“Người đẹp Tây Đô” Việt Trinh duyên nợ sâu đậm cỡ nào với Thương Tín và Lý Hùng?
Nhờ câu nói của diễn viên Thương Tín mà Việt Trinh đã bằng mọi cách đến với nghệ thuật và trở thành một tên tuổi của màn ảnh Việt.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam là Hội nghị đầu tiên về công nghiệp văn hoá ở quy mô toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ gợi mở, giao nhiệm vụ cho Bộ VHTTDL nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị kỹ lưỡng để tổ chức với lời căn dặn: "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, có mỏ vàng đừng để bị lãng quên".
Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL, nhìn lại chặng đường 7 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam (Chiến lược 1755), với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Nam Nguyễn
Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ VHTTDL báo cáo 3 nội dung:
- Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển công nghiệp văn hoá
- Nhìn lại 07 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa những ý kiến định hướng, chỉ đạo chiến lược của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá vào GDP: Năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP. Sau 3 năm 2016, 2017, 2018 triển khai Chiến lược 1755: năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD).
Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm. Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm.
So sánh số liệu thống kê sau 7 năm của chúng ta với tình hình chung trên thế giới, có thể thấy, Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hoá và còn nhiều dư địa phát triển.
Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Với đặc trưng sáng tạo và công nghệ, công nghiệp văn hóa đang mang đến sự thay đổi cơ cấu của các ngành có liên quan, tiếp đó là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.
Sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp văn hóa, các thành phố sáng tạo đã và đang làm thay đổi cơ cấu vùng kinh tế.
Các doanh nghiệp văn hóa, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Sự thay đổi này đã tạo nên các kết quả đáng ghi nhận ở cả 12 ngành (giai đoạn 2018-2022: Đối với kiến trúc: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,37%; Đối với thiết kế: Giá trị gia tăng của bình quân tăng 6,36%; Đối với thời trang: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,3%; Đối với điện ảnh: giá trị gia tăng bình quân 7,94%...).
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị. Ảnh: Nam Nguyễn
Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá trong công tác quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam: Hà Nội, Đà Lạt, Hội An là 03 thành phố của Việt Nam đã gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, trong đó Hà Nội trở thành thành phố Thiết kế sáng tạo, Đà Lạt thành phố sáng tạo âm nhạc và Hội An thành phố thủ công và nghệ thuật dân gian.
Sự xuất hiện của 03 thành phố sáng tạo trên bản đồ các thành phố sáng tạo toàn cầu là một căn cứ vững vàng để Việt Nam có thể xác định mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa thu hút và hội tụ sự sáng tạo tại khu vực Đông Nam Á.
Công ước 2005 bảo vệ phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá của UNESCO được thông qua năm 2005, có hiệu lực từ tháng 3/2007. Với tư cách là thành viên có trách nhiệm của UNESCO, đã thể hiện sự đóng góp tích cực bằng hành động thông qua việc ban hành Chiến lược 1755; trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO nhiệm kỳ (2011-2015). Gần đây nhất, ngày 22/11/2023, Việt Nam đã trúng cử thành viên Uỷ ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu rất cao.
Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới năm 2023 sau các năm 2019, 2020, 2022. Điều đó cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của du lịch văn hoá - một trong 12 ngành công nghiệp văn hoá đối với cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh việc nhìn nhận các thành quả đã đạt được, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng thẳng thắn nhìn nhận những bất cập và thách thức đặt ra trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật (luật, nghị định) quy định thực hiện nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp văn hoá. Đồng thời, còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
Nguồn lực đầu tư mang tính dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa tập trung phát triển một số lĩnh vực chuyên ngành có lợi thế, tiềm năng nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu về số lượng và chất lượng. Chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn chưa thực sự khuyến khích và thu hút nhân lực vào lĩnh vực này.
Chưa có Chỉ số thống kê về ngành công nghiệp văn hoá trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thống kê của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan mới chỉ đáp ứng yêu cầu báo cáo phục vụ công tác quản lý, chưa được thực hiện toàn diện và đầy đủ dẫn đến việc đề xuất giải pháp phát triển của từng lĩnh vực chưa kịp thời và sát thực tế.
