Phía sau vụ “thảm sát” rừng nghiến cổ thụ - Bài 3: Đấu trí với sự “dắt mũi” của các chủ rừng
Hiếm có vụ việc nào mà nhóm Phóng viên hàng chục năm kinh nghiệm, đủ giấy tờ, công văn, thẻ nhà báo như chúng tôi lại khó tiếp cận nguồn tin như vụ tàn sát rừng nghiến “khủng” ở Hà Giang hiện nay.
Nhóm PV Dân Việt đã đến nhiều điểm rừng nghiến bị đốn hạ ỏ Bắc Mê, Hà Giang.
Nói đến đây, quý vị đủ hiểu: rừng bị thảm sát, chưa chắc đã có ai thật sự đau đớn. Mà ngược lại, không loại trừ họ dùng cái chết của rừng để triệt hạ nhau.
Chúng tôi nói điều này mà không sợ hồ đồ. Một lãnh đạo hàng đầu lực lượng kiểm lâm tỉnh Hà Giang nói toạc móng heo: "Tôi nói với nhà báo. Cái "thằng" đưa anh lên xem rừng bị phá, nó chính là thằng phá rừng. Nó cũng chính là thằng đã nhận tiền đi tuần rừng, giữ rừng. Giá mà có tài liệu điều tra tốt hơn để bỏ tù nó đi, thì các cánh rừng mới yên được".
Như vị lãnh đạo ngành kiểm lâm Hà Giang vừa phân tích, rừng bị phá đồng loạt thì từ trưởng thôn, thôn đội trưởng, đến người tuần rừng đều biết, bức xúc và tỏ thái độ không đồng tình với lối quản lý bảo vệ rừng hiện nay ở địa phương. Dân không "ưng cái bụng" là việc có thật, nhưng quan trọng hơn, bản thân các lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn cũng lại mâu thuẫn với nhau.
Thế cho nên, hiếm khi nào, mà việc để xảy ra liên tiếp các " đại công trường" đốn hạ, cưa xẻ rừng nghiến cổ thụ trong Rừng đặc dụng, Vườn Quốc gia, rừng phòng hộ vô giá… - lại bị bưng bít đến thế. Các con số vừa được đưa ra, có vị cán bộ "năn nỉ" xin nhà báo đừng có đưa sự thật ra kẻo "chúng em chết". Như đã viết, Trưởng Công an huyện bảo nhà báo đi chỗ khác, có gì mà tìm hiểu viết bài, trong khi nhà báo đã gặp và đang chờ gặp tiếp Giám đốc Sở NNPTNT tại Trụ sở địa phương.
Vị lãnh đạo đứng đầu ngành nông nghiệp Hà Giang "dũng cảm" phát ngôn rất sớm về việc "hàng chục" cây nghiến cổ thụ bị đốn hạ. Và ở thời điểm lúc đầu ấy, vị công bộc của dân có trách nhiệm đó đã bị sức ép khá nhiều. Có người nói thẳng: "đang bị yêu cầu giữ kín thông tin".
Dân Việt là tờ báo đầu tiên lên tiếng tố cáo vụ việc tày trời này. Phóng viên nằm ở bản, viết bài, đăng bài xong còn nán lại bên suối lũ,… chờ đoàn của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đến kiểm tra. Vậy mà, cán bộ hữu trách dường như cứ coi chúng tôi là "đối tượng" phải tránh xa. Có vị nói thẳng: tôi tránh mặt nhà báo vì sợ có các bên ngồi đó, họ nghi ngờ tôi "bắn tin" cho nhà báo về để "đánh bên kia".
Một bên là quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia), một bên quản lý rừng phòng hộ rồi rừng sản xuất; nhưng tất cả các bên đều quản lý chung một vài địa bàn xã có sự xuất hiện uy nghi của các cụ nghiến ngót nghìn năm tuổi. Các "chủ rừng", vì lợi ích do tiền dự án đổ về hay vì con gà tức nhau tiếng gáy?
Chúng tôi đi rừng lần đầu qua một đầu mối "dân xã hội" đã quen từ lâu khi tiến hành "hóa trang" điều tra vào khu vực huyện Bắc Mê. Anh này dẫn mối các kiểu, cuối cùng thì chi tiền bồi dưỡng, tiền mua đồ nhậu "rộng tay". Người sở tại cũng dẫn chúng tôi đến xem "phi vụ mở màn": vài chục cây nghiến cổ thụ trong rừng bảo tồn bị đốn hạ. Sốc. Có cây đường kính 2,7m.
Thú thật, chúng tôi trở về, cứ nghĩ thế đã là quá khủng khiếp rồi. Ai ngờ, nửa đường "hướng đạo viên" chợt kêu đau bụng oai oái. Nhưng, trước khi bỏ đi, anh ta cũng thật thà tiết lộ: có người ngăn cản. Qua tìm hiểu, người dẫn đường đã bị mua chuộc bởi các thế lực khác nhau.
Một đêm, chúng tôi nhận được điện thoại, một cán bộ kiểm lâm: các anh đã bị họ tiếp cận và "bẻ lái" rồi. Họ hướng vụ tố cáo tàn phá rừng đặc dụng sang "xẻ thịt"… rừng phòng hộ rồi. Tay H. là người đứng sau. Chúng tôi gọi điện thoại và nhắn tin, đến giờ, bằng mọi cách không thể tiếp cận được vị kiểm lâm kia nữa.
Nghe lại ghi âm và xem lại ghi hình, thì thấy, dường như lời của "người dân" cũng bị đạo diễn theo từng "phe phái". Mỗi phe liên đới tới các lực lượng "chủ rừng" khác nhau. Như đã mô tả ở kì trước, chúng tôi đến nhà ai, là lập tức chủ nhà bị gọi điện thoại hỏi hành tung, biển số xe. Một người tuần rừng nói với chúng tôi: "Em bị kiểm lâm địa bàn theo ghê lắm. Cứ người lạ nào vào thôn, em đều bị kiểm lâm gọi điện kiểm tra ngay!".
Có người tố bên quản lý rừng đặc dụng "để tiền và dụng cụ đi đâu hết" mà lâu nay không cấp phát cho người tuần rừng nữa; nhóm khác thì tố cáo ban quản lý rừng phòng hộ để mất nhiều rừng do dân đi phá nghiến bán cho đầu nậu. Có người được "các bên chăm sóc" rồi "ăn hai mang" (như lời một lãnh đạo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang). Các "thế lực trục lợi" đã làm hư dân bản hiền lành.
Anh Th. thỏa thuận tiền bồi dưỡng của chúng tôi rồi mới dẫn đường leo núi điều tra. Bài bản yêu cầu nhà báo cam kết: cấm quay phim chụp ảnh người và mặt mũi anh ta. Rồi tự tin: "Dù ở nông thôn miền núi nghèo, ít học, nhưng mà tôi bây giờ như sếp ấy. Ra ngoài có kẻ ngó, đi ngủ có người trông".
Với tâm huyết của mình, bị dội nhiều gáo nước lạnh, bị nhiều lãnh đạo Ban quản lý rừng đang nghe điện thoại thì tắc bụp kêu mất sóng sẽ gọi lại ngay. Mấy ngày sau gọi không nghe. Kiên trì liên lạc thêm với người nắm chìa khóa thông tin ấy, thì con cán bộ nghe máy bảo bố cháu đi vắng.
Có vụ, anh H., ở thôn Khâu Lừa (xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê), đang dẫn nhà báo đi (được thuê) thì nhận được các cuộc gọi của lãnh đạo Trạm kiểm lâm phụ trách địa bàn mấy xã… Sau đó, thái độ của anh khác hẳn.
Những người từng đi đẵn nghiến làm chuồng trâu và bị phạt tù 2 năm vừa trở về như anh Lềnh, thì từ chối gặp nhà báo.
Chuyện "nhạy cảm" nhất mà chúng tôi liên tục nhận được thông tin là cần phanh phui, có lẽ là vụ việc diễn ra vào nửa cuối năm ngoái 2020. Có 3 người đi đẵn gỗ nghiến trong rừng già, bị kiểm lâm tóm sống với "tang vật" là vài mét khối gỗ bị đốn hạ. Đó là các anh Phàng, Cương và Dình. Cơ quan chức năng đến yêu cầu nộp phạt tới hàng trăm triệu đồng. Hoảng quá, người đi vay nặng lãi, người bán trâu bò để có tiền nộp phạt. Họ bảo, phạt nặng vì phá rừng nghiến ở rừng đặc dụng, cái này cứ là tù như chơi.
Sau, có người "đa mưu" nhảy vào tư vấn, rằng không tin lên xã mà hỏi. Rừng đó là rừng sản xuất, phá nghiến cổ thụ là sai, song tội ở đó không nặng như… "Vườn Quốc gia"đâu. Bà con đi kêu cầu, quả nhiên, lực lượng cán bộ đã thu của dân bèn trả lại. Trả xong, lại cần có quyết định xử phạt theo "hướng mới". Lúc ấy, dân uất quá không ký xác nhận các biên bản, cán bộ sở tại cũng chẳng kí. Thế là bên thắng có nguy cơ biến thành bên bại. Kiểm lâm sở tại xác nhận vụ việc rồi thanh minh với chúng tôi về cái sự các loại rừng "giáp ranh" nên mới… nhầm.
Dường như đó là một giọt nước tràn ly, bên cạnh vụ dân thôn đi ở tù vì đẵn gỗ làm chuồng trâu, nên các cánh rừng và nhiều cán bộ đã không được "dân ưng cái bụng".
Giữa bối cảnh đó, phe bị bóc mẽ "phạt nhầm" cứ theo sát và sợ chúng tôi "xía" vào các khuất tất. Bà con biết vậy nên cứ "oang oang" để hù dọa và đắc ý. Nhiều người phe bên kia muốn "mượn gió bẻ măng", muốn bằng mọi giá vụ khuất tất ấy phải được đưa ra công luận. Và họ đã nhiều lần đòi tiếp cận chúng tôi để "tố".
Các bên tố nhau, mà đằng nào tố cũng đúng cả. Tức là rừng mà các bên được Nhà nước và nhân dân trả lương, cấp chức vị để bảo vệ kia đều bị phá thật. Thử hỏi, cứ quanh co và mưu đồ với nhau như thế, làm sao mà rừng được giữ gìn tử tế đây?
Anh Lò Văn Tráng, Trưởng thôn Khâu Lừa (xã Minh Ngọc), một thành viên quan trọng của tổ tuần rừng, đang tâm sự với chúng tôi đủ "sự thật đắng lòng" về bảo tồn rừng và bi khúc đầy bất cập; lại đã nhận lời dẫn chúng tôi đi rừng điều tra hiện trường rồi. Nhưng tối đó, bị "đạo diễn", anh buộc phải nhỏ nhẹ bảo, tôi phải nằm lại trên lều nương, không về nhà. Các anh đừng có đến. Hủy mọi kế hoạch. Từ bấy, có giời mà cạy răng anh được chuyện gì nữa.
Vâng, chọc tiết hay xẻ thịt rừng là việc của… lâm tặc. Nhiều "lực lượng giữ rừng", vì lợi ích trước mắt của họ lại chỉ quan tâm đến "mượn gió bẻ măng" để làm cho ai đó mất chức, có khi còn bị đẩy ra khỏi ngành hoặc khởi tố hình sự. Thế thôi!
Khó khăn đầm đìa, cơ sở vật chất tồi tàn, quy định của nhà nước là một kiểm lâm viên quản lý khoảng 500ha rừng, đằng này ở Bắc Mê, theo Chi cục trưởng Kiểm lâm Hà Giang Bùi Văn Đông, một người giữ những 2.000ha rừng trên núi đá sắc nhọn. Giữ sao xuể. Giữa bối cảnh đó, mâu thuẫn giữa các lực lượng cùng được giao giữ rừng; các oán thán trong dân về lĩnh vực này cũng còn không hề ít.
Việc phân định các loại rừng cũng nhập nhằng, cách xử phạt cũng khuất tất tai tiếng. Các bên tố cáo lẫn nhau, dân tố cáo cán bộ để xảy ra phá rừng. Các vấn đề này, cần có một "bàn tay sắt" đủ tâm huyết và có những chấn chỉnh mang tính căn cốt thì mới có được sự an toàn cho các cánh rừng quý giá bậc nhất Việt Nam này.
"Tôi muốn lan tỏa câu chuyện của bé Hải An để nhiều người có cơ hội nhìn thấy ánh sáng. Tôi tin rằng việc vận động hiến giác mạc không chỉ là một công việc mà còn là sứ mệnh của mình", chị Nguyễn Trần Thùy Dương, mẹ bé Hải An bày tỏ.
Bắt nam nghi phạm giết nữ chủ quán cà phê; vắng nhà lâu ngày, trở về bất ngờ phát hiện thi thể trong phòng tắm; vụ Tịnh thất Bồng Lai, chuẩn bị xét xử Lê Thanh Nhất Nguyên liên quan hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"... là những tin nóng 24 giờ qua.
Giữa đại ngàn Tây Bắc, vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.
Tổng thống Nga Putin cho biết Moscow có đủ phương tiện để đạt được mục tiêu của mình trong cuộc xung đột mà không cần dùng đến các biện pháp quyết liệt.
Mô hình trồng chanh không hạt của hộ anh Dương Tấn Minh, ngụ ấp Long Thịnh, xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống gia đình.
Chợ phiên Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) họp vào sáng thứ Hai và thứ Sáu hằng tuần. Đây là nơi mua bán nhiều sản vật núi rừng, từ rau rừng, măng rừng, cua suối, lươn đồng, ốc đá, trai sông...
Ông Bùi Văn Hòa, nông dân giỏi ở xã Phước Hội, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một người lành nghề mộc, giỏi trồng cây cảnh. Ngoài tạo việc làm với thu nhập tốt cho 25-30 lao động, giúp hộ nghèo, ông Hòa còn trực tiếp "đứng lớp" hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cảnh, cây ăn trái cho nông dân.
Cả ba tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đều là vùng đất có truyền thống hiếu học lâu đời, có các làng khoa bảng. Vùng đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhà khoa bảng, những người có học vị cao và giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ.
Khi Nguyễn Minh Triết còn ở trong triều và có lần được cử làm Đề điệu (người thay mặt chúa Trịnh trông coi việc thi cử) ở trường thi Nghệ An. Ông thật khác người, lấy hai thị nữ mặc quần áo gấm giả trai, cho đi theo hầu...
Trả lời họp báo sau trận đấu, HLV Vũ Hồng Việt khẳng định, Thép Xanh Nam Định cố gắng từng trận đấu một bởi cả Thể Công Viettel hay Hà Nội FC đều đang bám đuổi quyết liệt trong cuộc đua vô địch.
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu của Ung Chính đế – Ô Lạp Na Lạp Thị, xuất thân từ danh môn thế gia thuộc Mãn Châu Chính Hoàng Kì. Cha của bà là Phí Dương đã có nhiều đóng góp lớn cho triều đình. Ông là thân tín của hoàng đế và là thủ lĩnh của bộ binh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức xác nhận chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga, trong đó ông sẽ tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 tại Moscow.
Trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định trên sân Hàng Đẫy thuộc vòng 21 V.League 2024/2025 đã khép lại với tỷ số 3-0 nghiêng về đội khách. Theo dõi trận đấu từ trên khán đài, cả Nguyễn Xuân Son và HLV Kim Sang-sik đều đã có những giây phút phấn khích.
Ở trận cầu tâm điểm vòng 21 V.League 2024/2025 vừa kết thúc trên sân Hàng Đẫy, Thép xanh Nam Định thi đấu bùng nổ trong hiệp 1 và dễ dàng giành chiến thắng 3-0 trước Hà Nội FC nhờ các pha làm bàn của Kevin Phạm Ba, Lý Công Hoàng Anh, Brenner.
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine, ông sẽ loại bỏ ông Zelensky, giáo sư Thomas Malinen của Đại học Helsinki cho biết trên mạng xã hội X.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã xác nhận ông sẽ tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga tại Moscow vào ngày 9/5, bác bỏ cảnh báo của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky về những rủi ro an ninh tiềm ẩn là " vô lý".
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), vào khoảng 17h51 phút, ngày 3/5, Trung tâm tiếp nhận người bệnh H.T.R- 77 tuổi, với hơn 10 vết thương trên cơ thể, người bệnh được cho là bị chó cắn.
Thời tiết nắng nóng gay gắt kết hợp với việc hàng chục ngàn người tập trung chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm (TP.HCM) trong hai ngày qua đã khiến 278 trường hợp cần cấp cứu y tế, chủ yếu do say nắng, sốc nhiệt.
Bình Định thắng ngược HAGL 2-1 trong trận đấu được coi là ‘chung kết ngược’ của vòng 21 V.League 2024/2025 và đây là cơ hội tốt để đội bóng đất võ nuôi hy vọng trụ hạng trực tiếp.
Tiền vệ Việt kiều Mỹ ‘quay xe’ với ‘đại gia” TP.HCM?; cựu sao Brentford nhập viện khẩn cấp; Liverpool nhảy vào cuộc đua giành Rodrygo; Carragher dự đoán chỉ cán đích ở vị trí thứ 4; Chelsea có thêm đối tác thương mại mới.
Văn phòng của Tổng thống Zelensky vẫn tiếp tục gây sức ép lên cựu Tổng thống Petro Poroshenko tài sản của ông, sử dụng các lệnh trừng phạt do Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) áp đặt.
Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, người dân từ các địa phương tranh thủ trở lại TP.HCM để học tập, làm việc. Sân bay Tân Sơn Nhất căng mình đón lượng khách "khủng" với hơn 131.000 lượt người.
Ông là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Không chỉ được người dân ưu ái tôn vinh là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc trong lịch sử nước Việt, vua Quang Trung còn là nhà trị vì tài ba, có những phương án cải cách kinh tế, xã hội thức thời trong lịch sử Việt Nam.
Thể hiện tinh thần từ bi, hướng đến cộng đồng và xã hội, 61 chiếc xe lăn đã được trao cho các hoàn cảnh đặc biệt là người dân trên địa bàn phường Thanh Sơn, Quang Trung (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) và các phật tử.
Công an tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành xác minh và tạm giữ giấy tờ liên quan đến phương tiện vi phạm, giấy phép lái xe của người vi phạm trong vụ ô tô chắn ngang Quốc lộ 20 cho đoàn xe doanh nhân qua đường.