Đề xuất mới về cấp sổ hồng cho người dân tại TP.HCM
Để hỗ trợ người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Năm 1942, thế trận giằng co của hải quân Nhật – Mỹ trên Thái Bình Dương diễn ra vô cùng cam go. Nhật Bản đặc biệt lo ngại quân đội Mỹ đóng trên quần đảo Midway có thể bất ngờ tấn công đổ bộ vào quần đảo Kuril do mình kiểm soát. Nếu Mỹ chiếm được Kuril, các tỉnh phía bắc Nhật Bản sẽ chịu uy hiếp cực lớn bởi các vụ ném bom.
Theo National Interest, mối lo này xuất hiện từ sau trận không kích Doolittle ngày 18/4/1942, khi một nhóm máy bay Mỹ xuyên qua mạng lưới phòng thủ của Nhật và ném bom Tokyo nhằm báo thù cho trận Trân Châu Cảng (Hawaii).
Sau khi gây thiệt hại nặng cho Mỹ ở trận Trân Châu Cảng, phát xít Nhật lo sẽ bị báo thù (ảnh: NI).
Nhật Bản cho rằng, để giải tỏa áp lực từ những vụ không kích, cần phải chiếm được quần đảo Aleut (thuộc lãnh thổ Mỹ sau khi nước này mua bán đảo Alaska từ Nga năm 1867). Từ Aleut, phát xít Nhật có thể mở cuộc tấn công lớn, quét sạch căn cứ hải quân Mỹ trên quần đảo Midway, lập vành đai bảo vệ Tokyo từ xa.
Aleut là quần đảo trải dài 1.931 km, vươn ra từ phía tây bán đảo Alaska và ôm lấy biển Bering. Những đảo nhỏ của Aleut chủ yếu là đảo hình thành do núi lửa phun, ít cây cối. Thời tiết ở đây cũng rất khắc nhiệt, thường xuyên xảy ra bão lớn, tuyết rơi và những trận gió lạnh thấu xương. Theo các chiến lược gia Nhật Bản, quần đảo này có ý nghĩa địa chính trị đặc biệt quan trọng ở Thái Bình Dương nhưng Mỹ lại lơ là phòng thủ.
Đô đốc hải quân Nhật Bản Isoroku Yamamoto – một trong những chỉ huy của trận Trân Châu Cảng – là người vạch ra kế hoạch chiếm Aleut và Midway. Theo National Interest, đô đốc Yamamoto cho rằng, việc chiếm được quần đảo Aleut và Midway sẽ tạo lớp phòng thủ vững chắc cho Nhật Bản từ phía bắc Thái Bình Dương.
Nhật Bản quyết tâm chiếm Aleut - quần đảo có vị trí chiến lược nhưng Mỹ không hề phòng thủ (ảnh: Magazine).
Để chiếm được quần đảo Aleut, Nhật Bản huy động lực lượng rất mạnh gồm 2 tàu sân bay và 3 tàu tuần dương do chuẩn đô đốc Kakuji Kakuta chỉ huy. Nhiệm vụ của hạm đội này là chiếm bằng được những đảo phía tây thuộc Aleut như Attu, Kiska và Adak.
Ngày 6/6/1942, quân Nhật đã chiếm thành công đảo Attu và Kiska và nhanh chóng thiết lập các đơn vị đồn trú. Quân Mỹ chỉ chống cự yếu ớt rồi đầu hàng hoặc bỏ chạy. Trên đảo Attu, chỉ có khoảng hơn 40 người bản địa sinh sống. Một số người bị sát hại trong khi phần còn lại bị đưa đến trại giam ở Nhật. Ban đầu, số lính Nhật tại Attu là hơn 1.400 người nhưng lực lượng này được tăng lên thành 3.000 người vào tháng 10/1942.
Theo History, trên đảo Kiska (cách Attu khoảng 320 km về phía đông), 500 lính Nhật bắt giữ được 10 lính Mỹ đang làm việc ở một trạm khí tượng. Charles House – một lính hải quân Mỹ – ban đầu trốn thoát được. Nhưng sau 50 ngày lẩn trốn trong rừng với chỉ một tấm vải che thân, ăn toàn giun đất để sống còn đồng đội thì đợi mãi không tới giải cứu, Charles House phải ra đầu hàng và bị giam cho tới khi kết thúc Thế chiến II.
Sau khi chiếm được Kiska, Nhật cho xây nhiều công sự, căn cứ ngầm và tăng quân lên số thành 5.000. Hàng chục tiêm kích A6M2-N, 6 thủy phi cơ săn ngầm H6K được Nhật bố trí ở Kiska để đón đánh quân Mỹ.
Người Mỹ đã bị sốc khi biết tin Nhật Bản đã tấn công và chiếm được một phần lãnh thổ của họ, bất kể nó xa xôi đến đâu. Giới chức Mỹ lo ngại việc Nhật chiếm một số đảo thuộc quần đảo Aleut chỉ là bước đầu để tạo bàn đạp tấn công thẳng vào Alaska.
Phát xít Nhật chiếm thành công 2 đảo Attu và Kiska thuộc lãnh thổ Mỹ (ảnh: History).
Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn tái thiết lại Trân Châu Cảng và chuẩn bị lực lượng tham chiến ở châu Âu, quân Mỹ đáp trả quân Nhật ở Aleut rất yếu ớt. Từ 6/6 đến cuối tháng 7/1942, Mỹ chỉ tổ chức vài cuộc không kích ném bom vào quân Nhật đang đóng ở Attu và Kiska.
Trong khi đó, quân Nhật nhanh chóng học được cách thích nghi với khí hậu khắc nghiệt trên quần đảo Aleut và sẵn sàng tấn công vào căn cứ Midway. Theo tính toán của đô đốc Yamamoto, sau khi mất Aleut, Mỹ sẽ điều quân tới chiếm lại, lúc đó, Nhật sẽ điều quân tới chiếm Midway. Khi Midway – một căn cứ hải quân quan trọng – bị uy hiếp, Mỹ sẽ đưa quân từ Aleut quay lại để phòng thủ và lọt vào trận địa phục kích do Nhật giăng sẵn.
Tuy nhiên, kế hoạch này bị bại lộ vì tình báo Mỹ bắt được tín hiệu liên lạc của hải quân Nhật và chuẩn bị lực lượng phòng thủ mạnh ở Midway. Hải quân Mỹ đã có chiến lược đúng đắn là sẽ không chiếm lại những đảo đã mất ở Aleut cho tới khi lực lượng được củng cố. Biết Mỹ không bị trúng kế, Nhật Bản vẫn quyết tâm phòng thủ vững chắc 2 đảo Attu và Kiska, theo Navy History.
Tháng 1/1943, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ thuộc bộ Tư lệnh Alaska đã tăng lên 94.000 binh sĩ. Mỹ cho rằng thời cơ đuổi quân Nhật khỏi quần đảo Aleut đã chín muồi và liên tục đổ bộ lên các khu vực Nhật chưa chiếm được. Ngày 11/1/1943, quân Mỹ đã xây dựng được căn cứ lớn ở đảo Amchitka, chỉ cách Kiska hơn 80 km.
Tháng 3/1943, Chuẩn Đô đốc Hải quân Mỹ Thomas C. Kinkaid điều nhiều tàu chiến, thiết lập một vành đai phong tỏa ngoài khơi 2 đảo Attu và Kiska nhằm cô lập quân Nhật. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng cho thấy sức mạnh hải quân của mình không phải tầm thường.
Ngày 26/3/1943, Nhật Bản điều một hạm đội cố gắng tiếp cận Attu và Kiska để chuyển hàng tiếp tế nhưng bị quân Mỹ phát hiện. Hai bên giao chiến ác liệt trên biển, nã pháo vào nhau ở khoảng cách không đầy 20 km.
Lực lượng Mỹ gồm 2 tàu tuần dương Salt Lake City và Richmond, cùng 4 tàu khu trục bị đánh tan do bị hạm đội của Nhật áp đảo về hỏa lực. Khi đang thắng thế, quân Nhật bất ngờ ngừng tấn công truy kích tàu Mỹ do mục đích chính của họ là tiếp tế và e ngại bị máy bay Mỹ ném bom chi viện. Tuy nhiên, quân Nhật có thể sẽ tiếc nuối nếu biết rằng máy bay của đối thủ sẽ không thể tới bởi đội tàu Mỹ đã mất liên lạc với căn cứ từ trước đó.
Quân Mỹ đổ bộ vào đảo Attu (ảnh: History).
Sau trận chiến này, Mỹ tăng cường hàng phòng thủ ở Attu và Kiska, khiến quân Nhật đóng trên 2 đảo này gần như bị cô lập hoàn toàn. Họ chỉ có thể nhận được số hàng tiếp tế ít ỏi từ tàu ngầm Nhật.
Theo History, ngày 11/5/1943, Mỹ điều 11.000 quân đổ bộ lên đảo Attu. Trước đó, Mỹ đã cho dội bom trên đảo này và dự kiến sẽ chiếm lại Attu chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, quân Nhật đóng ở Attu đông hơn Mỹ dự kiến rất nhiều. Họ rút lên các ngọn núi cao trên đảo, trút hỏa lực xuống và áp dụng lối đánh du kích khiến quân Mỹ thương vong nặng nề.
Thời tiết khắc nhiệt và địa hình hiểm trở cũng cản bước hành quân của những người lính Mỹ. Theo History, quân Mỹ đổ bộ lên đảo Attu chết vì sự khắc nghiệt của thời tiết, thiếu lương thực và bệnh tật còn nhiều hơn chết do trúng đạn của đối phương.
Tuy nhiên, với ưu thế tuyệt đối về lực lượng (11.000 lính Mỹ so với khoảng 3.000 lính Nhật) cùng sự yểm trợ của hải quân và không quân, quân Mỹ đã thành công dồn đối phủ về một góc của hòn đảo. Đến cuối tháng 5/1943, dù Mỹ tổ chức truy quét một cách thưa thớt nhưng binh sĩ Nhật vẫn chết rất nhiều, chủ yếu do bị đói.
Đại tá Yasuyo Yamasaki – chỉ huy quân phát xít Nhật trên đảo Attu – quyết định không nằm chờ chết mà mở đường máu thoát ra ngoài. Ngày 29/5/1943, quân Nhật mở cuộc tấn công dữ dội vào phòng tuyết của quân Mỹ nhưng nhanh chóng thất bại. Trong số 3.000 quân Nhật đóng ở đảo Attu, hơn 2.000 người đã tử trận, bao gồm cả đại tá Yamasaki.
Hạm đội "khủng" của Mỹ kéo tới đảo Kiska nhưng không còn lấy một bóng quân địch (ảnh: Navy History).
Sau khi học được bài học cay đắng ở Attu, quân đội Mỹ quyết định chiếm lại đảo Kiska với ít thương vong hơn. Ngày 15/8/1943, sóng yên biển lặng, 35.000 binh sĩ được trang bị tốt đổ bộ lên đảo này nhưng không thấy một bóng người. Sau 9 ngày lục tung cả hòn đảo trong sương mù dày đặc, quân Mỹ kết luận phát xít Nhật đã rút sạch từ trước đó. Mặc dù chiến dịch này khá tốn kém, Mỹ vẫn hài lòng vì không đổ máu mà vẫn chiếm lại được đảo Kiska.
Trang The World bình luận, sau khi thất thủ ở quần đảo Aleut, phát xít Nhật buộc phải điều một số lực lượng đang chiến đấu ở Thái Bình Dương về bảo vệ khu vực phía bắc để chống chọi quân đội Mỹ đóng ở Alaska và Midway. Quyết định này khiến lực lượng của Nhật đã ít lại càng bị dàn mỏng và "hở sườn" ở khu vực phía nam. Mỹ cũng thỉnh thoảng điều máy bay từ quần đảo Aleut, ném bom vào quần đảo Kuril (lúc bấy giờ do Nhật kiểm soát) hòng đánh lừa rằng khu vực này luôn bị đe dọa.
2 năm sau khi chiếm quần đảo Aleut bất thành, Nhật Bản chính thức đầu hàng quân Đồng minh vào ngày 2/9/1945, chấm dứt Thế chiến II. Theo các chuyên gia quân sự, bộ máy chiến tranh của Nhật Bản có tầm nhìn tốt hơn Mỹ khi đánh giá đúng tầm quan trọng chiến lược của "quần đảo hoang" Aleut. Tuy nhiên, Nhật Bản lại không quyết tâm giữ vững phần lãnh thổ chiếm được của Mỹ mà nhanh chóng buông tay.
Trương Vô Kỵ là con trai của đại hiệp Trương Thúy Sơn phái Võ Đang, nhưng từ bé chàng sớm phải đối mặt với nhiều bi kịch.
Để hỗ trợ người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã.
Thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã có công văn yêu cầu người dân tạm dừng việc san gạt, vận chuyển đất đá trên địa bàn thành phố từ ngày 29/4 đến ngày 5/5.
Giống lúa mới QB19 do Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình nghiên cứu và lựa chọn đã bén duyên trên đồng đất xứ Quảng được nhiều năm. Qua đánh giá cho thấy giống lúa QB19 cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, có khả năng chống đổ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt....
Tuy đã 34 tuổi nhưng trung vệ Dương Thanh Hào vẫn được đánh giá là cầu thủ không thể thay thế nơi trung tâm hàng phòng ngự CLB Thép xanh Nam Định.
Nam nhân viên bán hàng điện tử của Công ty LG ở TP.Huế lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều người để trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Hà Nội chính thức phê duyệt quy hoạch Khu công nghệ cao sinh học quy mô gần 200ha, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghệ sinh học, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
Lực lượng Công an ở tỉnh Hưng Yên vừa xử lý trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ UBND xã trên mạng xã hội Facebook.
Theo Nghị quyết mới ban hành, tỉnh Hòa Bình sau khi hoàn thành việc sắp xếp sẽ còn 46 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 42 xã và 04 phường.
Tối 28/4, Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Chiến dịch Hòa Bình (phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hòa chung không khí tự hào và xúc động của cả nước, người dân Thủ đô Hà Nội đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Từ những con phố rợp cờ hoa đến các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Hà Nội những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc và khát vọng về một tương lai phát triển bền vững.
Phát biểu tại Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030 của chi bộ Phòng Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Lai Châu nhấn mạnh, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ BĐBP tỉnh Lai Châu ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ (Quảng Bình - Quảng Trị) đã hoàn thành hơn 84% khối lượng công việc và đang được đẩy nhanh tiến độ để sớm về đích.
HĐND TP.Hà Nội đã thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ (nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa) đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Loại rau này có tính mát, chứa nhiều chất xơ, nguyên tố vi lượng và nhiều loại vitamin. Nó có tác dụng thanh nhiệt, trừ hỏa, giải độc.
Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “pháo”, ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn) chi hơn 75 tỷ đồng cho an sinh xã hội tại huyện Mang Thít với mục đích được báo cáo “lãnh đạo cấp trên biết” công sức của mình rồi ủng hộ, tạo điều kiện trong việc kinh doanh.
Nam diễn viên Kim Soo Hyun đang đối diện với áp lực lớn khi nhiều công ty quảng cáo đồng loạt đâm đơn kiện, yêu cầu bồi thường với tổng số tiền có thể vượt 10 tỷ won.
TP.Hải Phòng sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, thực hiện kiểm tra theo chế độ định kỳ. Trường hợp cần thiết, các đoàn sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.
TP.HCM đã chào đón đoàn kiều bào Việt Nam tại Thái Lan về thăm nhân Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đoàn kiều bào sẽ tham gia nhiều hoạt động trong thời gian trọng đại này.
Vợ chồng anh Nguyễn Thanh Nhân (quê Hậu Giang) thức dậy từ lúc mặt trời vừa ló dạng, họ chạy ghe rong ruổi khắp các nhánh sông ở Cà Mau hành nghề thợ rèn, công việc này đem lại thu nhập từ 500 đến 700 nghìn đồng mỗi ngày cho vợ chồng anh.
Công an thị trấn Thạnh Hóa (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) chốt chặn bắt giữ khi phát hiện 2 nghi phạm liên quan đến vụ giết người chạy xe máy đi trên Quốc lộ N2.
Fanpage chính thức của FIFA mới đây đã bất ngờ đặt tiền đạo Nguyễn Công Phượng với dàn ngôi sao bóng đá lừng danh trên thế giới.
Mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ được tăng mạnh từ năm 2025, bao gồm cả hình phạt tù đối với chủ doanh nghiệp vi phạm. Điều này thể hiện quyết tâm của cơ quan chức năng trong việc siết chặt quản lý nhằm bảo vệ môi trường. Vậy, từ năm 2025, doanh nghiệp xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường sẽ phải đối mặt với những hình phạt nào? Luật sư sẽ phân tích chi tiết vấn đề này qua góc nhìn pháp lý.
Với "Viết tiếp câu chuyện hòa bình", Duyên Quỳnh đắt show ở nhiều sự kiện lớn. Cô cũng tự đầu tư làm MV cho ca khúc, khẳng định quyết tâm và lòng yêu nghề.
Chương trình máy bay không người lái mở rộng “Drone Line” là kế hoạch “B” cho Kiev trong trường hợp các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột thất bại, tờ The New York Times của Mỹ trích dẫn các nhà phân tích quân sự được phỏng vấn.
Sáng 29/4, phóng viên Dân Việt ghi nhận sân bay Nội Bài tấp nập khách đến làm thủ tục, chuẩn bị lên máy bay đi du lịch hoặc về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Các đại biểu HĐND TP.Hà Nội đề nghị tách riêng Phó Chủ tịch phụ trách đất đai, Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội, Phó Chủ tịch kiêm Chánh văn phòng và Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Trung tâm hành chính công.
Không chỉ “gói ghém” di sản kiến trúc và những câu chuyện lịch sử, khu Quan Văn - Quốc Tử Giám, khu Quan Võ và Thao trường được Sun Group tâm huyết phỏng dựng tại Sun Mega City.
Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam như “vỡ òa” trong sắc màu, âm thanh và cảm xúc, khi hơn 2.000 nhà đầu tư hào hứng tham gia sự kiện “Nhuộm sắc đa chiều” giới thiệu phân khu thấp tầng và dòng sản phẩm căn hộ cao tầng Park Residence thuộc đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam ngày 26/4. Đã có 83% căn hộ Park Residence chốt giao dịch ngay buổi sáng mở bán.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tinh thần yêu nước đã bùng nổ mạnh mẽ trên mạng xã hội, biến không gian số thành một "dòng chảy" đỏ thắm, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.