Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài 5): Cứu linh vật đại dương, đừng bắt cóc bỏ đĩa!
Người yêu thiên nhiên, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và cả thế giới ra sức bảo vệ rùa biển và dugong/nàng tiên cá. Nếu chúng ta cứ tiếp tục để tình trạng bắt giết các loài hoang dã quý hiếm - linh vật đại dương - như thế này, sẽ làm nản lòng, sẽ là phụ lòng những người tử tế.
Và có lỗi với chính chúng ta cùng thế hệ sau. Vậy, đâu là lối ra cho bài toán bảo vệ dugong và rùa biển vẫn cắc cớ từ bao năm qua? Theo chúng tôi, cần có chế tài nghiêm, thực thi pháp luật nghiêm túc, thường xuyên hơn. Quan trọng nữa: xin đừng "bắt cóc bỏ đĩa".
Bà chủ của những tiêu bản đồi mồi này ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang luôn miệng nói là hàng kỷ niệm, nhưng khi có người mua sẵn sàng bán và có thể vận chuyện đến tận nhà giao cho khách, nhận hàng mới nhận tiền. Ảnh cắt từ video: Văn Hoàng
Qua điều tra của nhóm phóng viên, ở hai trọng điểm xảy ra "nạn" trên (Phú Quốc, Côn Đảo), có mấy thực tế đang tồn tại một cách đau đầu. Nếu không có sự thay đổi kịp thời và hiệu quả, không có sự hạ quyết tâm thật sự, thì các thực tế trên vẫn có đủ lý do còn tồn tại - với nhiều mối lo lâu dài.
Thứ nhất về thực thi pháp luật ở hai địa phương có nhiều rùa biển và dugong nhất Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo. Ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), như đã mô tả, việc tuyên truyền, xử lý nạn săn bắt, tàng trữ, sử dụng thịt và trứng rùa biển khá quyết liệt, khiến cho người dân và du khách không dám "vi phạm".
Khi một du khách bình thường, ngang nhiên gọi đĩa thịt rùa biển hay vài quả trứng rùa luộc, hoặc món hầm thịt dugong/nàng tiên cá thì hầu như chắc chắn các nhà hàng thận trọng từ chối phục vụ. Một là họ có, họ giấu vì sợ bị "điều tra hóa trang" bởi kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát môi trường, nhà báo và các lực lượng khác. Họ sợ vì đã có tiền lệ bị bắt, đi ở tù.
Các bức ảnh được nhóm PV ghi lại trong các chuyến điều tra cho thấy rùa biển, dugong bị giết, biến thành thức ăn và đồ trang trí (được rao bán với giá đắt đỏ) vẫn còn khá phổ biến Ảnh: Văn Hoàng
Sức thuyết phục và tính răn đe của các chế tài luật, của các chiến dịch tuyên truyền như vậy là rất hiệu quả. Có tới 100% các nhà hàng ở Phú Quốc, kể cả các nơi đã "khét tiếng" từng "lên mâm" món này, hiện tại họ đều nói không với đề nghị "làm món" thịt rùa, trứng rùa, thịt dugong.
Từ các tấm pa-nô, áp phích tuyên truyền ở nơi công cộng, ở các nhà hàng "tiềm năng" phục vụ "thuỷ hải sản độc lạ" kia, chúng tôi tìm đến trò chuyện với đơn vị đã "tài trợ" sản phẩm nâng cao nhận thức cộng đồng này.
Theo đó, khi tìm hiểu, họ đã biết các trò giết rùa biển, giết dugong ngoài biển rồi mang vào đất liền bán, có cả việc vận chuyển đi các tỉnh xa.
