Tại sao đến bây giờ vấn đề thay đổi phương thức vận chuyển mới có sự vào cuộc một cách mạnh mẽ như vậy? Vì thực tế việc thay đổi phương thức vận chuyển không chỉ đơn giản thay đổi phương tiện giao thông mà còn là sự thay đổi tư duy nhận thức của nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân.
Ùn ứ nông sản tại biên giới Trung Quốc và việc vận chuyển bằng phương tiện nào được quan tâm hơn bao giờ hết. Có lẽ việc chuyển đổi từ xuất hàng bằng đường bộ sang đường biển không phải đơn giản chỉ là thay đổi phương thức vận tải mà trước hết phải là thay đổi tư duy, thay đổi thói quen cố hữu ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều nhà vườn, chủ vựa, thương lái, doanh nghiệp.
Thực tế, những người tham gia chuỗi này đều hiểu rất rõ những rủi ro của xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch, nhưng họ vẫn làm vì lợi nhuận, vì ngại thay đổi, vì tâm lý muốn có tiền ngay… hay nói một cách văn hơn đó là họ vẫn mang trong mình suy nghĩ tiểu nông và họ ngại thay đổi điều đó. Có rất nhiều nguyên nhân khiến họ ngại thay đổi, đó là không biết bắt đầu từ đâu, làm thế nào hoặc có thể họ thiếu động lực, áp lực để buộc phải thay đổi.
Và sau khi diễn ra tình trạng ùn ứ nông sản chưa từng có này, liệu có bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ, thương lại, chủ vựa, nông dân sẽ thay đổi tư duy tiểu nông, sẽ tự thay đổi tư duy kinh doanh mới như quảng cáo, tiếp thị, tìm kiếm đối tác…? Bao nhiêu trong số họ nghĩ đến việc thuê một doanh nghiệp logistics để tư vấn, thực hiện giúp các dịch vụ thuê tàu, thông quan, mua bảo hiểm... cho những chuyến hàng trong tương lai?
Để có sự thay đổi đó, đã đến lúc những người làm quản lý cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để tạo áp lực hoặc động lực để buộc họ phải thay đổi.
Đâu đó vẫn còn rất nhiều ý kiến về năng lực vận chuyển của đường biển đường sắt, nhưng thực tế không phải như vậy. Trao đổi với Dân Việt, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định: "Hiện nay, năng lực vận tải và hạ tầng giao thông của Việt Nam đều đáp ứng tốt việc vận chuyển hàng hoá sang Trung Quốc. Chúng ta có đường bộ, đường biển, đường sắt nênnăng lực là có dư thừa để vận chuyển".
Nói về nguyên nhân dẫn tới ùn ứ hàng hoá tại biên giới Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng: "Đây đều là những mặt hàng nông sản đi theo đường tiểu ngạch, các thủ tục phải giải quyết lâu nên dẫn tới ùn ứ".
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, hàng hoá hoàn toàn có thể xuất khẩu qua đường sắt, đường biển sang Trung Quốc. Riêng đường sắt, có thể chuyên chở 80 container hàng hóa mỗi ngày, tuy nhiên, hàng hoá nông sản phải đáp ứng đầy đủ các giấy tờ thủ tục xuất chính ngạch có hồ sơ đầy đủ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, các cửa khẩu đường bộ bị ách tắc dài trên đường ra cửa khẩu, các bãi xe dã chiến cũng đã lâm vào cảnh quá tải, nhiều xe phải chọn giải pháp quay đầu về tiêu thụ hàng nông sản trong nội địa. Tuy nhiên, hàng hóa qua các ga đường sắt biên giới vẫn thông suốt cho thấy thuận lợi của vận tải đường sắt.
