Tại sao dân gian lại gọi Hổ là “chúa” chứ không gọi là “vua” và được thờ nhiều hơn rồng – phượng?
Trong quan niệm dân gian, hổ là loài vật của sự oai hùng, dũng mãnh, nhanh nhẹn và nguy hiểm. Tuy nhiên, hổ cũng là loài vật được thờ cúng rất nhiều trong các đền, miếu, phủ… như một vị thần.
Với tư cách là người nghiên cứu về văn hóa dân gian, ông nhìn nhận như thế nào về hình tượng hổ trong văn hóa Việt?
- Với tư cách là một biểu tượng văn hóa trong tâm thức người Việt, hổ là con vật vừa hiện thực, vừa có tính biểu hiện. Nó kết hợp cả hai điều đó trong hình tượng hổ. Nếu quan sát như vậy, chúng ta thấy ít nhất có 4 đặc tính/biểu tượng của hình tượng hổ.
Biểu tượng thứ nhất là một hình ảnh hổ được dân gian tôn sùng. Thứ hai là hình ảnh hổ được nhân dân kính trọng. Thứ ba là biểu tượng gây nên sự sợ hãi. Cuối cùng là biểu tượng con người có thể chiến thắng, thậm chí mang tính hài hước.
Ở khía cạnh tôn sùng thì người ta hổ là Chúa như: Chúa sơn lâm, chúa tể rừng xanh… Tại sao gọi là chúa chứ không gọi là vua, là đế… vì nếu gọi vua là cai quản tất cả các cõi, chúa thì chỉ cai quản một địa hạt thôi. Tập tính của hổ là gắn với rừng xanh, hổ không thể ở dưới biển như rùa được, không bay lên trời như rồng được… cho nên người ta gọi chúa là vì vậy. Cùng với biểu tượng tôn sùng đó, cùng với sự mạnh mẽ, oai hùng của hổ, sự nguy hiểm của hổ… nó tập hợp thành các hình ảnh của sự tôn sùng như các võ tướng, các đội quân, các chiến binh…
Ví dụ, Hoàng Hoa Thám gọi là “Hùm xám Yên Thế”; đánh được hổ như Phùng Hưng thì trở thành thủ lĩnh. Trong văn hóa phương Đông, ngũ hổ là 5 cánh quân của triều đình gồm: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Nơi ở của vị tướng chỉ huy gọi là “trương hùm”, hùm cũng là hổ.
Với biểu tượng của sự kính trọng, người ta gọi hổ là “ông”: “Ông ba mươi”, “Ông tối trời”… Gọi là ông cũng giống như ông Thần, ông Thánh, ông Trời, ông Trăng, ông Công, ông Táo… Đó không phải là chức vụ mà đó là sự tôn xưng. Tại sao lại là “ông ba mươi” thì có nhiều cách giải thích nhưng chủ yếu là dựa trên tập tính săn mồi đêm của hổ.
Tài liệu ghi về “ông ba mươi” có từ thế kỷ thứ XIV – XV trong “Lĩnh Nam chích quái”. Mãi về sau này, đến thời Nguyễn, người ta gắn với cuộc bôn tẩu của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) với truyền thuyết săn được hổ sẽ thưởng 30 quan tiền. Đó cũng là sáng tạo dân gian mà đã là sáng tạo dân gian thì không có sai có đúng mà người ta sáng tạo ra để giải thích.
Biểu tượng gây nên sự sợ hãi đó là “ma”. Nhiều quan niệm dân gian cho rằng, hổ là một loại “ma”. Điều này được ghi trong “Lĩnh Nam chích quái” là từ Mộc tinh biến thành Quỷ xương cuồng. Chữ “xương” cũng có nghĩa là tinh của con hổ và cũng có nghĩa là ma. Tinh của loài thú giữ mà chết đi sẽ thành ma, tinh của con người chết đi sẽ thành hồn.
Đến thế kỷ thứ XVIII, Phạm Đình Hổ trong “Tang thương ngẫu lục” còn ghi chuyện gọi là “Ma trành”, chữ “trành” cũng là chữ “xương”. Người ta giải thích, người bị hổ vồ chết, hồn không siêu thoát được, nhập lại con hổ, đưa con hổ về làng bắt tiếp người khác. Từ đặc tính sợ hãi này mà chúng ta gặp các mô-típ, hình ảnh hổ biến thành người.
Trước đây, sách cũ có ghi, ở vùng Bắc Ninh xưa có một viên thư lại, ngày đến thì là người nhưng đêm về hóa thành hổ. Sau này, cũng ở vùng đất đó, sử ký ghi vụ Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ ở hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây ngày nay - PV). Đến thế kỷ thứ XVIII, Phạm Đình Hổ cũng ghi chuyện một anh nông dân khoác da hổ vào để hóa thành hổ về dọa vợ con. Những con hổ đó là ma mà khiến người ta sợ hãi.
Biểu tượng thứ 4, người ta vẫn xem hổ là một loài vật bình thường. Hổ mạnh mẽ, uy dũng và nguy hiểm nhưng loài người vẫn có thể chế ngự, săn bắt… Biểu tượng này được thể hiện rất rõ và rất sớm trên một số đồ đồng Đông Sơn trước và sau kỷ nguyên. Quan sát nhiều hiện vật khảo cổ đồ đồng Đông Sơn đã khai quật được, người ta nhìn thấy cảnh một chiến binh bắn một con hổ, sau lưng chiến binh là một con chó đang ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Như thế có nghĩa là người ta có thể săn hổ từ rất sớm. Trong tấm bia “Sùng Thiện Diên Linh thạch bi” được khắc vào năm 1221 ở Đọi Sơn – Hà Nam có một đoạn miêu tả hết sức sinh động về việc săn hổ. Tấm bia đó hiện vẫn còn và đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Như vậy, cư dân Đông Sơn – cư dân Việt cổ đã săn hổ và ghi chép lại việc săn hổ từ rất sớm, trước khi văn hóa ngoại lai du nhập vào. Sau này, cư dân Việt lại tiếp tục biểu diễn trò săn hổ.
Còn trong địa chí một số vùng, người ta vẫn ghi đến các phường săn hổ ở các vùng khác nhau. Thậm chí, trước Cách mạng tháng Tám, phường săn hổ ở xã Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh (Quảng Trị) còn vào Huế biểu diễn săn hổ cho triều đình xem. Hiện nay ở đó vẫn còn những dấu tích như sọt, lưới và giáo mác trong nhà văn hóa xã.
Từ những ví dụ trên để thấy, từ ngày xưa, dân gian đã quan niệm hổ cũng là một loại con bình thường như: khỉ, nai, lợn, thỏ… và người ta có thể săn bắn. Vì hổ cũng là một loại con nên được biến thành một nhân vật hữu dũng vô mưu trong truyện cười dân gian. Trong các truyện này, những con vật yếu ớt như: cóc, khỉ, thỏ… có thể dùng trí tuệ để lừa được hổ. Chưa con vật nào lừa được rồng – phượng – trâu cả nhưng lại lừa được hổ.
Ở đây, thực chất, con người với tổ chức cộng đồng, công cụ vũ khí và đặc biệt là trí tuệ đã khuất phục được hổ, khống chế được hổ. Tổng hợp cả 4 biểu tượng: tôn sùng, kính trọng, sợ hãi và có thể chế ngự (thậm chí hài hước) thì nó cung cấp cho ta hình dung đầy đủ về hình tượng hổ trong dân gian và phổ biến trong người Việt.
Hiện nay, ở nhiều vùng quê của Việt Nam vẫn giữ gìn tục thờ cúng thần Hổ. Vậy có thể giải thích tục dân gian này như thế nào cho đúng, thưa ông?
- Thực ra, tục thờ cúng thần Ngũ Hổ hay thần Hổ đều gắn với 4 biểu tượng mà tôi đã nêu trên. Có nơi thờ thần hổ vì tôn sùng, nơi thờ vì kính trọng, nơi thờ vì sợ hãi… Chúng ta thấy, ở các ngôi miếu cửa rừng đa phần đều thờ thần hổ, xuất phát từ sự sợ hãi. Những người dân vào rừng săn bắt được vật gì cũng về đó thắp hương.
Thần hổ được thờ ở trước các đền, miếu, đình… là vì người ta xem hổ như một chiến binh, có sức mạnh cản lại mọi thứ xâm nhập vào nơi tôn nghiêm. Thần hổ được thờ trong đền, miếu là vì người ta tôn sùng như một vị thần, có quyền năng ban phép và giúp dân có thêm sức mạnh. Ở trên tranh Đông Hồ, hổ hiện lên hiền lành, xinh đẹp, dễ mến là gắn với biểu tượng thứ 4.
Người ta thấy hổ cũng như những loại vật khác, có nhiều nét đáng yêu. Cái này thuộc về mỹ học Ăng-ghen, người ta phân thành các hình thức biểu tượng trong văn hóa như: cái thiêng liêng, cái bi kịch, cái anh hùng, cái hài hước, cái đẹp… Hổ có tất cả các đặc tính như vậy.
Trong tranh dân gian, hổ thường được vẽ nên với rất nhiều màu sắc sống động. Xuất phát từ đâu mà loài hổ được “sinh động hóa” một cách đa sắc như thế, trong khi các loài vật khác không có được?
- Thứ nhất, ngũ hổ trong từ điển được nói là những đạo quân canh giữ 5 phương: Trung tâm là màu vàng, phía Tây là màu trắng, phía Đông là màu xanh, phía Bắc màu đen, phía Nam màu đỏ.
