Chuyện tình vị Hoàng giáp với hai tiểu thư dòng Tôn Thất
Sau khi đỗ đạt, Tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền lấy 2 người vợ họ Tôn Thất thuộc tông thất hoàng gia triều Nguyễn.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Song nguyên Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống không chỉ là nhà thơ lớn thời Lê trung hưng, ông còn được ví là bậc lương đống rường cột quốc gia, rất được vua Lê chúa Trịnh tin dùng.
Hồ Sĩ Đống (1739 - 1785), tự Long Phủ, hiệu Dao Đình, người Quỳnh Lưu (Nghệ An). Tên Đống có nghĩa là đòn dông, nóc nhà, còn có nghĩa người tài gánh vác việc lớn của đất nước, bậc lương đống…
Tư liệu gia phả cho biết, Hồ Sĩ Đống thuộc dòng dõi Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (1324). Theo nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Giàng, ông tổ đầu tiên của họ Hồ là Trạng nguyên Hồ Hưng Dật từ Triết Giang (Trung Quốc) sang nước ta cuối thời Ngũ đại (907 - 960). Khoảng năm 960, ông về làm trại chủ ở hương Bào Đột (nay thuộc Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Dòng dõi Hồ Hưng Dật đến đời thứ 12 có Hồ Liêm từ hương Bào Đột ra Thanh Hóa làm con nuôi cho Tuyên phủ sứ Lê Huấn, đổi họ là Lê (cháu 4 đời là Hồ Quý Ly). Đời thứ 13, Hồ Kha từ Quỳ Trạch (nay thuộc huyện Yên Thành) đi khai hoang vùng Nghĩa Liệt, lập ra trang Thổ Đôi, sách Hoàn Hậu (nay thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu).
Đời thứ 15 có Hồ Quý Ly, Hồ Tông Thốc; đời thứ 23 có Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương; đời thứ 24 có Hoàng giáp Hồ Phi Tích; đời thứ 25 có Tiến sĩ Hồ Sĩ Tân…
Hồ Sĩ Đống là con ông Hồ Sĩ Danh (1704 - 1783) đỗ Giám sinh, có 5 anh em trai: Hồ Sĩ Dược, con trưởng đỗ Tứ trường thi Hương; Hồ Sĩ Đống, Hồ Sĩ Thích đỗ Tam trường, Hồ Sĩ Trù đỗ sinh đồ, Hồ Sĩ Hữu đỗ khoa Liệu sử khả đời Gia Long, được bổ làm Tri huyện. Một số giai thoại và lý giải khoa học cho rằng, Hồ Sĩ Danh chính là thân phụ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà là em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống.
Sinh ra trong một gia tộc khoa bảng, hay chữ nên Hồ Sĩ Đống được thừa hưởng những tinh hoa. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, ham học, hiểu biết rộng. Năm Cảnh Hưng thứ 33, Nhâm Thìn (1772) ông thi đỗ Hội nguyên, Đình nguyên Hoàng giáp. Khoa thi này không lấy tam khôi nên người đỗ đầu là Hoàng giáp, Hồ Sĩ Đống lại hai lần đỗ đầu nên còn được gọi là Song nguyên Hoàng giáp.
Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi này do Đô Ngự sử kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp Phan Trọng Phiên vâng sắc soạn, Quyền Phủ sự đồng dự chính vụ Nhữ Công Toản vâng sắc nhuận, có đoạn: "Mùa Đông năm Nhâm Thìn… lấy trúng cách 13 người. Qua tháng sau Điện thí, cho 2 người đỗ Tiến sĩ xuất thân, 11 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Bèn sai từ thần soạn bài ký khắc vào bia đá dựng ở nhà Thái học".
Theo danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), thi cử thời này thiên lệch, sút kém. Những đầu bài văn sách đều tự trong súy phủ chúa đưa ra "các quan soạn đề thi thì chỉ ra những câu hóc hiểm để làm cho khó. Bài văn chế sách đình đối thì sai quan đồng tiến sĩ phụng soạn.