Trao đổi với PV Dân Việt về nguyên nhân ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng: "Đối với hàng hoá đi qua đường sắt đều là hàng hoá chính ngạch. Ùn ứ hàng hoá ở các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu là hàng hoá tiểu ngạch. Vì vậy, mới dẫn tới việc ùn ứ hàng hoá do quá trình giải quyết các thủ tục. Nguyên nhân là dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nên thủ tục kiểm soát hàng hoá còn nhiều khâu đang bị thắt chặt, xử lý chậm hơn nên mới xảy ra ùn ứ".
Điều này thể hiện ở những con số tăng trưởng vận chuyển hàng hoá ấn tượng trong năm 2021, đặc biệt là hàng container. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng đã chủ trì cuộc họp với đường sắt và các phương thức vận tải khác để tìm cách tháo gỡ cho hàng hoá bị ùn ứ. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với nước bạn để tìm ra giải pháp tháo gỡ các thủ tục để thông quan hàng hoá, chứ ùn ứ không phải do phương tiện vận tải hay hạ tầng giao thông không đáp ứng được.
Ông Minh cho biết thêm: "Nếu nhiều hàng hóa nông sản được Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn... làm việc với các bên liên quan để trở thành hàng hoá chính ngạch thì đường sắt sẽ chở được mặt hàng này và đưa hàng hoá vào sâu nội địa Trung Quốc. Về chi phí chở hàng hoá bằng đường sắt cũng rẻ hơn rất nhiều, đặc biệt, chúng ta có hệ thống đường sắt quốc gia Bắc – Nam nên sẽ phát huy được lợi thế và giảm thiệt hại, rủi ro khi vận chuyển".
Cùng quan điểm trên ông Trần Thanh Hải, Cục Phó Cục Xuất khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, xuất khẩu qua đường sắt có lợi thế hơn đường bộ vì đây là cửa khẩu quốc tế, chi phí rẻ. Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhiều hạn chế như hạ tầng còn yếu, năng lực bốc xếp chưa cao.
"Đường sắt tính linh hoạt kém hơn đường bộ, không thể chuyển hàng trực tiếp từ nhà vườn ra ga tàu phải thuê xe chở. Khi sang đến nước xuất khẩu tiếp tục cần bốc xếp, dỡ hàng để vận chuyển tới các điểm tiêu thụ. Ngoài ra, hiện tại, việc thuê container rỗng cũng rất khó khăn, giá thành cao. Tuy nhiên, theo tôi vấn đề chính vẫn nằm ở nhận thức của người làm kinh doanh" ông Hải nói.
Trước tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cũng đã vào cuộc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, điều chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường biển cho doanh nghiệp.
Việc vận tải hàng hóa nông sản, hoa quả từ Việt Nam sang Trung Quốc được thực hiện theo hai phương thức chính: Vận tải đường biển đối với thị trường phía Bắc Trung Quốc (tuyến xa) và vận tải đường bộ đối với thị trường phía Nam Trung Quốc (tuyến ngắn, gần biên giới đường bộ của Việt Nam).
Tuy nhiên, để đẩy mạnh chuyển đổi phương thức vận chuyển hàng nông sản từ đường bộ sang đường biển cần phải điều chỉnh được việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo đường chính ngạch để tránh rủi ro về mặt chính sách.
Để tiếp tục có giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) triển khai 4 giải pháp chính.
Trong đó, cơ quan quản lý sẽ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết tạo nguồn hàng đủ lớn để ký hợp đồng vận tải dài hạn trực tiếp với hãng tàu.
Đồng thời, khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải sang Trung Quốc để kêu gọi các hãng tàu bổ sung chỗ và vỏ container lạnh về Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong giai đoạn trước mắt; tuyên truyền, cung cấp thông tin để các chủ doanh nghiệp Việt Nam dịch chuyển số container đang ùn tắc tại biên giới sang vận tải biển.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng phối hợp, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội, chủ hàng một số địa phương để xác định chính xác những khó khăn, đưa ra giải pháp đúng và trúng xử lý vấn đề. Quá trình dịch chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cảng biển bằng tàu biển rất cần sự đồng hành của Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành liên quan để đạt được hiệu quả cao nhất.
