Tiền vệ Việt kiều gia nhập Bayer Leverkusen: Giá 12 triệu euro, lương 1,5 triệu euro/mùa
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đến khi gật đầu tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương (Đông Bắc Á), Stalin mới đưa ra các điều kiện về quyền lợi một khi chiến thắng trước đế quốc Nhật Bản; trong đó có quyền được thu hồi khu vực Nam đảo Sakhalin, chủ quyền quần đảo Kuril được chuyển sang cho Liên Xô, quyền được cùng với Trung Quốc khai thác các tuyến đường sắt tại Đông Bắc Trung Quốc và Nam Mãn Châu.
Nhật đầu hàng vì 2 quả bom nguyên tử hay vì đạo quân Quan Đông đại bại?
Mãn Châu là vùng đất nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, là nơi phát tích của các triều đại phong kiến nhà Thanh (1644-1911). Vào thời cận đại, Mãn Châu đã có thời nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nga về kinh tế. Tháng 9/1931, đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu và dựng lên chính quyền Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của triều nhà Thanh – trị vì, tuy nhiên, mọi thực quyền đều do Nhật Bản nắm giữ.
Mãn Châu là vùng công nghiệp phát triển sớm từ đầu thế kỷ XX, tại đây có các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ quan trọng, có quân cảng Đại Liên (Arthur) từng là nơi trú đóng của Hạm đội Thái Bình Dương của đế quốc Nga. Đối với Nhật Bản, Mãn Châu được xem bàn đạp quân sự quan trọng để tấn công vùng Viễn Đông của Liên Xô.
Đạo quân Quan Đông, lực lượng ưu tú nhất của Quân đội Nhật Bản có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Mãn Châu từ năm 1932. Ngay sau khi Hội nghị Yalta kết thúc, Nguyên soái Liên Xô A.M. Vasilievsky và Bộ Tổng Tham mưu đã bắt tay chuẩn bị cho kế hoạch tác chiến tại Mãn Châu. Tiếp sau đến Hội nghị Postdam, nguyên thủ Liên Xô đã thông báo kế hoạch quân sự tại Viễn Đông như một lời xác nhận Liên Xô sẵn sàng thực hiện lời cam kết.
Ngày 6/8/1945, biết tin Mỹ ném quả bom “có sức hủy diệt hàng loạt” xuống thành phố Hiroshima, Stalin và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Liên Xô quyết định phải lập tức tham chiến. Ngày 8/8, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô trao cho Đại sứ Nhật Bản tại Moskva bản tuyên bố đơn phương chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước Trung lập Xô-Nhật và nêu rõ rằng, từ 0 giờ ngày 9/8, Liên Xô tự đặt mình vào tình trạng có chiến tranh với Nhật Bản.
Đúng 0 giờ, Hồng quân Liên Xô từ bốn hướng ồ ạt tấn công đạo quân Quan Đông, đồng thời Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô cũng đổ quân vào Bắc Triều Tiên, tiến vào phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril. Tin chiến sự bay đến đại bản doanh Quân đội Nhật Bản vào lúc 5 giờ 30 phút sáng (giờ Tokyo). Đối với các tướng lĩnh Nhật Bản, đây là một cơn địa chấn mạnh hơn cả quả bom thả xuống Hiroshima 3 ngày trước đó.
Hội đồng Chiến tranh Tối cao Nhật Bản nhóm họp khẩn cấp lúc 10 giờ 30 phút sáng. Bằng giọng điệu nghiêm trọng, Thủ tướng Kantaro Suzuki đánh giá rằng, “việc Liên Xô tham chiến vào rạng sáng hôm nay đã đưa chúng ta vào một tình thế hoàn toàn không có lối thoát”. Tình thế đã trở nên rõ ràng ngay cả với phe chủ chiến do Đại tướng Korechika Anami – Bộ trưởng Bộ Chiến tranh – đứng đầu, nên chủ đề của cuộc họp xoay quanh việc phải chấp nhận Tuyên bố Potsdam với những điều kiện như thế nào để “bảo toàn quốc thể”.
Trong khi phe chủ hòa định nghĩa “quốc thể” là sự bảo toàn Hoàng gia thì phe chủ chiến diễn dịch đấy là sự bảo toàn quyền lực tối thượng của Hoàng gia với vai trò quan trọng của quân đội. Tranh luận quanh cách diễn dịch “quốc thể” khiến cuộc họp đi đến bế tắc, vì thế Thủ tướng Suzuki đề nghị vào cung thỉnh thị ý kiến của Thiên hoàng. Ngày 10/8, Thiên hoàng Hirohito (Chiêu Hòa) đưa ra lời phán: “Nhật Bản đang lâm vào tình thế ‘lưỡng đầu thọ địch’, bị cả hai đối thủ mạnh nhất tấn công, vì vậy chỉ còn giải pháp do Thủ tướng Suzuki đề xuất mới có thể tìm được lối thoát”.
Thiên hoàng Hirohito sau đó đã truyền Bộ trưởng Ngoại giao Togo thảo công hàm gửi đến “Tam cường” ngỏ ý chấp nhận chấm dứt chiến tranh với điều kiện Nhật Bản sẽ không bị chiếm đóng và thể chế Thiên hoàng được bảo vệ. Thảo xong công hàm, Togo đã mời đại biện lâm thời Thụy Sĩ tới trụ sở Bộ Ngoại giao nhờ chuyển giúp.
Ngày 12/8, đài phát thanh San Francisco của Mỹ đã truyền đi thông điệp trả lời của quân Đồng minh – từ chối các điều kiện của Chính phủ Nhật Bản nhưng hứa hẹn hình thức cai trị của nước Nhật sẽ do nhân dân Nhật tự do quyết định. Một lần nữa, Thiên hoàng đứng về phe chủ hòa, đồng ý bước qua bức màn thần bí truyền thống để ghi âm lời phát biểu chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
Phe chủ chiến nhất quyết không chấp nhận hành động làm ô nhục “quốc thể”. Đêm 14 rạng ngày 15/8, một số sĩ quan của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhật Bản tổ chức đánh lừa Sư đoàn Ngự lâm quân, thâm nhập hoàng cung với ý định cô lập Thiên hoàng Hirohito, thu giữ cuốn băng ghi âm phát biểu của Thiên hoàng và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, âm mưu bị tướng Tanaka, chỉ huy lực lượng phòng thủ Miền Đông Nhật Bản, đập tan.
Lúc 8 giờ sáng ngày 15/8, lời phát biểu của Thiên hoàng Hirohito đã được phát trên đài phát thanh Tokyo: “Nhật Bản chấp nhận các điều kiện của Tuyên bố Potsdam, chúng ta vô cùng thương tiếc những người đã hy sinh nhưng bây giờ là lúc cần phải kiềm chế cảm xúc của mình… Hãy để cho mọi người được sống với nhau như một gia đình từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tổ quốc thiêng liêng luôn đặt niềm tin vĩnh cửu của mình vào họ và hãy suy nghĩ về gánh nặng của trách nhiệm trên con đường đi tới tương lai. Cần phải tập hợp tất cả lực lượng để xây dựng tương lai. Hãy đem sự trung thành vô hạn, sự giải phóng về tinh thần, sự trau dồi trí tuệ và không ngừng vượt qua khó khăn để làm sao cho sự vinh hiển của đế quốc luôn song hành với sự tiến bộ của thế giới”.
Bản tin vừa được phát xong, Thủ tướng Kantaro Suzuki tuyên bố từ chức và giải tán nội các. Khoảng 1 tiếng sau, Đại tướng Korechika Anami, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, mổ bụng tự sát.
Với mục tiêu bao vây tiêu diệt phần lớn quân lực của đạo quân Quan Đông và kiểm soát hoàn toàn Mãn Châu trước khi Đế quốc Nhật chính thức đầu hàng, thách thức lớn nhất của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Xôviết khi lập kế hoạch tác chiến là nhanh chóng triển khai quân vào sâu lãnh thổ đối phương tới hơn 800 km.
Bằng những đòn tấn công như vũ bão, chỉ trong vòng một tuần lễ, Hồng quân Liên Xô đã bẻ gãy hoàn toàn sức kháng cự của đạo quân Quan Đông gồm 1 triệu binh sĩ Nhật thiện chiến, giải phóng toàn bộ vùng Đông Bắc Trung Quốc và miền Bắc Triều Tiên.
Sát cánh cùng với Hồng quân Liên Xô, các chiến sĩ Mông Cổ cũng đóng góp công lao của mình vào chiến thắng này. Trong chiến dịch Mãn Châu, Hồng quân Liên Xô đã kịp thời giải cứu 2.000 tù binh trong các trại tập trung của phát xít Nhật tại Mãn Châu và Galkoo (Bắc Triều Tiên) khỏi âm mưu “xóa sạch dấu vết” hai trại tập trung này.
Trong số tù binh được cứu thoát có 29 vị tướng-16 vị tướng Mỹ, 5 tướng Anh và 8 tướng Hà Lan. Thiếu tướng Writer, nguyên Chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang Mỹ tại mặt trận Philippines là một trong số tù binh đã được giải phóng trong chiến dịch đó. Ngoài ra, 46 binh sĩ người Australia và Brazil cũng có may mắn thoát chết ở trại tập trung của phát xít Nhật.
Ngày 19/8, Nguyên soái A. Vasilevssky đồng ý dùng máy bay Liên Xô đưa Trung tướng Tham mưu trưởng đạo quân Quan Đông Hata Hikosaburo, Đại sứ Nhật Bản tại Mãn Châu Quốc Miyakawa cùng 7 tướng lĩnh và sĩ quan tùy tùng đến Tổng hành dinh tại Chita bàn việc đầu hàng cụ thể.
Theo thỏa thuận thì Quân đội Nhật Bản phải giao nộp toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh, chuyển giao các kho tàng quân dụng… Tất cả những việc này phải tiến hành xong trước 12 giờ trưa ngày 20/8, đồng thời được phép sử dụng các phương tiện thông tin, vận tải của Liên Xô kể cả máy bay, để truyền lệnh đầu hàng đến các đơn vị cấp thấp.
Cho đến nay, việc đánh giá vai trò của Chiến dịch Mãn Châu trong quá trình đế quốc Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vẫn còn gây tranh cãi trong giới sử học. Ở Hoa Kỳ, câu hỏi về tính chính đáng trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử nhiều lần được khơi dậy, dẫn tới xu hướng đồng thuận với quan điểm của tác giả Robert J. C. Butow cho rằng, 2 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki là nguyên nhân quyết định đưa đến việc Nhật Bản sớm đầu hàng.
Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi các tác giả người Mỹ khác có uy tín là Richard Frank (trong quyển ‘Downfall: The End of the Imperial Japanese Empire’- ‘Sự sụp đổ: Cái kết của đế chế Nhật Bản’ ấn hành năm 1999 và Robert A. Pape trong ‘Why Japan Surrendered’- Tại sao Nhật Bản đầu hàng).
Tuy nhiên, quan điểm này bị nhiều chính trị gia và nhà sử học khác phản bác. Bản thân cựu Thủ tướng Anh Churchill trong tác phẩm “The Second World War” đã đưa ra luận điểm: “Sẽ sai lầm nếu cho rằng số phận của Nhật Bản là do những quả bom nguyên tử quyết định”, tuy nhiên ông cũng không nói công này là do Liên Xô với Chiến dịch giải phóng Mãn Châu.
Tác giả người Mỹ gốc Nhật Tsuyoshi Hasegawa đưa ra 2 luận điểm được trích dẫn rộng rãi: việc Liên Xô tham chiến đã làm sụp đổ chiến lược kéo dài chiến tranh của phe chủ chiến Nhật Bản; diễn tiến chớp nhoáng của chiến dịch làm dấy lên mối lo ngại Nhật Bản sẽ bị Liên Xô chiếm đóng, và cho rằng đây là 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc đế quốc Nhật Bản phải sớm đầu hàng.
Nhưng có một câu hỏi khác: liệu việc Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản có cần thiết không? cũng là một khía cạnh gây tranh luận.
Ở Liên Xô trước đây, quan điểm lịch sử chính thống xem Chiến dịch Mãn Châu như là một phần của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đồng thời Liên Xô có vai trò quốc tế to lớn trong việc giải phóng các nước châu Á khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa phát xít Nhật. Quan điểm này vẫn được phần đông các sử gia Nga sau thời kỳ cải tổ ủng hộ.
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm trái ngược nhận được sự tán thành rộng rãi ở ngoài nước Nga mà tiêu biểu là của sử gia Nga B. Slavinsky khi cho rằng, động cơ tham chiến của Liên Xô gồm 2 thành tố chính: trả đũa cho thất bại của đế quốc Nga năm 1904-1905 và lợi ích địa chính trị ở Viễn Đông. Cần nhắc lại rằng, hoạt động quân sự của Quân đội Liên Xô tại Mãn Châu đã được “tam cường” thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam.
Là một bên cam kết mở mặt trận chống đế quốc Nhật Bản, Liên Xô không thể không thực hiện cam kết đó- một cam kết có tính chất quốc tế ở thời điểm đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Hậu quả chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế sẽ rất tồi tệ nếu Liên Xô không thực hiện cam kết của mình cũng như khả năng chiến tranh sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Ward Wilson, học giả cấp cao tại Hội đồng Thông tin An ninh Mỹ-Anh (British American Security Information Council – BASIC) với những phân tích trong quyển “Five Myths About Nuclear Weapons” ấn hành năm 2013 cho rằng, việc Nhật Bản đầu hàng có nguyên nhân chính là từ Chiến dịch Mãn Châu của Liên Xô và đạo quân Quan Đông đại bại, còn việc hứng chịu 2 quả bom nguyên tử là “một cái cớ hoàn hảo cho việc chấp nhận đầu hàng”.
Quyết định đầu hàng của Hội đồng Tối cao Nhật Bản được đưa ra vào sáng sớm ngày 9/8, trong khi quả bom thứ hai mà Mỹ ném xuống Nagasaki diễn ra vào cuối buổi sáng ngày hôm ấy.
Quả bom ném xuống Hiroshima, dù có sức tàn phá “chưa từng thấy” cũng không phải là tác nhân khiến đế chế Nhật sụp đổ, vì báo cáo sơ bộ của nhóm điều tra Lục quân Nhật về vụ ném bom Hiroshima đã không được trình nộp cho đến ngày 10/8. Nói cách khác, Nhật Bản đã quyết định đầu hàng từ trước khi giới lãnh đạo quân phiệt Nhật nhận ra sức mạnh của vũ khí nguyên tử trong thời khắc quyết định tiến trình chiến tranh.
Trong một cuộc họp của Hội đồng Chiến tranh tối cao vào tháng 6/1945, Phó Tổng Tham mưu Lục quân Kawabe đã phát biểu: “Duy trì tuyệt đối hòa bình trong quan hệ của chúng ta với Liên Xô là hết sức quan trọng nếu muốn tiếp tục cuộc chiến” và hội đồng này đã đi đến kết luận: Việc Liên Xô tham chiến “sẽ quyết định số phận của cả đế quốc chúng ta”.
Xích Bích là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong thời kỳ Tam quốc, góp phần định hình thế cục “chân vạc” của 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô Sau này. Trong Tam quốc diễn nghĩa, người có công lớn nhất làm nên chiến thắng Xích Bích là Gia Cát Lượng.
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Chuyển đổi số đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Phó Giáo sư Đào Xuân Cơ, Bệnh viện Bạch Mai đang chuẩn bị mua sắm trang thiết bị cho cơ sở 2 ở Hà Nam với gói đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng để chính thức hoạt động từ tháng 11/2025.
Mộc Châu (Sơn La) vào hè nhưng khí hậu vẫn mát mẻ. Nơi đây có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn; đặc biệt, trải nghiệm nông nghiệp, hái quả được du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ.
Dù cố gắng xây dựng bảng quy đổi điểm nhưng khó có thể công bằng, đồng đều.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, ngày 30/4, lực lượng chức năng phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên vừa triệt phá thành công một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn, xuyên quốc gia, bắt giữ ba đối tượng cùng 50 bánh hồng phiến, tương đương khoảng 100.000 viên ma túy tổng hợp.
Tính đến trưa 2/5, đơn vị trình diễn drone tại TP.HCM gặp sự cố hôm 30/4 chỉ mới nhận lại được khoảng 50 chiếc drone. Số lượng drone bị mất vẫn còn rất nhiều.
Hoàng đế là người vô tình nhất thiên hạ và chắc chắn Càn Long là một minh chứng hùng hồn nhất khi ông hoàn toàn xem nhẹ tình cảm, thậm chí là tình nghĩa cha con. Với Càn Long thì sự yên ổn của thiên hạ xã tắc của ông lại được đặt lên hàng đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm LB Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Helerson Nascimento là trung vệ ngoại binh của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Trung vệ 28 tuổi từng có thời gian sát cánh cùng Neymar ở Olympic Brazil.
Du khách đông nghịt từ các điểm di tích cho đến các bãi biển ở thành phố Huế trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Loại rau có hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho tim mạch và giúp giảm cân.
Ngày 2/5, nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đang điều tra, phân loại các đối tượng trong vụ khám xét tại quán bar Paris Night ở TP.Phan Thiết.
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP.HCM.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách. Những bức bích họa đầy màu sắc, sống động khắc họa cuộc sống ngư dân và vẻ đẹp của vùng biển quê hương trở thành điểm nhấn đặc biệt khiến nơi đây tràn ngập niềm vui cùng đất nước.
Du khách phản ánh khách sạn tại TP.HCM đã tự nâng giá, sử dụng “tên ma” không giống như khi đặt phòng, không cung cấp hóa đơn tài chính… dịp nghỉ lễ 30/4.
Trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”.
Thể Công Viettel sẽ thi đấu vòng 21 V.League 2024/2025 gặp SHB Đà Nẵng với sự quyết tâm rất lớn khi họ vẫn còn cơ hội đua vô địch và đây là màn ra mắt của tân HLV Velizar Popov.
Từ ngày 1/8/2025, việc sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ chính thức chấm dứt theo hướng dẫn tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025. Thông tin này đang khiến nhiều người hoạt động ở cấp cơ sở băn khoăn: Liệu họ có được tiếp tục sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới? Chế độ, chính sách hỗ trợ sẽ như thế nào? Dưới đây là phân tích cụ thể từ các quy định hiện hành.
Chiến sĩ đoàn diễu binh lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xúc động khi được đưa tiễn sáng 2/5 tại sân bay Tân Sơn Nhất
Tiết lộ với PV Báo điện tử Dân Việt, anh Trần Chung Hưng ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, mới đây, anh nhận được một đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài muốn mua cá tầm bố mẹ loại trên 50kg/con với giá 100 triệu đồng/con nhưng do số lượng loại cá "khổng lồ" này tại trại còn khá ít nên anh chưa dám "chốt" đơn.
Ngày 2/5, Israel cho biết rằng máy bay phản lực của nước này đã thực hiện các cuộc không kích gần khu phức hợp tổng thống ở Syria, nhằm đáp trả tình trạng bạo lực chống lại cộng đồng thiểu số Druze.
Đau tức thắt lưng kéo dài, tiểu buốt, bệnh nhân không ngờ bệnh sỏi thận của mình đã biến chứng ung thư, phải cắt bỏ thận trái và 1 phần bàng quang.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), về tội "Gây rối trật tự công cộng". Tuy nhiên, sự kiện này không đơn thuần là một vụ việc hình sự riêng lẻ mà là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đa tầng, kéo dài tại một trong những trường quốc tế danh tiếng và đắt đỏ nhất thành phố.
Nhiều người cho rằng sử dụng mì chính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên chỉ sử dụng muối để nêm nếm. Quan niệm này liệu có đúng?
Radio online Nhịp sống nông thôn mới hôm nay có nội dung: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ; Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân của phường Tân Giang và Hội Nông dân thành phố Cao Bằng;...
Trên công trường các dự án giao thông trọng điểm, hàng nghìn kỹ sư, công nhân vẫn bám công trường cùng máy móc thi công dự án dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Trên phương diện quân sự, chính trị và ngoại giao, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 làm rung chuyển ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về đến sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay 2/5, lần đầu tiên xá lợi được tôn trí và chiêm bái tại Việt Nam.
Các tàu của Nga thuộc "hạm đội bóng tối" của nước này đã được đổi tên và đăng ký lại trong động thái được cho là nhằm phá vỡ lệnh trừng phạt nhằm vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ một cơ sở ở Bắc Cực, theo báo cáo.