Quan soạn đề nguyên đã đỗ cuối hàng tam giáp thì không muốn cho ai hơn mình, nên ra đầu đề thường rất hiểm hóc. Bởi vậy, hàng tam khôi là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa thường không lấy được đủ, có khi thường chỉ lấy đỗ được nhị giáp, hoặc tam giáp mà thôi".
Hai năm sau khi đỗ Hoàng giáp, vào năm Giáp Ngọ (1774), Hồ Sĩ Đống được cử làm Bố chính Kinh Bắc. Nhưng không lâu sau, ông nhận lệnh trở về kinh đô Thăng Long, rồi sang làm Án sát Hải Dương.
Bản rập văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Thìn (1772), ghi danh Hồ Sĩ Đống đỗ Hội nguyên, Đình nguyên.
Căn cứ theo bài Tựa đề trong tập thơ "Hoa trình khiển hứng", giới nghiên cứu sử cho rằng, năm Đinh Dậu (1777) ông được lệnh làm chức Phó sứ cống bộ. Đến tháng Giêng năm sau (Mậu Tuất, 1778), thì đoàn khởi hành.
Khi đến hồ Động Đình ở Hồ Nam thì Chánh sứ Vũ Trần Thiệu (có sách ghi là Vũ Khâm Tự) cho mời hai thành viên trong đoàn là Hồ Sĩ Đống và Nguyễn Trọng Đương tới tiết lộ việc chúa Trịnh Sâm có làm tờ biểu riêng xin vua nhà Thanh sắc phong tước vương cho họ Trịnh thay vua Lê, lấy lý do nhà Lê nay con cháu chẳng còn ai xứng đáng.
Sau khi hủy bản mật biểu và dặn dò mọi việc, viên Chánh sứ tự vẫn. Thương tiếc người bạn trung nghĩa với nhà Lê, Hồ Sĩ Đống có làm bài thơ viếng, sau được Phạm Đình Hổ chép lại trong "Vũ trung tùy bút". Sang mùa Thu tháng 8 (âm lịch) năm đó, đoàn đi sứ đến Yên Kinh (tức Bắc Kinh), đến tháng cuối mùa Đông thì Hồ Sĩ Đống vâng chỉ dẫn đoàn trở về nước.
Xét công lao, Hồ Sĩ Đống được phong chức Tả Thị lang bộ Hộ. Khi đi sứ về, Hồ Sĩ Đống làm thinh như không biết gì đến tờ biểu xin sắc phong, cũng không nói gì với chúa Trịnh Sâm về chiếu chỉ sắc phong. Thấy quan Phó sứ không nói gì, chúa Trịnh Sâm đành im lặng không hỏi gì đến, nhờ thế mà mưu toan thoán đoạt, chuyển ngai vàng dòng họ không diễn ra.
Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, ủy quyền cho Huy quận công Hoàng Đình Bảo giúp Trịnh Cán lên ngôi. Không lâu sau, lính tam Phủ gốc ở Thanh - Nghệ (sử cũ gọi là kiêu binh) nổi dậy giết Hoàng Đình Bảo và truất Trịnh Cán, lập Trịnh Khải lên ngôi.
Đoan Nam Vương (tức Trịnh Khải) bèn cho Hồ Sĩ Đống làm Hành tham tụng (quyền Tham tụng). Ông được cử đi phủ dụ kiêu binh có hiệu quả, quân lính nghe lời ông, nhân dân tin cậy ông. Nhưng đến năm Giáp Thìn (1784), thì ông xin thôi chức để về thọ tang cha. Sau đó, ông được đổi sang ngạch quan võ, cai quản Tả uy cơ, rồi lần lượt trải chức Án sát Quảng Nam, Đốc thị Thuận Hóa.
