Hậu vệ Việt kiều Kevin Phạm Ba báo tin vui cho HLV Kim Sang-sik
Trong chia sẻ mới đây, Kevin Phạm Ba cho biết, anh hy vọng sẽ sớm hoàn tất thủ tục để có quốc tịch Việt Nam, đồng thời hướng ánh mắt của mình tới giấc mơ khoác áo ĐT Việt Nam...
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhiều sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay đã nhiều tháng qua không nhận được tiền hỗ trợ sinh hoạt phí.
Đã khó lại càng khó
Trần Phương Liên, sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết đã ký cam kết làm việc trong ngành giáo dục để được miễn học phí và nhận hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí từ ngân sách. Tuy nhiên sau đợt chi trả cho học kỳ I năm thứ nhất cách đây gần 1 năm, sinh viên này chưa nhận được thêm khoản hỗ trợ nào. Điều này gây khó khăn cho Liên vì gia đình em có hoàn cảnh khó khăn. "Chính vì lý do được hỗ trợ sinh hoạt phí nên em đã chọn vào trường sư phạm để đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình" - Liên cho biết.
Khó khăn của Trần Phương Liên cũng là tình cảnh chung của sinh viên nhiều trường sư phạm trên cả nước. Theo Nghị định 116, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền học phí cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt. Kinh phí này trích từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quy định. Chính sách này đã khiến nhiều sinh viên quyết định đăng ký học ngành sư phạm để giảm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, đến giờ các sinh viên sư phạm vẫn bị nợ khoản tiền hỗ trợ sinh hoạt phí này.
Lý giải việc nợ tiền sinh hoạt phí sinh viên, nhiều trường sư phạm cho biết thực tế này xuất phát từ việc đặt hàng đào tạo theo Nghị định 116 từ các địa phương và công tác phân bổ kinh phí còn nhiều vướng mắc. Các địa phương không mặn mà đặt hàng do chính sách này quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp phải công tác trong ngành giáo dục, nếu không phải bồi hoàn kinh phí. Trong khi đó, lại không có cơ chế ràng buộc nào giữa sinh viên với địa phương. Ngoài ra, ngay cả khi sinh viên tốt nghiệp và quay về, các em vẫn phải thi tuyển viên chức theo các quy định của Bộ Nội vụ và chưa chắc trúng tuyển.
Sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM trong giờ làm đồ án môn họcẢnh: TẤN THẠNH
Nhiều vướng mắc
Báo cáo mới đây gửi Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho biết tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số sinh viên đăng ký hưởng chính sách là 30.807 người, trong khi số lượng các địa phương đặt hàng là 1.928 và giao nhiệm vụ là 5.563. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng là 23/63 tỉnh, thành. Như vậy, số sinh viên thuộc diện "đào tạo theo nhu cầu xã hội" và được ngân sách nhà nước cấp (thông qua Bộ GD-ĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học. Có thể nói phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai theo mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.
Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần nhỏ, trong đó có 2 trường trọng điểm là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP HCM. Điều này ảnh hưởng kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng cho biết do sự phát triển không đồng đều, chênh lệch điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cũng không thống nhất tại các văn bản quy phạm pháp luật. Sinh viên đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu được chi trả kinh phí từ ngân sách địa phương nhưng sau khi tốt nghiệp có thể không trúng tuyển vào công tác trong ngành giáo dục của địa phương. Thứ hai, việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ địa phương khác đến học không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, vì kinh phí địa phương nào thì chỉ dùng để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.
Một bất cập nữa là nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên gắn với việc cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm nhưng không gắn với quyền được tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp làm cho các địa phương e ngại trong việc bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng không tuyển dụng được sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, UBND các tỉnh cũng chưa quan tâm chỉ đạo, tổ chức phân công cho các cơ quan trên địa bàn triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đặt hàng đào tạo.
Sớm chi trả cho sinh viên
Trước khó khăn của sinh viên khi chưa được nhận hỗ trợ sinh hoạt phí, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết trường phải làm công tác tư tưởng, động viên sinh viên để các em chia sẻ với khó khăn chung. Với sinh viên diện chính sách, đặc biệt khó khăn, trường hỗ trợ trước một phần từ nguồn lực của trường. Dự kiến trong tuần tới, Bộ GD-ĐT có thể rót kinh phí hỗ trợ về. Khi có tiền, trường sẽ sớm chi trả cho sinh viên.
Địa phương đặt hàng theo nhu cầu
Trong tờ trình gửi Chính phủ mới đây về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT đề xuất vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT đề xuất không bắt buộc các địa phương phải thực hiện mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thực hiện theo Nghị định số 32 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Bộ GD-ĐT cho rằng quy định này bảo đảm quy định rõ trách nhiệm ngân sách nhà nước phải bảo đảm kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo phân cấp ngân sách. Cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành trung ương thì ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí, cơ sở đào tạo thuộc các địa phương thì địa phương bố trí kinh phí thực hiện.
