TAND huyện Đức Hòa (Long An) sắp xét xử bị cáo Lê Tùng Vân về tội loạn luân
Bị cáo Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ Long An) được xác định có hành vi loạn luân với 2 con gái ruột cùng sinh sống nơi được gọi là Tịnh thất Bồng Lai.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN CÓ NHIỀU THAY ĐỔI, THÁCH THỨC MỚI
Theo dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII (nhiệm kỳ 2018- 2023) trình Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023- 2028) đánh giá: Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong 5 năm qua đã có nhiều thay đổi, thách thức mới. Song được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các chỉ tiêu, kế hoạch của Đại hội VII đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra.
Đồng chí Lương Quốc Đoàn (phải) - Chủ tịch T.Ư Hội NDVN tham quan mô hình trồng chanh leo tại thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ảnh: N.D
Về nông nghiệp: Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 19- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030; tầm nhìn đến năm 2045, nông nghiệp tiếp tục khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng, là lợi thế quốc gia, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế, đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng về tài chính, khó khăn do đại dịch.
Sản xuất nông nghiệp phát triển cả về quy mô và trình độ, từng bước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao với nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực, làm thay đổi và tạo ra phương thức sản xuất mới thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Xuất khẩu nông nghiệp tăng nhanh cả về sản lượng, giá trị và tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao, đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, thủy sản và một số nông sản khác . Trình độ, tư duy sản xuất kinh doanh nông nghiệp của nông dân từng bước được nâng cao, dần thích ứng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, 5 năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, bão lụt, xâm nhập mặn, nhất là đại dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, năng suất lao động thấp, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; Kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực nội tại còn yếu; hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị chưa nhiều, tính bền vững và giá trị gia tăng chưa cao; khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa trở thành động lực chính để phát triển nông nghiệp.
Dự báo, thông tin về thị trường sản xuất, tiêu thụ nông sản còn hạn chế, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu chậm được khắc phục; công tác quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp hiệu quả chưa cao; thực hiện bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân chưa tốt.
Về nông dân: Tính đến nay, nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm hơn 1/3 dân số cả nước và chiếm 49,17% số hộ ở nông thôn với hơn 9,1 triệu hộ nông dân. Giai cấp nông dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước, đã phát huy tốt hơn vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới; tích cực tham gia cơ cấu lại nông nghiệp, phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, tham gia hợp tác, liên kết theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn.
Từng bước làm chủ trong các phong trào ở nông thôn với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trình độ của nông dân ngày càng được nâng cao, đời sống, thu nhập và việc làm không ngừng được cải thiện.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, nông dân nước ta còn những hạn chế, khó khăn, thách thức do lao động có xu hướng già hóa và chủ yếu là phụ nữ, phân tầng về mức độ thu nhập, sinh kế và cơ hội phát triển giữa các tầng lớp trong nội bộ giai cấp nông dân, giữa các giai tầng xã hội nông thôn; thiếu việc làm dẫn đến "ly nông ly hương", trình độ, kỹ năng sản xuất kinh doanh còn thấp và phần lớn chưa qua đào tạo, tư duy chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội và tiến bộ của khoa học công nghệ; khả năng đối phó với rủi ro còn hạn chế, dễ bị tổn thương, nhất là trước thiên tai, đại dịch Covid-19.
Một bộ phận nông dân chưa tích cực tham gia kinh tế tập thể, cơ cấu lại nông nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhiều hộ thoát nghèo chưa bền vững, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Về nông thôn: Hiện nay, nông thôn có nhiều thay đổi rõ rệt, khá toàn diện, thể hiện rõ vai trò là địa bàn chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; cư dân nông thôn và nông dân từng bước chuyển đổi ngành nghề, phát triển đa dạng các hoạt động thương mại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và phục vụ dân sinh.
Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng và đạt được những kết quả quan trọng; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn được tăng cường, phát triển cả số lượng và chất lượng, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, giảm tình trạng đói nghèo, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị.
Mặc dù vậy, nông thôn phát triển chưa đồng đều, kết nối nông thôn - đô thị yếu, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, chủ yếu dựa vào nông hộ nhỏ, chất lượng, hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao.
Xây dựng nông thôn mới vượt mục tiêu đề ra nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền; nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, tạo việc làm, sinh kế và bảo vệ môi trường. Xã hội nông thôn thay đổi phức tạp, một bộ phận nông dân rời quê đi tìm kiếm việc làm, trong khi lao động dư thừa ở đô thị, khu công nghiệp, bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 di cư về nông thôn tìm sinh kế gây áp lực lên đất đai, việc làm và các vấn đề xã hội; tác động tiêu cực trên không gian mạng ảnh hưởng lớn đến môi trường xã hội.
Giá trị văn hóa đặc trưng nông thôn có nơi bị mai một, pha tạp và xói mòn; môi trường bị tổn thương do rác thải, nước thải đô thị, ô nhiễm làng nghề, sản xuất, chế biến, chăn nuôi chậm khắc phục; cơ hội phát triển tiếp cận đô thị còn khó khăn.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn phát biểu chỉ đạo Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nam Định lần thứ XI (Nhiệm kỳ 2023- 2028) ngày 22/9 vừa qua. Ảnh: Mai Chiến.
Trước những thách thức, thay đổi đối với tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong 5 năm qua, BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII đã tập trung thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo đến các cấp Hội trong việc xây dựng tổ chức Hội và giai cấp Nông dân Việt Nam vững mạnh dựa trên 5 công tác then chốt.
Thứ nhất, về Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
Theo báo cáo của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII: Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên, nông dân được các cấp Hội chú trọng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung tuyên truyền trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; các chủ trương, chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận Trung ương 4 khóa XIII; các sự kiện chính trị lớn của đất nước; cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; các nghị quyết, chỉ thị của Hội.
Các phong trào thi đua yêu nước, gương "người tốt, việc tốt", các mô hình điển hình tiên tiến, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới được tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến cán bộ, hội viên, nông dân. Thông qua các hoạt động, sự kiện lớn được Trung ương Hội tổ chức hằng năm đã lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân và xã hội, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, khơi dậy truyền thống yêu nước, cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của hội viên, nông dân; tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nông dân với Đảng và Nhà nước.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các quy định, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; phong trào thi đua "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" do Thủ tướng Chính phủ phát động; Kế hoạch phối hợp giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Trung ương Hội đã phát động Chương trình "Triệu phần quà, nghìn tấn nông sản nghĩa tình", vận động cán bộ, hội viên, nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp ủng hộ, giúp đỡ người dân gặp khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân(15), góp phần cùng cả nước vượt qua đại dịch Covid-19.
Thứ hai, về Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội
Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành, triển khai thực hiện 03 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII về xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Tổ chức kiện toàn nhân sự lãnh đạo các cấp Hội sau Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam, Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, các cấp Hội tiếp tục đổi mới, sắp xếp, củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ Hội tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tổ chức bộ máy của cơ quan Trung ương Hội giảm 9 đơn vị cấp phòng và tương đương; bộ máy chuyên trách các tỉnh, thành Hội được bố trí theo mô hình gồm 03 ban chuyên môn và 01 đơn vị sự nghiệp, giảm 6 Hội Nông dân cấp huyện và 507 cơ sở Hội. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Hội được chú trọng, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số; chất lượng cán bộ được nâng lên, được nhân dân tín nhiệm, cấp ủy tin tưởng; cơ bản thực hiện đạt và vượt so với chỉ tiêu Đại hội VII đề ra, góp phần nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chất lượng, hiệu quả hoạt động cơ sở Hội và chi Hội được nâng lên, số cơ sở Hội khá và vững mạnh vượt 14,48% so với chỉ tiêu Đại hội VII và không có cơ sở yếu kém. 100% chi Hội có quỹ hoạt động Hội, đạt chỉ tiêu đề ra; số lượng cơ sở Hội ở địa phương chưa thoát nghèo có quỹ hoạt động bình quân từ 50.000 đồng trở lên vượt 0,77%, số lượng cơ sở Hội ở địa phương đã thoát nghèo có quỹ hoạt động bình quân từ 100.000 đồng trở lên vượt 11,17% so với chỉ tiêu Đại hội VII. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội về đẩy mạnh xây dựng chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp đạt kết quả tốt; đổi mới nội dung, phương thức vận động, mở rộng đối tượng kết nạp đã thu hút đa dạng thành phần, đông đảo nông dân tham gia tổ chức Hội, vượt 28,69% so với chỉ tiêu Đại hội VII. Công tác quản lý hội viên ngày càng tốt hơn; chất lượng hội viên được nâng lên, gắn bó với Hội.
Thứ ba, về Công tác kiểm tra, giám sát
Ủy ban Kiểm tra của Hội được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, trong nhiệm kỳ các cấp Hội thường xuyên củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra đảm bảo cơ cấu, số lượng, ổn định tổ chức, hoạt động. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Hội được tăng cường, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; hằng năm 100% Hội Nông dân các cấp đều xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; chú trọng kiểm tra chuyên đề, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, nhất là kiểm tra, giám sát cơ sở Hội.
Các cấp Hội đã tổ chức 251.517 cuộc kiểm tra, giám sát tại 192.437 đơn vị(25); thi hành kỷ luật 142 cá nhân đúng thẩm quyền, quy trình, quy định(26). Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh thiếu sót, ngăn chặn và hạn chế tiêu cực, sai phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời, động viên, khuyến khích, phát huy các nhân tố mới, tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, kỷ luật, kỷ cương của các cấp Hội, bảo đảm việc chấp hành nghiêm Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Hội và chủ trương, chính sách, pháp luật.
Thứ tư, về Công tác thi đua, khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng được đổi mới cả về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức các phong trào thi đua. Trung ương Hội đã thành lập 06 cụm thi đua và 06 Ban Chỉ đạo cụm thi đua về công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 - 2023. Hàng năm, các cấp Hội xây dựng kế hoạch, phát động, ký giao ước thi đua, cụ thể hóa các chỉ tiêu thi đua và tổ chức các phong trào thi đua thiết thực gắn với hoạt động Hội và phong trào nông dân; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, những gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua của Hội, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cán bộ, hội viên, nông dân. Tổ chức tốt Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và Đại hội thi đua yêu nước Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V, các chương trình, hội nghị tôn vinh, biểu dương điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh và trong công tác Hội, phong trào nông dân.
Công tác khen thưởng được các cấp Hội thực hiện kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch; coi trọng thành tích sáng tạo trong lao động, sản xuất, công tác Hội; chú trọng khen thưởng đối với cơ sở Hội, cán bộ chi Hội, tổ Hội, hội viên nông dân, cán bộ Hội có thành tích tiêu biểu, xuất sắc góp phần động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần thi đua của các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các phong trào thi đua và nhiệm vụ của Hội.
Thứ năm, về Xây dựng giai cấp nông dân và người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Các cấp Hội đã chú trọng tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân học tập nâng cao kiến thức; đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, vận động, hướng dẫn nông dân tiếp cận với sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano để nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
Trực tiếp, phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo nghề cho hội viên, nông dân, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân là chủ trang trại, gia trại, nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh nông sản hàng hóa. Một bộ phận nông dân sau học nghề được hỗ trợ, giúp đỡ đã "khởi nghiệp" thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động tại địa phương.
Tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân xây dựng lối sống lành mạnh, cần, kiệm, nhân nghĩa, tôn trọng pháp luật, quy ước cộng đồng; khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, ý thức trách nhiệm tập thể, khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng của nông dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, đức tính lao động chăm chỉ, trung thực trong giao thương và hợp tác sản xuất, nâng cao tính kỷ luật lao động của nông dân.
Để xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh, Trung ương Hội đã triển khai xây dựng Đề án, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới".
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CỦNG CỐ CƠ SỞ HỘI, HƯỚNG MẠNH VỀ CƠ SỞ
Đánh giá về những kết quả đạt được, cũng như những nhiệm vụ thời gian tới, phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII ngày 13/8 vừa qua, Đồng chí Lương Quốc Đoàn- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đề nghị, các cấp Hội Nông dân tiếp tục tập trung triển khai thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023; tham mưu, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước trên tinh thần hướng mạnh về cơ sở với 6 giải pháp trọng tâm.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đề nghị các cấp Hội Nông dân tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm. Ảnh: Đức Quảng
Một là: Các cấp Hội tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền vận động, để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Hội Nông dân Việt Nam đến với đông đảo hội viên nông dân một cách thiết thực, hiệu quả nhất; chủ động nêu cao cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, đặc biệt là lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, dân chủ, nhân quyền; thu hồi đền bù, giải phóng mặt bằng để kích đông, lôi kéo chia rẽ trong nội bộ nông dân, đồng bào dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Hai là: Các cấp Hội tiếp tục đổi mới phương pháp tập hợp hội viên nông dân trên cơ sở gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân; lấy lợi ích chính đáng và giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân làm nội dung hoạt động của Hội. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc tập trung củng cố, xây dựng chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, không ngừng củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh xuống cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bồi dưỡng, đào tạo các bộ Hội các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổ chức Hội phải luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; cán bộ Hội luôn phải đúng vai, thuộc bài.
Ba là: Các cấp Hội tập trung nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Hội Nông dân các cấp tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào; thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Hội trong hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, nòng cốt là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi duy trì, phát huy, phát triển mạnh hơn nữa thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ.
"Tổ chức Hội Nông dân các cấp phải trở thành cầu nối, tạo dựng niềm tin giữa những người nông dân, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với doanh nghiệp, với hợp tác xã, với nhà khoa học để tạo nên một mối liên kết bền vững trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới" - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nói.
Bốn là: Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh, phát triển các hình thức kinh tế tập thể. Đó là tư vấn và trợ giúp pháp lý; hỗ trợ về vốn; hỗ trợ dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật; chuyển đổi số trong nông nghiệp; tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học để làm chủ một số loại giống cây, con chủ lực; về kết nối, hỗ trợ vật tư đầu vào; xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản; hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã; hỗ trợ kết nối, xây dựng mối liên kết bền vững, hiệu quả giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp góp phần xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; sản xuất theo tín hiệu thị trường, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, xây dựng, phát triển và gìn giữ thương hiệu sản phẩm, thị trường tiêu thụ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Năm là: Tổ chức Hội Nông dân các cấp tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Thường xuyên nắm bắt tình hình thực tiễn đời sống, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; kịp thời, trực tiếp tham mưu, phối hợp tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong đời sống và sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân. Tham gia thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư"; củng cố liên minh công nhân, nông dân, trí thức thông qua các hoạt động liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh.
*Bài viết có sử dụng tư liệu và tổng hợp từ "Dự thảo báo cáo chính trị của BCH Trung ương Hội NDVN khóa VII trình Đại hội VIII, nhiệm kỳ 2023- 2028" đã được Công bố toàn văn lấy ý kiến góp ý trên Báo điện tử Dân Việt.
Chỉ trong hơn 3 tháng, nông dân huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Đô Lương (Nghệ An) đã trồng 12.613 cây tre và 3.215 cây hoa gạo dọc bờ sông Lam. Khi những rặng tre xanh tốt, hoa gạo bung nở nhuộm thắm bầu trời, dòng sông Lam vốn nổi tiếng lại càng thêm thơ mộng.
Bị cáo Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ Long An) được xác định có hành vi loạn luân với 2 con gái ruột cùng sinh sống nơi được gọi là Tịnh thất Bồng Lai.
Trước thực trạng sản xuất giống thủy sản trong nước còn nhiều hạn chế, TS. Võ Văn Bình - Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Miền Bắc đưa ra loạt giải pháp công nghệ mới trong sản xuất giống thủy sản nước ngọt.
Trung Quốc hôm thứ Sáu 2/5 tuyên bố đang đánh giá các đề xuất từ phía Mỹ về việc khởi động lại đàm phán thương mại. Điều này đánh dấu một sự thay đổi nhẹ trong lập trường của Bắc Kinh giữa bối cảnh các mức thuế mới của chính quyền Trump đang bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM (PC08) cho biết đã lập biên bản tài xế lái ô tô Toyota Land Cruiser Prado gắn đèn ưu tiên sai quy định.
Đoàn Văn Hậu tiết lộ chuyện vui; Paul Pogba đàm phán với đội bóng MLS; Beyer Leverkusen bất ngờ chọn Ten Hag thay thế Alonso; Xavi bất ngờ trở thành ứng viên số 1 dẫn Tottenham; Lothar Matthaus 'hẹn hò người đẹp kém 38 tuổi’.
Đại lễ Vesak 2025 sẽ có khu vực nhà ăn rộng 4.680m2 tổ chức tiệc buffet cho các đại biểu trong suốt 3 ngày diễn ra đại lễ.
Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị tại TP.HCM đông đúc khách dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu tại những nơi này hút khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm.
Sau gần 2 ngày đêm mất tích trong khu rừng già hiểm trở, cháu Phùng Xạ X. (7 tuổi, dân tộc La Hủ, ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã được các lực lượng chức năng và người dân địa phương tìm thấy an toàn.
Tiến sĩ Phạm Quang Long, Chủ tịch Viện Khoa học Huấn luyện Võ thuật Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã gặp gỡ và trao quà tới bà Khady Diène Gaye, Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Thể thao và Văn hóa Cộng hòa Senegal.
Đến thời điểm ngày 2/5, hơn 25 trường đã thông báo mức điểm sàn với phương thức xét điểm đánh giá tư duy, đánh giá năng lực...
Công an tỉnh Thái Bình vừa bắt giam 1 đối tượng ở huyện Tiền Hải về tội “Trộm cắp tài sản”.
Đúng ở thời điểm nổi tiếng nhất, Hoàng Vũ Samson lại gắn liền với nhiều tai tiếng. Đúng ở giai đoạn đỉnh cao phong độ, Samson lại không nhận được tín hiệu từ ĐT Việt Nam. Và khi Những chiến binh sao Vàng mở cửa với các cầu thủ nhập tịch gốc nước ngoài, Samson lại ở sườn dốc bên kia sự nghiệp.
Lịch sử là một lĩnh vực với lượng kiến thức khổng lồ. Không ai dám khẳng định mình hiểu hoàn toàn lịch sử, đặc biệt là những chi tiết nhỏ. Nhưng đôi khi, có những chi tiết lịch sử dù nhỏ, ít người biết đến nhưng lại kích thích ham muốn khám phá lịch sử của con người.
50 chiếc drone là số lượng mà đơn vị tổ chức trình diễn tại TP.HCM tối 30/4 đã nhận lại, trong khi vẫn còn rất nhiều drone mất tích sau sự cố nhiễu sóng khiến chúng rơi xuống đất. Mặc dù đã phát đi thông báo kêu gọi người dân trả lại, nhưng số lượng nhận lại hiện vẫn còn ít. Theo luật sư, nếu người nhặt được drone không trả lại, họ có thể bị xử lý hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu mới, cùng với làn sóng sản phẩm đột phá và kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy giúp thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc trong những tháng còn lại của năm 2025.
Vào rạng sáng ngày 2/5, bán đảo Crimea hứng chịu một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn, với các vụ nổ đồng loạt xảy ra tại nhiều thành phố, bao gồm Sevastopol, Yevpatoria, Saky và khu vực gần Hvardiiske – nơi đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen Nga.
6 tháng đầu năm, các tòa án trên cả nước đã xét xử hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng quy mô lớn, thu hồi hơn 30.300 tỷ đồng từ 243 bị cáo.
Theo tình báo phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đã thay đổi mục tiêu trong cuộc chiến Ukraine, chuyển hướng sang những mục tiêu ngắn hạn hơn, tập trung vào việc củng cố quyền kiểm soát tại các vùng lãnh thổ đã chiếm được và giải quyết các vấn đề kinh tế Nga đang gặp khó khăn.
Nhà sản xuất Em xinh "say hi" vừa công bố danh sách 10 nữ nghệ sĩ đầu tiên sẽ góp mặt trong chương trình truyền hình thực tế này.
Ngày 2/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính thức được cung nghinh về Học viện Phật giáo Việt Nam TP HCM, nơi diễn ra Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc Vesak 2025.
HĐND tỉnh Hải Dương vừa ban hành nghị quyết thông qua chủ trương hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời bãi bỏ một nghị quyết liên quan đến chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 5 tuyến cao tốc: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo Bộ Công an, nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản.
Công nhân cùng máy móc được huy động thi công xuyên lễ tại nút giao quan trọng bậc nhất Vành đai 3 để đảm bảo tiến độ.
Bỏ lại sau lưng tương lai tươi sáng xứ trời Âu, Tiến sĩ (TS) Lương Bạch Vân chọn con đường trở về Việt Nam sau chiến tranh để chung tay xây dựng quê hương dù còn vô vàn khó khăn.
Trong sự nghiệp cầm quân tại Việt Nam, HLV Vũ Hồng Việt và HLV Chu Đình Nghiêm là hai người khiến HLV Popov nếm trải nhiều thất bại nhất.
Nghỉ lễ dài ngày mà được thưởng thức một mẹt cuốn thơm ngon, thanh mát và hấp dẫn này thì còn gì bằng nhỉ.
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khi nhiều người đổ về những bãi biển quen thuộc, đông đúc và rộn ràng để tắm mát, có một xu hướng mới dần được giới trẻ “săn đón” bởi mang đến sự trải nghiệm khác biệt.
Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thì nữ diễn viên Y Phụng lại đưa ra quyết định bất ngờ sang Mỹ định cư, khiến không ít khán giả tiếc nuối. Hiện cô có cuộc sống hôn nhân kín tiếng bên người chồng thứ 2 cùng con gái ở Mỹ.
Bà Nguyễn Thị Bích Nga, nữ biệt động Sài Gòn cùng đồng đội bắn 4 quả đạn cối 82 ly vào sở chỉ huy của tướng Westmoreland khi mới 16 tuổi.