Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học được điều động giữ chức vụ mới
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học được Bộ Chính trị điều động giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội hôm nay, Gia Lai đang nổi lên là một điểm sáng trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; trong khi Bình Định là một điểm đến hấp dẫn nhất nhì khu vực miền Trung.
Theo thông tin trên báo Gia Lai, ngày 24/5/1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập.
Sự hình thành của tỉnh Gia Lai gắn liền với tiến trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh chống xâm lược của đồng bào các dân tộc Bắc Tây Nguyên.
Sau khi chính thức đô hộ Việt Nam (bằng hòa ước Giáp Thân 1884) thực dân Pháp từng bước áp dụng chính sách “chia để trị” đối với Gia Lai và đặt Gia Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên khác trực thuộc Trung Kỳ (miền cao nguyên Trung Kỳ).
Ngày 4/7/1905, theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương, vùng núi phía Tây tỉnh Bình Định, Phú Yên bao gồm toàn bộ khu vực cư trú của đồng bào Xơ Đăng, Bahnar, Jrai được lập thành một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Der. Tỉnh lỵ của Plei-Kou-Der được đặt tại một làng Jrai có tên là Pleiku.
Ngày 25/4//1907, Toàn quyền Đông Dương xóa tỉnh Plei-Kou-Der. Đất đai của tỉnh này được chia làm 2 phần, một phần lập thành đại lý hành chính Kon Tum, nhập vào tỉnh Bình Định; phần còn lại lập thành đại lý hành chính Cheo Reo nhập vào tỉnh Phú Yên.
Đồng bào Gia Rai làng Ớp (phường Hoa Lư, Tp. Pleiku, Gia Lai) biểu diễn cồng chiêng bên nhà rông truyền thống. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.
Ngày 9/2/1913, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định số 214 và 215, lập tỉnh Kon Tum trên cơ sở đất đai của tỉnh Plei-Kou-Der cũ gồm toàn bộ đại lý Kon Tum (tách ra từ tỉnh Bình Định), đại lý Cheo Reo (tách ra từ tỉnh Phú Yên) cộng thêm đại lý Đắk Lắk.
Ngày 24/5/1932, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách một phần đất phía Nam tỉnh Kon Tum (gồm đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo) để thành lập tỉnh Pleiku. Từ khi được thành lập đến Cách mạng Tháng Tám 1945, tên tỉnh giữ nguyên là Pleiku. Cách mạng Tháng Tám thành công, tên tỉnh được chính quyền cách mạng gọi là Gia Lai.
Ngày 15/4/1950, theo Nghị định số 7/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia-Kon. Sau Hiệp định Genève, tỉnh Gia-Kon lại được chia tách thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Những năm 1954-1975 vẫn giữ tên tỉnh là Gia Lai, nhưng địa giới hành chính của tỉnh có nhiều thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 245-NQ/TƯ về việc bỏ cấp khu, hợp tỉnh. Theo Nghị quyết này, tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành một tỉnh, tên của tỉnh mới là Gia Lai-Kon Tum.
Ngày 12/8/1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII, Gia Lai-Kon Tum tách thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum.
Gia Lai nổi lên như một điểm sáng về thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam/TTXVN.
Tỉnh Gia Lai hôm nay nổi lên như một điểm sáng về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Gia Lai xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong 3 thế mạnh cùng với công nghiệp chế biến và năng lượng tái tạo - du lịch nên được ưu tiên phát triển và mời gọi đầu tư.
Với Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, Gia Lai sẽ dành khoảng 120.000ha để thực hiện Đề án này với khát vọng xây dựng tỉnh trở thành trung tâm sản xuất rau quả lớn của cả nước.
Để hiện thực hóa khát vọng này Gia Lai hiện đang triển khai các dự án lớn và ưu tiên thu hút đầu tư.
Điển hình như dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đăk Đoa quy mô 459,04ha, tổng vốn đầu tư 1.490 tỉ đồng; dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Pleiku, quy mô 3 giai đoạn, diện tích 100ha với tổng vốn đầu tư 500 tỉ đồng...
Đến nay tỉnh Gia Lai đã thu hút được 258 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, qua đó đã hình thành nên 18 vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.500ha, tập trung vào các sản phẩm cây trồng có thế mạnh như: bơ, sầu riêng, thanh long, chuối, ớt, hồ tiêu, cà phê, rau, hoa, dược liệu.
Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bình Định, Bình Định là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm pa.
Đến nay, dấu tích văn hóa của thời kỳ nhà nước Chăm pa tồn tại trên đất Bình Định còn để lại vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng và trở thành đối tượng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ về Bình Định.
Tháng 7/1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định ngày nay. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn.
Năm 1651, dưới thời Nguyễn Phúc Tần, chúa cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Ninh. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn và vẫn được gọi suốt thời kỳ Tây Sơn.
Từ năm 1799-1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Một góc thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Cổng TTĐT UBND tỉnh Bình Định.
Đến năm 1885, Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon Tum còn thuộc về Bình Định.
Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành tỉnh độc lập.
Năm 1907, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định bãi bỏ tỉnh Plei-Kou-Der. Một nửa đất đai của tỉnh này cho sát nhập trở lại vào tỉnh Bình Định.
Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú. Năm 1921, thực dân Pháp tách tỉnh Phú Yên ra, lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Bình Định là tỉnh tự do hoàn toàn, là hậu phương chiến lược trực tiếp của chiến trường khu V, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
Trong suốt 20 năm (1954-1975), thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, quân và dân tỉnh Bình Định đã vượt qua vô vàn hi sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, kiên cường, bám đất, bám dân góp phần cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng quê hương vào ngày 31/3/1975.
Từ cuối năm 1975 đến năm 1989, tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình. Từ năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập trở lại.
Bình Định hiện là địa phương phát triển năng động ở miền Trung. Năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; 20/21 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Nổi bật là tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78%, hoàn thành kế hoạch đề ra là 7,5 - 8%, xếp thứ 26/63 địa phương cả nước, thứ 6/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; quy mô GRDP của tỉnh tương đương 5,3 tỷ USD, xếp thứ 25/63 địa phương cả nước, thứ 5/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. GRDP trên bình quân đầu người đạt 86,1 triệu đồng, vượt so kế hoạch là 85,3 - 85,7 triệu đồng.
Chỉ số phát triển công nghiệp (IPP) đạt 10%, vượt xa so với kế hoạch đặt ra ở mức 7 - 7,7%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.710 triệu USD, vượt so với kỳ vọng của tỉnh là 1.650 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 15.615 tỷ, đạt cao nhất từ trước đến nay. Toàn tỉnh có thêm 36.975 việc làm mới, vượt so với kế hoạch đặt ra là 32.500 việc làm mới. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới đạt 2,12%, vượt so với kế hoạch là 2%.
Theo wikipedia, tỉnh Plei Ku Der còn được viết là Plei-Kou-Derr hay Pleiku Derr, là một tỉnh cũ trong lịch sử Việt Nam, chỉ tồn tại trong 3 năm: 1904-1907.
Chị Đỗ Thị Dinh, chủ nông trại Rau thủy canh Thành Tâm xã Lộc An, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đang làm giàu nhờ mô hình trồng rau công nghệ cao.
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học được Bộ Chính trị điều động giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.
Sau khi được Ban Bí thư điều động tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, ông Đoàn Trung Kiên tiếp tục được HĐND tỉnh Tây Ninh bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND Tây Ninh, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chính phủ đề xuất cho phép cơ quan chức năng có thể tổ chức bán ngay tang vật, phương tiện vi phạm nếu không có điều kiện bảo quản hoặc việc lưu giữ có nguy cơ gây hại cho cộng đồng.
Xuất khẩu tôm, cá tra trong quý 1/2025 của Việt Nam mang về gần 1,4 tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ tôm, cá tra nhiều nhất của Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt gần 400 triệu USD.
Nestlé công bố đầu tư thêm 75 triệu USD (gần 1.900 tỷ đồng) để mở rộng nhà máy Nestlé Trị An (Đồng Nai) trong lễ kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam.
Đó là đề xuất của UBND TP.Hà Nội đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Ông Y Thanh Hà Niê K'Đăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị quyết định phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Người dân TP.HCM đang tìm kiếm những vị trí đẹp nhất để xem 10.500 drone bay trình diễn vào tối nay 28/4 bên bờ sông Sài Gòn.
Vô Đương phi quân mà Gia Cát Lượng xây dựng cho nhà Thục Hán trong giai đoạn chiến dịch Nam Trung đóng góp không nhỏ vào các chiến thắng trước Tào Ngụy và chỉ bị tiêu diệt trong những năm cuối thời nhà Thục.
Dịp lễ 30/4-1/5, sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón hàng trăm ngàn lượt khách. Trong đó, ngày cao điểm nhất, lượng khách qua sân bay này có thể lên đến 126.000 người.
Dự thảo Đề án sắp xếp, sáp nhập 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai đã được thông qua. Trung tâm hành chính của tỉnh Đồng Nai mới (sau sáp nhập) được đặt tại TP.Biên Hòa. Giai đoạn đầu, sẽ bố trí một số cơ quan có 2 trụ sở.
Hoàn thành việc xây dựng trạm thu phí là một trong các điều kiện để thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Nghệ sĩ Ưu tú Hồng Liên cho biết bà không thể quên lần biểu diễn ngoài trời ở cầu Hiền Lương những năm 1990, khi cả biển người phía dưới hòa theo ca khúc.
VEC tổ chức giao thông tạm thời trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Trong kỷ nguyên mới, hai tỉnh Thái Bình - Trà Vinh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống “đoàn kết thủy chung” để hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển vươn lên cùng kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từng được kỳ vọng là khu đô thị “kiểu mẫu” nhưng gần 10 năm nay, người dân tại khu đô thị Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội vô cùng bức xúc, lo sợ vì sống gần trung tâm cấp phát thuốc cho người nghiện, người nhiễm HIV, bệnh lao.
Theo Thể Thao 247, HLV Văn Sỹ Sơn đã thể hiện quyết tâm làm lại sau trận thua Hà Nội FC của Quảng Nam mới đây.
Trong vụ Công ty Cổ phần Dược phẩm MEDIUSA sản xuất, buôn bán thực phầm chức năng giả, theo tìm hiểu của phóng viên báo Dân Việt, Cty này còn có dấu hiệu nhái thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các doanh nghiệp hợp pháp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Dù giá sầu riêng đang biến động cũng như thị trường Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí nhập khẩu nhưng cây sầu riêng vẫn đang được nông dân Cần Thơ lên vườn, trồng mới.
Trước khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản tham quan Trưng bày ảnh về đất nước, con người và quan hệ tốt đẹp Việt-Nhật do Văn phòng Chính phủ phối hợp với TTXVN thực hiện.
Về vụ cháy nghiêm trọng khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương ở phố Định Công Hạ (quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội), Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao Giám đốc Công an TP, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.
Sáng nay (28/4), tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An) đang bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái, động vật hoang dã, trong đó có chim hoang dã, thực vật hoang dã nhiều chủng loài đa dạng ngay tại khu vực trung tâm. Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là vùng bồn trũng nội địa của Đồng Tháp Mười ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông thuộc địa giới hành chính huyện Tân Hưng.
Đến nay, 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô Hà Nội đã hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cũng như tên gọi xã, phường mới, với tỷ lệ thống nhất gần như tuyệt đối.
Cao tốc Vũng Áng - Bùng là công trình giao thông đột phá kết nối các vùng đất và xóa bỏ khoảng cách giữa các tỉnh miền Trung.
Chăm chỉ và kiên trì là đức tính đáng quý của 3 con giáp này. Đây cũng là bí quyết giúp họ chinh phục mọi thử thách và đạt thành công như mong đợi.
Hãng tin CNN ngày 27/4 đưa tin rằng, chính quyền Tổng thống Donald Trump phần lớn đã thất bại trong việc làm trung gian cho lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của Nga với Ukraine.
Tiếp tục điều tra, mở rộng chuyên án ma túy quy mô lớn, liên tỉnh, liên quan đến đối tượng Bùi Đình Khánh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục bắt thêm 8 đối tượng, nâng tổng số đối tượng đã bị bắt giữ lên 13; thu giữ thêm nhiều tang vật, phương tiện liên quan đến vụ án.
HLV Chu Đình Nghiêm không giấu được sự tiếc nuối khi Hải Phòng thất bại 0-1 trước HAGL trên sân Pleiku.
Có 6 tiêu chí làm căn cứ sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định là hai điều kiện then chốt. Các tiêu chí này được quy định ra sao? Liệu các tỉnh miền núi và đồng bằng có sự khác biệt lớn? Những điểm đáng chú ý trên sẽ được làm rõ ngay sau đây.