Mỗi tháng 16 ngày đi xuyên các cánh rừng, 5 thành viên của Đội tuần tra tháo gỡ bẫy thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (Lạc Dương, Lâm Đồng) đã tháo gỡ được hàng chục chiếc bẫy thú, góp phần bảo vệ sự sống của những loài sinh vật dưới tán rừng già.
Cho đến bây giờ, sau 5 tháng tham gia Đội tuần tra tháo gỡ bẫy của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, chàng thanh niên 24 tuổi Kra Jan Ha Tri (dân tộc K'Ho) ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) vẫn nhớ như in chuyến đi rừng đầu tiên.
Với một chàng trai lớn lên giữa đại ngàn như Tri, những thâm u, bí ẩn của rừng già hẳn cũng không phải là điều gì quá xa lạ, nhưng "chưa bao giờ em đi xa nhà đến thế", Tri bẽn lẽn cười khi nhớ lại chuyến đi đầu tiên.
Đó là khi Tri cùng 4 anh em khác trong đội vượt mấy chục kilomet đường rừng, đi bộ suốt mấy ngày trong những cánh rừng, săm soi từng gốc cây, dưới những lớp lá mục để tìm bẫy thú mà người đi săn để lại. Rừng lúc đó, vừa thân thuộc nhưng cũng vừa bí hiểm với Tri khi cậu phải ăn, ngủ lại dưới tán rừng mấy ngày liền. Từ ngày đầu tiên vừa bỡ ngỡ vừa lo sợ, đến nay, Tri đã cùng các anh trong đội thực hiện được 400 ngày công xuyên rừng, gỡ được khoảng 60 chiếc bẫy.
Mỗi tháng các thành viên trong đội tuần tra, gỡ bẫy của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim có 16 ngày tuần rừng.
Cùng tham gia Đội tuần tra gỡ bẫy với Tri còn có 3 thanh niên người K'Ho cũng ở xã Đạ Sar, gồm Lieng Jrang Ha Khiết sinh năm 1990, Lơ Mu Ha Thắng sinh năm 1992, Kơ Să Ra Đáp sinh năm 1999 và anh Đặng Văn Thanh (sinh năm 1982) làm đội trưởng.
Trò chuyện với chúng tôi, Lieng Jrang Ha Khiết bẽn lẽn kể: "Khi em còn bé, lên 9, 10 tuổi cũng đã theo ông, cha vào rừng đặt bẫy, bắt thú nên những cánh rừng ở mấy xã quanh đây không còn quá xa lạ với em. Khi được tham gia vào Đội tuần tra, tháo gỡ bẫy, em mới hiểu hết ý nghĩa của việc bảo vệ sự sống của từng loài cây, con thú trong rừng". Khiết bảo, nhìn thấy những con thú dính bẫy bị thương hoặc đã chết, "thực sự rất thương", và đó cũng là động lực để các anh em trong đội tiếp tục thực hiện những chuyến xuyên rừng, gỡ bẫy. Cũng có khi các anh em may mắn xuất hiện đúng lúc, giải cứu kịp thời những con thú đáng thương vừa sập bẫy và thả chúng về rừng.
Hôm chúng tôi đến trụ sở Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim cũng là lúc đội trưởng Đặng Văn Thanh đang cùng các thành viên trong đội chuẩn bị vật dụng, tư trang cho chuyến luồn rừng tiếp theo. Trong đó có những thiết bị không thể thiếu như đồ bảo hộ, quần áo, ba lô, bản đồ, định vị GPS, ống nhòm, smart phone, túi ngủ, võng, dao. Ngoài ra, với những tuyến tuần dài, họ phải chuẩn bị thêm gạo, nước, thịt, mắm muối, cá khô... để có thể nấu ăn ngay dọc đường dừng chân lấy lại sức.
Khi đi rừng, ngoài những đồ dùng quen thuộc, các thành viên đội tuần tra này còn sử dụng thêm máy định vị GPS và smart phone để hỗ trợ công việc. Ngoài việc giúp xác định vị trí, các thiết bị này còn theo dõi hành trình, xây dựng báo cáo chi tiết của từng lần đi tuần tra.
"Từ khi thành lập đội (tháng 4/2023) đến giờ, mỗi tháng chúng tôi phải có 16 ngày đi tuần rừng, tháo gỡ bẫy, trong đó chuyến đi dài nhất là 5 ngày liên tục xuyên rừng", anh Thanh cho biết.
Nói về những khó khăn khi đi tuần tra, gỡ bẫy, anh Thanh bảo: "Khó nhất vẫn là đi vào những nơi không có sóng điện thoại, không có nước để nấu nướng, chưa kể quá trình gỡ bẫy có thể gặp nguy hiểm vì những chiếc bẫy được các đối tượng che đậy rất tinh vi, khó phát hiện".
Chúng tôi quyết định xuyên rừng cùng đội của anh Thanh đi gỡ bẫy. Những chiếc xe máy men theo con đường dốc trơn trượt, xóc lên xóc xuống đưa chúng tôi vào bìa rừng. Men theo con đường mòn phủ đầy lá khô, anh Thanh hướng dẫn chúng tôi bám theo đội tuần tra. Bỗng anh ra dấu cho chúng tôi dừng lại, dưới đám lá mục ngay dưới chân, một chiếc bẫy bằng sắt hoen rỉ được ngụy trang rất tinh vi mà nếu nhìn thoáng qua bằng mắt thường thì khó có thể phát hiện.
: Anh Đặng Văn Thanh (ngoài cùng bên trái) cùng các thành viên sẵn sàng lên đường tuần tra.
"Đội chúng tôi hay gặp nhất là các loại bẫy kẹp, bẫy hàm nhọn và bẫy rút. Như chiếc bẫy hàm nhọn này được làm bằng thép, lại lẫn với màu lá rừng được đặt trên lối mòn thường đi của các loài thú nên rất khó phát hiện", anh Thanh cho biết.
Theo đội trưởng Thanh, khi phát hiện ra bẫy, các nhóm sẽ báo hiệu cho nhau bằng động tác tay, chứ không la hét, gọi lớn, tránh làm ảnh hưởng đến các động vật sinh sống trong khu vực. Nhằm nâng cao năng lực cho các thành viên, Dự án VFBC đã đào tạo về kỹ năng tuần tra, sơ cấp cứu, an toàn trong tuần tra để các thành viên trong đội thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra và tháo gỡ bẫy thú trên hiện trường. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, đội tuần tra có nhiệm vụ báo cho ngành chức năng.
Tính từ thời điểm thành lập vào tháng 4/2023 đến nay, các thành viên của Đội tuần tra tháo gỡ bẫy, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim đã thực hiện tuần tra khoảng 400 ngày công trên hiện trường và tháo gỡ khoảng 60 bẫy các loại.
Được thành lập từ tháng 4/2023, Đội tuần tra tháo gỡ bẫy thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim có nhiệm vụ thực hiện các chuyến tuần tra, tìm kiếm và tháo gỡ các loại bẫy thú trong địa phận gần 46.700ha rừng thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng do Ban quản lý. Rừng ở đây chủ yếu là cây lá kim, một phần nhỏ là rừng lá rộng thường xanh với các loại thú chủ yếu là lợn rừng, khỉ, chồn, nhím...
Thành viên đội tuần tra sử dụng smartphone để định vị vị trí.
Đây cũng không phải là đội tuần tra tháo gỡ bẫy duy nhất, trên địa bàn cả nước đã có 36 đội như thế được thành lập, nhờ sự hỗ trợ của Dự án "Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (VFBC), do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ, cụ thể là Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) triển khai với phương châm dựa vào cộng đồng để quản lý, bảo vệ rừng.
Những thành viên trong đội tuần tra tháo gỡ bẫy chủ yếu là người dân địa phương, thông thuộc địa hình, sẵn sàng dấn thân vì công việc. Theo thống kê của Ban quản lý dự án, đã có 6.000 bẫy thú được các đội tuần tra tháo gỡ ra khỏi rừng trong thời gian qua.
Đối với Đội tuần tra, tháo gỡ bẫy của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, dự án đã đào tạo 16 nhân viên kỹ thuật thành thạo sử dụng các ứng dụng SMART tiên tiến và chịu trách nhiệm quản lý hệ thống SMART. Do đó, SMART hiện đang được tất cả các đội và trạm tuần tra trong Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim áp dụng hiệu quả để tăng cường nỗ lực giám sát và quản lý.
Anh Thanh cho biết, ngoài các thành viên của Đội tuần tra tháo gỡ bẫy, trong các chuyến đi rừng có thể còn có sự tham gia của các kiểm lâm viên hoặc cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim. Họ đi tuần cùng nhau nhưng đến khi tìm kiếm thì thường chia thành những nhóm nhỏ, điều đặc biệt là phải di chuyển làm sao để luôn có thể quan sát được lẫn nhau. Hệ thống định vị GPS hỗ trợ các thành viên đội tuần tra trên đường làm nhiệm vụ và xây dựng hệ thống báo cáo chi tiết của mỗi chuyến tuần tra.
Các thành viên cùng gỡ chiếc bẫy tinh vi vừa được phát hiện.
Theo anh Trịnh Công Quyền, nhân viên Phòng Kỹ thuật, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, các thành viên đội tuần tra đều là những người có kỹ năng đi rừng rất tốt. Bên cạnh đó, do đa phần là người dân bản địa nên họ rất hiểu tập tính, phương thức hoạt động của thợ săn cũng như các loại bẫy, từ đó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, anh Thanh vẫn trăn trở khi điều kiện làm việc của đội tuần tra còn nhiều khó khăn, vất vả. "Chúng tôi đã được trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cho việc tuần tra rừng, chúng tôi mong ngành chức năng quan tâm, tăng phụ cấp để anh em yên tâm gắn bó với công việc này, góp phần giữ màu xanh và đa dạng sinh học cho rừng", anh Thanh kiến nghị.
Cả ba tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đều là vùng đất có truyền thống hiếu học lâu đời, có các làng khoa bảng. Vùng đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhà khoa bảng, những người có học vị cao và giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ.
Nguyễn Khánh Linh là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trở thành chuyên gia Google trong chương trình Google Developer Expert về máy học và AI (Trí tuệ nhân tạo) tạo sinh.
Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra ở phía tây nam Moscow sau vụ nổ tại một tòa nhà dân cư. Ít nhất 15 cư dân được báo cáo đã bị thương trong vụ việc, với một số người lo ngại bị mắc kẹt bên trong tòa nhà đang cháy.
Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) mới bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt vi phạm hành chính gần 500 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5, giá dầu thô trên thị trường giảm rất mạnh gần 2 USD/ thùng, xuống dưới 60 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất trong vòng một năm qua.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hành động khiêu khích của Nga có thể diễn ra vào ngày 9/5 và các nhà lãnh đạo nước ngoài có thể trực tiếp trải nghiệm.
Cho đến nay, có lẽ cùng với "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Tuy nhiên, số ngôn ngữ cũng như số bản dịch đã có chưa được biết một cách đầy đủ và thống nhất giữa các nhà sưu tầm và nghiên cứu.
Ngay tại phiên khai mạc Kỳ họp 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét quyết định thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Sau khi thành lập, Ủy ban này sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Bác sỹ Cao Việt Tùng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé trai 4 tuổi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định vẫn đang tiên lượng nặng, điều lo lắng nhất là các tạng như thận, ruột… cần theo dõi chức năng phục hồi. Một tin đáng mừng là sau mổ, đến nay các chỉ số đang được giữ ổn định.
Trải qua nhiều thăng trầm, từng suýt bị xóa sổ tại Việt Nam, nhưng cây ca cao vẫn lặng lẽ bám rễ và hồi sinh nhờ những con người kiên định với niềm tin rằng ca cao Việt có thể đứng vào hàng ngũ hảo hạng của thế giới.
Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng gay gắt; chiều tối và đêm mưa rào, giông vài nơi. Nam Bộ và Tây Nguyên ngày nắng, chiều tối có mưa rào rải rác. Cảnh báo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong mưa giông.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu phải xử lý dứt điểm các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường tại 4 làng nghề trước 30/9/2025.
Bắt nam nghi phạm giết nữ chủ quán cà phê; vắng nhà lâu ngày, trở về bất ngờ phát hiện thi thể trong phòng tắm; vụ Tịnh thất Bồng Lai, chuẩn bị xét xử Lê Thanh Nhất Nguyên liên quan hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"... là những tin nóng 24 giờ qua.
Giữa đại ngàn Tây Bắc, vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.
Tổng thống Nga Putin cho biết Moscow có đủ phương tiện để đạt được mục tiêu của mình trong cuộc xung đột mà không cần dùng đến các biện pháp quyết liệt.
Mô hình trồng chanh không hạt của hộ anh Dương Tấn Minh, ngụ ấp Long Thịnh, xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống gia đình.
Chợ phiên Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) họp vào sáng thứ Hai và thứ Sáu hằng tuần. Đây là nơi mua bán nhiều sản vật núi rừng, từ rau rừng, măng rừng, cua suối, lươn đồng, ốc đá, trai sông...
Ông Bùi Văn Hòa, nông dân giỏi ở xã Phước Hội, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một người lành nghề mộc, giỏi trồng cây cảnh. Ngoài tạo việc làm với thu nhập tốt cho 25-30 lao động, giúp hộ nghèo, ông Hòa còn trực tiếp "đứng lớp" hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cảnh, cây ăn trái cho nông dân.
Cả ba tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đều là vùng đất có truyền thống hiếu học lâu đời, có các làng khoa bảng. Vùng đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhà khoa bảng, những người có học vị cao và giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ.
Khi Nguyễn Minh Triết còn ở trong triều và có lần được cử làm Đề điệu (người thay mặt chúa Trịnh trông coi việc thi cử) ở trường thi Nghệ An. Ông thật khác người, lấy hai thị nữ mặc quần áo gấm giả trai, cho đi theo hầu...
Trả lời họp báo sau trận đấu, HLV Vũ Hồng Việt khẳng định, Thép Xanh Nam Định cố gắng từng trận đấu một bởi cả Thể Công Viettel hay Hà Nội FC đều đang bám đuổi quyết liệt trong cuộc đua vô địch.
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu của Ung Chính đế – Ô Lạp Na Lạp Thị, xuất thân từ danh môn thế gia thuộc Mãn Châu Chính Hoàng Kì. Cha của bà là Phí Dương đã có nhiều đóng góp lớn cho triều đình. Ông là thân tín của hoàng đế và là thủ lĩnh của bộ binh.