Theo ước tính khoảng 1.000 rùa con nở thì có một các thể rùa trưởng thành, tỉ lệ sống sót rất thấp. Ảnh: Lam Anh
Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nghiêm khắc đặc biệt trong chế tài xử lý như trên đã góp phần quan trọng giảm "cầu" trong hoạt động giết rùa biển và dugong làm đặc sản. Nhưng, điều hơi đáng tiếc là: đến nay, rùa biển, dugong vẫn bị giết để bán lén lút cho khách quen; họ tự bán cho nhau trong làng, xóm, trong các nhóm đi đánh cá; họ chuyển đi các tỉnh thành theo đường dây khép kín và tinh vi. Để ngăn chặn được vấn đề này, cần công phu điều tra thật sự của các cơ quan hữu trách.
Bởi, nếu nhà báo một năm vào Phú Quốc, Côn Đảo có một hai lần, đã có ghi âm, ghi hình, vạch mặt chỉ tên từng đối tượng và từng tủ đông, từng lô hàng nhẫn tâm bán thịt, trứng rùa và dugong; thì cớ sao cơ quan chức năng đủ ban bệ và các điều kiện chuyên sâu khác, lại không làm nổi?
Vấn đề nằm ở chỗ thứ hai: cần nghiêm túc, quyết liệt, thường xuyên hơn trong điều tra, xử lý các vi phạm. Nếu chỉ tuyên truyền mà không xử lý làm gương thì không thể nào hiệu quả, bởi con buôn khi đã "sấp mặt vì tiền", họ bị chi phối bởi lợi nhuận chứ ít… nghe tuyên truyền.
Nghệ sỹ Nhân dân Xuân Bắc chụp ảnh kỷ niệm với Giám đốc VQG Côn Đảo, kiểm lâm, các nhà báo và người hâm mộ tại đảo Bảy Cạnh, sau khi cả đoàn trực tiếp thả rùa con về đại dương. Ảnh Lam Anh.
Chúng tôi chưa thấy sự liên tục, thường xuyên và tính hiệu quả đủ răn đe, ngăn chặn trong thực thi luật, quy định về bảo vệ rùa biển và dugong khi tiếp xúc với các đối tượng. Ra chợ hỏi, vẫn có người rỉ tai, vào vựa bán hải sản hỏi, các bà chủ và nhân viên vẫn sẵn sàng ship hàng cho khách.
Hỏi người dân thì họ vẫn ăn thường xuyên thịt mỏng (rùa biển) hay thịt cá cúi (dugong) ngư dân cũng gặp gì bắt nấy, coi hai loài quý hiếm được bảo vệ đặc biệt "đụng đến là hình sự" như món hời, mạnh ai nấy làm (toàn bộ các cuộc đối thoại này chúng tôi đều ghi âm, ghi hình). Sự thay đổi lớn nhất là: họ thay đổi phương thức hành động, tinh vi hơn, khó kiểm soát hơn.
Cụ thể, ở đảo Phú Quốc, chúng tôi được một thợ lặn phân tích: họ dùng chất độc, lặn sâu xuống đáy biển, vào các hang hốc đá, phun hóa chất vào làm cá lớn ngất. Thế là bế lên bờ đem bán. Họ buộc dây vào dugong khi thấy nó có mõm như mõm lợn và dũi xuống ăn cỏ biển tạo thành các vệt "lạy ông tôi ở bụi này".
Họ giết thịt cá heo nặng năm bảy chục cân, họ bắt rùa biển, họ giết dugong. "Chỉ giết ở ngoài biển, ở trên thuyền ngoài khơi xa, làm gì có ai nhìn thấy. Mà bị đuổi, bị kiểm tra, thả tang vật xuống biển là xong, ai biết đấy là đâu", thợ lặn này phân tích.
Rùa biển, trứng rùa biển trở thành một phần "biểu tượng" của thiên nhiên Côn Đảo. Ảnh được PV Dân Việt chụp trong một buổi trình diễn nghệ thuật sắp đặt tại bờ biển Côn Đảo. Mỗi năm có khoảng 2.000 ổ trứng rùa được ấp nở thành công tại VQG Công Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Văn Hoàng
Nhóm ngư dân và chủ tiệm tạp hóa chúng tôi gặp ở cách xã Hàm Ninh vài kilomet (khu vực Bãi Bổn) thì liên tục gửi hình ảnh mới bắt được rùa biển và đã xả thịt cho chúng tôi. Một ông tên H còn tiết lộ cả số tài khoản, "có hàng bất tử (ý là bất ngờ) là tui gửi liền, gửi xe khách ra Hà Nội, chuyển khoản là xong".
Các đối tượng M Hạnh và Trần S, một chủ quán và một thợ lặn trong khu vực, cả hai đều không biết chữ, chỉ có thể nói vào ghi âm gửi qua zalo. Họ liên tục bám lấy chúng tôi, thông tin bằng âm thanh về tình trạng bắt được rùa, giết thịt và gửi thịt ra cho "hệ thống nhà hàng" ra sao.
Hoá ra, S và các thợ lặn khác ra biển, bắt rùa về bán chỉ trong làng, với các gia đình thân quen ăn một cách "khép kín", thi thoảng mới bán ra ngoài. Qua khảo sát mở rộng, một số tài công, người làm thuê trên thuyền đánh cá thì nói hẳn: mỗi khi, thi thoảng bắt được rùa biển quý, nhà chủ ghe họ lấy đem đi đâu thì đem. Nó cũng như cá, đó là tài sản của chủ, chúng tôi chỉ đi làm thuê.
Anh D ở xã Hàm Ninh, thành phố Phú Quốc kể về nghề lặn biển và những lần bắt, giết thịt rùa biển, dugong, cá heo ngoài biển khơi. Ảnh: Văn Hoàng
Bà D, một chủ hiệu đồ lưu niệm và đặc sản biển ở gần cảng An Thới, TP Phú Quốc thì bán cả những mai đồi mồi khổng lồ đã chế tác với giá 6 triệu đồng/chiếc. Bà nói thẳng, rùa biển này bắt từ ngoài biển vào, là hàng cấm, mua thì bà chuyển xe khách ra Hà Nội, chứ đi máy bay là họ "bắt".
Các tiêu bản vích, đồi mồi (vật trưng bày), chúng to đến mức, tôi ôm nhấc thử mà cứ nghĩ mình đang bưng một cái mâm lớn. Bà này tiết lộ: vừa rồi ngư dân mang đến 7 con rùa biển, bà không giết mổ, không làm tiêu bản, mà gọi cán bộ biên phòng vào làm thủ tục, đi tàu ra khơi xa, thả phóng sinh "từ thiện cầu may".
Bà D, ở khu vực cảng An Thới, Phú Quốc đang rao bán mỗi tiêu bản vích, đồi mồi khổng lồ cho chúng tôi (Phóng viên nhập vai) với giá 5-7 triệu đồng. Ảnh: Lam Anh
Các chi tiết trên cho thấy: việc ngư dân bắt được rùa biển đem về ăn, giết mổ, bán buôn trong vùng, rồi bán phục vụ phóng sinh là… không hề hiếm. Một chị kể rõ, chị ăn bao nhiêu con rùa biển, bộ phận nào thì ngon, chồng chị là ngư dân mê thịt rùa biển, dạy chị cách ăn rồi chị "nghiện" ra sao.
Một chủ bán phế liệu có của ăn của để thì kể về những người bắt rùa biển về bán nguyên con, tư thương mua thu gom rồi bán ra lãi cả trăm triệu đồng. Chủ vựa bán hải sản cho chúng tôi "xem" nhiều phần mà chị giới thiệu là thân xác của rùa biển đã được cắt nhỏ trữ đông.
Chỉ bán theo cân cho người nào "đủ tin tưởng". Một số người "giàu" thì trữ trong tủ lớn các loại rùa, dugong ăn dần, tiếp khách, ngoại giao cho những kẻ hám của lạ. Tiếng chặt thịt và các bộ phận cơ thể ầm ầm vang lên, trước mặt tôi, bởi đồ trong tủ đông rất cứng.
Các bức ảnh được nhóm PV ghi lại trong các chuyến điều tra cho thấy rùa biển, dugong bị giết, biến thành thức ăn và đồ trang trí (được rao bán với giá đắt đỏ) vẫn còn khá phổ biến
Tất cả những khảo sát trên, chúng tôi đều có ghi âm, ghi hình, có cả hình ảnh tang vật vi phạm rành rành. Có cả lời thừa nhận của các đối tượng rằng họ đang làm việc phi pháp, phải giấu giếm và thứ họ đang chế biến, bán buôn, tàng trữ là rùa biển, trứng rùa biển, thịt dugong/bò biển/cá cúi/"nàng tiên cá".
Từ đây nảy sinh ra câu hỏi: tìm hiểu các vụ việc trên không hề khó khăn, thế cơ quan chức năng ở đâu? Đặc biệt, như ở bài 1 chúng tôi đã mô tả: khi có đủ tài liệu, một số tổ chức bảo tồn tâm huyết đã liên lạc với lực lượng có vai trò điều tra, ngăn chặn tình trạng vi phạm trên. Cán bộ vốn xử lý các vụ này (đã làm việc nhiều lần và hiệu quả), chợt thông báo là họ đã chuyển vị trí làm việc, đề nghị liên lạc với người khác. Lúc liên lạc thì… không hiệu quả.
Nhóm phóng viên điều tra chúng tôi đã trực tiếp liên lạc với một lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, báo cáo đầy đủ, chi tiết, từng đối tượng và từng thủ đoạn với tài liệu thuyết phục kèm theo. Tuy nhiên, lại tuy nhiên, tiếc thay, các sự thật mà chúng tôi tận mắt chứng kiến, ghi hình, ghi âm (đầy đủ trong bản báo cáo), khi cơ quan chức năng kiểm tra lại "chưa phát hiện vi phạm".
Thông tin chúng tôi chuyển đến một lãnh đạo tỉnh Kiên Giang được giao cho Sở NNPTNT kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, qua trao đổi với chúng tôi, cán bộ trực tiếp đi điều tra xác minh đã thừa nhận: khó xử lý được vấn đề.
Khó, vì vụ việc được giao cho Sở NNPTNT. Chính một đồng chí trong Sở này cũng phải thừa nhận, lần sau nhà báo nên "tố" tới Cảnh sát môi trường sẽ nhanh và hiệu quả hơn, chứ chúng tôi thì…
Trong khi vào vai thực khách là người ta có thể mua hàng, có thể chứng kiến sai phạm, sai phạm được nhận diện cả qua chính lời nói rủ rỉ của các đối tượng đang buôn bán rùa biển và dugong (cá cúi) hẳn hoi nhưng qua kiểm tra, không thấy sai phạm nào.
Một cán bộ Chi Cục Thuỷ sản Kiên Giang - đơn vị tiến hành kiểm tra các điểm mà chúng tôi tố cáo - nói: khó phát hiện ra các đường dây buôn bán rùa biển và dugong như chúng tôi đã tố cáo lắm. Vì họ hoạt động rất lén lút, tỉnh Kiên Giang phải tăng cường các lực lượng khác đi kiểm tra, thăm dò may ra mới phát hiện (xử lý) được.
Hiện tại đang có đội chuyên sâu về quản lý thuỷ sản ở các địa phương (như Phú Quốc, Hà Tiên) nắm tình hình, phối hợp với cả cảnh sát môi trường và các lực lượng "đặc nhiệm" nữa. Còn "tại thời điểm kiểm tra không phát hiện vi phạm". Vị này nhấn mạnh: Trước đây cũng đã xử lý hình sự một vài vụ (liên quan đến lĩnh vực giết mổ bán buôn rùa biển và dugong) rồi. Tư liệu, nếu nhà báo cần tôi sẽ báo cáo lãnh đạo rồi cung cấp…
Một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này: Ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), cách đây chưa lâu, một chuyên gia yêu thiên nhiên chụp bộ ảnh xẻ thịt rùa biển bán tại chợ. Anh này đưa lên mạng xã hội, ai nấy bất bình, báo chí vào cuộc, cơ quan chức năng mới theo dấu vết đến xử lý.
Điều này chứng tỏ, việc ngăn chặn, giám sát, tuyên truyền chưa hiệu quả. Để người dân nơi khác đến phát hiện và tố cáo. Quan trọng hơn, người bán và người mua thấy việc giết mổ, bán thịt rùa biển giữa chợ đông, ban ngày ban mặt, có vẻ như… rất bình thường. Vậy, chúng ta thấy được lỗ hổng tuyên truyền và thực thi pháp luật trong vụ việc này (và các vụ tương tự).
“Suốt 15 năm làm công việc tri ân các gia đình liệt sĩ, tôi luôn cảm thấy phấn chấn khi có thể gánh vác một phần trách nhiệm của những đồng đội đã hi sinh", Trung tướng Hoàng Khánh Hưng nói.
Mỹ và Ukraine đã ký một thỏa thuận khoáng sản trao cho Mỹ quan hệ đối tác trong việc phát triển tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliya Sviridenko thông báo vào thứ Tư.
"Quái xế" tông thiếu tá công an nhập viện; lời khai ban đầu của nam nghi phạm 17 tuổi sát hại mẹ ruột; người đàn ông cầm gậy bóng chày tấn công tài xế ô tô sau va chạm giao thông... là những tin nóng 24 giờ qua.
Cơn lốc tự phát trồng sầu riêng ở ĐBSCL đang kéo theo hệ lụy cung vượt cầu, lỗ hổng kỹ thuật do áp dụng quy trình cảm tính, mất bình tĩnh khi gặp sự cố...
Barca đã rất vất vả mới có được trận hòa 3-3 trên sân nhà trước Inter Milan tại bán kết lượt đi Champions League, nhưng HLV Hansi Flick vẫn tỏ thái độ rất thoải mái và tự tin.
Xuất khẩu rau củ quả, trái cây năm 2024 lập thêm kỷ lục khi mang về 7,2 tỷ USD. Sang năm 2025, với nhiều yếu tố thuận lợi, rau quả Việt Nam được dự báo sẽ bứt phá với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8 tỷ USD và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ được coi là trung tâm, “điểm tựa” cho mục tiêu này.
Anh Phạm Văn Phong, tỷ phú Bà Rịa-Vũng Tàu ở xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc kiên trì trồng cây nhàu, nay có doanh thu 15 tỷ đồng/năm từ loại cây một thời "làm mưa làm gió". Anh là một tấm gương sáng điển hình về tinh thần vượt khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Lứa ốc nhồi (ốc bươu đen) thứ 2, anh Giang, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) đầu tư mua 150kg ốc giống, tương đương khoảng 110.000 con. Hiện ốc đang phát triển tốt, dự kiến thu khoảng 20 tấn ốc đặc sản, lãi gần 1,4 tỷ đồng...
HTX thủy sản Hoàng Kim (xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) đang đầu tư nuôi cá ngạnh, là con đặc sản bản địa nổi tiếng, biến phụ phẩm thành thức ăn chăn nuôi, giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Nằm bên bờ sông La, nghề cào hến (một con đặc sản bình dân thuộc động vật thân mềm) ở xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) có tuổi đời hơn 300 năm. Những ngày này, ngôi làng Bến Hên bắt đầu vào "chính vụ đánh bắt con hến"...
Nhằm thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã nỗ lực số hóa phân vùng biển, xây dựng giải pháp quản lý nuôi biển công nghệ cao và bộ tiêu chí vùng nuôi biển công nghệ cao (CNC)...
Sau trận hòa 3-3 với Barca ở lượt đi vòng bán kết Champions League 2024/25, HLV Simone Inzaghi đã buông lời cảnh báo đến đối thủ về những khó khăn trong màn tái đấu vào giữa tuần tới.
Tối 30/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng tại 30 điểm bắn pháo hoa, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hàng vạn người dân và du khách đã đổ ra đường, xúc động dõi theo từng chùm sáng rực rỡ, cùng sống lại không khí hào hùng của ngày đất nước thu về một mối.
Các nhà khoa học người Italia đã phát hiện ra những con số bí mật trong bức tranh nàng Mona Lisa của họa sĩ nổi tiếng Leonardo da Vinci giúp xác định được bối cảnh gốc của bức tranh nổi tiếng nhất thế giới này.
Bà Nguyễn Thị Kim Quy, nữ lái xe Trường Sơn ngày nào từng chứng kiến đồng đội ngã xuống vì bom đạn. Trong sâu thẳm trong ký ức, bà không thể quên 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc luôn vẫy tay chào khi đoàn xe vượt qua chiến trường ác liệt. Họ đã mãi mãi nằm lại sau một trận bom dữ dội…
CLB CAHN đã lọt vào chung kết ASEAN Club Championship sau khi thắng PSM Makassar 2-0 ở trận bán kết lượt về và nhiều CĐV của đội bóng này cho rằng đây là điểm nhấn quan trọng để HLV Mano Polking giữ được “ghế nóng”.
Nếu nói vị hoàng đế tài năng nhất trong các vị hoàng đế cổ đại Trung Quốc, có lẽ Ung Chính là người đứng đầu, vì trong thời kỳ “Khang Càn Thịnh Thế” không thể thiếu được sự cần mẫn và anh minh của Ung Chính. Tuy nhiên không chỉ giỏi giải quyết chính sự mà Ung Chính còn tạo ra một thứ rất đặc biệt.
Ở trận lượt về vòng bán kết ASEAN Club Championship 2024/25 vừa kết thúc trên sân Hàng Đẫy, Hugo Gomes và Bùi Hoàng Việt Anh cùng nhau lập công giúp CLB CAHN đánh bại PSM Makassar với tỷ số 2-0 (thắng chung cuộc 2-1) để giành vé vào chung kết.
Một lính vận hành UAV thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 58 của Ukraine, có biệt danh “Potter”, vừa chia sẻ trải nghiệm thoát chết khỏi một vụ phục kích bằng UAV FPV của Nga tại mặt trận Kharkov – và cảnh báo về sự tinh vi ngày càng tăng trong chiến thuật của quân đội Nga.
Điện Kremlin vừa dập tắt hy vọng của Mỹ về một lệnh ngừng bắn ở Ukraine khi tuyên bố với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, cuộc chiến này "quá phức tạp" để có thể giải quyết nhanh chóng.
Nguyễn Xuân Son 'gây sốt'; Hà Nội FC giành hat-trick danh hiệu trong tháng 4; 5 CLB theo đuổi Joan Garcia; Real đầu tư mạnh tay mua Mac Allister; gia đình Đoàn Văn Hậu chụp ảnh tại Lăng Bác.
50 năm sau ngày thống nhất 30/4/1975, ký ức chiến tranh vẫn in đậm trong lòng NSƯT Lệ Ngải - cô gái xứ Kinh Bắc mang theo tuổi mười tám và câu hát quan họ vào chiến trường. Tiếng hát át tiếng bom, tiếp thêm sức mạnh nơi tuyến lửa Trường Sơn.
Nhiều năm qua, anh Đỗ Tiến Vượng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, xây dựng và thương mại Nậm Nhùn (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) đã trở thành cầu nối, chuyển những tấm lòng hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đến với bà con nghèo và các em học sinh ở huyện biên giới Nậm Nhùn.
Cả Nga lẫn Ukraine được cho là đều liên tục tuyển mộ lính đánh thuê nước ngoài để bổ sung lực lượng cho cuộc chiến tranh toàn diện đang diễn ra giữa 2 nước này. Trong đó, đội quân lính đánh thuê của Nga được cho là đến từ hơn 48 quốc gia nhưng quy mô khiêm tốn.