Xem phim, tôi giật mình nhớ lại câu nói của chị hàng xóm: Cha mẹ chỉ cần làm điều này, con cái đã biết ơn cả đời
Tôi không ngờ, bài học làm cha mẹ lại khó đến thế.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ở giai đoạn đầu dịch Covid-19, tình hình dịch trên thế giới vô cùng phức tạp, bệnh dễ lây, số ca tử vong cao, thông tin về virus còn hạn chế. Mọi người đều sợ hãi về căn bệnh "chết người dễ lây".
Ở Việt Nam, năm 2021, tuy số ca mắc vẫn còn hạn chế nhưng nỗi sợ hãi, kỳ thị với căn bệnh lại rất lớn. Khi mọi người "chạy xa", kỳ thị với những người mắc Covid-19 thì các chiến sĩ áo trắng lại lao vào đối mặt với "cái chết vô hình", sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để giành giật sự sống cho bệnh nhân, để phòng lây nhiễm, để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh BVCC
Chỉ vì "đứng ở tuyến đầu", không ít nhân viên y tế đã chịu nỗi ấm ức, tủi thân khi bị hàng xóm, bạn bè xa lánh, kỳ thị. Điều dưỡng Bùi Lan Anh (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư) giữa những ngày Tết đã phải gấp rút về bệnh viện để "trực chiến". Khi cô vẫn đang đối mặt với nguy hiểm để chạy chữa cho người bệnh thì nhận được những tin nhắn buốt giá của nơi cô ở trọ "đừng bén mảng về nơi ở", chủ nhà trọ yêu cầu cô chuyển nơi khác, hàng xóm đánh tiếng "cấm cửa".
Khi dịch Covid-19 khốc liệt ở Đà Nẵng rồi Bắc Giang, Hải Dương, TP.HCM, Bình Dương…, rất nhiều nhân viên y tế đã tạm biệt gia đình để lao vào "chiến trường" với lời hẹn "bao giờ hết dịch sẽ quay về".
Nhưng mọi người đều không lường trước được, lời hẹn ấy dài đằng đẵng 2 tháng, 4 tháng, có người đi hết điểm nóng này đến điểm nóng khác, có đến 4-5 tháng chưa về được đến nhà.
Có nhiều nhân viên y tế trải qua nỗi đau đớn khôn cùng khi bố mẹ mất, chồng mất, người thân mất mà không thể về nhà nhìn mặt lần cuối. Có những lời hẹn "đưa nàng về dinh" đã phải gác lại hết lần này đến lần khác chỉ vì "anh còn bận đi cứu thế giới". Có những đứa con đã khát sữa đòi mẹ, có người chồng đã phải gánh vác việc nhà, chăm con để vợ yên tâm chống dịch…
Gương mặt đỏ bừng, mồ hôi ướt đẫm của nhân viên y tế Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khi lấy lẫy mẫu xét nghiệm giữa trưa nóng 37-38 độ tại xã Tam Giang (Yên Phong, Bắc Ninh tháng 5/2021)
Trong cuộc tọa đàm mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chia sẻ: "Đại dịch Covid-19 đã gây áp lực rất lớn đến hệ thống y tế, trong đó đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế luôn là tuyến đầu trong phòng, chống dịch. Với những căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những "chiến sĩ áo trắng" vẫn thầm lặng gánh trên vai sứ mệnh cao cả là chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc.
Họ không chút e dè, không quản ngại, không chùn bước và đã gắn bó với những vất vả thường nhật khi tham gia công tác phòng, chống dịch tại các điểm nóng tâm dịch trong hai năm vừa qua.
Họ luôn để lại hình ảnh gắn bó thân thương đáng nhớ với với người dân, cộng đồng, bằng tinh thần sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi tính mạng, sức khỏe của người dân bị dịch bệnh đe dọa".
Đã có hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm bệnh khi điều trị bệnh nhân, trong đó có người không qua khỏi…
Theo Thứ trưởng Tuyên, chỉ riêng đợt thứ 4, đã có hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, kể cả sinh viên ngành y, ở nhiều địa phương trên cả nước hăng hái trực tiếp tham gia nhiệm vụ bảo vệ và điều trị cho người bệnh, lấy mẫu xét nghiệm ở những địa bàn nóng nhất, nguy nhiểm nhất.
Bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đã xông pha hết "mặt trận" này qua "chiến trường" khác như Đà Nẵng, Bắc Giang rồi lại về TP.HCM, xa nhà 3-4 tháng chưa về. (Bác sĩ Linh hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bắc Giang tháng 5-6/2021. Ảnh BYT)
Thứ trưởng Tuyên dẫn chứng: thứ nhất, cuộc sống cá nhân của nhân viên y tế hoàn toàn bị ảnh hưởng, họ rời xa gia đình lên đường phòng, chống dịch, luân phiên 1 tháng, 2 tháng, thậm chí còn lâu hơn nữa. Có những nhân viên y tế đã chuyển ra khỏi nhà do lo ngại sẽ mang virus về nhà lây nhiễm cho con nhỏ, cho cha mẹ già, cho người thân trong gia đình.
Tôi lấy ví dụ câu chuyện lùi thời gian kết hôn của một nữ điều dưỡng hay của bác sĩ Minh Hoàng ở Bệnh viện Hùng Vương, Phú Thọ. Hay câu chuyện vợ chồng bác sĩ Nguyễn Thị Giang, Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng, đã gửi lại con thơ để xung phong lên đường phòng, chống dịch. Hay những ban thờ vái vọng người thân khi qua đời mà những nhân viên y tế của chúng tôi không về được…
Thứ hai, họ trải qua cuộc sống cô lập, mất đi sự tiếp xúc của con người, hạn chế tiếp xúc với xung quanh do sợ lây nhiễm. Cuối cùng. họ cũng an toàn trở về nhưng đó thực sự là thời gian khủng khiếp đối với họ.
Mẹ mất đột ngột, đang chống dịch nên điều dưỡng Hà Thị Trị (Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh) chỉ có thể lập bàn thờ mẹ trong khu cách ly tháng 6/2021 (Ảnh BYT)
Thứ ba, họ đã trải qua nỗi lo lắng về lây nhiễm dịch bệnh do tiếp xúc với nguồn lây. Họ lo lắng về phương tiện bảo hộ, nếu phương tiện bảo hộ không đảm bảo thì tăng nguy cơ lây nhiễm với nhân viên y tế.
Thứ tư là sự ấm áp và lòng trắc ẩn của nhân viên y tế khi chăm sóc điều trị người bệnh. Họ là người duy nhất tiếp xúc, tương tác với người bệnh. Họ vui khi người bệnh khỏi bệnh, nhưng cũng đau buồn, bất lực khi chứng kiến cảnh người bệnh không qua khỏi.
Thứ năm, họ không thoát khỏi Covid-19. Nhân viên y tế hằng ngày hằng giờ làm việc liên quan mật thiết với người bệnh nhưng khi rời khỏi công việc, họ cũng vẫn tiếp tục đối diện với những trăn trở, đau buồn do Covid-19, nhất là khi mạng xã hội tràn ngập thông tin Covid-19. Hàng nghìn cuộc gọi tới họ trao đổi về Covid-19.
Thứ sáu, họ làm việc quên thời gian, không có hồi kết. Nhân viên y tế được yêu cầu ở lại tập trung một thời gian ngắn trong bệnh viện hoặc đi hỗ trợ các tuyến, họ đã luôn trong tình trạng liên tục làm thêm giờ, họ chăm sóc không kể ngày đêm cho bệnh nhân Covid-19.
Có nhiều bác sĩ tình nguyện viên gần như không nghỉ. Đơn cử như bác sĩ Trần Công Minh của Bệnh viện Chợ Rẫy, khi vừa kết thúc hỗ trợ phòng chống dịch ở Bắc Giang lại bắt tay ngay vào công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện hồi sức cấp cứu ở TPHCM.
"Có thể nói, hơn tất cả những hy sinh tận tình của nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, họ luôn tự hào khi được cống hiến hết sức mình, bằng trái tim, tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ chống dịch, chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, góp phần đưa cuộc sống trở lại bình thường, ổn định", Thứ trưởng Tuyên tâm sự.
Về những khó khăn khi suốt 2 năm đằng đẵng mà ngành y tế phải "đánh vật" với Covid-19, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ: "Khó khăn lớn nhất của chúng tôi không phải là mệt, chịu nóng lực, vất vả do công việc, mà khó khăn nhất đối với chúng tôi là khi người bác sĩ chữa bệnh không giữ lại được tính mạng người bệnh trên tay mình.".
Ông tâm sự: "Có những học trò của chúng tôi không ăn cơm được, bị stress, xin nghỉ phép đóng cửa ở trong phòng 2-3 ngày chỉ vì không thể quên được những ca bệnh mà mình không bảo vệ được. Đó là giờ phút không thể nào quên được. Tôi rất tự hào về các em!
Dù vất vả, nguy hiểm thế nào thì điều mà các bác sĩ vẫn luôn nỗ lực cứu sống thêm nhiều bệnh nhân (Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh CTV)
Có những em bị mắc Covid-19 nhưng không nghỉ mà xin vào phòng bệnh ở cùng luôn với bệnh nhân để chăm sóc bệnh nhân 24/24. Đó là giai đoạn vô cùng khó khăn của ngành y.
Còn hiện nay khi dịch đã chuyển sang giai đoạn mới thì chúng ta không thể Zezo Covid-19 mà phải sống chung với dịch bệnh. Giai đoạn này thì sự hy sinh lại khác. Giai đoạn này, khó khăn nhất đối với chúng tôi là không phải không biết cách chữa, hoảng sợ vì số lượng Covid-19 diễn biến phức tạp bởi chúng ta đã hiểu rất rõ về Covid-19.
Khó khăn lớn nhất là chúng ta phải chống dịch lâu dài, các y bác sĩ nhân viên y tế không biết lúc nào sẽ dừng lại việc điều trị Covid-19, việc điều trị vẫn liên tục.
Tuy nhiên, thực sự tinh thần của các cán bộ, nhân viên y tế đã được đào tạo, rèn luyện nhiều năm nên không ai bỏ cuộc.
Theo PGS Hiếu, dù đã kiệt sức với Covid-19 nhưng khi bệnh nhân cần, các bác sĩ vẫn tiếp tục "cho đi" một cách vô tư và tận tâm.
"Ngay đầu năm vừa rồi, chúng tôi đã phát động phong trào "Trái tim hồng", nhiều y bác sĩ vẫn đang điều trị bệnh nhân Covid-19, thậm chí bệnh nhân nặng, nhưng vẫn sẵn sàng "xắn tay áo" hiến máu cứu những bệnh nhân đang rất cần máu để duy trì sự sống.
Rất nhiều y, bác sĩ khác của chúng tôi ở bệnh viện bị nhiễm Covid-19, có đến hơn 200 bác sĩ nhiễm bệnh. Nhưng anh chị em không nghỉ ngơi mà xin xuống Bệnh viện điều trị Covid-19 (Hà Nội). Những người không nhiễm bệnh thì lên cơ sở 1 tại Đại học Y Hà Nội làm việc. Tôi rất cảm động!", ông chia sẻ.
"Chúng tôi không sợ Covid-19. Chúng tôi chỉ sợ người dân hoảng loạn, thiếu niềm tin. Sức ép của chúng ta hiện nay là làm sao truyền thông để người dân tin tưởng thực hiện các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế.
Chúng ta đã có hướng dẫn rất rõ ràng về điều trị Covid-19 tại nhà đối với người lớn như thế nào, đối với trẻ em như thế nào.
Rất mong người dân bình tĩnh, giảm sức ép đối với các nhân viên y tế để các bác sĩ tập trung cứu bệnh nhân nặng!".
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nhiều người đã lựa chọn Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) để khám phá, trải nghiệm, trực tiếp quan sát những con động vật hoang quý hiếm trong môi trường tự nhiên...
Tôi không ngờ, bài học làm cha mẹ lại khó đến thế.
Vua Tự Đức, cũng đồng thời là một thi sĩ nổi tiếng thời Nguyễn. Trong Việt sử tổng vịnh, phần Đế vương, khi viết về vua Lý Cao Tông nhà Lý, ông đã nghiêm phê tiền nhân khá nặng nề: Trong thời gian tại vị, Lý Cao Tông xây dựng dinh thự không ngớt và Đế vui chơi không có chừng mực; giặc giã và trộm cướp trong nước nổi lên như ong, nhân dân đói khát khổ sở gấp bội những năm khác. Cơ nghiệp nhà Lý bắt đầu suy đốn từ đấy.
Sau khi Thục Hán mất Kinh Châu, tướng quân yêu quý nhất của Lưu Bị là Quan Vũ cũng bị bắt giết, khiến ông vô cùng đau đớn và tức giận. Vì vậy sau khi xưng đế, ông quyết định thân chinh cầm quân đi đánh Đông Ngô.
Ai sở hữu 3 ngày sinh Âm lịch này khi còn trẻ nghèo khó, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc, nhiều tiền khi về già.
Mỗi khi hè về cũng là lúc “cao nguyên trắng” Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) rộn rã tiếng vó ngựa với giải đua ngựa truyền thống. Năm nay, giải đua được khởi tranh vào ngày 3/5, tại sân vận động trung tâm huyện Bắc Hà. Đây là hoạt động văn hóa, thể thao độc đáo, khởi động cho chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Festival mùa hè Bắc Hà 2025.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã giành được nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử ngày 3/5. Cuộc bầu cử dường như là một thất bại đối với các đối thủ bảo thủ của ông, khi cử tri chọn sự ổn định thay vì thay đổi trong bối cảnh hỗn loạn toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra.
Ở cuộc tiếp đón SLNA tại vòng 21 V.League, Hải Phòng thi đấu áp đảo khi tung ra tới 19 pha dứt điểm (8 pha trúng đích, theo thống kê của trang Flashscore) nhưng do không thể tận dụng cơ hội mà mình có được nên đội chủ sân Lạch Tray vẫn bị đối thủ cầm hòa 0-0.
Andriy Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm Chống Tin giả thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, cáo buộc Nga đang tuyển mộ nhiều thanh thiếu niên người Ukraine để thực hiện các vụ tấn công chống lại chính đất nước mình. Ông nhắc lại vụ việc một thiếu nữ 15 tuổi kích nổ khối chất nổ tại trụ sở cảnh sát quận Slobidskyi.
Trong dịp lễ kéo dài nhiều ngày, Hồ Ngọc Hà đưa hai con Leon và Lisa đi cắm trại ở Đà Lạt. Kim Lý cùng Subeo đi tham quan trường học ở nước ngoài.
Gió đổi chiều với Công Phượng ở ĐT Việt Nam; M.U sa thải nhân viên lâu năm nhất; Carreras được Real và Atletico săn đón; Arsenal nhảy vào cuộc đua giành Trincao; gia đình Văn Hậu tổ chức sinh nhật con trai.
Trong một đợt không kích quy mô chưa từng có vào rạng sáng ngày 3/5, lực lượng Nga đã phóng tổng cộng 183 máy bay không người lái (UAV) và hai tên lửa đạn đạo Iskander-M nhằm vào Ukraine, theo báo cáo từ Không quân Ukraine.
Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay trùng với kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Trong những ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc vẫn đổ về Thủ đô Hà Nội, xếp hàng dài hàng cây số để vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại diện Bộ Công an cho biết, Công an cấp huyện các năm trước tham gia vào việc hỗ trợ bảo đảm an ninh, an toàn kỳ thi ở các địa phương nay đã chuyển về cấp tỉnh và cấp xã.
3 con giáp sẽ bước vào giai đoạn may mắn vào thời điểm 2 tuần tới. Công sức họ bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng, sự nghiệp phát triển, tiền túi rủng rỉnh.
NSND Nguyễn Xuân Bắc và NSND Nguyễn Thị Thu Hà đều có những đóng góp quan trọng cho nền nghệ thuật nước nhà.
Trong văn bản gửi các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế nhấn mạnh, địa phương cần tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm chưa thực hiện thủ tục tự công bố/đăng ký...
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhóm đàm phán của ông tin rằng cách duy nhất để kết thúc cuộc chiến Nga–Ukraine là Kiev phải nhượng lãnh thổ cho Nga bởi họ sẽ không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ.
Hậu vệ Hồ Văn Cường đã tổ chức lễ thành hôn với bà xã Nguyễn Linh tại quê nhà Nghệ An. Trước đó, vào hồi tháng 3 vừa qua, cả hai đã làm lễ ăn hỏi.
Mức lương cơ sở dùng để tính lương cấp bậc Thượng tá Quân đội nhân dân năm 2025 được điều chỉnh lên 2,34 triệu đồng/tháng, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Với hệ số lương hiện hành là 7,3, nhiều người đặt câu hỏi: Mức lương thực tế của Thượng tá Quân đội nhân dân trong năm 2025 sẽ được tính như thế nào?
Tiền vệ Việt kiều Viktor Lê vừa đặt bút ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn 2 năm với Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Kon Tum đã thành lập tổ công tác liên ngành phối hợp triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, nhằm kết nối hai địa phương trong tương lai.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa chính thức chấm dứt chính sách miễn thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu có giá trị thấp (de minimis) từ Trung Quốc và Hồng Kông, đánh dấu bước leo thang mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Giữa rừng già Tà Thiết, khi các cánh quân đã áp sát Sài Gòn, các vị tướng trầm ngâm nhắc tới Bác Hồ. Người đã đi xa, nhưng khát vọng của Bác về một nước Việt Nam thống nhất chưa bao giờ nguôi. Vì vậy, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã thống nhất: đòn tổng công kích lịch sử này sẽ mang tên Người – Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Một "chiến công" xuất sắc vừa được Công an tỉnh Lai Châu ghi dấu, khi các lực lượng chức năng phối hợp với nhau phá thành công Chuyên án 425L, triệt phá một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy hoạt động tinh vi nơi vùng biên giới.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông ngày 3/5/2025, trên toàn quốc xảy ra 51 vụ giao thông đường bộ.
Quế Ngọc Hải đã hết cơ hội? Cựu sao Liverpool “ngồi mát ăn bát vàng” tại AC Milan; HLV Conte chê M.U không biết dùng McTominay; Real Madrid như ngồi trên đống lửa vì Bellingham; Cựu tuyển thủ Brazil tự nhận là người lưỡng tính.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) quyết định hủy bỏ kết quả ba trận đấu của Phú Thọ và giáng CLB này xuống hạng Ba từ mùa giải 2026.
Ông Zelensky đã bác bỏ đề xuất của Nga về ngừng bắn của trong dịp kỷ niệm 80 năm Chiến thắng. Ông cũng tuyên bố rằng chính quyền Kiev không thể đảm bảo an toàn cho các vị khách nước ngoài tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 tại Moscow.
Viện KSND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 73/QĐ-ĐTTH ngày 23/1/2025 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trà Ôn liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến một nữ sinh tử vong.
Trong quý 1/2025, nếu như thị trường điện thoại thông minh toàn cầu chỉ tăng nhẹ 0,2% thì tại Việt Nam, doanh số lại có phần khởi sắc.