Rõ ràng, Trung Quốc không còn là một thị trường dễ tính, khi nông sản dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt, đường hàng không cũng đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc (có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói). Nên đã đến lúc cần phải thay đổi, việc thay đổi phương thức vận chuyển không chỉ đơn thuần mang tính vận chuyển mà buộc doanh nghiệp phải thay đổi, làm ăn quy củ hơn, ngay từ khâu sản xuất, thương mại cho đến logistics.
"Sẽ rất khó, nếu vẫn giữ nếp nghĩ cũ. Còn nếu doanh nghiệp đã có quyết tâm thay đổi, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, hiệp hội, thì câu trả lời đã ở trong tầm tay", ông Hải nhận định.
Giai đoạn 2020-2025 khép lại với nhiều dấu ấn đặc biệt, nhưng điều đọng lại sâu sắc nhất – theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn – chính là niềm tự hào về những nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị trong hành trình phát triển quê hương. Trong thời khắc mang tính lịch sử, khi chính quyền cấp huyện sẽ chính thức dừng hoạt động từ ngày 1/7 để chuẩn bị cho bước chuyển mình lớn lao, lãnh đạo tỉnh đã gửi lời tri ân chân thành đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã mạnh dạn ghép nhánh cây vải trứng trên gốc cây vải lai. Phương pháp ghép cây này đã góp phần mở rộng diện tích, nâng sản lượng vải trứng-quả đặc sản, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, với tư cách là hoàng đế khai quốc triều Tống, có thể nói ông là hoàng đế có khả cưỡi ngựa hiếm hoi trong lịch sử Trung Quốc, và là một trong những hoàng đế có võ công cao được ghi nhận trong chính sử.
Nhắc đến chiến sự binh đao Trung Quốc, không ai lạ lùng gì với những vị quân sư huyền thoại như Gia Cát Lượng, Tôn Tẫn, Khương Tử Nha… Để rồi, quay trở về đất Việt, chúng ta cũng tự hào chẳng kém khi có những bậc quân sư anh kiệt như Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ… Hai con người, hai số phận, nhưng họ đều có điểm chung là đã từng làm thay đổi cả vận mệnh nước Nam một thời.
Sự tích lũy của cải của người sinh ngày Âm lịch này giống như một dòng nước dài, không phải đột nhiên có mà thông qua sự chính trực và làm việc chăm chỉ.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, đã công khai thừa nhận rằng các nguồn lực từng giúp nền kinh tế Nga tăng trưởng trong hai năm qua – bất chấp chiến tranh toàn diện với Ukraine và hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế – hiện đã bị khai thác cạn kiệt.
Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ VHTTDL nhấn mạnh: “Một trăm năm ngòi bút người làm báo, không chỉ ghi chép lịch sử mà còn tạc nên tâm hồn thời đại”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tổ chức một buổi tiệc trưa riêng tư tại Nhà Trắng dành cho Tổng Tư lệnh quân đội Pakistan, tướng Asim Munir – một động thái hiếm thấy mà truyền thông Pakistan ca ngợi là "chiến thắng ngoại giao lớn".
Sáng nay 20/6, tỉnh Bình Định đã chính thức đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 đơn vị cấp xã, phường thuộc tỉnh trước khi sáp nhập với tỉnh Gia Lai, chính thức hoạt động từ ngày 1/7.
Giới chức Ukraine tuyên bố vừa triệt phá một âm mưu tình báo của Nga nhằm xác định và tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Neptune – vũ khí từng đánh chìm soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen của Nga năm 2022.
Hé lộ thời gian Nguyễn Xuân Son và Đoàn Văn Hậu tái xuất ở ĐT Việt Nam; Ấn định thời gian tổ chức trận play-off thăng hạng V.League; Zubimendi sang London hoàn tất thủ tục gia nhập Arsenal; M.U loại 4 cầu thủ khỏi tour du đấu Hè; Joao Felix có bạn gái mới.
Thủ tướng Israel Netanyahu khiến người Israel sửng sốt khi chia sẻ “mất mát cá nhân” trong chiến tranh với Iran. Phát ngôn trước một bệnh viện bị trúng tên lửa giữa lúc xung đột với Iran leo thang, ông nói đám cưới con ông đã phải 2 lần hoãn lại
Thực hiện Kế hoạch số 32B/KH-NTNN ngày 3/4/2025 của Báo NTNN về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2025 trên Báo NTNN/điện tử Dân Việt, hôm nay, Báo NTNN/Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến, với chủ đề: Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang trong thực hiện các tiêu chí về giảm nghèo đa chiều
Thực hiện phong trào "Bình dân học vụ" do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi sướng năm 1945, tại Nam Định, phong trào này sớm lan tỏa rộng khắp, trở thành điểm sáng trong cả nước về giáo dục quần chúng.
Lời hứa gia nhập NATO là cái bẫy nguy hiểm nhất với Ukraine. Tiếp tục hứa hẹn sẽ chỉ khiến Ukraine tổn thương nhiều hơn, Charles Kupchan - Giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Georgetown và là Nghiên cứu viên Cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cảnh báo.
Mùa hè đến, khi cha mẹ lên rẫy, nhiều trẻ em vùng sâu ở Đắk Lắk phải đối mặt với hiểm nguy từ sông suối, rừng sâu. Các địa phương đang nỗ lực tổ chức sân chơi, lớp học hè để giữ các em an toàn.
Chiều 20/6, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2025, tại Phiên thảo luận số 10, nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí cho biết, dù bộ máy đang được tinh gọn theo tinh thần Nghị quyết 18, các tòa soạn vẫn sẵn sàng đón nhận lớp phóng viên trẻ giàu nhiệt huyết, sáng tạo và có trách nhiệm với nghề.
Đặng Văn Lâm và Patrik Lê Giang có thể đổi CLB trong kỳ chuyển nhượng. Theo đó, CLB TP.HCM muốn đưa Đặng Văn Lâm về thay Patrik Lê Giang, trong khi CLB Ninh Bình cân nhắc chiêu mộ Patrik Lê Giang.
Do cơn mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường trong nội ô TP.Cần Thơ bị ngập sâu, kẹt xe cục bộ. Vụ việc khiến việc đi lại của người dân giờ cao điểm chiều 20/6 gặp nhiều khó khăn.
“Khi viết bài về hoàn thiện khoán sản phẩm ở Thái Bình hay xã luận về tam nông, tôi và anh em trong tòa soạn đều có cảm giác như được “cởi trói” khỏi những ràng buộc cũ kỹ”, nhà báo Hà Đăng – nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân chia sẻ với PV Dân Việt khi ông nói về những bài báo nổi bật của mình viết về đề tài tam nông trong 40 năm Đổi mới.
Bắt đầu với một vài bụi rau má vốn mọc hoang ngoài đồng, bà Nguyễn Thị Ánh, nông dân thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng rau má, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập tốt hơn cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.
Trong trận chiến tại Nhu Tu Khẩu năm 213, Tôn Quyền dù yếu thế hơn nhưng đã khéo léo chặn bước tiến Tào Ngụy, đồng thời khiến cho Tào Tháo phải rút quân trong danh dự.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ ví von hệ thống pháp luật hiện nay như một "rừng rậm nhiệt đới", thay vì chỉ là "rừng ôn đới" như trước đây, vì khối lượng văn bản khổng lồ, chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý và người dân, doanh nghiệp.
Nhấn mạnh đến kinh tế tư nhân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, cần chuyển mô hình quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp từ “xin - cho” sang “đồng hành - kiến tạo”, tạo dựng niềm tin và hành lang pháp lý ổn định cho doanh nghiệp phát triển bền vững.