Chợ cóc tấp nập, hàng loạt chợ xây mới tiền tỷ bỏ hoang, cây cối mọc thành “rừng” ở Hà Nội
Việc đầu tư xây dựng chợ dân sinh nhằm góp phần làm giảm tình trạng chợ cóc, chợ tạm phát sinh, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông. Nhưng bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều trường hợp xây dựng chợ rồi bỏ hoang, dẫn đến tình trạng lãng phí tài sản của nhà nước và mất mỹ quan đô thị.
Việc đầu tư xây dựng chợ dân sinh nhằm góp phần làm giảm tình trạng chợ cóc, chợ tạm phát sinh, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông. Nhưng bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều trường hợp xây dựng chợ rồi bỏ hoang, dẫn đến tình trạng lãng phí tài sản của nhà nước và mất mỹ quan đô thị.
Ngày 7/5/2013, UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã có Văn bản số 228/QĐ-UBND "Chấp thuận điều kiện, bố trí kế hoạch, chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng chợ dân sinh thôn Tây Mỗ, xã Tây Mỗ", diện tích 3.600m2, kinh phí đầu tư 22,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2015.
Chợ Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được đầu tư với quy mô 3.600 m2, gồm nhà chợ chính, nhà ban quản lý và công trình phụ trợ. Tổng kinh phí xây dựng 22,5 tỷ đồng, được chấp thuận vào ngày 7/5/2013, nhưng đến nay công trình vẫn bị bỏ hoang, chưa thể đưa vào sử dụng.
Do bị bỏ hoang lâu năm, không gian trong chợ bị cỏ, cây dại, cây leo... bao phủ.
Dự án đầu tư xây dựng chợ Phúc Lý được phê duyệt tại Quyết định số 5117/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 về việc phê duyệt Dự án đầu tư công trình xây dựng chợ Phúc Lý xã Minh Khai (nay là phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội). Dự án được khởi công từ tháng 10/2010, nhưng đến tháng 10/2017, dự án mới hoàn thành công tác đầu tư xây dựng.
Chợ Phúc Lý được xây dựng trên diện tích hơn 3.900m2. Trong đó, 3.000m2 được sử dụng để xây dựng một nhà chợ chính (2 tầng) và khu bán hàng ngoài trời, khoảng 900m2. Tầng 2 nhà chợ sẽ dành cho các tiểu thương kinh doanh vải, các mặt hàng thời trang; tầng dưới phục vụ kinh doanh hàng khô, đồ gia dụng, văn phòng phẩm…
Nằm ở cánh đồng hoa Tây Tựu, dù cơ sở vật chất khang trang nhưng chợ Phúc Lý (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn bỏ hoang, chưa đi vào hoạt động suốt gần 7 năm qua.
Được đầu tư xây dựng khang trang nhưng chợ Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại bị bỏ hoang gần 10 năm. Phía bên ngoài chợ, cỏ mọc um tùm, bên trong trở thành nơi ở của nhiều công nhân.
Chợ Xuân Phương nằm sát mặt tuyến đường đôi nối khu đô thị Xuân Phương đến quốc lộ 32.
Hiện tại, các hạng mục tường rào một số đoạn đã nứt, sắt hoen gỉ. Bên trong chợ, cây cối um ùm, mọc cao quá đầu người. Người dân sống trong khu vực cho biết, phường Xuân Phương có 1 chợ dân sinh, do hợp tác xã Xuân Phương quản lý nhưng 5 ngày mới họp 1 lần. Người dân muốn vào chợ gần nhất thì phải di chuyển khoảng 2 km xuống chợ Vân Canh (huyện Hoài Đức).
Dự án chợ Phú Đô được UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 12/11/2014. Chợ được xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2016 với tổng kinh phí 18 tỷ đồng.
Chợ dân sinh Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được xây dựng và hoàn thành với tổng vốn đầu tư 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, trông suốt 8 năm, chợ vẫn bỏ hoang, tiểu thương phải chật vật buôn bán ngay sau lớp hàng rào chợ.
Mặc dù được xây mới hoàn toàn nhưng do bỏ hoang lâu năm nên chợ rất nhếch nhác và nhiều hạng mục bị xuống cấp.
Khai trương tháng 1/2018, mặc dù được đầu tư khang trang, ban quản lý viết thư ngỏ mời tiểu thương với những cam kết ưu đãi hấp dẫn, nhưng chợ dân sinh Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa một ngày hoạt động.
Khai trương tháng 1/2018, mặc dù được đầu tư khang trang, ban quản lý viết thư ngỏ mời tiểu thương với những cam kết ưu đãi hấp dẫn, nhưng chợ dân sinh Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa một ngày hoạt động.
Cổng và tường rào bên ngoài chợ Tây Mỗ đổ nát, cỏ cây mọc um tùm, rác thải chất đống. Bên trong các gian phòng ở chợ chất đống quần áo, chăn màn cũ nát, kim tiêm vương vãi...
Tại chợ Phúc Lý, 4 mặt chợ thì có đến 2 mặt tiếp giáp cánh đồng hoa, chỉ có mặt trước tiếp giáp tuyến đường đôi Tây Thăng Long, 1 mặt cạnh bên tiếp giáp với đường rộng khoảng 3 mét. Hiện tại, tường rào, rào chắn, cột đèn, mái... đã có phần hoen gỉ, bong chóc sơn và ố vàng...
Đáng chú ý, khu vực ngoài trời của chợ Phúc Lý hiện đang thành nơi trông xe.
Bên trong chợ Xuân Phương cây cối um ùm, mọc cao quá đầu người, các hạng mục cũng đang dần xuống cấp.
Rào sắt ở cổng sau chợ bị cưa, đây là một trong những lối đi của người dân sinh sống bên trong chợ.
Mặc dù được xây mới hoàn toàn nhưng do bỏ hoang lâu năm nên chợ dân sinh Phú Đô rất nhếch nhác và nhiều hạng mục bị xuống cấp. Gần đây, một số công nhân đã đến tu sửa, chỉnh trang các hạng mục ở chợ.
Chợ dân sinh Lĩnh Nam rộng 3.000m2 bao gồm khu chợ chính 2 tầng, khu ngoài trời, chợ xây dựng trên cơ sở mô hình chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại. Theo bố trí, chợ gồm 2 tầng, tầng 1 gồm 94 sạp hàng thuộc 5 ngành hàng: thực phẩm tươi sống, rau củ quả, ăn uống, thực phẩm chế biến, hoa quả; tầng 2 bố trí 75 sạp hàng gồm: văn phòng phẩm, hàng khô, hàng gia dụng, quần áo may mặc. Tuy nhiên, hiện tại, tầng 1 chợ dành cho các sạp hàng buôn bán giờ đây trở thành chỗ trông giữ xe ôtô. Theo đại diện ban quản lý chợ Lĩnh Nam, mặc dù áp dụng các ưu đãi nhưng chợ vẫn không có tiểu thương đăng ký kinh doanh.
Ngay sau lớp hàng rào chợ Phú Đô, các tiểu thương vẫn phải buôn ngay tại mặt đường và trong chợ tạm xập xệ. Một tiểu thương tại đây cho biết, trước đây khi buôn bán ở chợ Phú Đô thì các tiểu thương buôn bán thuận lợi, từ khi xây dựng chợ, phải chuyển về chợ tạm khiến việc kinh doanh khó khăn do cơ sở vật chất xập xệ, nhiều người phải buôn bán ngay tại mặt đường. Giờ chỉ mong được vào chợ mới cho đỡ khổ.
Cách chợ Phúc Lý khoảng 500 mét, tiểu thương và người dân đang mua bán ở chợ cóc ven đường Phú Minh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Chị Nguyễn Thị Thu (Người dân sống gần khu vực chợ Phúc Lý) chia sẻ, thực tế người dân cũng mong chợ hoạt động, vì như thế sẽ không còn tồn tại chợ tạm, chợ cóc gây mất mỹ quan. Tuy nhiên, do chợ nằm ở vị trí không thuận lợi cả về giao thông lẫn cách xa khu dân cư nên không thuận tiện cho việc mua bán.
Cách chợ Tây Mỗ khoảng 200m là khu chợ tạm của người dân. Người dân sống trong khu vực cho biết, do địa điểm xây chợ Tây Mỗ xa trung tâm, nhiều người không muốn đến giao thương vì ngược đường và quan trọng nhất là gần nghĩa trang nên rất ngại đến buôn bán. Bà Trần Thanh Hằng (người dân sống trong khu vực) chia sẻ, chợ Tây Mỗ nằm cạnh nghĩa trang và xa khu dân cư là lý do chính dẫn đến người dân không muốn lại gần giao thương, buôn bán.
Trong khi đó, cách chợ Lĩnh Nam khoảng 500m, mặt đường Lĩnh Nam lại là nơi tụ tập, kinh doanh, buôn bán của người dân. Nhiều tiểu thương tại đây cũng cho rằng, do chợ nằm ở vị trí không thuận lợi về giao thông nên mặc dù ban quản lý chợ có mời gọi vào kinh doanh với ưu đãi hấp dẫn nhưng cũng không muốn đăng ký hoạt động.
Theo các chuyên gia, trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có rất nhiều khu chợ dân sinh xây xong rồi bỏ hoang. Nhưng trên thực tế, bài toán về việc tháo gỡ vướng mắc, đưa chợ dân sinh vào hoạt động theo đúng công năng chưa bao giờ đơn giản. Để dẫn đến việc chợ xây xong bỏ hoang, trách nhiệm thuộc về các nhà quy hoạch, các lãnh đạo không có tầm nhìn, tư duy không trúng, không khảo sát kỹ nhu cầu của người dân trước khi triển khai dự án.
Theo Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội Nguyễn Thế Điệp, từ khi bắt tay vào quy hoạch, các đơn vị quy hoạch phải định hướng vị trí của chợ theo đúng nghĩa "trung tâm của các loại trung tâm, trung tâm của các dịch vụ”. Để làm được điều này, đòi hỏi các đơn vị quy hoạch phải có tầm nhìn, định hướng rõ ràng chứ không thể đưa chợ ra một địa điểm hiu quạnh, không có người vào, không giao lưu thuận lợi.
Chị Trà My, trưởng phòng marketing một công ty xây dựng nền tảng bán hàng online ở Hà Nội cho biết, sau dịch Covid-19, người tiêu dùng chuyển dịch mạnh mẽ. Trước đây tệp khách hàng thích mua sắm online chủ yếu là giới trẻ nay chuyển sang nhóm 40-60 tuổi. Sự phát triển của sàn thương mại điện tử đã cạnh tranh với chợ truyền thống nhờ sản phẩm đa dạng, khuyến mãi lớn và tính tiện lợi. Mua hàng thông qua điện thoại dễ dàng tiếp cận được người trẻ Việt Nam với khung thời gian sử dụng điện thoại lên đến 20-25 giờ mỗi tuần.
Mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng các tài xế vẫn vi phạm. Cánh lái xe phân trần, trong bến không có khách nên đành... đánh liều "chui" vào bãi đất trống, thậm chí đỗ xe dưới lòng đường để bắt khách, bốc dỡ hàng hóa.
Nhiều đại sứ, nhà ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam là khách mời dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay 30/4. Ngay sau lễ kỷ niệm, một số nhà ngoại giao đã chia sẻ trên FB cá nhân hoặc với các đồng nghiệp những cảm xúc và lời chúc mừng của họ.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, trải qua các chiến dịch quy mô lớn nối tiếp nhau, phối hợp với hoạt động nổi dậy của quần chúng, quân và dân ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, giáng đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, song công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giữ vai trò quan trọng.
Xảy ra va chạm giao thông giữa 2 xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Bình, người đàn ông điều khiển chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát 17C 203.xx đã cầm gậy bóng chày tấn công một tài xế khác.
Không chỉ giá sầu riêng, tính đến ngày 28-4, thị trường mít các loại, trong đó có giá mít ruột đỏ xơ vàng trồng tại Kiên Giang ghi nhận nhiều biến động.
Trong lịch sử chiến tranh nhân dân Việt Nam, dân tộc ta thật tự hào khi có những nhà tình báo xuất sắc, với sức chịu đựng và chấp nhân hy sinh đến lạ lùng như nữ Đại tá tình báo Đinh Thị Vân hay Thiếu tướng Đặng Trần Đức. Cả hai người đều được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sáp nhập 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, tỉnh mới dự kiến mang tên Lâm Đồng sẽ tăng thế về nông nghiệp công nghệ cao. "Siêu tỉnh" sau hợp nhất sẽ là "thủ phủ" nông nghiệp công nghệ cao.
Hồ Thác Bà - "Vịnh Hạ Long trên núi" không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn tài nguyên thủy sản quý giá của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang đối mặt với nguy cơ suy giảm nghiêm trọng.
Năm 2023, gia đình tôi vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh truy tặng cho ông tôi, nhà văn Bùi Hiển, với các tác phẩm kể về những con người bình thường mà anh dũng trong chiến tranh.
Tuyết Diêm - làng nghề làm muối ven biển thuộc xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là một trong những vùng làm muối thủ công lâu đời nhất miền Trung, với lịch sử hình thành hơn 300 năm. Tuy nhiên, hiện nay việc giữ gìn và phát triển nghề làm muối tại làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm đang đứng trước nhiều thách thức.
Có ý kiến cho rằng để hướng tới chức vô địch V.League 2024/2025 và Cup Quốc gia 2024/2025, Thể Công Viettel đang thi đấu không đủ tốt, và đó là lý do đội bóng thay HLV Nguyễn Đức Thắng bằng HLV Popov. Nhưng có vẻ lý luận này không vững trãi.
Từ năm 2025, việc không phân loại rác thải sinh hoạt sẽ khiến các hộ gia đình và cá nhân phải đối mặt với mức phạt hành chính nghiêm khắc. Ngoài ra, hành vi xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng nơi quy định cũng sẽ bị xử lý triệt để. Những chế tài này, được quy định chi tiết trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhằm thay đổi sâu sắc nhận thức và hành vi của người dân, góp phần nâng cao ý thức phân loại và xử lý rác thải đúng cách ngay từ mỗi cá nhân, hộ gia đình.
Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an TP.Hà Nội vừa xử phạt hành chính một người đàn ông đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Tiềm năng du lịch Dầu Tiếng (Bình Dương) ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ, đa tầng lớp, từ hồ nước mênh mông, núi rừng thơ mộng đến văn hóa bản địa đặc sắc. Trong đó, bán đảo Tha La – điểm nhấn của du lịch Dầu Tiếng có thể trở thành điểm đến xanh hấp dẫn ở Đông Nam bộ.
7 ngày làm vợ - cả đời làm dâu, đó là câu chuyện của bà Đặng Thị Xơ (ở xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Chồng bà - ông Lê Văn Huỳnh, cách đây 53 năm đã gác bút nghiên cùng hàng chục nghìn sinh viên Hà Nội lên đường nhập ngũ chiến đấu, và ông đã hy sinh tại chiến trường Thành cổ Quảng Trị. Trong bức thư cuối cùng gửi về cho vợ, ông Huỳnh như dự cảm về sự hy sinh của mình, thậm chí ông còn “chỉ đường” để vợ sau này vào chiến trường mang hài cốt mình về.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tiềm tàng dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
Từ khối sĩ quan tiêu binh danh dự với quân phục trắng tinh khôi, đến lực lượng bộ binh hùng mạnh - những người làm nên chiến thắng lịch sử 30/4, đoàn diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại TP.HCM đã khắc họa rõ nét sức mạnh và tinh thần chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trước khi sáp nhập với Bình Phước, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND tỉnh (ngày 25-4-2025) phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030.
Trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất “căng mình” đón hơn 115.000 lượt khách. Vì vậy, công tác an ninh được ưu tiên để bảo đảm việc di chuyển của người dân và nhiều đoàn khách tới dự lễ diễu binh, diễu hành.
Du học sinh Việt đã có nhiều hoạt động ý nghĩa và xúc động nơi đất khách nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2025).
Nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, bức tranh kinh tế Việt Nam đã “lột xác” ngoạn mục, khiến thế giới phải kinh ngạc. Từ điểm xuất phát vô cùng khó khăn sau chiến tranh, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã vươn mình trở thành một nền kinh tế năng động bậc nhất khu vực, hội nhập sâu rộng với vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
"Nhiều bạn trẻ ngày nay hay hát sai lời ca khúc "Bài ca thống nhất" so với phiên bản gốc đầu tiên mà tôi thể hiện", Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền chia sẻ với Dân Việt.
Giữa lòng Đà Nẵng sôi động, tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê sừng sững như một biểu tượng bất khuất của tình mẫu tử và lòng yêu nước. Ít ai biết rằng, bức tượng này được làm từ 7.000 vỏ đạn đồng.
Ở độ tuổi đã ngoài 60, ông Trần Tường, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Cựu chiến binh xã Hán Đà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vẫn đam mê làm nông nghiệp, tiên phong phát triển thương hiệu chè xanh Hán Đà thành sản phẩm OCOP, tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn xã.
Tại tỉnh Hòa Bình, một địa phương giàu truyền thống cách mạng với 74% dân số là đồng bào dân tộc Mường, phụ san Báo Nhân Dân đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ thế hệ trẻ.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đang triển khai các phương án cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ kỳ nghỉ lễ.
Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước là một “dấu son” lịch sử mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. Sau chiến thắng ấy, giao thông được kết nối liền một dải Bắc – Nam.