“Lộ” toan tính của Apple với ngành sản xuất Việt Nam trong quý tới, báo cáo tài chính hãng iPhone còn có điểm đáng chú ý?
Nhằm tránh tác động của thuế quan Mỹ và đa dạng chuỗi cung ứng, Apple dần chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam (và Ấn Độ).
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
KinhTổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định, thông qua quản trị hiệu quả trên cơ sở thực hiện đồng bộ chuyển đổi số, quản trị biến động, quản trị danh mục đầu tư, quản trị chuỗi liên kết; Tập đoàn đã thực sự trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong nước và quốc tế, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, giữ vai trò xương sống về an ninh năng lượng (thăm dò khai thác, chế biến dầu - khí), an ninh lương thực (sản xuất, cung ứng phân bón phục vụ nông nghiệp), an ninh kinh tế (đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia) và cả cho an ninh quốc phòng (tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển).
Hoạt động khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ
An ninh năng lượng
Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về "Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã nêu rõ quan điểm "Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội".
Dầu khí luôn là nguồn năng lượng chính đảm bảo cho sự ổn định của các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dân sinh. Một trong những thành tựu lớn nhất mà Petrovietnam đạt được trong nhiều năm qua là không ngừng tích cực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và gia tăng trữ lượng dầu khí nhằm bảo đảm ổn định nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp, đầu vào cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Tại Lễ khánh thành Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 vào giữa tháng 7/2022 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, Petrovietnam có đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thông qua các dự án nhiệt điện trọng điểm mà NMNĐ Sông Hậu 1 là minh chứng mới nhất; đảm bảo 1 trong 5 cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành những nước đứng đầu ASEAN trong cung cấp nguồn điện, phục vụ đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.
Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất điện, hiện Petrovietnam đã đưa vào vận hành an toàn, ổn định 2 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 2.400 MW (Sông Hậu 1 và Vũng Áng 1); 4 nhà máy nhiệt điện khí với tổng công suất 2.700 MW (Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2); 2 nhà máy thủy điện với tổng công suất 305 MW (Hủa Na, Đakđrinh). Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của Petrovietnam tới 5.405 MW, chiếm hơn 7% tổng công suất lắp đặt và chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện phát trong toàn hệ thống điện quốc gia. Kết quả đó khẳng định vững chắc vai trò và vị thế của Petrovietnam với tư cách là nhà sản xuất điện lớn thứ hai tại Việt Nam.
Trong bối cảnh giá xăng dầu lên cao, nguồn cung xăng dầu trên thế giới khan hiếm, thì việc xây dựng và quản trị chuỗi liên kết trong ngành Dầu khí càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất dưới sự phối hợp hỗ trợ của các đơn vị từ khâu đầu đến khâu cuối thuộc Petrovietnam luôn đảm bảo được cung cấp đủ dầu thô để vận hành liên tục, an toàn và hiệu quả ở mức 100 - 110% công suất, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển - Phó Ban Kinh tế Trung ương thì ngày nay an ninh năng lượng đã được tiếp cận hiểu theo cách phi truyền thống. Nghĩa là cần hiểu trên bối cảnh rộng hơn, không chỉ tập trung vào các mối đe dọa an ninh gây ra bởi sự gián đoạn đột ngột, sự tan rã và biến động giá cả từ các thao túng của những thỏa thuận cung cấp năng lượng hiện có như cách tiếp cận an ninh năng lượng truyền thống; mà bao gồm cả việc tiêu thụ, sự khan hiếm và phân bổ tài nguyên năng lượng không cân bằng, cũng như việc xử lý các thảm họa, nhất là về môi trường. Dựa vào những tiêu chí này, NMLD Dung Quất đang thể hiện tốt vai trò của mình trong việc góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Trước đây, khi chưa có NMLD Dung Quất thì sau khi khai thác được dầu thô, Việt Nam sẽ phải bán cho các nước có ngành lọc, hóa dầu phát triển và mua lại các sản phẩm xăng, dầu… đã được lọc từ họ. Việc này giống như việc "bán thô, mua tinh", đồng nghĩa với việc bán rẻ, mua đắt, gây khó khăn trong việc dự trữ ngoại hối của đất nước và quan trọng hơn là không tự chủ được an ninh năng lượng quốc gia. Nếu một ngày đất nước có chiến tranh hoặc biến động về địa chính trị; nguồn cung xăng, dầu từ bên ngoài bị gián đoạn thì vai trò của NMLD lại càng rất quan trọng.
