Mãn nhãn với phim 3D Mapping "Câu chuyện Đà Nẵng - The story of Da Nang"
Phim 3D Mapping "Câu chuyện Đà Nẵng - The story of Da Nang" với kỹ xảo đỉnh cao, tái hiện lịch sử Đà Nẵng, đưa người xem vào hành trình trải nghiệm tuyệt vời.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị cho rằng khi sáp nhập tỉnh, việc chọn tên và lựa chọn trung tâm hành chính – chính trị phải được tính toán kỹ, đảm bảo cho cán bộ, người dân thuận tiện và có khả năng mở rộng không gian phát triển.
Ủng hộ việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, việc đặt trung tâm hành chính – chính trị, chọn "thủ phủ" ở đâu sau khi sáp nhập là vấn đề "nóng" được cán bộ và nhân dân quan tâm.
Việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập. Trong ảnh: Một góc TP.Hà Nội. Ảnh: Danviet.vn
Dẫn câu chuyện, trước đây Hà Nam Ninh là Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định chung một tỉnh thì trung tâm nằm ở Nam Định. Hay Hà Bắc gồm Bắc Ninh với Bắc Giang thì Bắc Giang là thủ phủ. Vì thời đó, Bắc Giang phát triển hơn, nhưng sau khi tách ra thì Bắc Ninh lại phát triển rất mạnh.
Ông Chính cho rằng, trung tâm hành chính mới có thể đặt ở đô thị phát triển nhất trong số các tỉnh nhập lại với nhau.
Tại cuộc họp mới đây, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Gợi mở các tiêu chí để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị, tại cuộc họp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.
"Nhưng liệu như vậy đã đủ chưa? Các tỉnh tới đây có suy tính thế nào về việc chọn trung tâm hành chính mới, liệu có nên lựa chọn đô thị phát triển nhất làm thủ phủ hay không? Chuyện đó phải đặt ra ngay từ bây giờ chứ không thể cứ sáp nhập mà chưa biết trung tâm nằm ở đâu. Theo tôi biết, các cấp lãnh đạo cũng đã đặt ra vấn đề này rồi", ông Chính cho hay.
Theo ông Chính, chọn trung tâm hành chính - chính trị sau khi sáp nhập tỉnh, vị trí địa lý là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn làm "thủ phủ".
Khu vực này phải ở vị trí trung tâm nằm ở giữa các tỉnh được sáp nhập lại với nhau, bảo đảm đi lại thuận tiện cho người dân và giao thương trong nước và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt và hàng không.
Chúng ta cũng phải xem xét đến hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành hiện tại như thế nào. Nếu địa phương đã có trung tâm hành chính được xây dựng và đang phát huy tác dụng hoặc đã có quy hoạch thì nên ưu tiên.
KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Ảnh: Phạm Hưng.
Ông Chính cũng cho rằng, việc lựa chọn nơi đặt trung tâm hành chính – chính trị phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đi lại của cán bộ công chức trong địa phương và tính đến giá trị lịch sử, văn hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa bảo đảm tính kế thừa và sự phù hợp.
"Thực tế, rất nhiều địa phương đã xây dựng các khu trung tâm hành chính mới rất hiện đại, khang trang (ví dụ như trung tâm hành chính Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương…). Nếu sáp nhập mà không tận dụng được thì có phải là lãng phí hay không? Vậy thì phải có tiêu chí như thế nào, để nghiên cứu trung tâm hành chính mới phải giúp phát huy tiềm lực. Cá nhân tôi có đề xuất như đã nêu. Còn tất nhiên, việc quyết định phải là ở các cấp có thẩm quyền", ông Chính nêu quan điểm và nhấn mạnh cuộc sáp nhập này mang tính lịch sử. Bởi thế, cần phải nghiên cứu rất sâu, rất khoa học và toàn diện.
Là người chứng kiến nhiều lần chia tách, sáp nhập tỉnh, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, lựa chọn trung tâm hành chính – chính trị ở đâu khi sáp nhập tỉnh luôn là vấn đề được người dân, cán bộ, công chức quan tâm bởi những tác động về nơi sinh sống, làm việc, học tập của con em.
Theo ông Nguyễn Túc, nhiều cán bộ, công chức đang có nhà cửa sinh sống ổn định, nay sáp nhập tỉnh, chuyển trung tâm hành chính về nơi khác thì có khi họ cũng phải chuyển gia đình theo, dẫn đến nhiều tác động. "Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu phương án đặt trung tâm hành chính phù hợp và sớm công bố để các cán bộ, công chức biết để sắp xếp nơi sinh sống cho phù hợp", ông Túc nói.
Trụ sở trung tâm hành chính - chính trị TP.Hà Nội được đặt ở quận Hoàn Kiếm, mặt chính nhìn thẳng ra Hồ Gươm. Ảnh: Ngọc Hải.
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, phải cân nhắc rất kỹ, đánh giá cụ thể. Quan trọng nhất là "thủ phủ" mới được chọn phải là khu vực trung tâm, thuận tiện nhất để người dân, du khách đi lại. Đồng thời, phải tính đến giá trị lịch sử, văn hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa bảo đảm tính kế thừa, phù hợp. "Việc này cần tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cộng đồng cư dân".
Cho rằng, phần lớn trung tâm hành chính - chính trị của các tỉnh hiện nay nằm ở các khu vực trung tâm tỉnh lỵ, thuộc quận trung tâm, hoặc khu vực thành phố, thị xã... thuận lợi cho việc đi lại, tuy nhiên, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội lưu ý, có những tỉnh, thành do yếu tố lịch sử để lại nên trung tâm hành chính - chính trị nằm ở khu vực đông đúc, không thuận tiện cho việc đi lại, cũng như sự phát triển.
"Do đó, khi nghiên cứu phương án lựa chọn 'thủ phủ' khi sáp nhập tỉnh, không nhất thiết cứ phải chọn trung tâm hành chính - chính trị ở tỉnh lớn hoặc tỉnh nhỏ, mà phải căn cứ vào những yêu cầu của sự phát triển khi thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy", ông Nghiêm nói và cho rằng, hiện nay trong quy hoạch tổng thể quốc gia với 6 vùng kinh tế đã xác định các khu vực nào là trung tâm, động lực, cực tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất. Do đó, có thể căn cứ vào các bản quy hoạch đó để xem xét lựa chọn "thủ phủ" mới của tỉnh khi sáp nhập và căn cứ vào loại đô thị, tiêu chí, tiêu chuẩn về phân loại đơn vị hành chính, yêu cầu phát triển đô thị để lựa chọn "thủ phủ" khi sáp nhập.
Đặt tên gọi cho tỉnh mới như thế nào?
Về việc sau khi sáp nhập, thành lập trung tâm hành chính – chính trị mới thì tên gọi như thế nào, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nhận định "đây là vấn đề rất lớn", tuy nhiên "những cái tên đã là thương hiệu với quốc tế, với người dân thì sau khi nhập tỉnh nên giữ lại". Ví dụ, Cà Mau là cực Nam của Tổ quốc thì dù sao cũng nên giữ lại cái tên này. Tương tự với Hà Giang cũng thế.
"Gần đây, khi bỏ cấp quận/huyện, nhiều người lo không còn cái tên Hoàn Kiếm nữa. Tôi nghĩ Hoàn Kiếm, Ba Đình là những cái tên gắn với lịch sử, văn hoá và truyền thống, rất cần giữ lại dù có thể sau này, đó sẽ là tên đặt cho đơn vị cơ sở", ông Chính nói và nhấn mạnh, tên gọi rất quan trọng, vì nó thể hiện thương hiệu của địa phương.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng dẫn chứng, trước kia, khi chọn tên cho thành phố Huế trực thuộc Trung ương, thì đã có quyết định. Vấn đề này cũng có ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong việc lấy tên Huế. Vì Huế là thương hiệu với cả thế giới, trong khi nếu có thêm tên "Thừa Thiên Huế" thì chưa chắc quốc tế đã biết tới TP.Huế.
Hay giống như chuyện nhập Hà Tây vào Hà Nội trước đây. Hà Tây là vùng có bề dày văn hoá, nổi tiếng với Xứ Đoài. Sau này, khi nhập vào Hà Nội thì không còn tên Hà Tây nữa nhưng mọi chuyện cũng ổn thoả và văn hoá Xứ Đoài thì người ta vẫn nhớ. "Cho nên đặt ra vấn đề tên của địa phương là rất đúng và sau này, các nhà chức trách, những người làm văn hoá lịch sử nên có sự lựa chọn phù hợp", ông nói.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng cho rằng, người dân từng tỉnh, thành luôn có mong muốn giữ gìn được tên gọi, giá trị ký ức và lưu giữ những địa danh quen thuộc, những địa danh mà tổ tiên để lại. Tuy nhiên, việc đặt tên cần lưu ý là vừa phải gợi nhớ quá khứ nhưng cũng cần gắn với hiện đại và nhu cầu phát triển. Vì vậy, vấn đề này cần được bàn thảo kỹ lưỡng và có các tiêu chí cụ thể, có thể lấy ý kiến nhân dân.
Giữa thời đại số hóa, nơi mọi thứ dễ dàng được mã hóa, đánh số để tiện quản lý, thì người dân Bình Định vẫn tha thiết giữ lại những cái tên xưa cũ. Và chính sự lắng nghe, cầu thị của chính quyền đã làm sống lại những địa danh nhuốm màu ký ức.
Phim 3D Mapping "Câu chuyện Đà Nẵng - The story of Da Nang" với kỹ xảo đỉnh cao, tái hiện lịch sử Đà Nẵng, đưa người xem vào hành trình trải nghiệm tuyệt vời.
Tối 29/4, tại ga Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đoàn tàu mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất” gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 29/4, Đà Nẵng tổ chức trình chiếu phim 3D Mapping với chủ đề “Câu chuyện Đà Nẵng – The Story of Da Nang” tại mặt tiền tòa nhà Bảo tàng Đà Nẵng. Nhiều du khách quốc tế có mặt.
Với một trí tuệ siêu phàm và không ngại nghiên cứu những phương pháp khoa học mới mẻ, Quách Thủ Kính được sử sách ghi chép là một nhà khoa học cần mẫn, khiêm tốn, sẵn sàng học hỏi và luôn luôn tiếp thu kiến thức mới...
50 năm trước những cựu binh này đã từng cầm súng cùng các đồng đội tiến thẳng vào Dinh Độc Lập tạo nên chiến thắng vang dội thống nhất đất nước.
Những người sinh tháng Âm lịch này khi còn trẻ gặp nhiều thử thách khó khăn nhưng chỉ cần nỗ lực, về già không còn phải lo chuyện tiền bạc.
LĐBĐ Việt Nam (VFF) xác định trọng tài không sai trong ba tình huống SLNA khiếu nại khi thua Thể Công Viettel 0-1 ở vòng 20 V.League 2024/2025, nhưng đội bóng xứ Nghệ không phục và đề nghị công an vào cuộc.
CLB Thép xanh Nam Định ‘chơi lớn’; Thầy trò HLV Makoto Teguramori nhận liều doping tinh thần trước đại chiến với Thép xanh Nam Định; PSM Makassar muốn đánh bại CLB CAHN để vào chung kết Đông Nam Á; Real Madrid chiêu mộ Saliba bằng mọi giá; Phì cười với lý do Lamine Yamal nhuộm tóc vàng.
Một chế độ tương tự như Kiev không được phép bén rễ ở bất kỳ quốc gia nào, cựu tổng thống, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại Moscow ngày 29/4.
Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến tham dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) diễn ra tại công viên Sáng Tạo phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, TP.HCM, tối 29/4.
Giữa ban ngày, tại Đà Lạt mù sương, một chiếc trực thăng UH-1A bất ngờ cất cánh mà không có lệnh điều động. Người điều khiển là chiến sĩ Hồ Duy Hùng-một điệp viên bí mật của cách mạng. Phi vụ cướp máy bay không khác gì cảnh phim trinh thám giữa đời thực, khiến cả Sài Gòn chấn động, quân đội Mỹ bất ngờ, còn báo chí bấy giờ gọi đó là “vụ án tản thất quân dụng” lớn nhất suốt thời chiến. Nhưng đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho chuỗi sự kiện nghẹt thở: vượt mây mù, tránh đạn quân mình, sống sót trong ranh giới sinh tử…
Các bạn nhỏ xuất sắc nhất đoạt giải Trạng nguyên tái hiện lễ Rước Trạng theo nghi thức xưa tại sân Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Dự án phân tích chiến sự DeepState ngày 29/4 cho biết quân đội Nga đã giành được một số bước tiến quan trọng tại mặt trận Pokrovsk, tỉnh Donetsk sau nhiều thất bại trước đó. Theo đó, các đơn vị Nga đã tiến vào 3 khu định cư trong khu vực.
Người dân từ khắp nơi đổ về các tuyến đường trung tâm TP HCM cắm trại, mang theo thức ăn, nước uống để chờ xem diễu binh, bắn đại bác vào sáng 30/4.
Ngày 28.4.2025, mũi khoan cọc đầu tiên của công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn đã chính thức được thực hiện tại bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây cũng là bước khởi đầu cho gói thầu xây lắp số 1 của dự án do Tổng Công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (CC1) đảm trách.
Công an phường 4, TP.Tân An, tỉnh Long An đang củng có hồ sơ để xừ lý hành chính đối với người chồng đánh vợ dã man đăng tải trên mạng xã hội.
Chiều 29/4, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi toạ đàm Trao đổi, phối hợp công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên và giao lưu với các Trung tâm huấn luyện thể thao của địa phương.
Việc một tướng cấp cao của quân đội Nga bị sát hại gần Moscow mới đây cho thấy Ukraine vẫn đang chiến đấu quyết liệt để tồn tại và thậm chí, đang gửi thông điệp thách thức tới cả Nga lẫn chính quyền Trump, cây bút chuyên về thời sự quốc tế Sam Kiley của The Independent bình luận.
Tết Mậu Thân 1968, khi cả miền Nam còn rực rỡ pháo hoa, thì cũng là lúc tiếng súng cách mạng đồng loạt vang lên từ Sài Gòn đến Huế, từ cao nguyên đến đồng bằng. Quân và dân ta đã tấn công vào hàng loạt đô thị và đầu não quân sự của Mỹ - ngụy, tạo nên cú sốc chưa từng có trên chiến trường lẫn chính trường Mỹ. Cuộc Tổng tiến công không chỉ giáng một đòn chí mạng vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mà còn mở ra sang thời kỳ mới – thời kỳ tấn công và thắng lợi.
HLV Kim Sang-sik gọi tiền đạo nhập tịch 36 tuổi thay Nguyễn Xuân Son? Indonesia đón hung tin từ Kevin Diks; Tonali cam kết tương lai với Newcastle; Barca nhảy vào cuộc đua giành Lookman; Figo đăng ảnh tình tứ bên vợ.
Anh Lê Thanh Phong, Bí thư Chi đoàn ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) chuyển đổi từ trồng lúa giá cả bấp bênh sang trồng rau má. Năng suất rau má đạt bình quân 8 tấn/10.000m2/vụ, bán giá rau má từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh có thu nhập từ 80-100 triệu đồng/10.000m2/vụ
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 29/4/2025 tuyên bố với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng, Moscow "sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình với Kiev mà không cần điều kiện tiên quyết".
Cùng nhìn lại những hình ảnh đẹp của CSGT TP.HCM (PC08) trong những ngày thực hiện nhiệm vụ được phân công trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công tác đưa, dẫn đoàn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025).
Hành khách đi tàu Metro sẽ được miễn phí vé trong hai ngày 30/4 và 1/5 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng) vừa bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, trốn 30 năm.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho rằng nước này "từ chối trở thành một phần của một tổ chức chính trị đã mất đi tính công bằng và uy tín"
Ngay từ sớm, rất đông người dân từ khắp các tỉnh thành đã kéo nhau đến nhiều tuyến phố trung tâm TP.HCM để vui chơi, tham quan trong tối 29/4.
Sáng 29/4, Bộ GDĐT công bố số lượng thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo môn. Môn Lịch sử là môn tự chọn có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt vào chiều ngày 29/4, lượng khách ùn ùn "đổ dồn" về bến xe Nước Ngầm, TP.Hà Nội để về quê, đi du lịch trong nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Với sự nhạy bén, 4 con giáp này đón được nhiều cơ hội để công việc tiến triển tốt đẹp, tăng thêm thu nhập trong tháng 5.