Dân miền Tây đội nắng, lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM trong ngày cuối nghỉ lễ
Trong ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, người dân từ khắp các tỉnh miền Tây “đội nắng”, lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM học tập, làm việc.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cuốn truyện ký "Dòng sông cuộc đời" của tác giả Vũ Phạm Chánh. (Ảnh: ST)
Tên đầy đủ của cuốn sách này là "Dòng sông cuộc đời hay là Hồi ức về mẹ" tác giả viết về mẹ mình nhân dịp 120 năm sinh. Người mẹ đây tên là Nguyễn Thị Thìn sinh năm 1904, con của một vị Tuần phủ, năm 1921 lấy chồng là Vũ Phạm Hổ sinh năm 1898, làm dâu nhà cụ Thám hoa Vũ Phạm Hàm ở làng Đôn Thư (Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Đông ngày trước). Câu chuyện cuộc đời người mẹ được người con ký sự lại theo đúng lời người bố đã ghi trong bản "tự truyện" của mình viết năm 1966: "Trong suốt thời gian từ đấy (1921) đến năm một chín bốn lăm, bà chỉ làm công việc nội trợ. Sau hồi tổng khởi nghĩa, bà các con nhỏ về ở quê nhà được hơn một năm. Đến khi kháng chiến toàn quốc, bà lại đưa tất cả con cháu ra vùng tự do để theo kháng chiến. Chỉ với hai bàn tay trắng lại thiếu sức lao động thế mà suốt thời gian đó, bà đã xoay xở ăn đói mặc rét để nuôi đàn con bé cho chúng đi học. Bà rất kiên nhẫn, không chịu vay mượn của ai, chỉ lấy sức hai bàn tay ra làm để nuôi con. Nhiều lần có người rủ bà vào Hà Nội lúc đó đang bị tạm chiếm để vay mượn lấy tiền tiếp tế, nhưng bà từ chối. Trong thời gian Kháng chiến, bà đã vào hội Mẹ Chiến Sĩ, hội Phụ nữ địa phương và đã nhiều lần nuôi bộ đội ốm ở trong nhà hàng tuần lễ mà không hề phàn nàn. Nhà tuy túng thiếu, bà vẫn cho các con đi học ngay cả trong kháng chiến đến khi hòa bình lập lại. Hồi cư về Hà Nội, bà lại chăm lo cho các con học và tự mình làm các nghề làm nón, may quân nhu, làm bột gạo, nuôi thỏ, nuôi chuột bạch… cho mậu dịch." (tr. 261)
Tác giả: Vũ Phạm Chánh
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2024
Số trang: 274 (khổ 14,5x20,5cm)
Số lượng: 500
Giá bán: 125.000đ
Vũ Phạm Chánh, người kỹ sư công chánh, một trong chín người con của mẹ, đã dựng lại cuộc đời mẹ mình bằng tình cảm yêu thương, kính trọng và biết ơn sâu sắc. Theo từng trang sách người đọc được dõi theo ba chặng đời của một người phụ nữ Việt Nam. Chặng đời đầu là con gái nhà quan lấy chồng cũng vào cửa nhà quan biết giữ nếp ăn nếp ở phải đạo dâu con, vợ chồng, giữ hoà thuận gia đình cho chồng làm quan thăng chức dần từ Thừa phái lên Thừa phái hạng nhất rồi đến Tri châu và Tri phủ.
Khi cách mạng tháng 8/1945 nổi lên ông Tri phủ đã theo về với Việt Minh, giao phủ đường cho cách mạng và được trọng dụng về sau. Và người vợ ông cũng theo đó hoà vào cuộc sống mới. Gia đình bà thời ấy cũng là nơi ghé lại của các nhà thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi khi về cùng các con bà thăm mẹ. Chặng đời thứ hai là người mẹ lo lắng cho những đứa con lớn theo kháng chiến chống Pháp và chăm sóc cho những đứa con nhỏ theo mình tản cư hết nơi này đến nơi khác từ đồng bằng lên rừng núi cho chồng yên tâm công tác ở chiến khu. Chặng đời thứ ba là người mẹ khi cùng gia đình về lại Hà Nội sau 1954 cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến lần hai vẫn một tay lo vén gia đình trong thời buổi bom đạn nguy hiểm và nền kinh tế bao cấp thắt buộc.
Ba chặng đời là nói về thời gian nhưng đó là cả cuộc đời của một người mẹ luôn sống hết mình cho chồng con. Chồng xa nhà, một nách mấy con nhỏ, bà không quản ngại một việc gì có thể làm để nuôi con, để cho con có thể theo học trường lớp. Trái tim người mẹ ở bà luôn se thắt lo lắng khi nghĩ đến những đứa con đang xông pha trận mạc, đang ở trong quân đội, chỉ mong chiến tranh mau kết thúc. Nhưng bà là một người mẹ yêu nước, đã cùng chồng từ bỏ ngôi nhà ở Hà Nội khi chiến tranh bùng nổ, đến khi tản cư lên rừng núi lại hiến cả khu trang trại mình gây dựng ở Bắc Giang cho chính quyền để theo kháng chiến đến cùng, kiên quyết không "dinh tê" về Thành. Cho đến khi rời miền ngược về lại thành phố, các con đã có công ăn việc làm, bà vẫn tìm mọi cách kiếm việc để xoay xỏa lo liệu cuộc sống cho con cho cháu như ngày còn tản cư. Người mẹ của Vũ Phạm Chánh mang hình bóng của biết bao người mẹ Việt Nam, đó là mẹ đất nước Việt Nam, như trong thơ Tố Hữu viết: "Ôi Việt Nam Tổ quốc thương yêu/ Trong khổ đau Người đẹp hơn nhiều/ Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng".
Trong các người con của mẹ về sau này có người là sĩ quan cao cấp trong quân đội, có người là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng, và Vũ Phạm Chánh "thằng con vất vả của mẹ" là một kỹ sư cầu đường. Tác giả có đoạn kể mình đang học trường Cao đẳng Giao thông Công chính thì bị cắt phụ cấp sinh hoạt phí vì "Uỷ ban xã thông báo với trường là thành phần gia đình nhà mình là phú nông".
Nghe con nói thế bà mẹ đã vào thẳng trường gặp ông Phó Hiệu trưởng hỏi cho ra nhẽ. Không phải hỏi chuyện cắt sinh hoạt phí mà là chuyện "Ai quy định thành phần nhà tôi là phú nông?" Và những lời người mẹ nói hôm ấy ở trường đã được người con phục dựng lại trên trang sách: "Tôi sẽ về xã để hỏi cho ra môn ra khoai. Nếu quy định đúng thì thành phần nhà tôi phải là quan lại – địa chủ - phong kiến ấy chứ. Nhưng đấy là trước Cách mạng. Nhà tôi đã thôi làm quan, hiến hết ruộng vườn nhà cửa cho Cách mạng rồi. Ông nhà tôi cũng đã là Đảng viên như thằng Thuyên, thằng Từ, thằng Tạ, con Thăng vậy. Bây giờ nhà tôi không còn một thước đất cắm dùi. Cả nhà tôi đã đi theo kháng chiến mười năm, tự sống bằng hai bàn tay làm nghề lặt vặt, trồng trọt mấy cây rau cọng cỏ, ăn uống cho qua ngày đoạn tháng. Về Hà Nội bây giờ tôi phải đi may quân nhu, bán nước mía để sống qua ngày… Vậy thành phần phải là dân nghèo chứ, phú nông cái gì?" (tr. 207). Có thể đọc câu nói này của bà mẹ không chỉ là sự đấu tranh đòi hỏi xác định đúng thành phần cho nhà mình để con cái được hưởng quyền lợi chính đáng, mà đó còn là sự nói lên một sự thực lịch sử của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện ở đất nước ta gần một thế kỷ qua. Tham gia và góp phần cho thắng lợi của cuộc cách mạng đó có nhiều thành phần gia đình khác nhau, trong đó có những gia đình như bố mẹ của tác giả Vũ Phạm Chánh. Họ đã từ bỏ địa vị tầng lớp trên của mình để chấp nhận đi theo cách mạng, để chia sẻ số phận mình với số phận dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chín năm ông bố đã được thư khen của Cụ Hồ về hoạt động trong mặt trận Liên Việt, còn bà mẹ luôn trân trọng tấm Bảng Vàng Danh Dự được Chính phủ trao tặng.
Một đoạn rất có ý nghĩa trong cuốn sách là cảnh người mẹ cho gọi các con đẻ của mình về ngôi nhà bà sống ở làng Hữu Tiệp (Ngọc Hà, Hà Nội) vào một ngày năm 1980. Ngồi trước mặt các con bà đã lên tiếng trách mắng họ. Tác giả, một người con trong các anh chị em ngồi nghe mẹ mắng hôm đó, đã ghi lại lời lẽ ý tứ của mẹ trong ba trang sách. "Mẹ trách các con mẹ, chứ không trách các Đảng viên, cán bộ của Chính phủ. Mẹ trách các anh chị điều gì? Là thế này? Các anh chị tận tuỵ thế, anh hùng dũng cảm thế mà suốt hàng chục năm nay, hết giặc rồi, sao không nuôi nổi đàn con nhỏ đàng hoàng, để chúng nó đói rách? Vợ con các anh nhịn đói nhịn khát, vắt mũi bỏ vào miệng, không nuôi được bố mẹ đã đành, đến nuôi con đàng hoàng cũng không xong. Mẹ xót xa lắm. Mẹ nói như thế là để các con phải nghĩ, nghĩ là làm sao các con ăn lương Nhà nước hẳn hoi, mà chưa hết tháng đã hết tiền? Thôi, mẹ thương thì mẹ nói thế, trách thế, chứ các anh thì chỉ có một câu "nước nổi bèo trôi". Các con nghĩ thêm đi, đừng giận mẹ." (tr. 240 - 241)
Sau khi tái hiện những lời mẹ nói, tác giả ghi một câu: "Hình như suốt từ năm 1946 đi tản cư đến bây giờ, bà nhịn nói". Bây giờ đến lúc bà phải nói ra, không nói ra không được, nói ra một lần tất cả cho các con, còn bảo một đứa ghi lại để sau này anh chị em nhớ mẹ thì mở ra đọc lại mà ngẫm mà suy. Tấm lòng mẹ bao dung, thương yêu các con, nhưng quả là xót xa, và có cả đau đớn. Lời mẹ nói với các con thực ra là lời người dân nói với chính quyền. Sâu xa trong lời như di chúc miệng này của mẹ là mẹ muốn các con mình phải "tự cứu mình trước khi trời cứu", phải tìm cách thay đổi hoàn cảnh sống của cá nhân cũng như của xã hội, phải lên tiếng với những người có trách nhiệm để cứu vớt tình trạng đã xuống tận đáy, không xứng với lý tưởng của cuộc cách mạng mà mình theo đuổi. Không được như thế người Đảng viên, cán bộ đáng bị dân trách mắng, phê phán, dù trong phạm vi gia đình mẹ nói tránh đi là chỉ trách con.
Người mẹ bình thường và lớn lao ấy đã về trời ở tuổi bảy mươi sáu, để lại một đại gia đình lớn gồm con cháu chắt. Người con cả khi nói lời tiễn biệt mẹ đã ví mẹ như dòng sông Đáy quê nhà. "Dòng sông mùa lũ nước dâng cao chảy xiết, mùa thường nước lặng trong veo, mùa khô nước cạn gần tới đáy nhưng không bao giờ hết nước, sông luôn rì rào chảy. Nước từ đâu? Những giọt nước đã từ Trời rơi xuống trên những cánh rừng. Nhiều giọt nước tụ lại thành dòng đã kiên trì len lỏi qua trăm ngàn thác ghềnh để về đây thành một dòng sông mênh mang, lấy nước của mình tưới tắm cho những cánh đồng làng màu mỡ, như cuộc đời Mẹ đã chắt chiu bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để nuôi chúng con khôn lớn thành người." (tr. 247).
Theo cảm hứng dòng sông đó, người con Vũ Phạm Chánh ở tuổi 88 đã viết được cuốn sách kể chuyện cuộc đời mẹ mình nhân 120 năm sinh của bà. Câu chuyện được kể một cách tự nhiên, chân thực, sinh động, như chính cuộc đời là thế. Chuyện một người mẹ cụ thể của một gia đình cụ thể nhưng nó có thể phản chiếu chuyện của nhiều người mẹ, nhiều gia đình. "Mẹ là đất nước tháng ngày của con", câu thơ Trần Đăng Khoa ứng được cho tấm lòng của mọi người con đối với mẹ mình. Trong chuyện người mẹ có cả chuyện người con (với tên gọi khai sinh trong sách là Vũ Phạm Tranh). Và để hiểu về tác giả Vũ Phạm Chánh bạn đọc có thể đọc thêm cuốn truyện ký của ông nhan đề "Phía trước là con đường" (2021).
Hẹn bạn lần tới với những cuốn sách mới khác.
Hà Nội 20/4/2024
Trong ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, người dân từ khắp các tỉnh miền Tây “đội nắng”, lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM học tập, làm việc.
Thị trường lao động được xác định là thị trường trọng yếu của nền kinh tế. Để tăng cường sức mạnh cho thị trường lao động, mới đây Bộ Nội vụ đã đề xuất sửa đổi một số nội dung để quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập.
Ngay trước mùa cao điểm du lịch, hệ thống giao thông công cộng tại Cát Bà đã được nâng cấp mạnh mẽ, tạo nên sự kết nối liền mạch và tiện lợi cho du khách.
TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) chuẩn bị mở phiên tòa xét xử Lê Thanh Nhất Nguyên - nhân vật trung tâm trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến cơ sở tự xưng Tịnh thất Bồng Lai, còn gọi là Thiền am Bên Bờ Vũ Trụ.
Sự khan hiếm luôn là chất xúc tác mạnh mẽ cho khát khao sở hữu, đặc biệt trong thế giới của tầng lớp thượng lưu. Với họ, một bất động sản không thể sao chép không chỉ thoả mãn cảm xúc cá nhân mà còn là tuyên ngôn đẳng cấp và quyền lực. Hiểu rõ tâm lý này, những “dealmaker” (nhà môi giới) bất động sản hàng đầu thế giới đã liên tục tạo ra những thương vụ triệu đô gây chấn động.
Vừa qua, VinFast, ngân hàng quốc doanh Bank Negara Indonesia (BNI) và ngân hàng PT Bank Maybank Indonesia Tbk (Maybank) đã ký hợp đồng vay hợp vốn dài hạn trị giá 1,85 nghìn tỷ IDR (tương đương 110 triệu USD) cùng khoản vay mở rộng trị giá 80 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện VinFast tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Nhờ kinh doanh thành đạt nên cuộc sống của Kim Vui dần trở nên khá giả và giàu có, khiến bà không còn thiết tha với nghiệp diễn, hát.
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP.HCM (PC07) vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan bảo vệ hiện trường, lặn mò tìm kiếm thi thể mất tích trên sông Soài Rạp (tuyến hàng hải thuộc huyện Nhà Bè) sau vụ va chạm giữ sà lan chở 900 tấn đá và tàu biển khiến sà lan bị thủng 1 lỗ lớn và lật úp trên sông.
Vicem Bút Sơn cho biết kết quả kinh doanh thua lỗ có nguyên nhân chính đến từ nguồn cung vượt cầu, các nhà sản xuất đua nhau hạ giá thành, phá giá.
“Cùng nhau, chúng ta phủ kín Hàng Đẫy, chiến đấu và chiến thắng, mang vinh quang về cho bóng đá thành Nam”, thông điệp từ CLB Thép Xanh Nam Định trước chuyến làm khách quyết định gặp Hà Nội FC ở vòng 21 V.League 2024/2025 đã thổi bùng tinh thần cuồng nhiệt của người hâm mộ thành Nam.
Năm 2025, đại lễ Vesak được tổ chức tại TP.HCM. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai sự kiện này và là lần đầu tiên Đại lễ Vesak được tổ chức tại TP.HCM.
Sau khi để tái diễn màn bắn hỏa pháo súng thần công tệ hại, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp tục lên tiếng giải thích.