Hồ Sĩ Đống đến Quảng Nam trong tình hình khi Tây Sơn không còn thần phục nhà Lê - Trịnh, mà xưng đế hiệu. Không thấy sử chép Hồ Sĩ Đống có gặp gỡ ba anh em Tây Sơn hay không, nhưng anh em Tây Sơn khi đó đang bận đánh dẹp Nguyễn Ánh ở Gia Định, nên Hồ Sĩ Đống không làm được gì.
Tại Thuận Hóa, quan trấn thủ là tướng Phạm Ngô Cầu, phó tướng là Hoàng Đình Thể, hiệp mưu là Vũ Tá Kiên, có 3000 quân lưu đồn và 30.000 quân thay phiên đi thú. Được cử đi kinh lý ở Quảng Nam, Hồ Sĩ Đống rất lo lắng về địa thế ở đấy, tâu xin rút tướng Phạm Ngô Cầu về, thay tướng khác tài giỏi hơn để trấn an vùng núi. Nhưng triều đình không chấp thuận nên về sau, việc biến xuất phát cũng từ đó.
Biết ông có tài năng, chúa Trịnh cho triệu ông về coi việc chính sự trong phủ. Buổi đầu, cử ông làm Đô chỉ huy sứ, sau thăng làm Tham đốc quyền phủ sự (ngang với chức Thượng thư), tước Ban quận công (trước đây, ông đã được ban tước Kinh Dương hầu, sau đổi là Ban Đình hầu).
Năm Ất Tỵ (1785), Hồ Sĩ Đống đổ bệnh, vua Lê - chúa Trịnh sai ngự y đến thăm bệnh và thuốc thang cho ông. Nhưng ngày 10 tháng 10 năm Ất Tỵ (1785), Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống qua đời ở tuổi 47, được truy tặng Hình bộ Thượng thư.
Nhân dân, binh sĩ xa gần nghe tin, mến thương ông đều khóc không cầm được nước mắt. Xét thấy nhà cửa ông thanh bạch không có của cải gì, chúa Trịnh ban cho 2 tấm đoạn, 13 nén bạc, truyền cho ba đạo thủy binh Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An hộ tống quan tài về an táng. Bùi Huy Bích, quan Hành tụng soạn văn tế ông, trong đó có câu: "Kẻ sĩ đại phu có văn học có đức độ, có phẩm vọng như ông ít lắm".
Họ Hồ Quỳnh Đôi sản sinh nhiều nhà khoa bảng, danh nhân lớn của đất nước.
Ngoài vai trò là một trọng quan, mang nhiều gánh nặng đất nước nhưng Hồ Sĩ Đống còn được biết đến là một tác gia có nhiều ảnh hưởng, được Phạm Đình Hổ đánh giá là một trong ba bậc thầy thi ca đương thời.
Hồ Sĩ Đống đã để lại một số tác phẩm như "Hoa trình khiển hứng" (Cảm hứng tiêu khiển trên hành trình đi sứ Trung Hoa), còn có tên là "Dao Đình sứ tập". Căn cứ theo bài Tựa do tác giả viết năm Kỷ Hợi (1779), thì tập thơ có hơn trăm bài thơ chữ Hán và "Dao Đình thi tập" (tập thơ của Dao Đình).
Trong Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội có hai bản sách của Hồ Sĩ Đống, đó là "Dao Đình sứ tập" và "Dao Đình thi tập". Trong đó, "Dao Đình thi tập" là tập thơ chung cho tất cả các bài thơ của Hồ Sĩ Đống, còn "Dao Đình sứ tập" hay "Hoa trình khiển hứng" chỉ là tập thơ riêng làm trong dịp đi sứ năm Đinh Dậu (1777).
