Ngoại trưởng Lavrov chuyển thông điệp của ông Putin tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ hy vọng duy trì tiếp xúc với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Năm 2024, có thể nói ngành Nông nghiệp thực hiện Kế hoạch trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; trong đó có yếu tố tác động mạnh của biến động thị trường, của thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán, mưa bão tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền Trung, xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành phố phía Nam; đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) đã gây gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh phía Bắc; tuy nhiên, với tinh thần "trách nhiệm, chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả"; nhất là sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân và đồng thuận của cả xã hội… ngành Nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để đẩy mạnh sản xuất phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất.
Các khách mời tham gia Tọa đàm “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”
Nông nghiệp Việt Nam vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng; nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh, chủ lực tiếp tục được mở rộng thị trường. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã đạt nhiều kỷ lục mới. Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà.
Nhằm nhìn lại một năm 2024 nhiều sóng gió với tác động của thiên tai, đánh giá tiềm năng, cơ hội và thách thức của nông lâm thủy sản Việt trong năm 2025, hôm nay, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ NNPTNT tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới". Tọa đàm được tường thuật trực tuyến trên trang danviet.vn và các nền tảng số của báo Nông thôn Ngày nay.
Các khách mời tham gia tọa đàm:
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT)
- Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT)
- Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, (Bộ NNPTNT)
- Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Nói về cơ hội trong năm 2025 để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, các nhà quản lý, chuyên gia đều chung nhận định: Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn.
Ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh: Thực lòng chúng tôi ở Văn phòng SPS rất lo lắng, chỉ mong mỗi ngày không có cảnh báo gì. Tuy nhiên, thực tế lại gần như thường xuyên có cảnh báo.Chúng ta đã đạt kỷ lục rồi, có sự đột phá nhưng làm sao để phát triển bền vững. Trái đất của chúng ta có sức chứa nhất định, không thể chạy mãi chạy mãi mà không biết điểm dừng ở đâu. Với mục tiêu Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới, chúng ta đã cố gắng về sản lượng nhưng không thể bỏ quên chất lượng. Hai vấn đề này phải luôn song song với nhau. Đặc biệt, người nông dân - lực lượng trực tiếp sản xuất cần phải đặc biệt quan tâm vấn đề này. Nếu chúng ta cứ mải mê tăng trưởng, không cẩn thận lại rơi vào cái bẫy chạy theo sản lượng. Về xu thế trong thời gian tới, hiện nay chúng ta đang hoàn thiện và nâng cấp SPS khu vực ASEAN, SPS với Trung Quốc, SPS với Canada… Tôi thấy hầu hết các nội dung SPS đều ngày càng nâng cao, câu chuyện an toàn thực phẩm sẽ là câu chuyện mà các quốc gia ngày càng nâng cao về chất lượng. Đây sẽ là xu thế tất yêu của thế giới. Hai chuyến tàu phải chạy song song với nhau, không thể khác được.Hi vọng năm 2025, xuất khẩu sẽ có nhiều cái mới nhưng quan trọng nhất là phải lập được kỉ lục về chất lượng.
Trên cơ sở thắng lợi của năm 2024, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng triển vọng năm 2025 của xuất khẩu thủy sản rất khả quan:
Ngày 23/12, chúng tôi sẽ tổ chức lễ tổng kết mốc sự kiện xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD. Qua sự kiện này chúng tôi sẽ đúc kết kinh nghiệm để định hướng xuất khẩu cho năm 2025.Vừa qua Mỹ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh với Việt Nam, chúng tôi đang chờ thêm kết quả của DOC, các nước khác như Ấn Độ, Ecuador... cũng đang như chúng ta. Chính bởi cạnh tranh toàn cầu sẽ là cơ hội để chúng ta thay đổi và thực hiện các quy định tốt để xuất khẩu tốt hơn. Cá tra chúng ta có 8 doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ, cá tra Việt Nam sang bên đó bị kiểm soát chống bán phá giá nên giá cao.
Đại diện VASEP kỳ vọng ngành thủy sản sẽ cố gắng duy trì mức tăng trưởng 10-15% trong năm 2025.
Đó là động lực để chúng ta thay đổi nhận thức và thực hiện các quy định mới của các thị trường để xuất khẩu thuận lợi. Từ năm 2023 đến nay các ngân hàng có ba gói tín dụng cho thủy sản, giờ đang thực hiện 60.000 tỷ đồng cho các đơn vị vay ưu đãi... Đây là chính sách, cơ hội cho doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch sản xuất, xuất khẩu trong năm tới. Năm nay chúng ta tăng trưởng 13%, từ các cơ hội mà chúng ta đang có, năm tới chúng tôi dự báo và cố gắng duy trì mức tăng trưởng được 10-15% tương ứng với mức khoảng trên 10 tỷ USD.
Chúng tôi muốn truyền thông điệp đến các đơn vị xuất khẩu thủy sản trong năm 2025 rằng: Chúng tôi tin các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn và đồng hành với địa phương, nhà nước, sẽ mở cửa thị trường, cùng nhau tháo rào cản... phù hợp, hiệu quả hơn. Qua đó giúp đưa tiếng nói, mong muốn của mình, của các doanh nghiệp đến với các bên liên quan.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam: Thuỷ sản là ngành hàng gắn với cả sản xuất và xuất khẩu, do đó việc đầu tiên trong năm 2025 cần chuẩn bị, đó là thuế. Sau các định kì ngành thuế sẽ có các thanh kiểm tra, sẽ nảy sinh các bất cập, do đó Hiệp hội đề nghị ngành thuế quan tâm tới lĩnh vực thuỷ sản, bởi đây là ngành có đặc thù riêng. Đơn cử, khi kiểm tra ngành thuế có yêu cầu cung cấp cả những bảng kê về tàu thuyền từ 10 năm trước, điều này khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để đáp ứng bởi đã 10 năm thì các chủ tàu khó có thể nhớ được con số hay là nhận được sự hợp tác của họ.
Liên quan đến lĩnh vực khai thác biển, hiện nay các cấp ngành địa phương đều tập trung thực hiện quy định về IUU, doanh nghiệp là khâu cuối mua hàng để xuất khẩu sang châu Âu nhưng khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin, xác định lô hàng này có sạch để mua không, có đầy đủ giấy tờ hay không cũng còn bất cập. Doanh nghiệp mua cá khi tàu đã cập bến thì làm sao biết được tàu đó đi những lộ trình nào? Doanh nghiệp mua cá nhưng không được cấp giấy xác minh lộ trình cho lô hàng nên quá trình xác minh lô hàng cũng nảy sinh bất cập.
Tương tự, ngành hàng cá ngừ mấy năm trước chỉ loanh quanh 600-700 triệu USD nhưng năm nay tiệm cận 1 tỷ USD. Nhưng điểm nghẽn của ngành hàng này hiện nay nằm ở Nghị định 37/2024/NĐ-CP, trong đó quy định với cá ngừ vằn được phép khải thác phải từ 0,5m trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi cá ngừ, tránh khai thác cá kích thước quá nhỏ, tuy nhiên thực cá có kích thước trên 0,5m chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong 1 mẻ lưới. Mà khi không đủ kích thước quy định doanh nghiệp không mua, ngư dân sẽ không bán được cá. Các nước có nghề khai thác cá ngừ cũng chỉ quy định mùa vụ khai thác chứ không quy định kích thước. Do đó, chúng tôi rất mong muốn sửa đổi quy định ở nghị định này để tạo động lực cho ngư dân bám biển khai thác, tăng sản lượng.Tiếp đó với mặt hàng tôm, cá tra, hiện đang bị cạnh tranh rất quyết liệt bởi các thị trường Ecuador, Ấn Độ, Indonesia… Chỉ riêng 2 mặt hàng này thôi đã đem về cho chúng ta hàng tỷ USD.
Chúng ta có duy trì được vị thế trên thị trường hay không là nằm ở vấn đề nguyên liệu. Vậy làm sao người dân nuôi cá, nuôi tôm có thể tiếp cận được nguồn vốn để duy trì sản xuất; có được con giống có chất lượng tốt nhằm góp phần giảm giá thành, rất mong có sự hỗ trợ của tín dụng, quy hoạch nuôi trồng, đẩy mạnh khâu sản xuất giống… nhằm giúp nông dân và ngư dân có động lực để duy trì sản xuất, góp phần rất quan trọng cung cấp nguyên liệu vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Mặc dù đã dành được rất nhiều kết quả quan trọng trong xuất khẩu nông lâm thủy sản, nhưng những thách thức với xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn còn rất nhiều. Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, những khó khăn, thách thức về mở cửa thị trường, nhất là nhiều nước đang có xu hướng nâng cao thách thức đó. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển.
Về phía chúng ta, do sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chuỗi liên kết còn rời rạc nên để đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh về chi phí logistic, hạ tầng, kho lạnh còn chưa đáp ứng được. Thách thức lớn trong giai đoạn tới, tôi cho rằng nằm ở sự tăng trưởng. Sau 3 năm tăng trưởng "nóng", có thể thấy nguy cơ vi phạm quy định đang hiển hiện trước mắt khi mà các doanh nghiệp đua nhau mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng sản lượng xuất khẩu mà lại buông lỏng kiểm soát chất lượng. Trong khi chỉ một vài vi phạm nhỏ có thể ảnh hưởng tới cả lô hàng.
Do đó, năm 2025, tôi cho rằng chúng ta không nên kì vọng quá vào sự tăng trưởng của ngành trái cây mà nên chú trọng tăng cường sức khoẻ của ngành; tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững, nâng cao chất lượng… Đã đến lúc chúng ta không nên chủ quan với việc tăng kim ngạch con số mấy chục phần trăm như những năm vừa qua, mà chúng ta lại không để tâm rằng các đối thủ của chúng ta không đứng yên. Họ cũng luôn luôn cải thiện vị trí của họ trên thị trường, cạnh tranh với Việt Nam. Do đó, về phía các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững, tức động của biến đổi khí hậu, tăng cường chứng nhận về trách nhiệm xã hội, môi trường…
Với lĩnh vực trồng trọt, những thách thức trong năm 2025 theo ông Nguyễn Quốc Mạnh sẽ rất khó lường trước, nhất là vấn đề thiên tai, biến đổi khí hậu. Để chủ động ứng phó với những khó khăn như vậy, năm 2025 ngành trồng trọt sẽ luôn luôn quan tâm, hướng dẫn sớm việc phòng ngừa. Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2025, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ nặng hơn năm 2024.
Hiện Cục Trồng trọt đã có văn bản gửi các địa phương để cách báo, có biện pháp kịp thời, đặc biệt trong công tác chỉ đạo sản xuất. Ngoài ra, các địa phương ở ĐSBCL sẽ tập trung vào triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Đối với cây trồng khác, cao su và cà phê sẽ thực hiện bằng được việc đáp ứng đầy đủ quy định chống phá rừng (EUDR) của châu Âu, Bộ NNPTNT, Cục Trồng trọt sẽ có hướng dẫn đến các địa phương thời gian sớm nhất.Đối với nhóm cây ăn quả, các tỉnh miền Trung và phía Bắc sẽ tập trung kéo dài thời gian thu hoạch. Ngoài ra, tập trung sản xuất trồng trọt đối với các cây trồng phát thải thấp.
Dưới góc độ cơ quan đầu mối quốc gia tiếp nhận các thông báo thay đổi biện pháp SPS của các nước nhập khẩu, ông Ngô Xuân Nam đánh giá: Hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đều đã có các bộ phận kỹ thuật rất chuyên nghiệp để nhanh chóng tiếp cận với các thông tin thay đổi thị trường của cơ quan chức năng, còn lại các doanh nghiệp khác tôi cho rằng chúng ta nên phân loại: Doanh nghiệp tiếp cận tốt là các doanh nghiệp lớn, DN chưa tiếp cận tốt là các doanh nghiệp nhỏ.
Nhóm doanh nghiệp thứ 2 này sẽ là nguy cơ vi phạm cao khi chưa đáp ứng kịp với các thay đổi của thị trường xuất khẩu.Thực tế hiện nay, để nhóm các doanh nghiệp này tiếp cận các quy định thay đổi của thị trường cũng đang là vấn đề khá khó khăn. Văn phòng SPS Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các Cục, từ vài năm trở lại đây mới chuyển giao thông tin được đến 63 tỉnh thành nhưng từ các Sở của các tỉnh thành này mà đến được với các doanh nghiệp cũng là vấn đề.
Chúng ta chưa có hệ thống chuyển đổi để làm việc này. Việc liên quan kết nối chưa thông suốt này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân khi tiếp cận các quy định thay đổi của thị trường, khi không tiếp cận thay đổi thông tin thị trường thì vi phạm rất dễ xảy ra. Cũng do chưa thông suốt được từ Trung ương, địa phương, đến doanh nghiệp và nông dân nên chúng ta sẽ phải khắc phục cái này trong thời gian tới, vì điều này tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp và tới xuất khẩu.
Tôi chỉ nhắc lại việc gỡ được quy định về ruồi đục quả trong xuất khẩu sầu riêng là khắc phục được khó khăn rất nhiều trong quá trình canh tác, dân đỡ mất thời gian, mất tiền, nếu thị trường gỡ các quy định BVTV, chât cấm, mà chúng ta thông tin kịp như ruồi đục quả này thì bà con, doanh nghiệp không thể vi phạm. Thông thường các quy định SPS vẫn lấy ý kiến trong 60 ngày thì mới cấm, trừ những gì nguy cấp thì mới cấm ngay, chúng ta có thời gian để chuyển đổi, nhưng phải có cơ chế tiếp cận tốt thì mới làm được.
Để đáp ứng các quy định SPS về các chất phụ gia, chất cấm như tôi nói vẫn là câu chuyện liên kết, giúp đỡ, chúng ta phải có vùng nguyên liệu rõ nguồn gốc, cái nà cần khắc phục sớm, bởi nếu không có vùng nguyên liệu tốt, có thể 1 lô vi phạm sẽ ảnh hưởng cả 1 lô hàng lớn của DN. Qua thực hiện SPS, DN rất khó, nếu không có vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn.
Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản, việc đáp ứng các thay đổi của từng thị trường cũng luôn là vấn đề nóng, được các doanh nghiệp quan tâm, theo dõi chặt chẽ. Theo ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký VASEP: Khi các thị trường hàm ý có sự thay đổi, hầu hết đều có sự tác động tới sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản chúng ta, nhất là với các doanh nghiệp.
Theo quan sát của chúng tôi, sau 20 năm ngành thuỷ sản hội nhập thì sự thay đổi đáng kể nhất là các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm, sau đó là trách nhiệm với môi trường, xã hội. Để xuất khẩu các lô hàng thuỷ sản tới thị trường lớn, ngoài những quy định của thị trường bắt buộc chúng ta phải tuân thủ thì bây giờ cần có thêm các chứng nhận bền vững, mà các yêu cầu này là của hầu hết người mua hàng, giới bán lẻ. Ví dụ người mua hàng châu Âu yêu cầu phải có chứng nhận ASC…
Về phía nhà xuất khẩu, chúng ta phải có sự chuẩn bị cho các thay đổi đó. Hiện nay, châu Âu, Mỹ, Nhật là các thị trường có doanh số đứng top 3 trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và các thị trường này đều có các yêu cầu về quản lý tài nguyên, yêu cầu phải chứng nhận thuỷ sản có nguồn gốc khai thác hợp pháp, quản lý và trách nhiệm.
Đến nay, cùng với hệ thống của ngành ngành nông nghiệp, Văn phòng SPS, thì Hiệp hội VASEP đã có sự chuẩn bị cho các yêu cầu đó.Các chuỗi cung ứng phải có trách nhiệm tự chuẩn bị, mà liên quan nhiều nhất là yêu cầu phát triển bền vững ESG, vì vậy các doanh nghiệp phải tự nhận thức được vấn đề này và phải thay đổi để thích ứng.
Đối với lĩnh vực thuỷ sản, chúng tôi nhận thấy số lượng hồ sơ đi kèm với lô hàng ngày càng nhiều hơn, từ các giấy tờ chứng minh an toàn thực phẩm, cho tới các chứng chỉ về ESG, môi trường, xã hội… Tôi cho rằng, trong tương lai những ngành kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là gắn với sức khoẻ con người sẽ luôn phải đương đầu với những yêu cầu khắt khe đó. Song nếu có sự chuẩn bị thì tôi tin rằng doanh nghiệp sẽ đáp ứng tốt.
Trả lời câu hỏi về việc các doanh nghiệp thuỷ sản đã và đang chuyển đổi như thế nào? ông Nam chia sẻ: Về góc độ thông tin, hiện nay chúng ta đang trong thế giới phẳng nên thông tin cập nhật rất nhanh, phía các doanh nghiệp hầu hết rất chủ động với những thông báo quy định mới của thị trường, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước.
Trả lời câu hỏi về những thách thức của ngành trồng trọt trong năm tiếp theo, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, thị trường luôn biến động, để thích ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường, thời gian qua, Bộ NNPTNT, Cục Trồng trọt đã có Chỉ thị, văn bản hướng dẫn cụ thể các địa phương, người nông dân thận trọng trong việc mở rộng diện tích mà nên chú trọng vào phát triển và đảm bảo chất lượng nông sản. Tuy nhiên có một thực tế là việc tăng trưởng diện tích, tái canh, trồng mới là quyền lợi hợp pháp của người nông dân, cơ quan quản lý hay ngành chức năng khó có thể can thiệp được.
Do đó, theo ông Mạnh, các Hiệp hội, ngành hàng, Văn phòng SPS Việt Nam cần thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, sản lượng, quy định mới để các địa phương, bà con nắm được và kịp thời điều chỉnh, đáp ứng theo đúng quy định. Cũng theo ông Mạnh, trước biến động của thị trường, hiện nay, giá cả mặt hàng nào đó tăng cao, ắt sẽ phát triển nóng. Ví dụ như cây hồ tiêu và hiện nay là sầu riêng. Sau 3 năm, diện tích sầu riêng tăng gấp đôi, hết năm 2024 ước 168.000ha. Tại ĐBSCL sầu riêng là cây rất "mẫn cảm" với xâm nhập mặn, do vậy khuyến cáo không mở rộng diện tích ở những khu vực bị xâm nhập mặn. Hay đối với cây cà phê Robusta rất cần tưới, bởi vậy mở rộng diện tích ở khu vực không thuận lợi về nước tưới có nước… sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trả lời câu hỏi về đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực trồng trọt, ông Nguyễn Quốc Mạnh cho biết, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng chất lượng là đương nhiên khi xuất khẩu các sản phẩm.
Hiện nay, các nhà nhập khẩu lớn rất quan tâm đến câu chuyện, cách làm ra sản phẩm như bảo vệ môi trường, mô hình sinh thái, an toàn lao động... đều được họ đúc kết đưa vào quy định nhập khẩu sản phẩm.Về trồng trọt chúng ta quan tâm đến Luật chống phá rừng của EU, ngay sau khi có dự luật, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã triệu tập một cuộc họp để triển khai ngay.
Ngay sau khi EU ban hành đạo luật, Cục Trồng trọt phối hợp với tổ chức quốc tế, các cơ quan của Bộ xây dựng xong cơ sở duy liệu truy xuất nguồn gốc đến từng vườn. Hôm thứ 2 vừa qua, Cục đã trình cơ sở dữ liệu về Bộ để duyệt và vận hành, Cục đang làm hướng dẫn và đưa về các địa phương, trong đó có 2 cây trồng chính là cau su, cà phê. Từ cơ sở dữ liệu này, các địa phương có thể hướng dẫn xây dựng truy xuất nguồn gốc... để dấp ứng được quy định của EU.
Chúng tôi hi vọng, còn một năm 2025, khi đạo luật lùi lại 1 năm, chúng ta có thể vận hành trơn tru và có đầy đủ thông tin để triển khai và thực hiện thành công các quy định trong đạo luật.
Với ngành hàng cao su, cà phê... các hiệu hội đều đã tiếp cận được cơ sở dữ liệu nhưng bà con nông dân còn gặp khó khăn, chúng tôi khuyến cáo bà con cần dựa vào các quy định hướng dẫn của các địa phương để thực hiện thuận lợi. Hiện các hộ dân có thể tự chủ động điền thông tin.... Khi chúng ta nộp hồ sơ xuất khẩu, EU sẽ định vị từng vườn, tọa độ, vị trí cụ thể để kiểm tra, họ xem tọa độ xem vườn đó có nằm trong khu mất rừng không, nếu đáp ứng được thị trường này sẽ nhập sản phẩm của chúng ta ngay. Các hộ nhỏ và vừa cũng cần thành lập HTX giúp nông dân truy xuất nguồn gốc được sản phẩm, đáp ứng được các quy định để sản xuất được các sản phẩm xuất khẩu hiệu quả.
Một trong những thành tựu của ngành nông nghiệp trong năm qua là chúng ta đã thành công trong việc ký kết nghị định thư để mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, nói về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Hiếu khẳng định:
Có thể nói thuận lợi lớn nhất trong đàm phán ký kết nghị định thư để mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu thời gian qua, đó là chúng ta có những sản phẩm tiềm năng, đặc sản thế mạnh để xuất khẩu. Bởi không có sản phẩm tốt thì chúng ta không thể có đàm phán được.
Thứ nữa là Nhà nước cũng dành nguồn lực lớn cho công tác đàm phán mở cửa thị trường. Chúng tôi đã có những chuyến công tác làm việc tới các nước xuất khẩu để tìm hiểu thị trường, trau dồi các kỹ năng đàm phán hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất nông nghiệp hiện nay của chúng ta đã được cải thiện nhiều, chúng ta tự tin đưa sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường, điều này cũng tạo thuận lợi lớn khi chúng ta đàm phán đẩy mạnh xuất khẩu.
Cuối cùng các chương trình rải vụ, tái canh đem đến lợi thế cho các sản phẩm của chúng ta trong công tác đàm phán. Kinh nghiệm của chúng tôi cũng tạo sự tự tin, xây dựng được các hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho công tác đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên không phải không có những thách thức, tôi chỉ nói, muốn cạnh tranh trong xuất khẩu chúng ta phải có sản phẩm độc đáo, riêng biệt. Sản phẩm độc đáo riêng biệt đó khiến cho điều kiện đáp ứng thị trường của ta khác với các sản phẩm của các nước khác, khó có mô hình nào để chúng ta có thể áp dụng mà chúng ta phải tự chủ động để làm, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Các nước nhập khẩu cũng ngày càng tăng mức độ quản lý, quy định thay đổi liên tục, gây khó khăn trong nắm bắt của người sản xuất, tạo sức ép và nguy cơ không nắm bắt và tuân thủ được các quy định của chúng ta. Ngoài ra khó khăn nữa của ta là sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có sản phẩm đồng đều, chưa có nguồn hàng lớn.
Ông Hiếu cũng nhấn mạnh: Thời gian tới công tác đàm phán mở cửa thị trường còn khó khăn khi chúng ta chưa có sản phẩm mới để có thể đẩy mạnh xuất khẩu nên chúng ta sẽ phải sớm có chiến lược phát triển các sản phẩm mới trong đàm phán sắp xuất khẩu sắp tới.
Sầu riêng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp năm 2024.
Ông Hiếu dẫn chứng: quá trình đàm phán xuất khẩu sầu riêng đông lạnh nói riêng và các nông sản khác sang thị trường Trung Quốc nói chung, phía Cục BVTV đã thống nhất được những điều khoản thoả thuận vừa phù hợp với những quy định của nước bạn, những cũng phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của Việt Nam, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, HTX, người dân… cả về chi phí đầu vào lẫn thủ tục hành chính.
Chúng ta có thể rút ngắn đàm phán về các đề xuất, nhưng nếu điều này chưa phù hợp với sản xuất của ta thì ý nghĩa của việc rút ngắn này không nhiều. Do đó, với bất kỳ sản phẩm nào đàm phán đều phải có tìm tòi từ trước, chúng tôi chủ động tìm hiểu sản phẩm đó ở ta sản xuất như thế nào, đâu là biện pháp tối ưu, ngoài ra tìm hiểu quy định nước nhập khẩu để xem họ đưa ra quy định thế nào để sẵn sàng đàm phán.
Chúng ta có thông tin, nhưng chưa có dữ liệu thì phải củng cố dữ liệu để làm căn cứ cho việc đàm phán, đôi khi thay đổi nhỏ trong quy định xuất khẩu nhưng mang lại lợi ích rất lớn.Tôi chỉ ví dụ: Trung Quốc yêu cầu quản lý vườn sầu riêng dịch hại thấp, ruồi đục trái, đây là bệnh phổ biến ở VN, vậy ta ứng phó thế nào? Chúng tôi đã cung cấp cho họ các thông tin rằng, ruồi không tấn công trái sầu riêng, mà chúng ta chỉ cần một thay đổi nhỏ là kiểm soát quả sầu riêng, quả nứt đưa ra khỏi chuỗi xuất khẩu là kiểm soát được ruồi này, và Trung Quốc đã chấp nhận, chúng ta giảm được chi phí, công sức để xử lý ruồi đục trái này, không phải ghi chép để mất thời gian, tôi nói ví dụ nhỏ này để cho thấy chúng ta chủ động tìm hiểu, đàm phán thì sẽ rất tốt.
Dù đạt được nhiều kết quả trong xuất khẩu nông lâm thủy sản nhưng năm 2024 các thị trường xuất khẩu cũng liên tục có nhữngthông báo thay đổi các quy định về an toàn thực phẩm và An toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) "trong nhập khẩu nông lâm thủy sản. Nói về vấn đề này, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay:
Chúng ta rất tự hào về nông nghiệp của Việt Nam, tuy nhiên để vào được các thị trường khó tính là cả một vấn đề và quá trình nỗ lực. Chúng ta muốn xuất khẩu được không chỉ dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng được theo các quy định của các thị trường. Có sản phẩm, chúng ta phải mất nhiều năm đàm phán và nỗ lực của nhiều đơn vị để đạt được được các quy định của thị trường mới mở cửa, xuất khẩu được sản phẩm.
Tình hình xuất khẩu trong năm 2024, cũng như nhiều năm trước, chúng tôi đánh giá là xu thế chung của thế giới. Hầu hết thành viên của WTO cũng như thị trường khác đưa ra nhiều quy định trong nhập khẩu sản phẩm. Không phải quy định nào cũng nghiêm ngặt, hoặc có nước cũng nới lỏng quy định... Nhưng làm sao chúng ta phải tiếp cận được các quy định về an toàn thực phẩm, đây là điều bắt buộc. Chính vì thế WTO đã thành lập cả một ủy ban về an toàn thực phẩm.
Theo thống kê của chúng tôi, trong năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm, bình quân 1 ngày văn phòng SPS phải ra 3 thông báo, có thông báo ra hàng trăm trang. Quy định về dư lượng thuốc BVTV với các sản phẩm khác, như thanh long, cà phê... đều khác. Ví dụ, trong tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo về thuốc BVTV, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần. Tổng số thông báo, chủ yếu rơi vào các thành viên của WTO mà chúng ta đang có giao dịch như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng có một số thay đổi.
Trước thay đổi đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định để chỉ đạo Bộ NNPTNT và các bộ ngành, địa phương thực hiện ngay để đảm bảo đúng theo các quy định đưa sản phẩm xuất khẩu thuận lợi. Ngay sau đó, Bộ NNPTNT đã phê duyệt quyết định 2998 (Quyết định 2998/QĐ-BNN-CCPT Kế hoạch triển khai của Bộ NN&PTNT thực hiện Đề án SPS), đến nay hầu hết các địa phương đã vào cuộc kịp thời.
Dù thay đổi thị trường như vậy nhưng chúng ta đã vào cuộc kịp thời. Hầu hết các DN, nông dân đều đáp ứng được, chỉ có một số ít còn chưa tiếp cận, chưa nhận thức hết được nhưng đây là "con sâu làm giàu nồi canh", chúng ta cần phải tuyên truyền, tiếp tục vận động và yêu cầu các trường hợp này thay đổi để đáp ứng được các quy định trong sản xuất, xuất khẩu.
Trả lời câu hỏi đâu là động lực để các doanh nghiệp ngành thủy sản đạt được con số tăng trưởng này, ngành hàng nào có sự bứt phá ngoạn mục nhất sau năm 2023 khá trầm lắng, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết:
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản đến từ 2 điểm nhấn, đó là sản phầm từ nuôi trồng và sản phẩm khai thác. Ngay từ đầu năm 2024 các doanh nghiệp và địa phương đã tập trung mở cửa thị trường, trong đó VASEP phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công thương để mở thị trường trọng điểm như: Mỹ, châu Âu… điều này đã tác động đáng kể đến các thị phần xuất khẩu, từ đó đạt được giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD. Những sản phẩm đang chiếm ưu thế đó là tôm khi giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD, tăng gần 17% so với 2023. Thứ hai, đó là xuất khẩu cá ngừ khi chúng ta đã tận dụng rất tốt hạn ngạch 11.500 tấn/năm từ thị trường châu Âu.
Năm 2024 ngành trồng trọt chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là cơn bão số 3 – YAGI nhưng cũng là năm ngành trồng trọt tiếp tục gặt hái được nhiều thành công với nhiều mặt hàng nổi bật, như trái cây đạt khoảng 7 tỷ USD; gạo, cà phê, hạt điều,… tiếp tục lập thành tích mới trong xuất khẩu.
Nói về công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất để có được những thành tựu ấn tượng trên, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng:
Đối với lĩnh vực trồng trọt, ngay từ những ngày đầu năm 2024, chúng tôi đã xác định đây là năm Giáp Thìn, theo quy luật thì vấn đề thiên tai dịch bệnh dự báo sẽ có diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng tôi đã định hướng sớm, chỉ đạo các địa phương tập trung chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để ứng phó với các vấn đề thiên tai, dịch bệnh sẽ xảy ra. Cụ thể ngay từ đầu năm, hạn hán xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã xảy ra tương đối căng thẳng; tiếp đó là hạn hán ở Tây Nguyên. Nhưng do chúng ta có sự chuẩn bị tốt và sớm nên không bị ảnh hưởng nhiều, với sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn đạt kế hoạch đề ra, sản lượng lúa đạt khoảng 43 triệu tấn, giúp đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.
Đối với Tây Nguyên – khu vực tập trung các loại cây công nghiệp với diện tích lớn, dự báo hạn hán sẽ có tác động mạnh, nhưng do có dự báo sớm và chuẩn bị trước nên thực tế không bị thiệt hại nhiều. Đối với cây cà phê, năng suất vẫn đạt trung bình 29 tạ/ha, không thay đổi nhiều so với niên vụ trước nhưng sản lượng tăng lên, giúp xuất khẩu cà phê đạt con số 1,2 triệu tấn. Rõ ràng với sự chuẩn bị từ đầu năm nên chúng ta có thể thấy thiên tai không gây ảnh hưởng nhiều. Riêng với cơn bão Yagi, các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại rất nhiều, với khoảng 284.472ha lúa bị ngập úng; 61.114 ha cây hoa màu bị ngập úng; cây ăn quả có khoảng hơn 39.000ha bị ngập… Thiệt hại do cơn bão này đã gây tác động mạnh tới các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng.
Ngay lập tức, công tác chỉ đạo khắc phục sản xuất từ Trung ương tới địa phương đã được triển khai rất tốt. Trước mắt là giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra, thứ 2 bắt tay ngay vào sản xuất vụ đông nhằm đảm bảo lượng hàng hoá cho cuối năm và Tết Nguyên đán. Rõ ràng thành quả đó không phải là sự ngẫu nhiên mà do chúng ta đã có sự chuẩn bị, chủ động từ đầu năm.
Năm 2024, xuất khẩu gạo chắn chắn đạt 8 triệu tấn.
Nói về con số 8 triệu tấn trong xuất khẩu gạo, ông Mạnh cho hay: Thực tế để có được con số đó, công tác chuẩn bị, chỉ đạo sản xuất phải bắt đầu từ rất lâu, như công tác mở cửa thị trường cũng vậy. Ví dụ năm nay xuất khẩu lúa gạo có thể xấp xỉ 9 triệu tấn, giá trị kim ngạch 5-6 tỷ USD. Để có được con số này, từ nhiều năm nay ngành lúa gạo nước ta đã chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất lúa gạo chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và đạt được nhiều thành quả, bền bỉ trong thời gian dài. Qua đó cho thấy các định hướng của chúng ta rất đúng đắn, góp phần nâng cao giá trị lúa gạo của Việt Nam.
Thứ 2, do hạn mặn ở ĐBSCL thường xuyên xảy ra nên Cục Trồng trọt đã đẩy sớm vụ đông xuân. Giải pháp này giúp né tránh được hạn và xâm nhập mặn, sản xuất lúa gạo nhờ đó đảm bảo năng suất và sản lượng, đặc biệt chất lượng tăng lên nên thành quả xuất khẩu gạo cũng ngày càng tăng.
Với nhóm cây ăn quả, 10 năm trước, Bộ NNPTNT đã có một chương trình rất hay, đó là thành lập Ban chỉ đạo rải vụ trái cây, tạo động lực để xuất khẩu trái cây được kết quả như hiện nay. Ví dụ ĐBSCL đã có thể thu hoạch trái cây quanh năm, đây là lợi thế mà không phải nước nào cũng có được. Thứ hai là chương trình tái canh cà phê, trước đây năng suất cà phê chỉ khoảng 2,2 tấn/ha, diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh nhiều rất lớn. Bộ NNPTNT đã xác định diện tích cần tái canh là 122.000ha, ban đầu triển khai rất khó khăn nhưng khi quyết tâm cùng với các chính sách hỗ trợ nông dân hiệu quả, cuối cùng chúng ta đã tái canh được 155.000ha. Sau khi tái canh, đến giai đoạn diện tích này được thu hoạch lại trùng với giai đoạn giá cà phê tăng cao, do vậy hiệu quả từ chương trình tái canh mang lại rất cao. Đó là nhờ những chủ trương mà chúng ta đã triển khai từ nhiều năm trước.
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD , tăng 53,1%.
Đây là kết quả của quá trình nỗ lực chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, chuyển đổi xanh; là kết quả của quá trình đàm phán, mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản chủ lực, điển hình như sầu riêng, dừa, tổ yến…
Nói về những thành tích nổi bật của ngành trong năm qua, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) nhấn mạnh:
Có thể nói con số tổng kết 11 tháng của xuất khẩu nông lâm thủy sản khá bất ngờ, tôi chỉ ví dụ 11 tháng riêng kim ngạch xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2023 tới 1 tỷ USD, rất ấn tượng, con số tổng kết kim ngạch xuất khẩu rau quả cách đây 2 năm chỉ là 3,4 tỷ USD thôi, con số hiện nay đã tăng gấp đôi, điều này phản ánh cả quá trình phát triển và mở cửa thị trường chứ không chỉ trong một hay hai năm.
Chúng ta mất trung bình từ 3-5 năm để đàm phán mở cửa thị trường cho một sản phẩm. Với sản phẩm yêu cầu kỹ thuật thì thời gian đòi hỏi kéo dài hơn, ví dụ như sầu riêng, để có thể tăng trưởng ấn tượng như hôm nay thì thời gian đàm phán mở thị trường mất rất nhiều thời gian. Từ những năm 2016, 2017 chúng ta đã xây dựng hồ sơ kỹ thuật và qua rất nhiều bước, nhiều khâu đàm phán mới có được kết quả như ngày nay.
Xuất khẩu nông sản có kết quả thế này ngoài vai trò đóng góp của các sản phẩm thì có đóng góp lớn từ năng lực của cơ quan chuyên môn, có cả yếu tố quan trọng nữa là nhận thức của các đơn vị sản xuất, xuất khẩu đã tuân thủ các quy định trong vai trò duy trì và mở rộng thị trường. Chúng tôi hy vọng xuất khẩu nông sản tiếp tục duy trì sự tăng trưởng trong thời gian tới.
Đảng ủy, UBND xã Nam Thanh Miện (TP Hải Phòng) vừa tổ chức để các bí thư chi bộ và trưởng thôn ký cam kết nhằm siết chặt công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ hy vọng duy trì tiếp xúc với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
CLB CAHN chiêu mộ Phạm Lý Đức 1m82 từ HAGL? Tuyển thủ Việt Nam bất ngờ đầu quân cho CLB Bắc Ninh; B.Bình Dương sắp có tân binh thay Minh Khoa; Liverpool treo áo số 20 của Diogo Jota; Napoli định giá bán Osimhen.
Công an Tây Ninh đang khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ người phụ nữ trung niên tử vong do bị mất nhiều máu với vết cắt ở vùng cổ.
4 con giáp nỗ lực không ngừng, vững vàng hơn trên con đường kiếm tiền và kỳ vọng đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về tài sản trong ba năm tới.
Phi tần này hạ sinh con trai đầu tiên cho Hoàng đế Thuận Trị nhưng không được ghi chép chi tiết trong các tài liệu lịch sử Trung Hoa.
Vụ đông-xuân 2021-2022, anh Nguyễn Xuân Hải ở thôn Bắc Cổ Hiền, xã Hiền Ninh là người đầu tiên mạnh dạn thực hiện mô hình trồng lúa ST25 kết hợp nuôi cá rô đồng lai trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Mô hình nuôi cá rô đồng trong ruộng lua không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, thân thiện với môi trường.
MV “Jump” đánh dấu sự trở lại sau hơn 1000 ngày của BlackPink nhanh chóng bị chỉ trích vì thiếu đầu tư và bị nghi ngờ lạm dụng công nghệ AI.
Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng, người nhà có đề xuất chuyển tuyến điều trị nhưng không được chấp thuận, dẫn đến bệnh nhân có những chuyển biến xấu và tử vong khi được chuyển tuyến, Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến (Thanh Hoá) đã lên tiếng.
Người đứng đầu Cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR), ông Kyrylo Budanov, tin rằng cuộc chiến với Nga có thể kết thúc trước khi năm 2025 khép lại. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, cần có sự tham gia đồng thuận của ba bên chủ chốt: Ukraine, Nga và Mỹ.
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp-một làng cổ ở phường Chánh Hiệp, TP HCM đã có hơn 100 năm tuổi, là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật vùng Nam bộ, sản phẩm của làng nghề đạt sao OCOP, được khách sạn tiêu chuẩn 7 sao tại Dubai dùng trưng bày trang trí...
Tỉnh Ninh Bình mới không chỉ nổi tiếng với những danh thắng non nước hữu tình mà còn đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn với những đầm sen bạt ngàn. Những cánh đồng sen-loại hoa "quốc dân" này đang tạo nên thương hiệu vẻ đẹp độc đáo, góp phần thúc đẩy du lịch nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Đông Á Thanh Hoá sẽ nói lời chia tay bộ 3 ngoại binh gồm Lucas Ribamar, Igor Silva và Yago Ramos. Ngoại trừ Lucas Ribamar, thì Igor Silva và Yago Ramos đều không có nhiều đóng góp trong giai đoạn lượt về V.League 2024/2025.
Ngày 11/7, Justin Bieber đạt thỏa thuận tài chính với cựu quản lý Scooter Braun.
Nhiều tỉnh phía Nam Trung Quốc nhiệt độ vượt quá 40 độ C, cư dân mạng nước này truyền tai nhau phương pháp cổ truyền: ôm bí đao đi ngủ để làm mát cơ thể và cải thiện giấc ngủ.
Trước việc Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, chuyên gia nghiên cứu Gia đình và Giới đã lên tiếng.
Mới đây, Rahul Bali - nhà sản xuất Ấn Độ đã đề xuất thực hiện một số cảnh quay cho phim điện ảnh “Silaa” tại hang Sơn Đoòng, tỉnh Quảng Bình.
Từ 1/1/2026, Luật Nhà giáo chính thức có hiệu lực. Vậy bảng lương giáo viên 2026 sẽ thay đổi thế nào?
Tại tỉnh Bình Dương cũ (trước sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM) có 2 cổ vật được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013, đó là "Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh" có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên và "Tượng động vật Dốc Chùa" có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm.
Lý Đạo Tái và Nghiêm Viên là hai trạng nguyên có số phận hẩm hiu bậc nhất trong lịch sử khoa bảng nước ta.
Đoàn công tác của Bộ Xây dựng vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về công tác quy hoạch phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thái Bình.
Khóa huấn luyện do các chuyên gia từ Trung tâm Vì sự tiến bộ của cảnh sát (CoESPU - Italia) giảng dạy, là bước chuẩn bị quan trọng để Đơn vị Cảnh sát Gìn giữ hòa bình số 1 Bộ Công an sẵn sàng nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong thời gian tới
Hà Nội FC lập kỷ lục chuyển nhượng, chiêu mộ cầu thủ 1 triệu euro? Tottenham chính thức có tân binh 55 triệu bảng; ĐT nữ Việt Nam tập trung đợt 2/2025 chuẩn bị cho giải bóng đá Nữ vô địch Đông Nam Á 2025; Man City gia nhập cuộc đua giành sao Flamengo; Garnacho chia tay bạn gái?
Nhiều cây cổ thụ là cây me tây trăm tuổi, ở xã Đăk Tô, tỉnh Quảng Ngãi (trước sáp nhập tỉnh Quảng Ngãi cũ thì xã Đắk Tô thuộc tỉnh Kon Tum cũ) đã bị 2 hộ dân lột vỏ. Đây là những cây me tây được trồng dọc Tỉnh lộ 672, một trong những cung đường làm nức lòng du khách khi đến với Đăk Tô.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế TP Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, làm rõ việc xảy ra tại Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao Meliza.
Trước tình trạng xác heo chết bị vứt bừa bãi, gây ô nhiễm nghiêm trọng trên tuyến kênh Văn Phong, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các địa phương thành lập đội thu gom, phối hợp khử trùng và tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Ngày 12/7, HLV Kim Sang-sik đã chính thức chốt danh sách 23 cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025.
Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá khu tưởng niệm chiến sĩ quốc tế là công trình có ý nghĩa, nhằm ghi nhận sự hỗ trợ của các nước với Việt Nam và cần triển khai thực hiện theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Những ngày qua mưa kéo dài đã gây sạt lở ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà dân ở xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nắm bắt tình hình lực lượng công an xã đã kịp thời có mặt, sơ tán người và tài sản an toàn.
Cổ phiếu Hòa Phát chạm đỉnh 3 năm, giúp khối tài sản của Chủ tịch Trần Đình Long tăng gần 1.700 tỷ đồng chỉ trong 1 ngày. Doanh nghiệp cũng thăng hạng trên bảng xếp hạng Fortune Đông Nam Á.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm rõ với Ukraine rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào với Nga cũng sẽ bao gồm việc mất các vùng lãnh thổ ở phía đông đất nước, theo báo Anh The Telegraph.