Các màu đó tượng trưng cho 5 phương trời. Cái này trong từ điển “Biểu tượng văn hóa thế giới” của Jean Chevalier và Alain Gheerbranta, người ta cũng đã nói rồi.
Thứ hai, trong tranh dân gian Đông Hồ hoặc trong tranh Hàng Trống, hổ được biến từ loại vực uy dũng, đáng sợ thành loài vật thiêng liêng, hiền hòa là do sáng tạo của họ. Ngoài tranh 5 con hổ còn có cả tranh hổ mẹ và hổ con. Đó là những sáng tạo dân gian thuộc về quy thức tín ngưỡng.
Tranh ngũ hổ - một hình ảnh quen thuộc trong tâm thức dân gian.
Theo ông, những quan niệm dân gian về hình tượng hổ trong văn hóa, ngày xưa và ngày nay có gì khác biệt?
- Theo tôi là có hai chiều hướng. Về nhận thức lí trí thì tính thiêng liêng của hổ bị giảm bớt, tính hiện thực và tinh thần tôn trọng môi sinh – tự nhiên thì phát triển lên, đó là điều rất đáng mừng. Mặc khác, do tuyên truyền của những điều mê tín (những thầy cúng, thầy bói hành nghề mê tín) nhiều khi thiêng hóa hổ để buôn thần bán thánh, dọa nạt người này, dọa nạt người kia.
Nhưng dù sao cũng phải nói rằng, với truyền thông hiện nay, văn hóa về hình tượng hổ trong dân gian ngày càng dày dặn. Nếu trước đây, anh thanh niên chỉ quen cày cấy, có khi lại chẳng biết hổ là gì ngoài đó là một loài vật. Nhưng ngày nay, có mạng internet, có điện thoại thông minh… chỉ cần gõ mấy chữ là ra hàng loạt thông tin để tìm hiểu.
Quan niệm dân gian về hình tượng hổ do đó là chuỗi thay đổi bất tận, có mặt này và có mặt khác. Truyền thông càng sâu rộng thì hình tượng hoặc biểu tượng văn hóa càng thấm sâu. Điều đáng mừng là tư duy khoa học, tư duy hiện thực, tư duy kỹ thuật nhân văn ngày càng vượt trội so với trước.
Người ta hướng đến bảo vệ môi sinh, hướng đến bảo vệ sinh thái, hướng đến báo động loài hổ có thể bị tuyệt diệt, người ta chống lại việc nuôi hổ để nấu cao. Đó là những tín hiệu cực kỳ tốt đẹp.
Cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đã chia sẻ thông tin.
Sau khi sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là nơi có 2 Hoa hậu Việt Nam tài sắc, được nhiều người nhắc đến.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã xác nhận ông sẽ tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga tại Moscow vào ngày 9/5, bác bỏ cảnh báo của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky về những rủi ro an ninh tiềm ẩn là " vô lý".
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), vào khoảng 17h51 phút, ngày 3/5, Trung tâm tiếp nhận người bệnh H.T.R- 77 tuổi, với hơn 10 vết thương trên cơ thể, người bệnh được cho là bị chó cắn.
Thời tiết nắng nóng gay gắt kết hợp với việc hàng chục ngàn người tập trung chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm (TP.HCM) trong hai ngày qua đã khiến 278 trường hợp cần cấp cứu y tế, chủ yếu do say nắng, sốc nhiệt.
Bình Định thắng ngược HAGL 2-1 trong trận đấu được coi là ‘chung kết ngược’ của vòng 21 V.League 2024/2025 và đây là cơ hội tốt để đội bóng đất võ nuôi hy vọng trụ hạng trực tiếp.
Tiền vệ Việt kiều Mỹ ‘quay xe’ với ‘đại gia” TP.HCM?; cựu sao Brentford nhập viện khẩn cấp; Liverpool nhảy vào cuộc đua giành Rodrygo; Carragher dự đoán chỉ cán đích ở vị trí thứ 4; Chelsea có thêm đối tác thương mại mới.
Văn phòng của Tổng thống Zelensky vẫn tiếp tục gây sức ép lên cựu Tổng thống Petro Poroshenko tài sản của ông, sử dụng các lệnh trừng phạt do Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) áp đặt.
Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, người dân từ các địa phương tranh thủ trở lại TP.HCM để học tập, làm việc. Sân bay Tân Sơn Nhất căng mình đón lượng khách "khủng" với hơn 131.000 lượt người.
Ông là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Không chỉ được người dân ưu ái tôn vinh là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc trong lịch sử nước Việt, vua Quang Trung còn là nhà trị vì tài ba, có những phương án cải cách kinh tế, xã hội thức thời trong lịch sử Việt Nam.