Ngoài ra, ông còn viết vài bài Tựa, trong đó có bài Tựa cho tập "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai (Khuê) khi ở Yên Kinh (Bắc Kinh) với lời lẽ khiêm nhường, cô đúc của người tri âm tri kỷ:
"Nhớ lúc ở kinh thành, tiên sinh đã về hưu, tôi vì lẽ không được tới dưới cửa học tập mà lấy làm buồn. Nay hân hạnh được nối theo bước trước, tham quan phong vật nước ngoài. Phàm những non sông cảnh vật trên đường trải qua, chứng nghiệm vào những câu tự tình và tiểu dẫn, đều có thể lĩnh hội được cả, không đợi phải hỏi. Đến như những lời thuật hoài, khiển hứng khi rảnh việc đem ra xem, càng đủ chứng tỏ "Thơ là chỗ đi tới của chí".
Trong "Vũ trung tùy bút", Phạm Đình Hổ có chép bài thơ mà Hồ Sĩ Đống viếng Chánh sứ Vũ Trần Thiệu: "Hai độ hoàng hoa chánh sứ thần/ Tuổi cao đức trọng bậc công khanh/ Bang giao những tưởng như ngà ngọc/ Tiên cốt nào hay gió bụi trần./ Giọt lệ đồng châu dâng một lễ,/ Tiếng danh tài bút bậc công thần./ Trăng thu thấp thoáng trên hồ rộng,/ Lại chiếu quê nhà bóng cố nhân" (bản dịch thơ của Nhất Uyên).
Trên đường đi sứ Hồ Sĩ Đống có làm bài thơ "Sơn Hành tức sự" – dịch là: "Đường dài thăm thẳm ngựa xe băng/ Đi hết đồng bằng xuyên lối rừng/ Sớm sáng cờ lau phơ phất gió/ Chiều tà cây khí tối tăm đồng/ An bài trời đất bao ngăn trở/ Trải khắp non khe thẳm điệp trùng/ Tự cổ cần lao là phận dưới/ Chí khí tang bồng vốn tự thân".
Tại Yên Kinh trong thời gian đi sứ, Hồ Sĩ Đống có gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên là Lý Quang, Trinh Vũ Thuần và Duẫn Phường, khi chia tay ông có bài thơ tặng các sứ thần - dịch là: "Việc nước xong rồi hai ngã đường/ Chỉ bể Đông nhìn bao vấn vương/ Phận kẽ sĩ phu tròn chí khí/ Trời cho duyên phận chuyện văn chương/ Khoe văn điển lệ xe cùng quỹ/ Giữ lễ trí tài sĩ đảm dương/ Vạn dặm tương phùng nào có dễ/ Sáu năm hội ngộ sứ triều vương".
Đánh giá về văn thơ đương thời, danh sĩ Phan Huy Chú khen thơ Hồ Sĩ Đống "hồn hậu, phong nhã, có khí khái". Phạm Đình Hổ thì đánh giá: Chỉ có Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh và Hồ Sĩ Đống là ba bậc thầy phục hung thi ca. Thơ Nguyễn Tông Khuê "thì tinh vi đẹp đẽ, nhưng có phần vụn vặt", thơ của Nguyễn Huy Oánh "là bậc thanh cao, nhưng vẫn có ý mô phỏng", thơ Hồ Sĩ Đống "thì chủ lấy khí phách, không thèm lấy điêu khắc vẽ vời làm khéo".
Trong "Lê quý dật sử" của Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, người cùng thời với Hồ Sĩ Đống, đã viết về ông như sau: "Tham đốc ban Quận công Hồ Sĩ Đống là người ôn hòa, bình dị, thi đỗ Hoàng giáp, vâng mệnh đi sứ có công. Khi Tĩnh vương (Trịnh Sâm) còn sống ông chưa được trọng dụng, nhưng lòng người đều kính phục đức vọng của ông. Đến Đoan vương (Trịnh Khải) ông được thăng chức Hành Tham tụng (quyền Tể tướng). Đến khi ông ốm, chúa thượng sai người đến thăm hỏi, lại ban tước Ban quận công. Ông mất quân lính các đoan cơ, thuyền đội ở kinh không ai là không thương xót".