Một người phụ nữ Trung Quốc bị tuyên án 11 năm tù với tội danh cố ý giết người, sau khi lái xe trong lúc trốn chạy chồng đang cầm dao đe dọa và khiến ông này tử vong.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, đã yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định nghiêm túc xem lại sự việc, chấn chỉnh công tác trực viện và rà soát quy trình cấp cứu, xem xét trách nhiệm cá nhân, kíp trực sau vụ việc bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu cho bé 4 tuổi.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Non sông gấm vóc - Một dải vinh quang” mang đến cảm xúc thiêng liêng, hào hùng và xúc động cho hơn 15.000 khán giả tại Điện Biên.
Loại cá này tác dụng phòng chống nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch, đau tim và rối loạn nhịp tim.
Theo đề án của Chính phủ, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sẽ hợp nhất, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Sau khi hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa có ngay 10 cái "nhất" cả nước.
Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu. Đó là câu ca dao khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khi câu ca dao này đi vào bài hát Bạc Liêu hoài cổ của nhạc sĩ Thanh Sơn, nó được ngân vang hằng ngày trên khắp mọi miền đất nước...
Ông Uông Việt Dũng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc đẩy mạnh chuyển đổi số làm thủ tục là giải pháp lâu dài nhằm giảm tải cho các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và các sân bay khác.
Các tàu mặt nước không người lái (USV) của Ukraine được trang bị tên lửa không đối không R-73 được cho là đã bắn trúng một máy bay chiến đấu Su-30 của Nga gần cảng Novorossiysk.
Sau 3 tháng đầu năm, Vietcombank là ngân hàng duy nhất ghi nhận lợi nhuận vượt 10.000 tỷ đồng, tiếp tục trụ vững ngôi quán quân bất chấp nhiều biến động về thứ hạng của các nhà băng phía sau. Quý đầu năm nay cũng bắt đầu có sự phân hóa khi thống kê 26 ngân hàng của Dân Việt, có 20 ngân hàng tăng trưởng và 5 ngân hàng giảm lãi.
Căn cứ Công văn 03/CV-BCĐ-2025, cán bộ, công chức cấp huyện chuyển về cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp được tiếp tục hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp hiện hưởng trong thời gian 6 tháng, sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2025 quy tụ nhiều người đẹp sở hữu nhan sắc nổi bật như: Nguyễn Thủy Tiên, Trần Khởi My (Mỹm Trần), Tô Ngọc Bảo Linh (Lynk Lee)...
Hồ Văn Cường, chàng cầu thủ trẻ từng trải qua quãng thời gian đen tối sau án cấm thi đấu 2 năm, đã có những chia sẻ chân thành về hành trình trưởng thành đầy nghị lực của mình.
Tổng thống Ukraine Zelensky đã làm mọi thứ mà người ta đòi hỏi và giờ đây ông ta sẽ sớm bị loại bỏ, Đại tá Lục quân Mỹ Anthony Shaffer tuyên bố trên YouTube.
Trước khi sáp nhập với Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị có một làng rau đặc biệt-làng trồng rau cải xoong bằng nước giếng cổ Champa ở xã Gio An, huyện Gio Linh. Sau hợp nhất, làng trồng rau liệt (rau cải xoong, rau trên đá), đặc sản Quảng Trị rất có thể trở thành một trong điểm du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm thú vị, hấp dẫn...
Ngành du lịch TP.HCM bùng nổ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Các điểm tham quan, cơ sở lưu trú đón hàng triệu khách, doanh thu 5 ngày đạt 7.138 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với dịp lễ năm ngoái.
Từ nghĩa cử cao đẹp của một người hiến tạng chết não, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công liên tiếp các ca ghép gan, thận, giác mạc và da, mang lại hy vọng và sự sống mới cho những mảnh đời đang mòn mỏi chờ đợi.
Từ chối lời đề nghị 300 triệu đồng, ông lão mừng rỡ khi phát hiện món đồ trong tay mình có giá cao hơn gần 10 lần.
Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Hà Anh Đức, Cục Trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị đang yêu cầu Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định báo cáo, làm rõ thông tin bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu cho bé trai gây xôn xao.