Nội dung, hình thức các sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghiệp văn hóa (phần mềm, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, kiến trúc, thời trang…) chưa thực sự khai thác được hết các đặc trưng văn hoá bản địa để tạo sự độc đáo, riêng có trong các sản phẩm, dịch vụ qua đó nâng cao giá trị sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng trong nước và quốc tế.
Một số bộ phận doanh nghiệp và nhân dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nên việc vi phạm và xâm phạm thời gian qua đã tác động trực tiếp đến những người làm sáng tạo, đồng thời gây cản trở cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa chưa thường xuyên, chặt chẽ, đồng bộ.
Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL, sở dĩ phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, khó khăn là do ngành công nghiệp văn hóa có phạm trù lớn, bao gồm đa ngành, nhiều lĩnh vực có nội hàm rộng nhưng chưa được cụ thể hoá, do vậy gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia quản lý, do vậy chưa có giải pháp phát triển tổng thể.
Các ngành công nghiệp văn hóa là nhóm ngành dễ bị tác động bởi các yếu tố tác động bên ngoài. Nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa của Việt Nam hiện nay chưa đưa được hết các giá trị cốt lõi, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều doanh nghiệp Việt chưa đề cao xây dựng giá trị thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ và các yếu tố pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền.
Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm, do nguồn vốn chi cho đầu tư sáng tạo lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, nhỏ lẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro từ cơ chế, chính sách, phương pháp quản lý, đến ứng xử của cộng đồng, xã hội đối với từng sản phẩm công nghiệp văn hoá.
Việt Nam có một thị trường nội địa tiềm năng với dân số trẻ, cởi mở, dễ tiếp cận, tuy nhiên đối tượng này chưa hình thành thói quen, ý thức trong việc tôn trọng, bảo vệ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hoá của Việt Nam một cách toàn vẹn, khai thác, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đầu tư tài chính cho văn hóa trong đó có công nghiệp văn hóa từng bước được nâng lên nhưng hiện tại còn thấp hơn so với nhu cầu.
Từ thực trạng trên, Bộ VHTTDL đề xuất một số mục tiêu trọng tâm như phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng, trong đó tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế nhằm đạt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP và tiếp tục góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đa dạng, chất lượng cao dựa trên yếu tố đổi mới, sáng tạo, văn hóa truyền thống và tôn trọng bản quyền; nâng cao giá trị của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa.
Xác định lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên lợi thế sẵn có của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa trọng điểm, như tại TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh; định hình, mở rộng và phát triển mạng lưới các thành phố sáng tạo trên cả nước (Quảng Ninh, Quảng Nam, Kiên Giang, Huế, Đà Lạt…).
Diva Thanh Lam trò chuyện vui vẻ cùng nhạc sĩ Quốc Trung và vợ anh trong dịp nghỉ lễ.
Nhờ câu nói của diễn viên Thương Tín mà Việt Trinh đã bằng mọi cách đến với nghệ thuật và trở thành một tên tuổi của màn ảnh Việt.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, nổi bật lên một số sản phẩm mới như cá rô phi.
Việc cho phép Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập là một cơ chế đặc biệt trong bối cảnh cải cách hành chính chưa từng có tiền lệ.
Lịch thi đấu dày đặc của Quang Hải ở CLB CAHN bỗng làm HLV Kim Sang-sik 'khó thở' trong thời điểm ngày hội quân của ĐT Việt Nam chuẩn bị đấu ĐT Malaysia đến rất gần.
Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Hưng Yên vừa đưa ra cảnh báo và nhận diện các hội nhóm phản động, chống đối trên mạng xã hội Facebook.
Hành vi thiếu trách nhiệm của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn liên quan đến một dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước tổng số tiền trên 1 tỷ 700 triệu đồng.
Chiến dịch “Trung đoàn bất tử” để kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, hiện đang diễn ra ở hàng chục quốc gia. Các cuộc diễu hành quy tụ hàng ngàn người cùng chung lòng tưởng nhớ những anh hùng đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa Phát Xít.