Đến nay, Petrovietnam đã khai thác cả trong và ngoài nước được 441,5 triệu tấn dầu và 174,7 tỷ m3 khí, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất 170 tỷ kWh điện (chiếm khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện cả nước), 55 triệu tấn sản phẩm dầu (chiếm 33% tổng nhu cầu xăng dầu), đáp ứng 70% nhu cầu LPG, 90% condensate. Tỷ trọng đóng góp của dầu khí trong cơ cấu năng lượng Việt Nam chiếm bình quân 40% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong giai đoạn từ năm 2005 - nay.
Số liệu mới nhất tiếp tục cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước suy giảm nghiêm trọng thì ngành dầu khí vẫn duy trì tăng trưởng: Khai thác dầu thô trong toàn Tập đoàn đạt 0,9 triệu tấn, vượt 19% kế hoạch (KH) tháng 7; tính chung 7 tháng đạt 6,38 triệu tấn, vượt 22% KH 7 tháng và bằng 73% KH năm 2022. Cùng với đó, sản xuất xăng dầu 7 tháng vượt 8% KH, sản xuất đạm vượt 9% KH. Sản xuất, cung ứng khí, điện, các sản phẩm năng lượng khác của Tập đoàn đều ở mức cao, đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Toàn cảnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
An ninh lương thực
Nếu nói thăm dò khai thác là nền tảng thì ngành chế biến dầu khí là "đỉnh" của chuỗi giá trị dầu khí. Chế biến dầu khí cung cấp các sản phẩm thiết yếu, giá trị cao cho nền kinh tế đất nước như xăng dầu, hóa chất, nhựa, xơ sợi… Đặc biệt, công nghệ chế biến dầu khí đã góp phần sản xuất ra hàng triệu tấn phân đạm, urê chất lượng cao đảm bảo hỗ trợ người nông dân có được những vụ mùa bội thu.
Với sứ mệnh tiên phong, Petrovietnam chính là cổ đông sáng lập và sở hữu hai nhà máy sản xuất phân đạm lớn nhất nước ta hiện nay, gồm Nhà máy Đạm Phú Mỹ (Tổng công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo) và Nhà máy Đạm Cà Mau (Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau - PVCFC). Trong những năm qua, cả hai nhà máy đều vận hành ổn định với tổng công suất vào khoảng 1,6 triệu tấn phân đạm (urê)/năm, đảm bảo cung cấp hơn 70% nhu cầu phân đạm (ure) của cả nước. Không dừng lại ở đó, PVFCCo và PVCFC luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư để tạo ra những sản phẩm phân bón mới chất lượng cao như NPK, hữu cơ vi sinh, đạm màu… mang đến nhiều loại phân bón dành cho đa dạng cây lương thực, cây ăn trái và cây công nghiệp, góp phần cùng bà con nông dân tạo nên những vụ mùa bội thu trên các vườn cây, cánh đồng, trang trại.
Hai nhà máy sản xuất phân bón nói trên thuộc khâu cuối trong chuỗi giá trị dầu khí - chế biến dầu khí - một trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi của Petrovietnam, mắt xích cuối cùng tạo nên chuỗi giá trị gia tăng hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm, thăm dò - khai thác - chế biến - phân phối sản phẩm và dịch vụ dầu khí. Hàng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20 - 25% tổng doanh thu của toàn Petrovietnam. Điều này được minh chứng rõ ràng, kể từ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, giá khí tăng cao (nguồn cung đầu vào của sản phẩm phân đạm) đã dẫn đến khủng hoảng giá, nguồn cung phân bón trên thị trường và hệ lụy là khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trong khi đó, với sự phát triển ổn định và bền vững của lĩnh vực chế biến dầu khí nói chung và sản xuất phân bón dầu khí nói riêng, Petrovietnam không chỉ góp phần hỗ trợ bà con nông dân cả nước có một nguồn phân bón ổn định, chất lượng cao, giá thành phù hợp, thực sự góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giúp đời sống hàng chục triệu người nông dân Việt Nam ngày càng ấm no, thịnh vượng.
Sản xuất phân bón tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
An ninh kinh tế
Trong những năm qua, Petrovietnam luôn tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, Tập đoàn luôn chủ động tổ chức thực hiện kịp thời các chủ trương của Đảng và Chính phủ đối phó với những biến động phức tạp của nền kinh tế đất nước. Các sản phẩm chiến lược của Tập đoàn như dầu thô, xăng dầu, đạm, điện, khí, LPG... đã và đang góp phần tích cực chủ động bình ổn thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế đất nước.
Vững vàng vượt qua thử thách và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất, để từng bước, Petrovietnam phục hồi tăng trưởng một cách ngoạn mục, nỗ lực đóng góp cao nhất cho nền kinh tế đất nước. 2020 - một năm có thể nói là năm khó khăn nhất trong lịch sử Petrovietnam, vừa phải tập trung ứng phó với đại dịch Covid-19, vừa phải ứng phó với suy giảm giá dầu thô chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí (có thời điểm xuống -37 USD/thùng). Vượt qua khó khăn, Petrovietnam đóng góp vào NSNN 83 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2020, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước và cân đối ngân sách nhà nước.
Năm 2021, đại dịch Covid -19 diễn biến càng phức tạp, lan rộng trên toàn thế giới, nước ta cũng gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Cuộc khủng hoảng giá dầu cộng với Covid -19 khiến nhiều công ty, tập đoàn dầu khí lớn thế giới rơi vào tình trạng khốn đốn, thua lỗ nặng nề, thậm chí phá sản. Trong bối cảnh đó, Petrovietnam vẫn tiếp tục vững vàng vượt qua sóng gió, hoàn thành toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), nộp ngân sách Nhà nước đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Kết quả SXKD của Petrovietnam đã dẫn đầu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh thị trường năng lượng có nhiều biến động do cuộc xung đột Nga - Ukraine, các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác đều có xu hướng suy giảm sản lượng lớn, song Petrovitnam đã nỗ lực duy trì, gia tăng sản lượng khai thác để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế đất nước. Nộp NSNN toàn Tập đoàn 7 tháng ước đạt 79,6 nghìn tỷ đồng, vượt 74% so với KH 7 tháng, vượt 23% KH năm 2022 và tăng 47% so với cùng kỳ 2021.
ười lao động Dầu khí trên Biển Đông
An ninh quốc phòng
Không chỉ đóng góp về kinh tế, mà sự xuất hiện, hoạt động của những đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân và mỗi một giàn khoan của ngành dầu khí trên biển chính là sự khẳng định chủ quyền của đất nước, thể hiện việc thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam. Nơi những dự án dầu khí đang triển khai, những giàn khai thác, giàn khoan, tàu thăm dò địa chấn, tàu trực mỏ đều là những "vọng gác tiền tiêu", là cột mốc chủ quyền trên Biển Đông, cũng là điểm tựa cho ngư dân bám biển…
Những năm qua, ngành Dầu khí đã tự lực và phối hợp với các công ty dầu khí nước ngoài triển khai hàng loạt các dự án địa chấn 2D, 3D, khoan thăm dò trên thềm lục địa Việt Nam. Bên cạnh việc chủ động đầu tư vào công tác khảo sát, điều tra cơ bản, đánh giá tổng thể tiềm năng dầu khí, Petrovietnam còn chú trọng tính toán các cơ hội đầu tư vào vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm, làm căn cứ pháp lý về chủ quyền biển đảo.
Trong lập các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài, mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, Petrovietnam luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các ban, ngành liên quan để thẩm định dự án; trên cơ sở đó, thống nhất xây dựng kế hoạch, phương án hiệp đồng bảo đảm an toàn các công trình dầu khí và các hoạt động dầu khí trên biển. Qua đó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, với các đơn vị hoạt động trên biển chăm lo xây dựng, củng cố thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc.
Vừa qua, làm việc với Petrovietnam tại Quảng Ngãi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế đất nước. Trước đây, từng có thời điểm Petrovietnam đóng góp đến gần 25% cho kinh tế quốc gia. Petrovietnam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Ngoài đóng góp lớn cho NSNN, Petrovietnam còn có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - đối ngoại của quốc gia, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm dầu khí, tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế; đóng góp quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Có thể khẳng định, trải qua chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển, Petrovietnam cùng nhiều thế hệ người lao động dầu khí luôn vững vàng vượt qua thử thách, khó khăn để ngành dầu khí có được những bước phát triển mạnh mẽ. Sức mạnh đó có được là nhờ sự đúc kết truyền thống và văn hóa của những người đi tìm lửa, đồng thời không ngừng bồi đắp, gìn giữ giá trị cốt lõi "Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình", giữ lửa nhiệt huyết trong tim, thực hiện quản trị hiệu quả, làm tròn trách nhiệm tìm dầu, phát triển chuỗi giá trị năng lượng, giữ vững 4 chữ "An" cho sự phát triển vững mạnh, hùng cường của Tổ quốc./.
Trên công trường các dự án giao thông trọng điểm, hàng nghìn kỹ sư, công nhân vẫn bám công trường cùng máy móc thi công dự án dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhằm tránh tác động của thuế quan Mỹ và đa dạng chuỗi cung ứng, Apple dần chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam (và Ấn Độ).
Nghị sĩ Ukraine Alexander Dubinsky cho biết trên kênh Telegram rằng Ukraine và Mỹ đã ký kết thêm các thỏa thuận, nội dung của các thỏa thuận này vẫn được giữ bí mật.
Tình trạng người bệnh được chẩn đoán ban đầu cực kỳ nguy kịch: đa chấn thương nặng, tràn khí màng phổi, dập nát cánh tay trái...
Dự án chợ đầu mối Vĩnh Phúc ban đầu được định giá hơn 708 tỷ đồng nhưng sau khi Bí thư Tỉnh ủy lúc đó là bà Hoàng Thị Thúy Lan có ý kiến, con số này giảm xuống 507 tỷ đồng và giúp Hậu “Pháo” kiếm được 200 tỷ đồng.
Lịch sử không thể bị tẩy trắng, cũng không thể bị bôi đen. Lịch sử cần được nhắc lại bằng sự thật, lòng biết ơn và bằng sự tỉnh táo trước những lời ngụy biện... Sự bao dung của người Việt Nam, sức mạnh vươn lên của đất nước Việt Nam, đã khiến bao người từng là kẻ thù, giờ phải nghiêng mình trân trọng!
Biệt thự Hoàng Lan nằm tại Vinhomes Green Bay mang phong cách hiện đại, nội thất gỗ óc chó đẳng cấp, thiết kế mở, hài hòa thiên nhiên, chi phí hoàn thiện 9 triệu USD.
TP. HCM tăng tốc triển khai hàng loạt dự án nhà ở xã hội, đặt mục tiêu hoàn thành 100.000 căn hộ theo chỉ đạo của Thủ tướng đến năm 2030.
Arsenal đã thất bại 1-2 trước Bournemouth tại vòng 35 Premier League và sau trận thua này, HLV Mikel Arteta đã bộc bạch nỗi lo của ông về một số vấn đề khác nhau.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đưa ra lời đe dọa đối với Tổng thống Ukraine Zelensky sau khi ông từ chối đồng ý ngừng bắn trong ba ngày vào Ngày Chiến thắng.
Triệu Vy xuất hiện tại buổi công chiếu phim ở Bắc Kinh trong khi có tin chồng cũ của cô – doanh nhân Huỳnh Hữu Long – đang bị Interpol phát lệnh truy nã đỏ vì cáo buộc liên quan đến pháp lý ở Pháp.
Nghệ sĩ Ưu tú này với giọng đọc truyền cảm, ám ảnh binh lính Mỹ trong chiến tranh, là một nhân vật lịch sử huyền thoại từng được Ngô Thanh Vân thể hiện trên màn ảnh.
Sáng mai (5/5), kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc. Tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Bệnh nhân nữ, 50 tuổi, đến từ Bắc Giang, đã lựa chọn sống chung với bệnh "vùng kín" suốt 10 năm vì chưa sẵn sàng tâm lý để mổ.
Cây cảnh này đã diễn giải sự huy hoàng và vĩnh cửu của cuộc sống bằng sự tỏa sáng viên mãn của chúng. Bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp vì biển hoa dào dạt.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Nắng nóng tại nhiều khu vực trên cả nước. Hà Nội trời nắng, không mưa; Tây Bắc và Đông Bắc Bộ có nơi nắng nóng. Nam Bộ và Tây Nguyên chiều tối có mưa rào và dông rải rác.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị sẽ phấn đấu giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Hải Phòng và Hải Dương sẽ sáp nhập với nhau, lấy tên là TP.Hải Phòng. 2 địa phương này được đánh giá có tiềm năng, lợi thế rất lớn trong nuôi trồng thủy sản (NTTS). Năm 2024, diện tích NTTS của Hải Phòng 10.253ha, sản lượng 70.000 tấn và Hải Dương 12.555 ha, sản lượng 110.992 tấn.
Tuy vừa bình phục chấn thương và trở lại thi đấu nhưng thủ môn Marc-Andre ter Stegen đã bị HLV Hansi Flick loại khỏi 2 trận cầu quan trọng sắp tới của Barcelona với Inter Milan (lượt về vòng bán kết Champions League) và Real Madrid (vòng 35 La Liga).
"Tôi muốn lan tỏa câu chuyện của bé Hải An để nhiều người có cơ hội nhìn thấy ánh sáng. Tôi tin rằng việc vận động hiến giác mạc không chỉ là một công việc mà còn là sứ mệnh của mình", chị Nguyễn Trần Thùy Dương, mẹ bé Hải An bày tỏ.
Phát hiện 3 mẹ con tử vong trong nhà khóa cửa bên trong; bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng; bắt đối tượng đâm em rể họ tử vong... là những tin nóng 24 giờ qua.
Anh Giang Chí Lăng, ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã sưu tầm, lưu giữ vô số "đồ cổ" kỳ lạ, à mà quen quen! Đó là hàng trăm nông cụ xưa như: vòng gặt, nọc cấy, cù nèo, phảng…
Bà Ba Hương (Lê Cẩm Hương), ở ngay đầu đất vào rừng U Minh (tỉnh Cà Mau), nhớ lại: “Có những năm cháy rừng lớn, cơn cháy đi qua, thấy những con rắn to đùng, lớn khủng khiếp cháy thành than”...
Ông Lê Hoàng Tư, tỷ phú Long An ở xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An đang trồng lúa với diện tích 27ha, năng suất bình quâ 14 tấn/ha/năm. Ông còn làm 2,5ha vườn trồng các loại cây ăn quả đặc sản như bưởi, mít, dừa, kết hợp nuôi cá hô, cá sặc bổi, mang về thu nhập 4 tỷ đồng/năm.
Nuôi chim cảnh, nuôi chim chào mào, có chim chào mào đột biến đã giúp anh Trần Hữu Vinh, ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu. Anh Vinh bán chim chào mào hót hay, đấu hay giá từ 5-7 triệu đồng/con.
Nhiều nhà vườn trồng sầu riêng tại các địa phương trồng sầu riêng chủ lực trên địa bàn TP Cần Thơ như Phong Ðiền, Thới Lai, Ô Môn… đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch trái. Năm nay, nhiều vườn sầu riêng cho sản lượng trái khá cao nhưng nhà nông lại không có lời nhiều bởi giá sầu riêng đang giảm xuống ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua.
Năm 2018, Chi hội trồng rau xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phươc) được thành lập. Đã có 8 thành viên Chi hội trồng rau xã Lộc Thái được cấp giấy chứng nhận rau VietGAP với 11 loài rau gồm: cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, mồng tơi, rau dền, xà lách, tần ô, ngò rí, hành lá, cải nhúng, rau đay...
Tôi không ngờ, bài học làm cha mẹ lại khó đến thế.
Vua Tự Đức, cũng đồng thời là một thi sĩ nổi tiếng thời Nguyễn. Trong Việt sử tổng vịnh, phần Đế vương, khi viết về vua Lý Cao Tông nhà Lý, ông đã nghiêm phê tiền nhân khá nặng nề: Trong thời gian tại vị, Lý Cao Tông xây dựng dinh thự không ngớt và Đế vui chơi không có chừng mực; giặc giã và trộm cướp trong nước nổi lên như ong, nhân dân đói khát khổ sở gấp bội những năm khác. Cơ nghiệp nhà Lý bắt đầu suy đốn từ đấy.
Sau khi Thục Hán mất Kinh Châu, tướng quân yêu quý nhất của Lưu Bị là Quan Vũ cũng bị bắt giết, khiến ông vô cùng đau đớn và tức giận. Vì vậy sau khi xưng đế, ông quyết định thân chinh cầm quân đi đánh Đông Ngô.
Ai sở hữu 3 ngày sinh Âm lịch này khi còn trẻ nghèo khó, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc, nhiều tiền khi về già.