"Quy định này bảo đảm các sinh viên sư phạm sẽ được chi trả kinh phí theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019, không còn tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ như hiện nay. Đồng thời quy định này vẫn giải quyết được nhu cầu của các địa phương muốn đặt hàng tại các cơ sở đào tạo của địa phương hoặc các cơ sở đào tạo khác có chất lượng cao hơn" - Bộ GD-ĐT nêu rõ.
Hoãn thu học phí để giảm khó khăn
Đại diện Đại học Sài Gòn cho biết có gần 1.600 sinh viên trong 3 khóa đăng ký hưởng chính sách theo Nghị định 116. Ở mỗi khóa, trường đều gửi thông tin đến UBND, Sở GD-ĐT các tỉnh, thành nhưng hầu hết không phản hồi. Hiếm hoi, năm 2021, chỉ Long An và Ninh Thuận thông báo đặt hàng 34 sinh viên. Các em này đã được chi trả học phí và sinh hoạt phí đợt 1 và sắp được trả đợt 2. Năm 2022 và 2023 có Long An đã gửi thông báo đặt hàng và đang thực hiện các bước tiếp theo để chi trả học phí và sinh hoạt phí cho các em. Với số còn lại, nhà trường gửi đơn vị chủ quản là UBND TP HCM để giải quyết hỗ trợ. "Cả 3 năm qua, chúng tôi đều làm đúng quy trình nhưng hiện hơn 1.500 sinh viên chưa được nhận hỗ trợ"- đại diện Đại học Sài Gòn nói.
Hiện các trường làm nhiều cách để hỗ trợ sinh viên. Như tại Đại học Sài Gòn, trường hoãn thu học phí để sinh viên giảm bớt áp lực, đồng thời tiếp tục đề xuất đến cơ quan chủ quản.
H.Lân
Trong chia sẻ mới đây, Kevin Phạm Ba cho biết, anh hy vọng sẽ sớm hoàn tất thủ tục để có quốc tịch Việt Nam, đồng thời hướng ánh mắt của mình tới giấc mơ khoác áo ĐT Việt Nam...
Xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) những ngày đầu hè đẹp như miền cổ tích, với những cánh đồng xanh mướt, những cung đường, vườn tược rực rỡ sắc hoa cỏ. Đây là bức tranh đang được “dệt” nên bởi sự đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và người dân Ngọc Chiến.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 77/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh chương trình lập pháp năm 2025.
Bình Định đang từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm thiên tai toàn diện, từ cấp tỉnh đến từng hộ dân. Nhờ chiến lược điều tra cơ bản, xây dựng dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong giám sát sạt lở, Bình Định trở thành hình mẫu cho các tỉnh miền Trung trong việc bảo vệ dân sinh trước bão, lũ, sạt lở đất.
NSND Trung Đức và NSND Trung Anh đều từng có những năm tháng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Bắt nghi phạm là chồng cũ ra tay sát hại cô giáo; nổ lớn tại nhà dân, 4 người thương vong; nghi án vợ cầm dao chém chết chồng ngay trên giường ngủ... là những tin nóng 24 giờ qua.
Thức trắng đêm, canh đấu giá lúc 3 giờ sáng, năn nỉ cả chục lần chỉ để đổi lấy… món đồ này, chị Quỳnh Anh (30 tuổi, Hà Nội) cho biết, đây là cách để chị gìn giữ tuổi thơ, biến mỗi bộ phim hoạt hình từng xem thành một kỷ niệm được “gói gọn” trong từng nhân vật nhỏ xíu.
Việc mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào quy trình chế biến và truy xuất nguồn gốc đã mở ra hướng đi đầy triển vọng cho nghề nuôi ong tại vùng ven biển Kim Sơn và các xã miền núi huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình). Nhờ đó, nhiều hộ nông dân không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo ra những sản phẩm mật ong chất lượng cao, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
“ Tôi không nghĩ có người xa lạ mà lại quan tâm, chia sẻ đến những hoàn cảnh như nhà tôi. Có người gửi vài chục, có người gửi vài trăm, nhưng tôi hiểu đó là tấm lòng quý lắm” - Anh Sáng xúc động chia sẻ.
Những ngày này, ngư dân Hà Tĩnh đang hăng say vươn khơi và mang về những mẻ tôm, cá tươi ngon, chất lượng. Thời tiết thuận lợi, sản lượng hải sản đạt mức kỷ lục, giá tăng từ 10-15% so với thường ngày.
Phát huy lợi thế xã ven sông Hồng có nguồn nước tự nhiên và truyền thống nuôi trồng thủy sản, cá khỏe, tôm ngon, nhiều năm nay người dân xã Hồng Vũ, một xã mới hợp nhất, sáp nhập từ 3 xã Vũ Bình, Vũ Hòa, Vũ Thắng (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã đẩy mạnh phát triển các mô hình thủy sản hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Trước khi sáp nhập tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận thì 2 tỉnh này đã có tiềm năng, thế mạnh về nuôi chim yến ví như chim tiền tỷ, nuôi chim khổng lồ là chim đà điểu. Đặc biệt, Khánh Hòa có thể coi là một trong những trung tâm lớn nuôi chim yến tự nhiên, nuôi chim đà điểu. Sau hợp nhất, tỉnh mới mang tên Khánh Hòa vẫn là vùng đất số 1 về tiềm năng nuôi 2 loại chim đặc biệt này.
Khi mọi thứ đã chạm đến giới hạn, tôi không thể chịu đựng được nữa.
Khác với những nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc như Lữ Bố, Quan Vũ, các tướng hộ vệ bên cạnh Tào Tháo có phần ít nổi tiếng, nhưng không phải vì thế mà không có những người nổi tiếng bởi sức mạnh vô địch.
Theo tử vi, ngày sinh Âm lịch không chỉ ghi lại điểm khởi đầu cuộc đời của một người mà còn ẩn chứa vô vàn ý nghĩa bí ẩn, với một số người là gợi ý tinh tế về phước lành.
Tề vương Điền Quảng nghe nói quân Hán đã đến, cho rằng Lệ Thực Kỳ bán đứng mình, liền yêu cầu Lệ Thực Kỳ đi hoãn binh với Hàn Tín, Lệ Thực Kỳ không đi, vậy nên Tề vương đã nấu chết Lệ Thực Kỳ, sau đó dẫn quân bỏ chạy về hướng Đông...
Trung vệ điển trai cao 1m86, ‘mắn’ ghi bàn khiến HLV Kim Sang-sik lo sốt vó; Huỳnh Như vắng mặt ở ĐT nữ Việt Nam; Casemiro tích cực tập gym; Alexander-Arnold xác nhận chia tay Liverpool; Harry Kane ‘quẩy’ tưng bừng cùng đồng đội.
Các đơn vị quân đội Ukraine được cho là đã phát động một cuộc tấn công mới xuyên biên giới vào khu vực gần làng Tyotkino thuộc tỉnh Kursk của Nga. Các nguồn tin từ Nga khẳng định, quân Nga đã nỗ lực thực hiện các cuộc không kích bằng pháo binh và máy bay không người lái để chặn đứng bước tiến của lực lượng Ukraine.
Chiều 5/5, CLB CAHN đã đánh bại Quảng Nam với tỷ số 3-0 trên sân Tam Kỳ trong khuôn khổ vòng 21 V.League 2024/2025. Sau trận đấu, HLV Polking nhấn mạnh, đội bóng của ông chưa từ bỏ mục tiêu đua tranh ngôi vô địch.
Chiều 5/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 - đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp).
Cảnh sát xã Đông Thạnh phối hợp với Công an TP.HCM vừa bắt được 2 đối tượng cướp tiệm vàng trên đường Đặng Thúc Vịnh, tối 5/5.
Đang chạy xe thì thấy xe tải do anh C điều khiển trên đường gây bụi mù mịt nên Sơn cầm súng bắn vào bụng của nạn nhân.
Các phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam như Chung một dòng sông, Em bé Hà Nội… được chiếu tại Đức.
Kim Lý mới đây vì vợ bận đi làm, anh đã một mình dẫn bé Subeo - con riêng của Hồ Ngọc Hà sang nước ngoài chọn trường học. Trước đó, anh đã luôn thể hiện là người bố dượng yêu và chiều con riêng.
Chiến binh người Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine vừa tiết lộ về những trận đánh giáp lá cà khốc liệt với quân Nga trong chiến tranh chiến hào tại vùng rừng Serebryansky, chiến tuyến khốc liệt ở miền Đông Ukraine – nơi được ví như "địa ngục" của trận Somme thời Thế chiến thứ nhất.
Sau thời gian dài phải nghỉ thi đấu vì chấn thương, Geovane tái xuất và ngay lập tức chứng tỏ được đẳng cấp của mình bằng việc ghi dấu giày vào 2 trong 3 bàn thắng của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Chiều 5/5, CLB CAHN đánh bại Quảng Nam với tỷ số 3-0 trên sân Tam Kỳ trong khuôn khổ vòng 21 V.League 2024/2025. Khi đội khách nâng tỷ số lên 3-0, nhiều CĐV chủ nhà đã lục đục bỏ ra về.
Cô giáo giao làm bài tập môn Tiếng Việt với câu hỏi "Bố em làm nghề gì?", học sinh lớp 1 đã viết một câu khiến cả cô giáo và bố mẹ phải giật mình rồi bật cười nghiêng ngả.
Một chủ cửa hàng tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc vì liên tục bị vứt rác sinh hoạt trước cửa gây ô nhiễm. Khi trích xuất camera an ninh, người này không khỏi bất ngờ khi phát hiện "tác phẩm" là của người thu gom rác.
Đây là bước phát triển về cách đánh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thành rõ nét sau đợt 2 (từ ngày 30/3 đến 30/4/1954). Lúc này địch còn hơn một vạn quân, đóng tại hơn 30 vị trí trên cánh đồng Mường Thanh. Chúng vẫn giữ được một phần các điểm cao A1, C1, sau khi được tăng viện, địch ra sức củng cố trận địa hòng bảo vệ khu vực phòng ngự then chốt trên dãy điểm cao phía Đông. Hỏa lực của địch còn mạnh, phi cơ và pháo binh của chúng vẫn hoạt động ráo riết.