Ngô Văn Sở hiến cho Quang Trung sáng kiến làm những cái “mông xung”, trong đựng cỏ rơm, cao 5 thước, dài 15 thước, hễ ra trận thì mang đi che đằng trước chống tên đạn. Những cái “mông xung” mộc rơm ấy đã trở nên nổi tiếng không kém gì voi trận và hỏa hổ làm khiếp đảm quân xâm lược.
Sau khi đỗ đạt, Tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền lấy 2 người vợ họ Tôn Thất thuộc tông thất hoàng gia triều Nguyễn.
Mặc dù chợ mới Chiên Đàn (nay thuộc xã Chiên Đàn, thành phố Đà Nẵng) được xây dựng với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng đã hoàn thành. Thế nhưng hiện nay chợ vẫn chưa đưa vào hoạt động, bỏ phơi nắng mưa gây hoang phí tài sản, trong khi đó nhiều tiểu thương lại kinh doanh ở chợ cũ xuống cấp, chật chội...
Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 (F88) – Thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế tại Việt Nam – vừa được vinh danh tại ba hạng mục giải thưởng danh giá trong khuôn khổ Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025 do tạp chí chuyên ngành uy tín The Asian Banking and Finance (Singapore) tổ chức. Bao gồm: “Ứng dụng di động của năm” (Mobile App of the Year – Vietnam), “Sáng kiến xã hội của năm” (External Social Initiative of the Year – Vietnam), “Sáng kiến bền vững của năm” (Sustainability Initiative of the Year – Vietnam).
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân, để đạt được các mục tiêu kinh tế đầy tham vọng của Đảng và Nhà nước, một trong những trở lực lớn nhất hiện nay cần giải quyết chính là sự lãng phí, trong đó có khoảng 3.000 dự án đang “đắp chiếu” tương đương 236 tỷ USD.
Liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại ngã tư Trần Đại Nghĩa - Đại La (Hà Nội), theo nguồn tin của PV Dân Việt, một người đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Đơn vị thi công không phân làn, không căng dây, không đặt biển cảnh báo…, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đó là thực trạng đang diễn ra tại dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường trục chính đảo Minh Châu – Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh).
Bùi Ngọc Long - tiền vệ được đánh giá là cầu thủ "nguy hiểm" bậc nhất trong đội hình CLB TP.HCM mùa vừa qua, nhiều khả năng gia nhập CLB CAHN theo một bản hợp đồng dài hạn...
Việc sáp nhập tỉnh và mô hình chính quyền hai cấp đã được triển khai, chính thức vận hành trên toàn quốc từ ngày 1/7/2025. Tuy nhiên tính đến hôm nay 9/7, trên các ứng dụng của Google vẫn cho ra kết quả địa giới hành chính cũ.
TP Hà Nội dự kiến khôi phục tên phố Hàng Lọng - con phố cổ từng nổi tiếng với nghề làm và bán kiệu, ô, lọng phục vụ quan lại và các cơ sở tín ngưỡng như đình, chùa.
Trong bối cảnh mạng xã hội như YouTube, Facebook, TikTok ngày càng phát triển, nhiều bạn trẻ đã tận dụng nền tảng số để truyền thông, quảng bá văn hóa truyền thống theo cách mới mẻ, hiện đại và thu hút.
Giáo sư người Na Uy cho rằng toàn châu Âu cần thống nhất để tránh các cuộc xung đột. Theo ông, việc tái vũ trang ồ ạt của các quốc gia châu Âu không đưa lại hòa bình, mà chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ.
Đường Nguyễn Tất Thành từng được kỳ vọng mở lối phát triển kinh tế ven vịnh Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội “thức giấc” sau hơn 20 năm “lặng lẽ”.
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.
Sau 2 mùa cống hiến cho B.Bình Dương, mới đây, tiền vệ Nguyễn Hải Huy đã nói lời chia tay đội bóng đất Thủ. Nhiều khả năng, cựu tiền vệ ĐT Việt Nam này sẽ trở lại khoác áo CLB Quảng Ninh.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều xã, huyện, tỉnh trên cả nước sáp nhập hoặc điều chỉnh địa giới theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Câu hỏi được người dân đặt biệt quan tâm: Có phải đổi lại căn cước công dân, sổ đỏ, giấy phép lái xe, hộ chiếu và đăng ký xe không? Dưới đây là thông tin từ luật sư về từng loại giấy tờ, dựa trên quy định pháp luật mới nhất.
Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP.HCM đã ban hành cáo trạng truy tố Phan Công Khanh (từng được biết đến là Khanh Supper, cư trú tại Bến Tre trước đây) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Đặng Tử Kỳ khiến công chúng tranh cãi dữ dội khi phát hành tiểu thuyết đầu tay với giá bán cao và nội dung gây tranh cãi về khả năng viết lách.
Sau 2 tháng đưa vào khai thác, công trình nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đang khắc phục các vấn đề về nền đá. Nhiều công nhân tranh thủ thi công tại khu vực làm thủ tục phục vụ hành khách.
"Ước gì người nằm trên giường bệnh là tôi chứ không phải con bé, ước gì tôi có thể chịu đau thay cho con, dù có đau gấp mấy lần tôi cũng cam lòng…" - bà Chiến nghẹn lời khi nhắc về căn bệnh của con gái với PV Dân Việt.
Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho TP.HCM mới. Trong đó, đặc biệt là kinh tế biển.
* Ba Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Campuchia - Lào có cuộc ăn sáng làm việc * Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương các Ngoại trường Lào, Campuchia, Thái Lan
Kỳ tuyển sinh lớp 10 vừa hạ màn, nhiều phụ huynh và học sinh tại TP.HCM lại bước vào một "cuộc chiến" mới đầy cam go - chọn tổ hợp môn học. Đây được xem là "nước cờ" đầu tiên có ảnh hưởng sâu sắc đến lộ trình học tập, định hướng nghề nghiệp và cánh cửa đại học trong tương lai.
Trong thời gian trả lời chất vấn đại biểu HĐND TP, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền lấy ví dụ về C.P Group - đơn vị giết mổ gia súc tập trung quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội để nói về vấn đề Hà Nội "trăn trở nhiều năm qua".
Theo ông Nguyễn Tiến Bình, Giải Bóng rổ Học sinh – Sinh viên GMB League 2025 là nơi thể thao không đứng ngoài quá trình hình thành nhân cách, tinh thần và trách nhiệm công dân của thanh thiếu niên Việt Nam.
3 mẹ con đi trên xe máy không may xảy ra va chạm với xe ben khiến 2 người không qua khỏi, người còn lại bị thương nặng nhập viện cấp cứu, sáng 9/7.
Sau khi Báo điện tử Dân Việt phản ánh về "Dòng suối ở Tuyên Quang oằn mình cõng xác lợn chết, người dân bất lực vì mùi hôi thối", cấp uỷ, chính quyền xã Nhữ Khê, tỉnh Tuyên Quang đã vào cuộc, quyết liệt xử lý, không để tình trạng tái diễn tương tự.
Trong cuộc đời của mình, Lý Tiểu Long đã tham gia 3 trận đánh quan trọng, giúp ông hình thành triết lý võ thuật sau này.
Làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu giáo viên tại trường mầm non thừa nhận có hành vi đánh bé gái 4 tuổi. Hiện, nạn nhân đang được đưa đi giám định thương tích.
Từng được biết đến với câu chuyện đưa em gái đến điểm thi rồi gửi người trông hộ, em Nguyễn Mạnh Đức, lớp 9A3, Trường THCS Dịch Vọng Hậu, phường Cầu Giấy, Hà Nội đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam lần thứ tư đã biểu quyết thông qua tờ trình về việc hiệp thương cử nhân sự tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.