấn luyện và duy trì tiêm kích F-16, cùng các thiết bị liên quan cho Ukraine, với tổng trị giá 310 triệu USD, Lầu Năm Góc thông báo hôm thứ Sáu 2/5.
Do tập đoàn Phúc Sơn không đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công nên để được trúng thầu, Nguyễn Văn Hậu chi 5% giá trị gói thầu cho Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở Giao thông Quảng Ngãi, sau là Chủ tịch UBND tỉnh.
Nhiều tuyến vỉa hè trên địa bàn các quận tại TP.HCM được "thay áo mới" ngay trước dịp lễ 30/4 khiến người dân và du khách thoải mái dạo phố.
Ngày 11/3/1975, Buôn Ma Thuột-thủ phủ cao nguyên trung phần-bị thất thủ. Mấy ngày sau, ngụy quân tiếp tục bị đánh bại ở Pleiku, rồi Kon Tum và chúng phải tìm kế thoát thân khỏi Tây Nguyên.
Có thể nói, mì gà Bình Tú là niềm tự hào của người dân nơi ngôi làng nhỏ nằm nép mình trên tuyến Quốc lộ 1A thuộc huyện Thăng Bình, là đặc sản Quảng Nam.
Dự kiến các dự án nhà ở xã hội sẽ được TP. Huế hỗ trợ về chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hỗ trợ về phí, lệ phí.
Ngày 3/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 17 đối tượng liên quan đến hành vi "Gây rối trật tự công cộng".
Dự kiến sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, địa phương mới được xem là "thủ phủ" công nghiệp của miền Bắc, thu hút mạnh vốn FDI. Ngoài ra, có nhiều cây cầu, dự án giao thông "khủng" kết nối giao thương.
Những mô hình đường hoa nông thôn mới hiệu quả được duy trì, nhân rộng ở huyện Đức Huệ (tỉnh Long An); nhiều hộ gia đình đã chủ động thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và hạn chế sử dụng túi nylon.
Trưa 3/5, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cựu chiến binh cùng đoàn thanh niên và học sinh tổ chức đón các đoàn diễu binh trở về từ miền Nam sau lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Truyền thông Malaysia cảnh báo đội nhà trước sức mạnh đáng gờm của ĐT Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027.