Thể hiện tinh thần từ bi, hướng đến cộng đồng và xã hội, 61 chiếc xe lăn đã được trao cho các hoàn cảnh đặc biệt là người dân trên địa bàn phường Thanh Sơn, Quang Trung (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) và các phật tử.
Công an tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành xác minh và tạm giữ giấy tờ liên quan đến phương tiện vi phạm, giấy phép lái xe của người vi phạm trong vụ ô tô chắn ngang Quốc lộ 20 cho đoàn xe doanh nhân qua đường.
Xem trực tiếp Hà Nội FC vs Thép xanh Nam Định:Trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định được nhận định sẽ hấp dẫn và đáng xem. Ở đó, kẻ thắng có thể thênh thang bước tới ngai vàng còn kẻ thua khó đạt được tham vọng.
Những năm gần đây, nhiều cán bộ, công chức kiểm lâm, người lao động bảo vệ rừng ở Gia Lai xin nghỉ việc đã khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Trận đại chiến Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định lúc 19h15 ngày 4/5 có tác động lớn tới cục diện của cuộc đua vô địch V.League mùa này. Chính vì thế, rất đông CĐV cả 2 đội bóng đã xuất hiện trên khán đài để "tiếp lửa" cho các cầu thủ.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo UBND TP.Nha Trang kiểm tra, xử lý vụ việc du khách phản ánh bị bè nổi ở đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang) tính 1,75 triệu đồng cho nửa ký cá bò hòm.
Trong làng có 36 thứ rau dại, rau lạc tiên là khó ăn nhất. Khó ăn nhất, nhưng rau lạc tiên lại là rau ăn tốt cho sức khỏe con người. Hễ đã ăn được loại rau dại này, coi như bạn đã nói lời chia tay với "tâm thường bấn loạn, giấc ngủ bỏ đi chơi xa chưa hẳn trở về". Dân Nam bộ gọi rau lạc tiên là rau nhãn lồng, rau chùm bao...
Một nông dân ở tỉnh Vĩnh Long vừa giới thiệu với phóng viên Dân Việt một giống cam mới độc lạ mang tên cam Như Ý. Giống cam mới này vỏ quả giống trái chanh, múi lại giống quả bưởi, ăn cả vỏ được luôn mà chả thấy the...
Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 30/4/2025 đến ngày 4/5/2025), du lịch Ninh Bình đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với ước tính đón trên 700.000 lượt khách, trong đó có hơn 124.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng tới 43,9% so với cùng kỳ năm 2024, khẳng định sức hấp dẫn khó cưỡng của vùng đất di sản.
Trong số 34 luật và 11 nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 khai mạc sáng 5/5, có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, nhằm tháo gỡ “nút thắt” trong xử lý nợ xấu.
Đến mùa lúa nếp trổ đòng cho đến khi lúa nếp chín là nước suối lên ngập lé đé. Đó cũng là lúc cá rô đồng tụ về nhiều vô kể. Cá rô đồng bơi từng đàn và kéo các bông nếp chín xuống ăn, con nào con nấy mập căng tròn, vảy ánh vàng xanh y như màu ten của kim loại đồng vậy.
Ở huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã xua đi cái đói, cái nghèo bằng cách trao những "chiếc cần câu" sinh kế cho người dân. Giờ đây, người dân đã tự tin "đứng trên đôi chân mình", vươn lên thoát nghèo bền vững, thắp lên một tương lai tươi sáng.
Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã quy định rõ về việc xử lý chất thải và sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, trong đó yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc "4 đúng", có trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải sao cho phù hợp với quy mô và hình thức chăn nuôi...
Ở tuổi 37, khi nhiều đồng nghiệp đã treo giày hoặc chuyển sang làm huấn luyện, nhưng Nguyễn Trọng Hoàng vẫn miệt mài trên sân cỏ như một cánh chim không biết mệt mỏi.
Hôm nay là ngày nghỉ cuối cùng trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, hàng ngàn người dân đang hối hả trở lại Thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho những ngày làm việc và học tập sắp tới, các tuyến phố cửa ngõ Thủ đô và bến xe đang “nóng” dần lên.
Trước khi sáp nhập với Hải Phòng, tỉnh Hải Dương quyết định tạm dừng lập 24 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy chế quản lý kiến trúc và chương trình phát triển đô thị do đang thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Chiều 4/5, sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) đã nhuộm sắc trắng khi hàng nghìn cổ động viên Thép Xanh Nam Định đổ về tiếp lửa cho đội bóng con cưng trong trận cầu tâm điểm gặp Hà Nội FC.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, HĐND tỉnh Bình Thuận đã họp, ra nghị quyết về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có hoạt động của các thôn, khu phố sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính.