Kết quả lấy ý kiến người dân về sáp nhập Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
Hơn 97% người dân được lấy ý kiến đồng tình về việc sắp xếp, sáp nhập Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và gửi gắm nhiều kỳ vọng, tâm tư.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
21 giờ 30 phút, tại Đà Nẵng, sau những trận mưa kèm gió rít mạnh, Đà Nẵng trước giờ bão đổ bộ im ắng lạ thường. Thực hiện chủ trương không ra đường sau 20h để tránh bão, ghi nhận của PV Dân Việt tại các tuyến đường như: Nguyễn Văn Linh, Trần Phú, Ngô Quyền, Như Nguyệt… vắng lặng, không người qua lại ngoài xe của lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ. Tại một số tuyến đường xuất hiện tình trạng ngập úng, cây cối ngã đổ sau nhiều giờ mưa kèm gió lớn trước đó.
Tại Đà Nẵng, một số tuyến đường bị ngập sau mưa lớn
21 giờ, tại Thừa Thiên Huế, đường phố vắng hoe dù ảnh hưởng của bão Nuro chưa rõ nét.
Đến 19h ngày 27/9, tại Thừa Thiên Huế, ảnh hưởng của bão Noru vẫn chưa thật sự rõ nét. Tại các xã ven biển ở tỉnh vẫn duy trì mưa nặng hạt kèm theo gió nhẹ. Theo người dân xã biển Phú Thuận (huyện Phú Vang), từ chiều 27 đến nay lượng mưa và sức gió ở vùng biển này vẫn chưa có gì đột biến, sóng biển duy trì ở mức vừa phải.
Đường Bà Triệu, TP.Huế vắng người qua lại dù dù ảnh hưởng của bão Nuro chưa rõ nét.
Tại TP.Huế, mặc dù đến 21h ngày 27/9 mới đến thời điểm tỉnh cấm cấm người dân ra đường, nhưng từ chiều tối các tuyến đường đã vắng người và phương tiện qua lại. Trên các trục đường như Hà Nội, Hùng Vương, Bà Triệu, Bến Nghé, Nguyễn Huệ, Đống Đa, Bùi Thị Xuân… có rất ít phương tiện lưu thông, trong khi nhiều tuyến đường khác thì vắng hoe người và phương tiện.
Ông Trần Hữu Thùy Giang- Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến 17h ngày 27/9 tỉnh đã di dời 14.442 hộ với 45.051 khẩu. Theo ông Giang, về cơ bản tỉnh đã sơ tán dân tại các vùng nguy hiểm, còn một số điểm đang gấp rút di dời dân đến nơi có nhà kiên cố….
20 giờ 30 phút tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi: Ghi nhận gió bão mạnh cấp 9-10 giật cấp 11 có lúc giật cấp 12 kèm theo mưa to đến rất to. Sóng biển dâng cao tràn qua tuyến kệ đông nam đảo . Mưa bão đổ bộ vào ban đêm nên ảnh hưởng nhiều cho công tác phòng chống.
19 giờ 40 phút, tại Quảng Nam xuất hiện mưa rất là to kèm theo gió mạnh giật cấp 7 cấp 8, cây cối bị gió quật mạnh cả khu vực thành phố và đồng bằng.
Tại Cù Lao Chàm mưa xối xả khiến nước từ trên núi đổ xuống đồng bằng như thác.
19 giờ tại Đà Nẵng: Gió rít bắt đầu nổi từng cơn, mưa càng lúc càng lớn, những dấu hiệu cho thấy siêu bão Noru đang càng lúc càng tiến sát đất liền. Đường phố vắng bóng người qua lại dù chưa đến giờ chính quyền cấm người dân ra đường.
18 giờ tại Quảng Trị: Ảnh hưởng bão Noru, hàng trăm hàng quán, nhà dân bị tốc mái, đổ sập
Chiều 27/9, ông Võ Đắc Hoá – Chủ tịch UBND huyện Gio Linh xác nhận, vào chiều cùng ngày, có một cơn lốc xảy ra khiến toàn bộ khu chợ Cửa Việt, 300 hàng quán, nhà dân tốc mái, trong đó 2 ngôi nhà bị sập.
16h cùng ngày, có một cơn lốc xảy ra khiến toàn bộ khu chợ Cửa Việt, 300 hàng quán, nhà dân tốc mái, trong đó 2 ngôi nhà bị sập.
Có 4 người dân bị thương, đã được người dân đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Hiện, các lực lượng chức năng đang phối hợp với người dân thu dọn hiện trường, hỗ trợ cho bà con tiểu thương.
Đối với những đồ dùng có giá trị trong những ngôi nhà bị lốc cuốn tốc mái sẽ được đưa đi đến nơi cao hơn, an toàn hơn.
Theo người dân chứng kiến, trận lốc xảy ra trong vòng chỉ vài phút nhưng để lại thiệt hại nặng nề. Sau khi trận lốc xoáy xảy ra, tiệm vàng Phước Thịnh ở chợ Cửa Việt bị lốc thổi bay, mất rất nhiều vàng trong tiệm. Người dân địa phương là lực lượng chức năng đã cùng giúp gia đình tìm vàng nhưng chưa tìm thấy. Tại hiện trường, chủ tiệm vàng dù bị thương nhưng chỉ biết khóc trong vô vọng.
18 giờ tại Đà Nẵng, Ban chỉ huy PCTTTKC&PTDS Thành phố cho biết, tính đến 16 giờ hôm nay đã sơ tán 11.813 hộ dân/41.602 khẩu và 3.303 sinh viên, công nhân. Hiện nay, 16/16 khu điểm du lịch lớn trên địa bàn thành phố đã đóng cửa hoạt động, không còn phục vụ khách.
Qua tham khảo từ nguồn khách đăng ký tạm trú với Công an thành phố, số liệu khách đang ở gồm 17.093 lượt. Số khách hiện nay tại khách sạn còn khá ít, khoảng 5-20%.... Một số khách sạn ven biển đường Võ Nguyên Giáp đã có kế hoạch di dời khách qua khách sạn trung tâm. Đồng thời, có phương án bố trí khách lưu trú còn ở lại xuống các tầng thấp và cho nhân viên đi từng phòng hướng dẫn khách đường thoát hiểm đến nơi an toàn trong trường hợp xấu xảy ra.
Vào 17 giờ tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi gió bão đã mạnh lên cấp 8-9 giật cấp 11 kèm theo mưa to đến rất to. Mưa bão đã làm gãy đổ một số cây cối trên tuyến đường trung tâm huyện mưa to cũng gây ngập cục bộ tại một số tuyến đường trũng thấp. Dự báo trong tối nay bão số 4 sẽ đổ bộ vào Lý Sơn với sức gió mạnh kèm theo mưa to. Huyện Lý Sơn đôn đốc phân công các lực lượng trực 24/24h để xử lý tình huống xảy ra, đồng thời khuyến cáo người dân không được ra đường khi mưa bão đổ bộ vào bờ.
17 giờ tại Đà Nẵng: Bắt đầu đóng các cầu bắt qua sông Hàn
Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng bắt đầu đóng cầu Thuận Phước. Đây là cây cầu rất cao, nằm sát biển nên sức gió mạnh. Với mức gió hiện tại ở Đa Nẵng, việc lưu thông qua cầu Thuận Phước là rất nguy hiểm.
Lực lượng chức năng đóng cầu Thuận Phước, Đà Nẵng. Ảnh: Diệu Bình
Sau cầu Thuận Phước, vào 20h30 cùng ngày, Đà Nẵng cũng sẽ cho đóng cầu Sông Hàn, Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Phò Nam và cầu vượt Ngã ba Huế, áp dụng theo các cấp độ gió.
Theo kế hoạch, khi gió đạt cấp 6 sẽ chốt hai đầu cầu, cảnh báo người dân nguy cơ tiềm ẩn TNGT. Khi gió đạt cấp 7, cấm tất cả các loại phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ lưu thông qua cầu Thuận Phước và xem xét tình hình lưu thông qua các cầu khác để cấm xe mô tô, xe máy.
Khi gió đạt cấp 10, tiến hành phong tỏa, cấm tất cả các loại phương tiện qua các cầu. Đối với các hầm chui tại nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, nút phía Tây cầu Sông Hàn, khi có sự cố ngập nước, cấm các phương tiện lưu thông để bảo đảm an toàn.
17 giờ tại Bình Định: Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định cho biết, trong thời gian xảy ra bão, cấm người dân ra đường. Việc cấm bắt đầu từ lúc 17 giờ hôm nay.
Hiện nay, tổng số khách du lịch tại các cơ sở lưu trú ven biển của tỉnh này là 557 khách.
16 giờ tại Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự TP.Đà Nẵng cho biết, tại trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố huy đã tập kết sẵn 4 xe thiết giáp, trong đó có một xe lội nước, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ trong bão Noru.
Quân đội điều động xe thiết giáp làm nhiệm vụ trong bão
“Khi bão đổ bộ, các xe bọc thép sẽ làm song song hai nhiệm vụ chở lãnh đạo đi thị sát tình hình trong bão và cứu nạn, cứu hộ trong tình huống nhà dân bị nạn, sự cố. Trong các đợt bão trước đây, xe thiết giáp của Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng cũng được huy động đi giúp dân”, Đại tá Vinh nói và cho biết xe thiết giáp mới di chuyển an toàn trong bão.
Vào 15 giờ 50 phút, đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Định cho biết, vừa cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển ngoài khơi khu vực Bình Định (bao gồm xã đảo Nhơn Châu) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội; vùng biển ven bờ khu vực Bình Định (bao gồm Cảng biển Quy Nhơn) có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 12-13, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 7-9m.
Người dân tỉnh Bình Định chằng chống nhà cửa trước khi bão vào.
Theo Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Định, cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với thủy triều gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền, đêm 27/9 ven biển khu vực Bình Định (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Quy Nhơn), có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền (An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh) gió mạnh cấp 9-10; giật cấp 12-13.
Từ ngày 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực Bình Định có mưa to đến rất to và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa phổ biến ở các huyện (An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vân Canh) từ 100-200 mm, có nơi trên 300 mm; các huyện (Tây Sơn, Tuy Phước, An Nhơn, Quy Nhơn) từ 80-150 mm, có nơi trên 200 mm.
Nghiêm cấm không cho tàu thuyền ra khơi và kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi trú ẩn an toàn.
Vào 15 giờ 30 phút, tại TP.Đà Nẵng mưa trắng trời, gió bắt đầu vần vũ, biển động dữ dội. Tại khu vực ven biển Sơn Trà, hầu hết các tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
Đường Võ Nguyên Giáp ven biển Đà Nẵng vào lúc 15 giờ 45 phút chiều nay có gió lớn, biển động dữ dội. Ảnh: Đình Thiên
Đối với các hộ dân thuộc sinh sống tại khu vực không an toàn, nhà cửa không kiên cố... lực lượng chức năng tổ chức bố trí nơi trú bão tại các điểm trường học trên địa bàn phường, xã. Trong sáng và trưa nay (27/9), các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khẩn trương vận động, hỗ trợ sơ tán người dân đến các điểm sơ tán tập trung và nhà dân, công trình kiên cố lân cận. Tổng số người sơ tán theo kế hoạch là 80.801 người, trong đó sơ tán tập trung 25.869 người, sơ tán xen ghép (lân cận) là 54.932 người (tính đến rạng sáng 27/9). Sau đó, người dân không ra khỏi nhà khi bão ảnh hưởng đến TP.Đà Nẵng.
Ghi nhận tại khu vực ven biển Sơn Trà, hầu hết các tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. Ảnh: Diệu Bình
Công an và dân quân Đà Nẵng cõng người dân đang bị thương không thể vận động di dời đi tránh bão. Ảnh: Đình Thiên
Bão Noru (bão số 4) dự báo với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn, đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục có Công điện số 865/CĐ-TTg ngày 27/9/2022 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão này.
Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Công điện số 855/CĐ-TTg ngày 25/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP.Đà Nẵng, các đơn vị, địa phương đã tăng cường và thường xuyên thông báo tin bão đến người dân để biết, chủ động phòng chống bão; cơ bản hoàn thành công tác cắt tỉa, chằng chống cây xanh tại các tuyến đường chính; hơn 800 tàu cá néo đậu ở âu thuyền Thọ Quang, hơn 220 tàu cá đang neo đậu ở các khu vực vịnh Mân Quang, cồn Ma, bờ đông và bờ tây sông Hàn, Đa Phước, biển Thanh Khê; 664 ghe, thúng đã được cẩu, kéo lên bờ.
Các địa phương đang phối hợp với các lực lượng vũ trang khẩn trương hỗ trợ công tác ứng phó bão tại địa phương, đơn vị; hỗ trợ nhân dân chằng chống, gia cố nhà cửa; sơ tán bảo đảm an toàn cho nhân dân trong thiên tai.
Vào 15 giờ 15 phút, tại Quảng Nam, theo ghi nhanh của PV Dân Việt, hiện thời tiết đang mưa rất to, gió lớn, sóng biển đã đổ bộ vào khu vực sát đất liền cao vài mét.
Vào 14 giờ 30 phút hôm nay (27/9) tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, đã có gió bão cấp 7-8 giật cấp 9 kèm theo mưa lớn, biển động dữ dội.
Đến thời điểm này công tác phòng chống bão số 4 tại Lý Sơn đã cơ bản hoàn tất toàn bộ tàu thuyền và lồng bè nuôi trồng thủy sản đã được đưa vào neo trú ẩn toàn.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện đã kiểm tra các điểm xung yếu tại các tuyến đê kè ven biển, chỉ đao cho các ngành chức năng tuyển truyền vận động các hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở nguy hiểm vào nơi tránh trú trước khi bão đổ bộ vào đất liền, đồng thời triển khai phương án đưa người dân vào tránh trú tại một số hầm trú quân sự nếu mưa bão diễn biến phức tạp để đảm bảo an toàn.
Trước đó chính quyền địa phương cũng đã thông báo người dân không được ra ngoài đường sau 10 giờ trưa.
14 giờ 20 phút tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đang có mưa và gió nhẹ.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, hầu hết tàu thuyền đã về nơi neo đậu, ngư dân buộc chặt tàu lên bờ trú bão. Để chủ động phòng, chống cơn bão số 4 (bão Noru), đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản, trang thiết bị máy móc, hồ sơ tài liệu, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định cho biết, đã thông báo tạm thời tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính theo phương thức trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kể từ chiều nay đến 11 giờ 30 phút ngày 28/9.
Mưa to, sóng lớn đã xuất hiện tại Đà Nẵng, Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Quảng Nam vào trưa nay, nhóm PV, CTV Dân Việt đang ở hiện trường sẽ đưa tin trực tiếp cơn bão số 4 đang đổ bộ vào miền Trung...
Tàu thuyền được ngư dân neo đậu ở ven biển tỉnh Bình Định, lên bờ trú bão.
Các chuyên gia dự báo nhận định với sức gió mạnh nhất khi vào đất liền đạt cấp 12-13, giật cấp 15, bão số 4 Noru dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ.
Ngày 27/9, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tổ chức họp Ban Chỉ huy tiền phương tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn về công tác ứng phó bão số 4 – Noru. Ông Tuấn nhấn mạnh, phải đảm bảo tính mạng của của dân lên trên hết. Trước 15 giờ chiều nay, tất cả người dân ở trên tàu thuyền, vùng ngập, ven biển… những nơi nguy cơ cao phải được di dời đến nơi an toàn.
Cơn bão có tên quốc tế Noru đang tiến vào Biển Đông (và sẽ trở thành cơn bão số 4 hoạt động trên Biển Đông từ đầu năm 2022), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật cấp 17. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi vào Biển Đông bão số 4 có thể vẫn duy trì sức gió rất mạnh cấp 13-14, giật cấp 16 (khi đến Nam quần đảo Hoàng Sa), khi vào gần bờ có thể vẫn mạnh cấp 12-13, giật cấp 15.
Tại cuộc họp ứng phó với bão sáng 27/9, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cho biết khi đổ bộ, gió mạnh cấp 12-13, giật 15, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, bắc Tây Nguyên từ khoảng tối hôm nay (27/9).
"Đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ, mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng, Quảng Nam", ông Thái nói.
Phạm vi ảnh hưởng của bão số 4 này là rất rộng; 9/14 tỉnh thành phố miền Trung, chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là 5 địa phương được dự báo chịu tác động của bão mạnh nhất, gió vùng ven biển gần tâm bão có thể lên tới cấp 12-13, giật cấp 15.
Đồng thời, bão gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Trung và bắc Tây nguyên với lượng mưa 300-400 mm, gây ra một đợt lũ và nguy cơ ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định.
Đáng lưu ý, nguy cơ ngập lụt với độ sâu trung bình 0,3-0,6 m có thể xảy ra tại 4/8 huyện với 58 xã ở Thừa Thiên - Huế; 6/18 huyện với 75 xã ở Quảng Nam và 6/11 huyện với 74 xã ở Quảng Ngãi.
"Mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn là mối nguy đặc biệt về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định", chuyên gia lưu ý.
Trong đó, các huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao gồm: Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam); Sơn Tây, Tây Trà, Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Đăklei, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Vào 10 giờ sáng nay (27/9), tâm bão trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 310km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến tối, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây và tiếp tục mạnh thêm do gặp nhiều điều kiện thuận lợi như mặt biển ấm, độ đứt gió nhỏ.
Dự báo 22 giờ tối nay (27/9), tâm bão trên vùng biển Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo từ đêm nay đến rạng sáng mai, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ. Dự báo thời điểm gần bờ, bão vẫn duy trì sức mạnh cấp 13-14, là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua tác động đến miền Trung nước ta.
Dự báo thời gian bão ảnh hưởng trực tiếp đất liền là từ tối nay đến sáng mai, trong đó thời gian quần thảo dữ dội nhất từ 21-22h tối nay đến khoảng rạng sáng mai. Vùng ảnh hưởng rất rộng lớn bao gồm 9/14 tỉnh miền Trung ảnh hưởng trực tiếp và khu vực Bắc Tây Nguyên. Trong đó 5 tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh nhất là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với rủi ro thiên tai cấp 4. Bốn tỉnh Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai chịu rủi ro thiên tai cấp 3.
Cụ thể, từ tối và đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13. Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 300-400mm/đợt, có nơi trên 450mm/đợt. Khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Theo báo cáo việc triển khai tổ chức sắp xếp bộ máy, dự kiến giảm 90 đầu mối cấp vụ ở Trung ương; 344 đầu mối cấp sở ở tỉnh; 1.235 đầu mối cấp phòng ở tỉnh; đối với các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, tinh gọn 215/284 đầu mối bên trong (giảm 43%); điều chuyển hơn 22.350 biên chế từ cấp huyện về công tác tại cấp xã.
Hơn 97% người dân được lấy ý kiến đồng tình về việc sắp xếp, sáp nhập Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và gửi gắm nhiều kỳ vọng, tâm tư.
Thời gian trôi qua thật nhanh, và David Beckham đã bước sang tuổi 50. Tuy nhiên bất chấp tuổi tác, cựu ngôi sao MU và Real không những duy trì mà còn không ngừng khuếch đại sự nổi tiếng toàn cầu.
Sáng 5/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm bệnh nhi trong vụ bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Nam Định.
2 lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng vắc xin dại sau phơi nhiễm, người đàn ông ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã tử vong.
Phim có các Nghệ sĩ Ưu tú nổi tiếng, cùng những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bất ngờ "hot" lại sau sự việc sinh viên vô lễ với cựu chiến binh.
Các đối tượng lừa đảo lợi dụng, đặc biệt là thủ đoạn tạo fanpage giả mạo các khách sạn nổi tiếng nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách.
Ngày 5/5, Công an Bình Thuận cho biết, Công an phường Phú Trinh( TP. Phan Thiết) phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh này vừa khám phá thành công vụ việc trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đất nước muốn phát triển thì phải đạt được những yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế… Muốn vậy phải đảm bảo đủ nguồn lực, tiếp tục cải thiện đời sống của nhân dân.
Để đảm bảo dòng máu hoàng gia, các thái giám phải trải qua quá trình thiến trước khi vào cung.
Cao điểm 30/4-1/5 vừa qua, lượng khách qua đường hàng không tăng trưởng mạnh. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, đơn vị đã khai thác gần 710 nghìn khách, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa ra quyết định đình nã đối với Nguyễn Ngọc Điệp (43 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) sau khi bị can này ra đầu thú hôm 25/4.
Ngay sau khi trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định khép lại với thất bại thuộc về đội chủ nhà, bầu Hiển đã xuống sân để chúc mừng đội khách, đồng thời bật mí, quê ngoại của ông cũng ở Nam Định.
Lực lượng chức năng phường Tân Thành cùng công an TP.HCM tổ địa bàn quận Tân Phú điều tra làm rõ vụ cháy tiệm thuốc tây lúc rạng sáng trên đường Vườn Lài.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè năm 2025 mặc dù không gay gắt như năm 2024 nhưng nắng nóng có khả năng gia tăng, đặc biệt trong các tháng 5 và 6, kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, giống như mọi người dân Nga khác, đôi khi ông muốn hướng về Chúa và nhớ lại lần đầu tiên ông quỳ xuống cầu nguyện trong vụ bắt giữ Nord-Ost.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định đã nhận trách nhiệm sau vụ việc bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu. Bước đầu, bệnh viện đã đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ vụ việc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai-Nguyễn Việt Sơn cho biết: “Giai đoạn 2020-2022 đã tiến hành khai quật 4 di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh, gồm: di tích Long Hưng, Tân Lại (TP Biên Hòa); Cầu Sắt, Suối Chồn (TP Long Khánh).
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất quy định về điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục Tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức. Đây là thành quả cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số.
Tháng 5/2025, The Pathway - tổ hợp căn hộ cao tầng sát biển đầu tiên tại Sầm Sơn, thuộc quần thể Sun Grand Boulevard, chính thức ra mắt các tòa tháp mới P2, P3. Đây là bước đi chiến lược, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí đẳng cấp của Sun Group tại đô thị biển hiện đại đang trên đà bứt phá mạnh mẽ.
Ngày 05/05/2025, VinFast công bố ra mắt dòng xe buýt điện cỡ nhỏ EB 6 cùng phiên bản xe chuyên chở học sinh (school bus) có thể tích hợp các công nghệ giám sát tiên tiến, giúp đảm bảo an toàn tối đa và không để xảy ra trường hợp bỏ quên học sinh trên xe.
Minh Thành Tổ Chu Đệ được biết đến trong lịch sử Trung Hoa là hoàng đế đã ra lệnh dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh, ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành nổi tiếng. Một trong những di sản ông để lại đến nay là Trường Lăng, nơi an nghỉ cho mình cùng một hoàng hậu duy nhất.
Loại rau này được biết đến như loại thảo dược có tính hàn, tân, khổ với tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc,...
Tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị nêu quan điểm chỉ đạo xóa bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam.
Một người dân ở Bình Định cho rằng, theo Bản đồ địa chính hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 thì gia đình sử dụng diện tích đất hơn 1.500 m2, nhưng Hội đồng GPMB của UBND TX.Hoài Nhơn xác định không còn m2 đất nào nên không bồi thường.
Sáng 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã chính thức công bố kế hoạch tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng Vòng loại Giải U23 châu Á 2026. Theo đó, buổi lễ sẽ diễn ra vào lúc 14h00 (giờ Việt Nam) ngày 29/5/2025 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur.
“Cải cách sâu rộng quản trị nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần “không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để”, thông điệp của người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.
Sáng 5/5, Công an phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, đang khẩn trương xác minh vụ việc tài xế bị hành khách hành hung trên đường Hoàng Thị Loan.