“Người đẹp Tây Đô” Việt Trinh duyên nợ sâu đậm cỡ nào với Thương Tín và Lý Hùng?
Nhờ câu nói của diễn viên Thương Tín mà Việt Trinh đã bằng mọi cách đến với nghệ thuật và trở thành một tên tuổi của màn ảnh Việt.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Lạ lùng văn bản hướng dẫn thu hồi không đền bù của Sở Tài chính tỉnh Nam Định, người dân chỉ việc... đi
Sau hơn 20 năm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, nhiều bà con làm ăn ở khu vực Cồn Xanh đã kiến thiết lên được các ao nuôi thủy sản kiên cố với môi trường trong sạch khó nơi nào có được. Từng ao nuôi thả thủy sản được người dân đắp bờ ngăn cách với hệ thống cống lấy nước vào và tiêu nước ra cố định nhằm làm sạch môi trường trong ao.
Theo các hộ dân ở đây, tổng diện tích toàn khu vực Cồn Xanh rộng khoảng 800ha, khu vực này vốn trước đây được Bộ NNPTNT đầu tư cho hệ thống thủy lợi với 2 dòng sông nhân tạo, một dòng sông dẫn nước từ biển vào và một dòng sông thoát nước ra, cùng hệ thống bở vùng, bờ thửa chính.
Khi chúng tôi về đây, hàng trăm hộ dân nuôi trồng thủy hải sản các xã Nghĩa Hải, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm, thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (gọi tắt là khu Cồn Xanh) đang rơi vào tình cảnh "dở khóc, dở cười" bởi UBND tỉnh Nam Định ra thông báo thu hồi toàn bộ khu vực đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh để phát triển dự án gang thép. Nhiều hộ có nguy cơ phá sản, tái nghèo, khi đầu tư ra hàng chục tỷ đồng nhưng chưa kịp thu hồi vốn.
Không chỉ vậy, điều làm hàng trăm hộ dân nơi đây bức xúc là việc mới đây Sở Tài chính tỉnh Nam Định còn có văn bản hướng dẫn về việc thu hồi mà không đền bù, hỗ trợ đối với những diện tích đất thu hồi của các hộ nuôi trồng thủy sản đã hết hạn hợp đồng, khiến những hộ dân nơi đây càng bức xúc.
Theo ông Nguyễn Cao Cương- người dân nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh, hiện hàng trăm hộ dân nuôi thủy sản khu vực Cồn Xanh rất lo lắng trước việc ngày 19/01/2022, Sở Tài chính tỉnh Nam Định ban hành văn bản số 133/STC-QLG về việc chính sách bồi thường, hỗ trợ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB- PV) đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê đất nuôi trồng thủy sản tại khu vực Cồn Xanh huyện Nghĩa Hưng. Theo văn bản này, những hộ đã hết thời hạn thuê đất sẽ không được hỗ trợ, bồi thường cây trồng vật nuôi khi GPMB.
Ông Nguyễn Cao Cương- người dân nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh cho biết, hàng trăm hộ dân khu vực Cồn Xanh bức xúc trước việc đầu tư nhiều tỷ đồng vào nuôi tôm cá, cải tạo đầm, ao, nhưng lại không được nhận đền bù. Ảnh: NC
Cụ thể, theo văn bản nói trên, UBND huyện Nghĩa Hưng đã đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định hỗ trợ các hộ dân đã hết hạn thuê đất bằng 70% mức bồi thường, hỗ trợ đối với các hợp đồng còn thời hạn, dựa theo đơn giá và phương pháp tính đơn giá bồi thường cây trồng vật nuôi khi thực hiện GPMB xây dựng KCN dệt may Rạng Đông.
Tuy nhiên, Sở Tài chính Nam Định đã bác đề xuất này. Bởi, theo Sở Tài chính tỉnh Nam Định, đơn giá bồi thường cây trồng vật nuôi khi thực hiện GPMB xây dựng KCN Dệt may Rạng Đông được xây dựng trên kết quả khảo sát thực tế tình hình nuôi trồng thủy sản khu vực Đông Nam Điền tại thời điểm năm 2015. Do vậy, đơn giá này không còn phù hợp với thực tế nuôi trồng thủy sản của các hộ dân tại khu vực Cồn Xanh…
Công văn của Sở Tài chính tỉnh Nam Định hướng dẫn không đền bù, hỗ trợ cho người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Cồn Xanh.
Cũng theo Sở Tài chính Nam Định, đối với mức hỗ trợ cho các hộ dân hết thời hạn thuê đất, UBND huyện Nghĩa Hưng không nêu rõ căn cứ pháp lý, phương pháp tính để xác định mức hỗ trợ là 70%, nên những đề xuất này không đảm bảo tính pháp lý và không phù hợp với tình hình thực tế.
"Đề nghị UBND huyện Nghĩa Hưng rà soát lại hợp đồng thuê đất nuôi trồng thủy sản của các hộ dân tại khu vực Cồn Xanh. Đối với các hộ dân đã hết hạn hợp đồng thuê đất, đề nghị UBND huyện Nghĩa Hưng tổ chức thanh lý hợp đồng và không thực hiện bồi thường đối với các hộ dân này. Trong trường hợp UBND huyện đề xuất hỗ trợ đối với các hộ dân đã hết hạn hợp đồng, đề nghị UBND huyện có giải trình rõ về căn cứ pháp lý và phương pháp tính khi xác định mức hỗ trợ…", văn bản Sở Tài chính Nam Định nêu.
Ông Nguyễn Văn Túc ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng năm nay đã 79 tuổi, cả đời gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, đã có mấy chục năm ra bờ biển khai khẩn khu nuôi trồng thủy sản Cồn Xanh khi nói về việc tỉnh Nam Định có chủ trương xóa bỏ khu nuôi trồng thủy sản này, ông đã không giấu được sự tiếc nuối vừa nói vừa như muốn khóc. Ảnh: NC
Nguồn gốc đất từ đâu mà không đền bù cho dân?
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, tại khu vực Cồn Xanh có 3 dạng đất nuôi trồng thủy sản chính, đó là: Đất do UBND huyện cấp đất theo dạng trang trại với tổng số diện tích khoảng 100ha; đất đấu thầu có thời hạn sử dụng 10 năm (đến năm 2019, một số hộ dân được ký đấu thầu tiếp với thời hạn 5 năm đến 2024) là khoảng 350ha; đất tự khai hoang, nuôi trồng thủy sản khoảng trên 30 năm (sau đó được UBND huyện Nghĩa Hưng cho nhận thầu khoảng 400ha).
Nói về quá trình hình thành lên khu nuôi trồng thủy sản Cồn Xanh, ông Lê Văn Toản ở xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng)- một hộ dân có 2ha ao nuôi thủy sản ở đây cho biết: "Khu vực Cồn Xanh là vùng đất có điều kiện tự nhiên và tiềm năng trong lĩnh vực thủy sản. Để có được vùng nuôi trồng như ngày hôm nay, từ những năm 1980, thế hệ ông, cha chúng tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức khai hoang lấn biển, làm đê, đắp bồi".
Tới năm 1991, nhiều hộ dân đã ký hợp đồng kinh tế có thời hạn với UBND huyện Nghĩa Hưng để đấu thầu dưới hình thức tự bỏ vốn, khoanh vùng đắp đầm tận dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1991 đến 1996, thời hạn thực hiện là 5 năm; sau đó giảm xuống còn 3 năm (từ năm 1997 - 1999); từ năm 2000 - 2009, thời hạn ký hợp đồng chỉ còn 1 năm. Việc người dân mở rộng nuôi trồng thủy sản ở Nghĩa Hưng đã khiến vùng đất này trở nên sôi động với hàng nghìn hộ làm nghề và tạo việc làm cho hàng chục nghìn người lao động từ dịch vụ nghề cá.
"Để có được những ao nuôi trồng thủy sản này, chúng tôi đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc để gây dựng lên, chưa kể các khu nhà cấp 4 để trông coi tài sản. Ngoài tiền hỗ trợ của huyện để đắp bờ, chúng tôi cũng phải bỏ rất nhiều tiền ra để tự khai khẩn, đắp bờ và hàng năm vẫn nộp thuế, phí đầy đủ cho huyện, xã"- ông Toản trình bày tiếp.
Vẫn theo tìm hiểu của PV Dân Việt, đến năm 2010, huyện Nghĩa Hưng đã có quy hoạch vùng bãi bồi ven biển tây Nam Điền, khuyến khích các hộ dân ở đây tiếp tục phục hóa cải tạo Cồn Xanh thành vùng đất nuôi trồng thủy hải sản. Năm 2013, các hộ dân đã bỏ thêm nhiều tiền của đắp đường, đắp bờ và kéo đường điện ba pha về từng ao đầm và bỏ công sức dọn dẹp cây cối, sú vẹt.
Bên cạnh đó, huyện đã phối hợp với Công ty Điện lực Nam Định đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp trên 20km đường dây trung hạ thế nhằm tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Từ đất bãi bồi ngổn ngang bị ngập mặn, chua phèn, bà con đã cải tạo, đào đắp thành ao đầm màu mỡ để nuôi trồng thủy sản. Chính từ thời điểm này, UBND huyện Nghĩa Hưng đã tổ chức đấu thầu, ký Hợp đồng cho thuê đất có thu thuế đối với những người dân canh tác tại khu đất Cồn Xanh cho các hộ dân.
Kể từ thời điểm đó (từ 2011 đến nay), bà con luôn cố gắng duy trì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước dù thời tiết bão gió, xảy ra thiên tai dịch bệnh. "Là vùng đất bồi, nơi trũng, nơi cao, chất đất không đồng nhất, môi trường, thổ nhưỡng chưa được thuần hóa nên khi giao khu vực quy hoạch cho các hộ nuôi, Phòng NN&PTNT huyện còn phải tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các hộ nuôi trồng"- ông Nguyễn Văn Lộc- một hộ dân làm nghề nuôi cá mú và cá bống bớp ở đây cho biết.
Đến năm 2014, hàng trăm hộ đã được cấp "Giấy chứng nhận kinh tế trang trại". Theo đó, UBND huyện Nghĩa Hưng đã xác nhận việc những người dân ở đây đạt đủ tiêu chí trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời,UBND huyện cũng đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo quy mô trang trại, gia trại, tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Mới đây nhất, vào năm 2018, HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và UBND tỉnh Nam Định cũng ban hành Quyết định số 2896/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, UBND tỉnh Nam Định đã quyết định việc khuyến khích tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy sản; ưu tiên bố trí mặt bằng cho việc xây dựng các cơ sở kinh doanh, thu mua, sơ chế và chế biến ở các địa phương có lợi thế nguồn nguyên liệu như huyện Nghĩa Hưng. Vậy nhưng không hiểu, dựa vào đâu mà Sở Tài chính tỉnh Nam Định lại có công văn hướng dẫn thu hồi không đền bù đối với khu nuôi trồng thủy sản đầy tiềm năng này.
Những ngày gần đây, các hộ dân làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Cồn Xanh đứng ngồi không yên, rất lo lắng về tương lai của khu vực này, cũng như rồi đây, biết dựa vào đâu mà sống. Con cháu sẽ ăn học ra sao. Ảnh: NC
Ra thông báo chậm trễ, dân lĩnh đủ
Bên cạnh chủ trương không hỗ trợ GPMB đối với những hộ dân đã hết hợp đồng ở khu vực Cồn Xanh, điều làm người dân nơi đây bức xúc là việc UBND huyện Nghĩa Hưng ra thông báo yêu cầu các hộ chăn nuôi thủy sản khu vực Cồn Xanh không xuống giống mới từ tháng 9/2021 chậm trễ, khiến nhiều hộ gia đình xuống giống trước đó thiệt hại nặng nề.
Theo bà Đỗ Thị Khuyên (SN 1968)- người dân nuôi cá mú khu vực Cồn Xanh, tháng 4/2021, gia đình bà đầu tư hàng trăm triệu đồng thả hơn 1 vạn cá mú giống xuống diện tích 3,5ha ao đầm. Khi quá trình nuôi thả đang diễn ra suôn sẻ, tháng 9/2021, UBND huyện Nghĩa Hưng bỗng ra thông báo yêu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản khu Cồn Xanh không được xuống giống mới; đồng thời, yêu cầu chính quyền các xã dừng ký hợp đồng với những hộ đã hết hạn khiến những hộ nuôi thủy sản như gia đình bà Khuyên rơi vào tình cảnh lao đao.
"Trong ao nhà tôi vẫn còn hàng chục tấn cá mú trưởng thành chưa bán hết, cộng với việc phải mất 3- 4 năm cá mú mới cho thu hoạch, thu hồi thế này thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế rất lớn đối với gia đình tôi, mà vốn của tôi toàn phải đi vay ngân hàng"- bà Khuyên bức xúc nói.
Theo những hộ nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) việc các cơ quan chính quyền địa phương ở Nam Định ra thông báo ngừng xuống giống muộn đã đẩy hàng trăm hộ gia đình vào tình cảnh éo le, khi họ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thả cá, tôm giống xuống ao. Ảnh: NC
Bà Khuyên cho biết: "Để đầu tư vào 3,5ha nuôi cá mú, gia đình tôi đã chi khoảng 4 tỷ đồng. Đây là số tiền vay mượn do cầm cố nhà cửa, đất đai mà có. Đến nay, chủ trương thu hồi, hỗ trợ, GPMB chưa rõ UBND tỉnh Nam Định quyết định ra sao, nhưng trước chủ trương trong văn bản số 133/STC-QLG về việc chính sách bồi thường, hỗ trợ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê đất nuôi trồng thủy sản tại khu vực Cồn Xanh huyện Nghĩa Hưng của Sở Tài chính Nam Định, nhà tôi sẽ không được hỗ trợ GPMB. Làm thế khác nào chúng tôi mất trắng".
"Nguyện vọng, mong muốn lớn nhất của người dân nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh là được chính quyền địa phương tiếp tục ký hợp đồng, cho nuôi trồng thủy hải sản. Bởi, nếu bỏ nghề, hàng trăm hộ gia đình không biết bấu víu vào đâu"- anh Sơn cho biết.
Cùng chịu ảnh hưởng nặng nề trước thông báo yêu cầu ngừng xuống giống mới của UBND huyện Nghĩa Hưng, anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1976, người dân khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định)- anh và các anh em trong gia đình đang có 11ha ao đầm nuôi cá bống bớp giống chưa biết làm cách gì để bán hơn 200 vạn cá bống bớp giống trong ao.
"Việc UBND huyện Nghĩa Hưng thông báo đột xuất, yêu cầu bà con dừng nuôi thả cá từ tháng 9/2021, khiến gia đình tôi tổn thất nặng nề. Đúng ra, chính quyền địa phương phải có kế hoạch, thông báo sớm hơn cho những hộ sản xuất giống, rồi những hộ nuôi thủy sản biết. Nếu biết, tôi đã không vay mượn để đầu tư vào khu nuôi cá bống bớp giống. Đằng này, thông báo đột xuất khi người ta đã sản xuất rồi thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Tôi chưa biết phải xử lý thế nào đối với hơn 200 vạn cá bống bớp giống này. Bởi, cả nước chỉ có khu vực Cồn Xanh là nuôi thả giống cá bống bớp. Ước tính gia đình tôi thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng tiền cá giống. Số tiền này ai sẽ là người hỗ trợ cho tôi!?", anh Sơn nói.
Còn nữa
Trong làng có 36 thứ rau dại, rau lạc tiên là khó ăn nhất. Khó ăn nhất, nhưng rau lạc tiên lại là rau ăn tốt cho sức khỏe con người. Hễ đã ăn được loại rau dại này, coi như bạn đã nói lời chia tay với "tâm thường bấn loạn, giấc ngủ bỏ đi chơi xa chưa hẳn trở về". Dân Nam bộ gọi rau lạc tiên là rau nhãn lồng, rau chùm bao...
Nhờ câu nói của diễn viên Thương Tín mà Việt Trinh đã bằng mọi cách đến với nghệ thuật và trở thành một tên tuổi của màn ảnh Việt.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, nổi bật lên một số sản phẩm mới như cá rô phi.
Việc cho phép Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập là một cơ chế đặc biệt trong bối cảnh cải cách hành chính chưa từng có tiền lệ.
Lịch thi đấu dày đặc của Quang Hải ở CLB CAHN bỗng làm HLV Kim Sang-sik 'khó thở' trong thời điểm ngày hội quân của ĐT Việt Nam chuẩn bị đấu ĐT Malaysia đến rất gần.
Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Hưng Yên vừa đưa ra cảnh báo và nhận diện các hội nhóm phản động, chống đối trên mạng xã hội Facebook.
Hành vi thiếu trách nhiệm của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn liên quan đến một dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước tổng số tiền trên 1 tỷ 700 triệu đồng.
Chiến dịch “Trung đoàn bất tử” để kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, hiện đang diễn ra ở hàng chục quốc gia. Các cuộc diễu hành quy tụ hàng ngàn người cùng chung lòng tưởng nhớ những anh hùng đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa Phát Xít.
Một loại hoa mang hương thơm ngọt ngào đang gây sốt cộng đồng yêu hoa bởi đặc tính cắm khô (không cần nước) mà vẫn giữ được vẻ tươi đẹp tới 2 tuần.
Hội Nông dân tỉnh Sơn La không ngừng tăng cường tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ nguồn vốn cho hội viên nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Dự án Khu trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Đồng Nai được kỳ vọng góp phần thay đổi diện mạo cảnh quan, kiến trúc đô thị cho tỉnh. Hiện tại, các đơn vị chức năng liên quan đang hoàn tất các thủ tục để giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh triển khai xây dựng trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, sau khi Bộ GDĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển để đảm bảo phù hợp với kiến thức nền tảng của ngành học, nhiều trường đại học đã điều chỉnh, loại bỏ các tổ hợp "lạ" không có môn chính.
Tỉnh Ninh Bình đang triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thành quả vụ lúa đông xuân 2025.
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long khiến cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (SN 2010, ở huyện Trà Ôn) tử vong, bà Nguyễn Thị Hiền (SN 1981, mẹ Trân) đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long và Viện KSND tỉnh Vĩnh Long.
Là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của lịch sử cổ đại Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu có những bí mật "động trời" không muốn cho ai biết.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung rơi nước mắt khi giải thích về một câu hát được cho vô lý trong ca khúc “Nhật ký của mẹ”.
Các chuyên gia cho rằng, giá bán cao, vượt quá khả năng của nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến phân khúc biệt thự, nhà phố TP.HCM có lượng giao dịch thấp.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 13% và nhập khẩu tăng 18,6%.
Bác sĩ Bùi Văn Cọt (ấp An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa) có hành vi vi phạm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn bị cơ quan chức năng phạt hành chính 45 triệu đồng.
"Châu Âu tiếp tục theo đuổi các cách tiếp cận trả thù đối với lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng Đức Quốc xã và tiếp tay cho các sáng kiến mạo hiểm của Ukraine, mặc dù nhận ra mối đe dọa đối với danh tiếng của chính mình", tuyên bố viết.
HLV Phùng Thanh Phương vừa lên tiếng hé lộ thời điểm thủ môn Việt kiều Patrik Lê Giang có thể trở lại thi đấu trong màu áo CLB TP.HCM.
Là người hoạt động lâu năm trong nghề luật, tôi vẫn day dứt về tình trạng “bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội”. Nhiều lúc tôi cũng thấy nản lòng trong quá trình “đi tìm sự thật” khi nó tùy thuộc rất nhiều vào sự công tâm của những người liên quan.
Bỗng nhiên tăng huyết áp bất thường, bệnh nhân đi khám không tìm được nguyên nhân, uống thuốc hạ huyết áp cũng không đỡ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa yêu cầu các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ liên quan đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.
TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã ban hành quyết định đưa bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (34 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên xét xử dự kiến diễn ra công khai vào ngày 8/5 tới, tòa đã triệu tập người có nghĩa vụ liên quan ông Lê Tùng Vân.
Ngày 5-5, lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), xác nhận một con rùa biển xanh (động vật biển có tên trong sách Đỏ" bị mắc lưới "ma" bị thương rất nặng, trôi dạt trên biển, được ngư dân phát hiện và giải cứu.
Tiếp nhận tin báo có cướp tiệm vàng, lực lượng Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan đã nhanh chóng truy bắt hai anh em ruột gây ra vụ cướp tiệm vàng ở huyện Hóc Môn.
Sáng nay 6/5, đại diện Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã đến gia đình cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (SN 2010- nữ sinh tử vong trong vụ tai nạn giao thông 4/9/2024 tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) làm việc, đề nghị cung cấp thông tin về vụ tai nạn.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang đón tin vui khi có thêm 3 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang Mỹ. Các mã số được cấp lần này nằm trên 3 thôn thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Liệu sau sáp nhập, có ảnh hưởng đến nguồn gốc xuất xứ của các mã số này?
Bộ phận này giàu phốt pho, đây là một khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của xương và răng, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Ban quản lý đường sắt được yêu cầu nghiên cứu, đánh giá đề xuất của Tập đoàn Vingroup về đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh