Hồi sinh thương hiệu chè Đường Hoa vang danh một thời của Quảng Ninh
Ít người biết rằng, ở Quảng Ninh cũng có một thương hiệu chè nổi tiếng, từng được "xuất ngoại" từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX – đó là chè Đường Hoa. Thế nhưng giờ đây, trên bản đồ chè Việt Nam lại không thấy nhắc đến vùng chè nổi tiếng một thời này.
Cơ sở sản xuất chè Dũng Nga (xã Quảng Long, huyện Hải Hà) của ông Trẫn Sĩ Dũng. Clip: Thành An - Bùi My
Với lợi thế về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, cây chè hiện được trồng ở hầu hết các địa phương của huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) với tổng diện tích lên tới gần 800ha. Trong đó, xã Quảng Long có diện tích trồng chè lớn nhất, chiếm hơn 40% tổng diện tích toàn huyện.
Dọc tuyến Quốc lộ 18A, những nương chè Thúy Ngọc, chè Phúc Vân Tiên, chè Keo Am Tích… xanh mướt mắt, đều tăm tắp, uốn lượn, quanh co, như ôm trọn lấy những quả đồi của xã Quảng Long. Và đây chính là nơi sản sinh ra chè Đường Hoa thơm ngon đặc biệt – đặc sản trứ danh của vùng đất Hải Hà.
Những đồi chè xanh ngát ở xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Chè Đường Hoa có hương vị đậm đà, thơm mát, chát nhẹ, sau đó có vị ngọt thanh đọng lại nơi đầu lưỡi. Nước trà có độ sánh nhẹ, màu xanh đậm đẹp mắt. Nguyên nhân bởi nơi đây vừa là huyện miền núi, biên giới, song cũng là huyện ven biển, nên từng búp chè, từng ngọn chè ở đây thấm nhuần vị mặn mòi của biển, tạo nên hương vị chè đặc biệt đến vậy.
Thế nhưng không nhiều người biết rằng, chè Đường Hoa đã có lịch sử phát triển 60 năm tại vùng đất Hải Hà. Thời điểm những năm 1960, tại Quảng Long đã hình thành nông trường Đường Hoa, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn hộ dân nơi đây.
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, hàng nghìn tấn chè Đường Hoa được chế biến và giao nộp cho Nhà nước nhằm phục vụ công nhân mỏ, nhân dân và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Khi đó, chè Đường Hoa được đánh giá thơm ngon không kém trà Tân Cương (Thái Nguyên) và còn được tuyển chọn phục vụ tại Hội nghị Paris vào năm 1973 cùng nhiều hội nghị quan trọng khác trong cả nước.
Nức tiếng là vậy, nhưng vùng chè ấy lại từng có một thời gần như bị xóa sổ. Đó là giai đoạn những năm 2014-2017, khi doanh nghiệp ngừng thu mua, giá chè xuống thấp, bà con đổ chè ra đường, hàng trăm hecta chè bỏ hoang, không ai chăm sóc, thu hái...
Ngoài ra, một số diện tích trồng chè bị người dân phá bỏ để trồng cây lâm nghiệp, cây dược liệu đã ảnh hưởng lớn đến diện tích trồng chè toàn huyện Hải Hà lúc bấy giờ.
Ông Trần Sỹ Dũng – Giám đốc HTX chè Đường Hoa Cương chia sẻ, Đài Loan là thị trường tiêu thụ chè khô lớn nhất của vùng chè này trong suốt nhiều năm liền. Đây vốn là thị trường dễ tính, chấp nhận sản phẩm chế biến thô, yêu cầu về tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn nhiều so với các thị trường khác.
Thu mua chè cho người dân tại cơ sở sản xuất chè Dũng Nga của ông Trẫn Sĩ Dũng. Ảnh: P.V
Cuối năm 2015, thị trường Đài Loan thắt chặt quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khiến hàng nghìn tấn chè Việt Nam đã xuất khẩu bị trả lại, trong đó có chè Đường Hoa. Trước đó, cuối năm 2014, một số cơ quan thông tin Đài Loan còn đưa tin đồn thất thiệt chè Việt Nam nhiễm dioxin khiến nhiều doanh nghiệp chè lao đao.
Đỉnh điểm, tháng 2/2016, đơn vị bao tiêu chè lớn nhất của Hải Hà lúc bấy giờ - doanh nghiệp Thuấn Quỳnh, bị bạn hàng Đài Loan trả về cả trăm tấn chè khô do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Tuy nhiên, theo cơ quan chuyên môn, việc Đài Loan đưa ra quy định dư lượng fipronil trong chè thành phẩm không vượt quá 0,002 ppm là rào cản kỹ thuật vô lý. Bởi đây là tiêu chuẩn dành cho chè hữu cơ, và là điều không tưởng đối với các vùng chè trồng theo phương pháp truyền thống.
Thêm vào đó, từ năm 2016, do chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp theo nhu cầu phát triển của Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà dẫn tới thiếu hụt lao động.
Do đó, để giữ gìn và phát triển thương hiệu chè Đường Hoa, huyện Hải Hà đã triển khai đề án tổng thể phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, huyện Hải Hà hỗ trợ các mô hình đầu tư thâm canh diện tích chè kinh doanh theo quy trình VietGAP; dành nguồn lực cho sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng; chuyển giao quy trình kỹ thuật, công nghệ chế biến; khuyến khích trồng những giống chè mới, có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh như Ngọc Thúy, Hương Bắc Sơn, Kim Tuyên...
Đồng thời, Hải Hà cũng tăng cường sự phối hợp giữa người trồng chè với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các cơ quan quản lý để tạo sản lượng và giá trị ổn định cho cây chè.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè ở Hải Hà cũng tìm cách tiếp cận các thị trường xuất khẩu tiềm năng và tìm hướng nội tiêu. Đồng thời, chủ động cải tiến công nghệ chế biến, bao gói, mẫu mã để có sản phẩm đẹp hơn.
Việc sản xuất chè ở Hải Hà đã tạo sinh kế ổn định cho 2.000 hộ dân với trên 5.000 lao động ở Hải Hà. Trong ảnh: Các lao động địa phương đang làm việc tại cơ sở sản xuất chè Dũng - Nga. Ảnh: P.V
Nhờ đó, từ đầu năm 2017, việc tiêu thụ chè của Hải Hà đã có dấu hiệu được cải thiện, các doanh nghiệp đã xuất được số lượng lớn sang các thị trường Nga, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ... Đến nay chè Hải Hà đang dần lấy lại được vị thế của nó, có thị trường đầu ra tương đối ổn định.
Để tiếp tục nâng cao vị thế cây chè, địa phương tiếp tục triển khai Dự án tái cơ cấu lại ngành chè huyện Hải Hà giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, huyện Hải Hà khuyến khích người dân thâm canh chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến cho chất lượng cao, chú trọng khâu thu hoạch chè búp tươi, hình thành thói quen thu hái chè đạt tiêu chuẩn "1 tôm 2-3 lá"...
Hải Hà cũng hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng và các nội dung để đảm bảo việc đánh đảm bảo đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn HACCP. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị thực hiện chuyển giao quy trình kỹ thuật công nghệ chế biến cho các cơ sở chế biến chè. Trên cơ sở hướng dẫn của các đơn vị chuyển giao, trong năm 2022, một số cơ sở chế biến đã sản xuất được các sản phẩm đặc trưng như: Sản phẩm chè xanh thơm, xanh sợi của cơ sở chè Dũng Nga, cơ sở Thắng Hóa với nguyên liệu là chè trung du, Ngọc Thúy, Hương Bắc Sơn; sản phẩm Hồng trà của cơ sở Đào Thị Bính; một số sản phẩm sản xuất thử nghiệm của cơ sở chè Dũng Nga…
Bên cạnh chuyển giao kỹ thuật, Hải Hà cũng hỗ trợ các cơ sở hoàn thiện mẫu bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất chế biến chè tại Thái Nguyên, Phú Thọ...
Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Hải Hà có gần 2.000 hộ dân trồng chè với tổng diện tích trên 800ha, trong đó diện tích chè giống mới chiếm hơn 74%. Các giống chè trên địa bàn đều phát triển tốt và cho năng suất cao, trung bình cho thu hoạch từ 8 – 10 tấn chè búp tươi/ha/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2023, sản lương chè tươi của huyện đạt hơn 5.3200 tấn, tăng khoảng 49,5 tấn so với cùng kỳ 2022.
Toàn huyện hiện có gần 40ha chè có chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. Huyện cũng có 3 cơ sở sản xuất chế biến chè quy mô lớn, 8 cơ sở vừa và nhỏ, 7 hộ sản xuất theo quy mô gia đình.
Hiện nay, sản phẩm chè Đường Hoa đã có nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý, được xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 4 sao với bao bì hoàn thiện, tem nhãn, mã vạch truy xuất nguồn gốc...
Cùng với phát triển vùng trồng chè với các giống chè chất lượng cao, Hải Hà còn đẩy mạnh thành lập mới, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh chè; thành lập các chuỗi hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, cơ sở chế biến kinh doanh và nông hộ trong sản xuất, chế biến.
Ông Trần Sĩ Dũng – Giám đốc HTX chè Đường Hoa Cương chia sẻ với PV Dân Việt về quá trình hồi sinh thương hiệu chè Đường Hoa Cương vang danh một thời. Clip: H.P
Ông Trần Sĩ Dũng – Giám đốc HTX chè Đường Hoa Cương chia sẻ, nhằm khẳng định thương hiệu chè Đường Hoa, hình thành chuỗi liên kết giữa các hộ trồng chè với chế biến chè, năm 2022, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ thành lập HTX chè Đường Hoa Cương với 16 thành viên ban đầu. Hiện nay diện tích chè của HTX là 35ha, gồm có 4 giống chè chủ yếu sau: Chè Trung Du, chè Cành, chè Ngọc Thuý, chè Hương Bắc Sơn.
Từ khi thành lập, HTX chè Đường Hoa Cương đã hướng dẫn người dân thay đổi quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè, nhất là việc ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất và chế biến chè theo hướng VietGAP.
Ông Trẫn Sĩ Dũng – Giám đốc HTX chè Đường Hoa Cương kiểm tra chất lượng lá chè xanh. Ảnh: P.V
"Trước đây, đa số các hộ dân thường thu hái chè theo cách truyền thống, hái bằng tay. Tuy phương pháp này đảm bảo búp chè đạt kích thước khi thu hái, nhưng hiệu quả không cao. Do đó, khi tham gia HTX, 100% người dân đã chuyển sang hình thức thu hái chè bằng máy giúp nâng hiệu quả nhất định" – ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, trong sản xuất nông nghiệp, liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Quá trình liên kết đó góp phần đảm bảo các bên cùng có lợi; làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông sản; góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế.
Do đó, mô hình chuỗi liên kết sản xuất, kinh tế tập thể, hợp tác xã là hướng phát triển tất yếu và bền vững đối với cây chè trong giai đoạn hiện nay.
Hiện trên địa bàn đã thành lập được 2 mô hình chuỗi liên kết giữa các hộ trồng chè với chế biến chè, theo liên kết dọc và liên kết ngang. Hiệu quả của việc thành lập liên kết đã giải quyết được từ khâu lựa chọn giống chè, quy trình chăm sóc, thu hái, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, với liên kết dọc, HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho hơn 150ha chè của gần 400 hộ dân. Khi người dân tham gia chuỗi liên kết, bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, hái chè của các hộ dân, HTX cũng đảm bảo quyền lợi và giá thu mua đúng với giá thị trường cho các hộ dân.
Sản phẩm chè của huyện Hải Hà chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô. Tuy nhiên hiện nay, một số cơ sở chế biến chè ở Hải Hà cũng đã sản xuất được các sản phẩm đặc trưng
Đối với liên kết ngang, đã thành lập Câu lạc bộ sản xuất, chế biến chè Quảng Long với đầy đủ các thành phần. Nhờ có liên kết ngang đã đảm bảo thu mua hết số chè tươi trong ngày cho bà con mà không lo về giá cả. Cũng nhờ liên kết ngang, các cơ sở sản xuất, chế biến chè trên địa bàn sẽ không đá "lấn sân" nhau.
Ví dụ, đối với cơ sở sản xuất chè Dũng Nga của gia đình ông Dũng có thế mạnh về nhà xưởng lớn, quy mô sản xuất lớn, nên tập trung trong việc sản xuất, chế biến chè thô xuất khẩu. Trong khi đó, những cơ sở có quy mô nhỏ hơn, sẽ tập trung sản xuất, chế biến các sản phẩm chè phục vụ nội tiêu.
Ông Dũng chia sẻ, cần luôn luôn cân nhắc đến lợi ích của nông dân, không làm nông dân sợ. Hãy để nông dân biết rằng sản phẩm có đầu ra ổn định và giá cả luôn tuân thủ theo giá cả thị trường, có như vậy nông dân mới an tâm phát triển sản xuất.
Đặc biệt, trong 3 năm diễn ra dịch Covid-19, dù bị hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa, điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng đầu ra cho sản phẩm chè Đường Hoa của Hải Hà vẫn ổn định, giá chè luôn tăng từ 3-5% qua các năm.
Cây chè thực sự trở thành cứu cánh cho người dân trong thời điểm nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Điều này càng cho thấy hiệu quả của việc việc tham gia chuỗi liên kết giá trị.
"Nếu không có chuỗi liên kết giá trị, từ liên kết dọc đến liên kết ngang, sẽ rất khó có đủ nguồn nguyên liệu ổn định và cơ hội tham gia vào những thị trường lớn hơn. Đồng thời, nếu không có chuỗi liên kết giá trị, tôi nghĩ rằng rất khó đảm bảo thu mua nguyên liệu trong ngày, đảm bảo giữ giá chè ổn định cho bà con, từ đó để bà con yên tâm trồng và phát triển cây chè " – ông Dũng cho hay.
Chè Đường Hoa hiện là 1 trong 12 sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Quảng Ninh. Không chỉ xuất khẩu thô, các sản phẩm chè được chế biến tinh cũng đang ngày càng được người tiêu dùng trong trong nước ưa chuộng. Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, duy trì thương hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, việc hình thành chuỗi liên kết giá trị là một xu thế tất yếu.
Trước khi sáp nhập với Bắc Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu rà soát các đồ án quy hoạch xây dựng (gồm lập mới, điều chỉnh tổng thể, điều chỉnh cục bộ) trên địa bàn quản lý.
Cuộc đấu giá quyền khai thác 4 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại Hà Tĩnh hồi tháng 10/2024 đã đã bị cơ quan thanh tra kết luận cung cấp sai thông tin và các doanh nghiệp trúng thầu bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại vẫn được công nhận kết quả. Người dân ở khu vực sắp có mỏ lại đang lo lắng về tình trạng môi trường và giao thông khi hoạt động khai thác bắt đầu.
Ghi nhận chiều 10/5, hàng nghìn khán giả từ khắp các tỉnh thành của Việt Nam đã xếp hàng chờ trước sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) để chờ đón đêm concert cuối cùng “Anh trai say Hi” mùa 1.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn không ngừng củng cố, phát triển quan hệ với Nga, trong đó kênh nghị viện đóng vai trò thiết thực trong việc thúc đẩy và giám sát triển khai các thỏa thuận liên chính phủ.
Sáng 10/5, Festival Hoa – Cây cảnh VNUA 2025 chính thức khai mạc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thu hút hàng trăm nhà vườn, doanh nghiệp và sinh viên tham gia. Sự kiện không chỉ là dịp tôn vinh vẻ đẹp của hoa – cây cảnh, mà còn mở ra nhiều cơ hội kết nối thị trường, thương mại điện tử, chuyển giao công nghệ và định hướng phát triển ngành kinh tế sinh thái bền vững trong thời đại mới.
Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng một công trình được đầu tư hơn 160 tỷ đồng, đã rơi vào tình trạng bỏ hoang suốt nhiều năm. Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định bố trí các vận động viên của đội tuyển thể thao thành tích cao thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh sử dụng cơ sở này.
Ngày 9/5, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao quận Tây Hồ năm 2025 hướng tới chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và 30 năm ngày thành lập quận Tây Hồ (27/12/1995 – 27/12/2025).
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong tháng 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp nhiều phiên để thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số nội dung có liên quan khác.
“Tôi nghĩ, làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo, mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người” – NSƯT Đức Lưu chia sẻ tại chương trình Bữa Cơm Yêu Thương.
Sau khi cùng đồng bọn chém chết nạn nhân trong đêm, Trần Minh Thượng (SN 2005, cư trú xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã bỏ trốn khỏi địa phương, sang Campuchia và bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang ra Quyết định truy nã.
Việc Chu Nguyên Chương ban thưởng là điều hiếm có vô cùng, vì đó rất có khả năng là “bùa yểm” dẫn tới diệt vong. Tuy nhiên lại có người qua mắt được lòng nghi ngờ của Chu Nguyên Chương khiến ông không còn chút nghi ngờ để có thể sống yên giữa loạt công thần bị triệt tiêu.
Trong những năm qua, công tác tập huấn giúp nâng cao năng lực cho các chủ rừng là cộng đồng thôn, bản luôn được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm.
Sáng 10/5, “Bữa Cơm Yêu Thương” lần thứ 99 tiếp tục mang đến hơn 1.000 suất ăn nóng hổi, đong đầy yêu thương tặng bệnh nhân, người nhà tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, học viên khiếm thị tại Trung tâm Đào tạo Cán bộ Phục hồi chức năng cho Người mù cùng lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn.
Do vết thương nặng, tài xế xe chở dưa hấu bị lật ở thành phố Vinh, Nghệ An được chuyển lên tuyến trên điều trị, tiên lượng xấu. Hai nạn nhân còn lại đang được điều trị tại bệnh viện ngoại khoa 115 Nghệ An.
6 cầu thủ Việt kiều khoác áo ĐT Việt Nam; Messi thất vọng vì chuỗi trận bết bát của Inter Miami; Barcelona chỉ thay 1 vị trí ở El Clasico; Arsenal đạt thỏa thuận đón tân binh 60 triệu euro; Vướng rắc rối pháp lý, cựu thủ thành Arsenal ly thân với vợ.
Công an TP Hà Nội cho biết, mới đây một nam thanh niên ở Hà Nội lên mạng xem sex và tìm dịch vụ “gái gọi” đã bị các đối tượng thao túng, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng.
Với 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) đã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về giáo dục. Sắp tới, xã Nhân Cơ sẽ sáp nhập với các xã Đắk Wer, Nhân Đạo thành xã Nhân Cơ mới.
Bước đầu công an đã xác định tài xế điều khiển xe ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Thanh Trì, Hà Nội.
Cơ quan công an cũng kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy.
Để tiết kiệm tiền điện, nhiều sinh viên thuê trọ tại Hà Nội chọn cách ngồi xuyên ngày tại cửa hàng tiện lợi, người lao động thì mua đá về làm mát hoặc lau chiếu liên tục cho bớt nóng...
Hà Nội tích cực lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2023. Thời gian đóng góp ý kiến kéo dài từ ngày 9/5 đến hết ngày 25/5/2025. Mọi người dân cư trú trên địa bàn TP đều được tham gia đóng góp.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã được phong tặng danh hiệu Giáo sư Danh dự của Trường Đại học Tài chính và Quản trị nhà nước Nga trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga, theo thông báo của Hiệu trưởng nhà trường Alexey Komissarov.
Câu chuyện của ông Chai Wanbin, người đã cõng mẹ 88 tuổi bị liệt trên lưng khi cùng bà đi du lịch, lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc và khơi dậy nhiều cảm xúc tích cực về lòng hiếu thảo.
Dù không phải là chiếc xe đầu tiên nhưng từ ngày nhận VinFast VF 6, anh Lê Hoàng Sơn, sống tại Gia Lai, gần như không còn sử dụng phương tiện nào khác ngoài chiếc xe điện VinFast. Vợ anh sau đó cũng quyết định bán luôn chiếc sedan Hàn Quốc để theo anh lập “gia đình xe điện”.
Theo giới chuyên gia, việc tăng giá điện phù hợp với lộ trình, tác động đến CPI, lạm phát được đưa ra, các biện pháp hỗ trợ người nghèo, hộ yếu thế được thực hiện. Tuy nhiên, cần giải pháp căn cơ để chặn việc vin vào tăng giá điện để tăng giá ồ ạt các mặt hàng, sản phẩm dịch vụ, nhất là trong bối cảnh chỉ tăng giá điện sinh hoạt, không tăng giá điện sản xuất của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh giá các mặt hàng nông sản có nhiều biến động, thì mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ, ít vốn đầu tư đang trở thành hướng đi của nhiều nông hộ. Trong đó, các mô hình nuôi gà, vịt siêu đẻ trứng là những điển hình.