Một loại hoa mang hương thơm ngọt ngào đang gây sốt cộng đồng yêu hoa bởi đặc tính cắm khô (không cần nước) mà vẫn giữ được vẻ tươi đẹp tới 2 tuần.
Hội Nông dân tỉnh Sơn La không ngừng tăng cường tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ nguồn vốn cho hội viên nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Dự án Khu trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Đồng Nai được kỳ vọng góp phần thay đổi diện mạo cảnh quan, kiến trúc đô thị cho tỉnh. Hiện tại, các đơn vị chức năng liên quan đang hoàn tất các thủ tục để giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh triển khai xây dựng trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, sau khi Bộ GDĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển để đảm bảo phù hợp với kiến thức nền tảng của ngành học, nhiều trường đại học đã điều chỉnh, loại bỏ các tổ hợp "lạ" không có môn chính.
Tỉnh Ninh Bình đang triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thành quả vụ lúa đông xuân 2025.
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long khiến cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (SN 2010, ở huyện Trà Ôn) tử vong, bà Nguyễn Thị Hiền (SN 1981, mẹ Trân) đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long và Viện KSND tỉnh Vĩnh Long.
Là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của lịch sử cổ đại Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu có những bí mật "động trời" không muốn cho ai biết.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung rơi nước mắt khi giải thích về một câu hát được cho vô lý trong ca khúc “Nhật ký của mẹ”.
Các chuyên gia cho rằng, giá bán cao, vượt quá khả năng của nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến phân khúc biệt thự, nhà phố TP.HCM có lượng giao dịch thấp.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 13% và nhập khẩu tăng 18,6%.
Bác sĩ Bùi Văn Cọt (ấp An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa) có hành vi vi phạm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn bị cơ quan chức năng phạt hành chính 45 triệu đồng.
"Châu Âu tiếp tục theo đuổi các cách tiếp cận trả thù đối với lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng Đức Quốc xã và tiếp tay cho các sáng kiến mạo hiểm của Ukraine, mặc dù nhận ra mối đe dọa đối với danh tiếng của chính mình", tuyên bố viết.
HLV Phùng Thanh Phương vừa lên tiếng hé lộ thời điểm thủ môn Việt kiều Patrik Lê Giang có thể trở lại thi đấu trong màu áo CLB TP.HCM.
Là người hoạt động lâu năm trong nghề luật, tôi vẫn day dứt về tình trạng “bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội”. Nhiều lúc tôi cũng thấy nản lòng trong quá trình “đi tìm sự thật” khi nó tùy thuộc rất nhiều vào sự công tâm của những người liên quan.
Bỗng nhiên tăng huyết áp bất thường, bệnh nhân đi khám không tìm được nguyên nhân, uống thuốc hạ huyết áp cũng không đỡ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa yêu cầu các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ liên quan đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.
TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã ban hành quyết định đưa bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (34 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên xét xử dự kiến diễn ra công khai vào ngày 8/5 tới, tòa đã triệu tập người có nghĩa vụ liên quan ông Lê Tùng Vân.
Ngày 5-5, lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), xác nhận một con rùa biển xanh (động vật biển có tên trong sách Đỏ" bị mắc lưới "ma" bị thương rất nặng, trôi dạt trên biển, được ngư dân phát hiện và giải cứu.
Tiếp nhận tin báo có cướp tiệm vàng, lực lượng Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan đã nhanh chóng truy bắt hai anh em ruột gây ra vụ cướp tiệm vàng ở huyện Hóc Môn.
Sáng nay 6/5, đại diện Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã đến gia đình cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (SN 2010- nữ sinh tử vong trong vụ tai nạn giao thông 4/9/2024 tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) làm việc, đề nghị cung cấp thông tin về vụ tai nạn.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang đón tin vui khi có thêm 3 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang Mỹ. Các mã số được cấp lần này nằm trên 3 thôn thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Liệu sau sáp nhập, có ảnh hưởng đến nguồn gốc xuất xứ của các mã số này?
Bộ phận này giàu phốt pho, đây là một khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của xương và răng, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Ban quản lý đường sắt được yêu cầu nghiên cứu, đánh giá đề xuất của Tập đoàn Vingroup về đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh