Hồng y Robert Prevost được bầu làm tân Giáo hoàng
Hồng y Robert Prevost vừa được mật nghị bầu trở thành tân Giáo hoàng. Ngài lấy tông hiệu Leo XIV và là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nga đang phải đối mặt với mức độ cô lập kinh tế gần như chưa từng có sau khi chiến sự Nga - Ukraine diễn ra vào tháng 2. Được dẫn dắt bởi Mỹ, nhiều công ty như Paypal, Shell và McDonald đã ngừng hoạt động tại Nga, khiến người dân thường gặp khó khăn trong việc mua sắm, và đẩy giá đồng rúp của Nga có lúc xuống mức thấp kỷ lục, sau đó phục hồi bất ổn định. Cùng với các lệnh trừng phạt kinh tế, có thể thấy nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn thực sự.
Kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ vào năm 1991, nền kinh tế Nga hiếm khi ổn định. Các cuộc khủng hoảng đã ập đến đất nước này vào các năm 1992 và 1997, cũng như cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008. Sau đó, một cuộc khủng hoảng khác vào năm 2014 phản ứng với việc Nga chiếm đóng Crimea.
Chiến sự Nga - Ukraine được cho là sẽ ảnh hưởng nặng nề đến túi tiền của người Nga, khi lạm phát trong thời gian còn lại của năm được dự báo sẽ tăng cao. Ảnh: @AFP.
Năm 1997, một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Châu Á. Nga bị ảnh hưởng sâu sắc, giống như ngày nay, nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu các nguyên liệu thô như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, kim loại và gỗ. Những mặt hàng này chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Thực tế này đã làm tăng tỷ lệ nợ trên GDP của đất nước. Để giảm bớt tình trạng, Chính phủ Nga đã tăng lợi tức trái phiếu ngắn hạn của quốc gia, GKO (Gosudarstvennye Kratkosrochnye Obyazatelstva- là trái phiếu kho bạc mệnh giá bằng đồng rúp ngắn hạn được phát hành từ năm 1993 bởi Bộ Tài chính Nga, và giao dịch trên Sàn giao dịch tiền tệ liên ngân hàng Moscow. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng năm 1997 của Nga).
Vào giai đoạn này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua gói viện trợ đầu tiên cho Nga với tổng trị giá 22,6 tỷ USD. Tuy nhiên, tình trạng nợ lương bắt đầu xảy ra, và các công ty khai thác than ồ ạt đình công vào tháng 5 năm 1998. Chính phủ phải duy trì chiến lược giữ tỷ giá hối đoái từ đồng rúp với đô la trong một biên độ hẹp với chi phí, thậm chí phải chi dự trữ ngoại hối để duy trì đồng tiền nội tệ Nga.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1998, trước tình hình không thể trả được nợ, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã thông báo đình chỉ thanh toán trong 90 ngày và hủy bỏ hoạt động của các GKO sắp hết hạn trước ngày 31 tháng 12 năm 1999.
Vào tháng 9 năm 1998, tỷ giá hối đoái là 21 đồng rúp Nga đổi được chỉ 1 đô la Mỹ: nó đã mất 2/3 giá trị chỉ trong một tháng. Cuối cùng, nền kinh tế Nga phục hồi sau 'Hiệu ứng Vodka', nhờ giá dầu tăng dần.
Khi Nga chiếm Crimea và hỗ trợ quân sự cho các tỉnh ly khai Donetsk và Luhansk, các quốc gia khác đã trừng phạt Nga về mặt kinh tế, dẫn đến nhiều người rút vốn đầu tư ra khỏi đất nước. Chỉ số RTS trong thị trường chứng khoán Nga đã mất 30% giá trị chỉ trong hai tuần vào đầu tháng 12 năm 2014.
Các tác động khác bao gồm dự trữ ngoại hối của Nga lần đầu tiên giảm xuống dưới 400 tỷ USD kể từ năm 2009, giá trị của đồng rúp giảm một nửa vào tháng 12 năm 2014, cũng như các khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giảm 92% vào cuối năm 2015.
Ngoài nỗi đau ngắn hạn, nền kinh tế Nga có thể sẽ chứng kiến sự trì trệ ngày càng sâu sắc
Còn ở thời điểm hiện tại, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nga. Đồng rúp bất ổn, các doanh nghiệp nước ngoài đang tháo chạy và giá hàng hóa đang tăng mạnh. Các sản phẩm quen thuộc có thể biến mất khỏi các cửa hàng, và cuộc sống của tầng lớp thượng lưu, trung lưu ở Nga đang rất bất ổn. Nhìn chung, ngoài nỗi đau ngắn hạn, nền kinh tế Nga có thể sẽ chứng kiến sự trì trệ ngày càng sâu sắc.
Nền kinh tế Nga sẽ "sụp đổ" trong sáu tháng tới: 'Sẽ thực sự tồi tệ!' Ảnh: @AFP.
Một cựu quan chức nội bộ Điện Kremlin nói với tờ Washington Post rằng, chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi người Nga bắt đầu nhìn thấy rõ nét những tuyên truyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc chiến Ukraine, Sergei Pugachev, từng là thành viên trong giới nội bộ của Putin nói với tờ Washington Post. Pugachev trước đây được gọi là "chủ ngân hàng của Putin", đã đến London vào năm 2011 sau khi mối quan hệ giữa ông với Putin xấu đi.
Theo ước tính của Sergei Pugachev, Nga đã mất tới 15.000 binh sĩ ở Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu cách đây khoảng hai tháng, nhưng bộ máy tuyên truyền của Putin đã che giấu con số thiệt mạng thực sự, và cố gắng giấu kín chuyện này với công chúng. Trong khi đó, theo ông thì nền kinh tế Nga vẫn quay cuồng với hàng loạt các biện pháp trừng phạt mà các quốc gia trên toàn cầu áp đặt. Các công ty lớn đã rời khỏi Nga và lạm phát đang tăng vọt.
Bất chấp tình hình tồi tệ, Putin đã tìm cách vẽ nên một bức tranh tươi sáng về triển vọng kinh tế Nga. Ông tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã thất bại. Nhưng Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga hôm 29/4 nói với các phóng viên rằng : "Chúng ta đang ở trong một khu vực đầy bất ổn".
Và cũng theo các báo cáo của tờ Washington Post, nhiều người giàu nhất của Nga đã chứng kiến đế chế kinh doanh của họ bị tàn lụi do hậu quả của cuộc chiến sự tại Ukraine. "Trong một ngày, họ đã bị phá hủy những gì được xây dựng trong nhiều năm. Đó là một thảm họa", một doanh nhân Nga giấu tên nói với tờ Washington Post. Nhưng khi chiến tranh kéo dài và nỗi đau của các hình phạt kinh tế được cảm nhận sâu sắc hơn trên khắp nước Nga, một số người nói rằng Putin sẽ ngày càng bị cô lập và nhiều người sẽ quay lưng lại với ông.
Trong khi đó, Vladimir Ashurkov, giám đốc điều hành của Tổ chức chống tham nhũng của lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny hồi đầu tuần nói với trang Insider rằng, Ukraine đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Putin vì những hậu quả vô cùng to lớn đối với giới thượng lưu Nga.
"Khởi đầu sự kết thúc của Putin đã bắt đầu từ một thời gian trước. Nhưng tôi tin rằng cuộc chiến này đã khiến nhiều người ở Nga và bên ngoài nước Nga không hài lòng với ông ấy. Những người trong giới thượng lưu chính trị và kinh tế đã thấy lối sống của họ bị đảo lộn, vận may của họ đã suy tàn." Điều này khiến Putin không được lòng mọi người và nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tôi tin rằng điều này sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của ông ấy", Ashurkov nói thêm.
Nền kinh tế Nga sẽ "sụp đổ" trong sáu tháng tới: 'Sẽ thực sự tồi tệ!'
Nền kinh tế Nga sẽ "sụp đổ" trong sáu tháng tới, và cuộc sống của những người dân bình thường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một nhà báo Nga nói với tờ Express.co.uk.
Có thể thấy, nền kinh tế Nga đang lao đao sau khi nước này bị phương Tây giáng đòn trừng phạt nghiêm khắc nhằm đáp trả cuộc chiến tại Ukraine của Điện Kremlin. Trong khi đồng rúp đã phục hồi mạnh trong tháng qua và trở lại mức trước chiến tranh, nhưng ngân hàng trung ương Nga cho biết các lệnh trừng phạt sẽ gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể trong năm nay. Hôm 29 tháng 4, ngân hàng trung ương của Nga đã giảm lãi suất cơ bản xuống 14% từ mức 17%. Nó đã gây ra một nền kinh tế đang bị thu hẹp và lạm phát tăng vọt. Các nhà kinh tế hiện đang dự đoán rằng, nền kinh tế Nga sẽ thu hẹp ở mức hai con số và lạm phát sẽ tăng từ 18 đến 23% vào cuối năm nay.
Nền kinh tế Nga sẽ "sụp đổ" trong sáu tháng tới và cuộc sống của những người dân bình thường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: @AFP.
Phát biểu với tờ Express.co.uk thông qua một phiên dịch viên, một nhà báo Nga, người không muốn được tiết lộ danh tính đã dự báo về một sự sụp đổ lớn đối với nền kinh tế đất nước của mình. Ông tuyên bố rằng, trong sáu tháng nữa, Nga sẽ đi vào "bế tắc" với những hậu quả khủng khiếp đối với người dân đất nước.
Nói với Express.co.uk, vị nhà báo này cho biết: "Hiện tại, những gì đang xảy ra cho thấy toàn bộ nền kinh tế đang đi vào bế tắc. Trong khoảng nửa năm nữa mọi thứ sẽ sụp đổ. Nó không xảy ra bây giờ nhưng trong nửa năm tới, nếu mọi thứ tiếp tục như cũ, mọi thứ sẽ trở nên thực sự, thực sự tồi tệ, thực sự rất nhanh chóng".
"Với tư cách là một nhà báo, tôi quan tâm đến việc mọi người sẽ phản ứng như thế nào với điều này. Điều gì sẽ xảy ra khi mọi người bắt đầu bị sa thải và họ không có tiền? Hầu hết mọi người sẽ không có tiền, Chắc chắn họ rất sợ hãi và mất phương hướng".
Nền kinh tế Nga suy sụp khi các quan chức tiết lộ lạm phát có thể tăng vọt lên 20%
Cuộc chiến tại Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin được cho là sẽ ảnh hưởng nặng nề đến túi tiền của người Nga khi lạm phát trong thời gian còn lại của năm được dự báo sẽ tăng cao. Alexei Kudrin, cựu bộ trưởng tài chính thuộc một cơ quan tài chính của quốc hội Nga ước tính sơ bộ cho thấy, lạm phát lãi suất cơ bản có thể lên tới 20,7% trong năm tài chính 2022/2023.
Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine diễn ra vào ngày 24/2, Mỹ và cộng đồng quốc tế đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn. Chúng bao gồm nhắm mục tiêu vào các nhà tài phiệt và các tổ chức tài chính như Ngân hàng Alfa và Sberbank, cũng như các doanh nghiệp nhà nước quan trọng.
Kudrin, một cựu bộ trưởng tài chính nói rằng "nền kinh tế Nga đang trải qua một giai đoạn khó khăn", và thậm chí mức dự báo lạm phát thận trọng là 12,4% vẫn có nghĩa là đang có "những bất ổn là rất lớn". "Đây là một cuộc khủng hoảng lớn hơn cuộc khủng hoảng năm 2009, lớn hơn cuộc khủng hoảng đại dịch", Kudrin nói, theo hãng tin RIA Novosti.
Ông còn khẳng định, tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ khiến họ cảm nhận rõ ràng trong những tháng và năm tới. Đầu tháng này, Capital Economics dự đoán rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của Nga tới 12% trong năm nay, trong khi dự báo lạm phát của cơ quan này cao hơn Kudrin - ở mức 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nền kinh tế Nga suy sụp khi các quan chức tiết lộ lạm phát có thể tăng vọt lên 20%. Ảnh: @AFP.
Trong khi đó, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm nay, khiến nước này suy thoái sâu nhất trong gần 30 năm qua. Theo hãng tin Reuters, lạm phát hàng năm ở Nga đã tăng lên 17,62% vào ngày 15 tháng 4, mức cao nhất kể từ đầu năm 2002, do các lệnh trừng phạt và giá đồng rúp biến động thất thường.
Ngân hàng Thế giới đã dự đoán rằng, GDP của Nga sẽ giảm 11% trong năm nay, điều này theo đài CNBC có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng khoảng 200 tỷ USD. Cơ quan IMF tuần trước cho biết, nền kinh tế Nga sẽ giảm 8,5% vào năm 2022 và giảm thêm 2,3% nữa vào năm sau.
Tuần trước, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, Mỹ có khả năng sẽ sớm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, và tuyên bố "không ai được an toàn trước các lệnh trừng phạt của chúng tôi".
Có thể thấy, mức độ thiệt hại đối với nền kinh tế Nga trong giai đoạn hiện tại là chưa rõ ràng, do sự không chắc chắn về các biện pháp trừng phạt mới, và các vấn đề thương mại. Chính phủ Nga có thể sẽ điều chỉnh các dự báo nhiều lần trong năm nay.
Tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ khiến họ cảm thấy rõ ràng trong những tháng và năm tới. Ảnh: @AFP.
"Chừng nào các biện pháp trừng phạt này còn hiệu lực - và chúng có thể được áp dụng trong một thời gian khá dài, thì nền kinh tế Nga sẽ đi trên một quỹ đạo tăng trưởng rất khác"
Nền kinh tế Nga sẽ không sớm phục hồi sau các lệnh trừng phạt do các quốc gia phương Tây áp đặt trong cuộc chiến ở Ukraine, và có thể bị thiệt hại thêm nếu các lệnh trừng phạt đó được mở rộng để đánh vào xuất khẩu năng lượng, Pierre-Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.
Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng, các lệnh trừng phạt và cấm xuất khẩu của Mỹ và phương Tây đã đặt nền kinh tế Nga trên một "quỹ đạo rất khác", khiến cho kịch bản phục hồi thường thấy sau các cú sốc kinh tế sẽ khó có thể xảy ra ở Nga.
Ông Gourinchas nói với hãng Reuters trong một cuộc phỏng vấn: "Chừng nào các biện pháp trừng phạt này còn hiệu lực - và chúng có thể được áp dụng trong một thời gian khá dài - thì nền kinh tế Nga sẽ đi trên một quỹ đạo tăng trưởng rất khác.
Nền kinh tế Nga đang đứng trước sự sụp đổ. Ảnh: @AFP.
Ông nói: "Chúng tôi đang coi đây là điều gì đó đang thực sự gây tổn hại cho nền kinh tế Nga trong tương lai, và có thể gây tổn hại nhiều hơn nếu các lệnh trừng phạt leo thang. Cú sốc đã khá lớn ... và chúng tôi không mong đợi rằng sẽ có một sự phục hồi trở lại từ vị trí của nền kinh tế Nga".
Ông khẳng định nền kinh tế Nga thực sự sẽ bị "rơi vào chế độ chuyên chế" nếu các biện pháp trừng phạt được mở rộng bao gồm năng lượng, khiến nước này chỉ có một số đối tác thương mại. Trong khi các nước như Trung Quốc và Ấn Độ chưa tham gia triệt để tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nhưng mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt thứ cấp vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại của họ với Nga.
Pierre-Olivier Gourinchas nói: "Chúng tôi thấy rằng, với một số công ty Trung Quốc, có nỗi sợ hãi về các lệnh trừng phạt ở bậc thứ hai, rằng nếu bạn đang kinh doanh với các thực thể bị trừng phạt, thì bản thân bạn có thể phải chịu các lệnh trừng phạt".
Các biện pháp trừng phạt tiếp tục sẽ buộc Ấn Độ và Trung Quốc phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trong tương lai, do họ cần tiếp tục giao dịch với phần còn lại của thế giới, ngay cả khi họ nhìn thấy cơ hội mua dầu và khí đốt của Nga với giá thấp hơn hiện tại.
Ông nói: "Việc duy trì trong các chuỗi cung ứng toàn cầu đó trong tương lai là rất quan trọng. Nhiều quốc gia sẽ phải tự hỏi mình, chúng ta muốn ở đâu trong bối cảnh mới đang hình thành đó".
Ngay bây giờ, Pierre-Olivier Gourinchas không mong đợi nhiều quốc gia sẽ "đưa ra lựa chọn rằng tương lai của họ nằm ở việc nhảy sang phía bên kia. Ông cho biết sự phục hồi giá trị của đồng rúp Nga cũng không thể che khuất những dấu hiệu chung trong nền kinh tế, bao gồm cả chỉ số lạm phát gia tăng.
Huỳnh Dũng -Theo Finance.yahoo/Reuters/Businessinsider/Newsweek/Express
Theo Quyết định của Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải sẽ bị đình chỉ cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Hồng y Robert Prevost vừa được mật nghị bầu trở thành tân Giáo hoàng. Ngài lấy tông hiệu Leo XIV và là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.
Tôi đã từng ghét mẹ chồng vì không hiểu cho mình. Bây giờ thì ngược lại, tôi hiểu mẹ chồng và hối hận vô cùng.
Chương trình chào mừng giải Futsal HDBank VĐQG 2025 gây ấn tượng với nhạc phẩm được sáng tác độc quyền với sự kết hợp độc đáo giữa Xẩm của nghệ thuật truyền thống với Rap.
Những người có ngày sinh Âm lịch kết thúc bằng số 3, 6, 9, 0 biết cách làm ấm lòng người khác. Họ hiểu về lòng vị tha, sống trong sáng và biết buông tay.
Triều đại Bắc Tống là một triều đại rất thú vị trong lịch sử Trung Quốc, và những điều kỳ lạ đều có thể xảy ra. Một điều thú vị như vậy đã xảy ra khi Tống Chân Tông, vị hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Tống , đang nắm quyền.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến Moscow để tham gia các sự kiện trọng thể kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moscow.
Nhiều đơn vị quân đội Ukraine đang hoạt động trên các mặt trận Kherson, Zaporizhzhia và Donetsk xác nhận đã nhận được mệnh lệnh chỉ được phép nổ súng để đáp trả nếu bị Nga tấn công chứ không được chủ động tấn công trước, Pravda đưa tin.
Nguyễn Anh Đức đã được bổ nhiệm làm tân HLV trưởng B.Bình Dương. Đây cũng là vị chiến lược gia thứ 5 chỉ trong hai mùa giải gần nhất của đội bóng đất Thủ. Vậy điều gì đã khiến đội chủ sân Gò Đậu biến thành “lò xay” HLV?
Ông Nguyễn Trí Đức, CVP Bộ Xây dựng đề nghị các đơn vị liên quan cần đẩy nhanh tiến độ đàm phán với Trung Quốc về Hiệp định vay vốn để khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Phong trào du kích Atesh của Ukraine hôm 8/5 tuyên bố, gián điệp của họ đã tiến hành một chiến dịch phá hoại ngay tại vùng ngoại ô Moscow, làm gián đoạn hệ thống thông tin liên lạc tại nhiều cơ sở quân sự quan trọng của Nga.
Ngày 8/5, núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đón hàng nghìn Phật tử và đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia tham dự nghi lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025.
Trong 2 ngày (7-8/5), Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin huyện Than Uyên tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn triển khai ký kết xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh năm 2025.
HLV Kim Sang-sik gọi tiền vệ cao 1m66 thay Doãn Ngọc Tân?; 2 trận đấu ở vòng 22 V.League sử dụng trọng tài ngoại; trung vệ Inter 2 lần chiến đấu với bệnh ung thư; Garnacho muốn vượt qua thành tích của Ronaldo; Rio Ferdinand nhập viện.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Khi rừng hồi, rừng quế bắt đầu thay lá, cũng là lúc người Dao Thanh Phán ở Đồng Văn – Bình Liêu mở cửa đón một ngày lễ thiêng liêng bậc nhất trong năm: Hội Kiêng gió – nơi gió không chỉ thổi qua mái nhà, mà còn lay động cả ký ức cộng đồng.
VinFast công bố ký kết hợp tác với ASTRADA SIMVA, đại lý ủy quyền đầu tiên của hãng tại Pháp, và Schachtschneider Automobile GmbH & Co KG, đại lý ủy quyền thứ hai của hãng tại Đức.
Giữa Thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island, tòa tháp The Xanh 2 nắm giữ vị trí kim cương khi trực diện sân khấu trình diễn ánh sáng và pháo hoa đỉnh cao. Các căn hộ được thiết kế tinh tế, đề cao trải nghiệm cá nhân, là “tấm vé đặc quyền” cho cư dân.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine vẫn chưa dừng các cuộc tấn công mặc dù Moscow đã tuyên bố ngừng bắn trong 72 giờ.
4 con giáp trải qua mùa hè vô tư lự, không thiếu tiền tiêu nhờ tính cách kiên định, siêng năng, từng bước tích lũy của cải.
"Gần đây, có vụ lòng xe điếu, chỉ cần tôi tuyên bố sẽ đi kiểm tra và báo chí giật tít lên thì đoàn kiểm tra đi đến đâu, cửa hàng nào cũng kêu hết lòng rồi", Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan - Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chia sẻ.
Trong bối cảnh Nguyễn Tiến Linh thi đấu không như kỳ vọng, HLV Kim Sang-sik vẫn còn trong tay những lựa chọn sáng giá khác.
Bầu trời các thành phố lớn của Ukraine trở nên yên tĩnh hiếm thấy khi lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày do Nga tuyên bố bắt đầu có hiệu lực vào sáng thứ Năm 8/5, trái ngược với những đêm liên tiếp hứng chịu các cuộc tấn công dữ dội bằng máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo của Nga trước đó.
Cuộc gặp gỡ giữa Bộ Trưởng Bộ Tài chính và Đại sứ Hoa Kỳ diễn ra trước thềm đoàn Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA 2025.
Trong không gian trang nghiêm của chương trình nghệ thuật âm nhạc "Vesak Rạng Ngời" được tổ chức nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP.HCM, nữ ca sĩ Trang Nhung đã mang đến cho khán giả một hình ảnh vừa truyền thống, vừa hiện đại và sâu sắc trong cách thể hiện triết lý Phật giáo qua âm nhạc.
Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố trên tạp chí Psychological Bulletin đã phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa người thuận tay trái hoặc cả hai tay và nguy cơ mắc các rối loạn phát triển sớm liên quan đến ngôn ngữ, trong đó có chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt.
Liên quan đến việc Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn trên biển, ngày 7/5/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn số 1807/BNNMT-TSKN gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển đề nghị các địa phương động viên ngư dân ta bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.
Ẩn sâu giữa một khu rừng nguyên sinh trên đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là quần thể nhiều loại cây cổ thụ là các loài cây gỗ quý hiếm như: cây lim xanh, cây trường, kiền, thông tre, cây sơn huyết...Quần thể cây cổ thụ này báu vật của đại ngàn mà những người giữ rừng luôn ngày đêm túc trực để bảo vệ.
Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho các ông Nguyễn Hoàng Anh, Cấn Đình Tài và Nguyễn Dũng Tiến.
Lê Túc Tông được sử cũ miêu tả là vị hoàng đế có tính cách “vui điều thiện”, có tính cách hiền hòa. Thế nhưng, đột ngột mắc bệnh nặng, ông đã qua đời chỉ sau 6 tháng ngồi trên ngai vàng...
Sau 5 giờ tìm kiếm, công an đã giải cứu nam sinh đại học bị nhóm lừa đảo giả danh cơ quan pháp luật "bắt giam online" và tống tiền gia đình hàng trăm triệu đồng.