Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
Nhiều người cho rằng sử dụng mì chính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên chỉ sử dụng muối để nêm nếm. Quan niệm này liệu có đúng?
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chia sẻ về ca ghép phổi đặc biệt, điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Anh, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phổi Trung ương kể lại, chiều 29 Tết, khi cô đã được nghỉ Tết, cùng gia đình nhỏ về nhà ngoại ở Gia Lâm (Hà Nội) thì nhận được điện thoại của lãnh đạo yêu cầu quay trở lại bệnh viện gấp để chuẩn bị cho ca ghép phổi.
"Tôi chỉ kịp nói lời áy náy với bố mẹ: "Con đi làm chưa biết đến bao giờ về", xin lỗi chồng con rồi đến bệnh viện ngay để nhận nhiệm vụ cho ca mổ chiều 30 Tết.
Ca ghép phổi chiều 30 Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động hơn 100 chuyên gia, nhân viên y tế. Ảnh BVCC
Tôi đã làm việc ở Bệnh viện Phổi Trung ương được 10 năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tham gia vào một ca ghép phổi. Tôi vừa háo hức, vừa hồi hộp. Tôi cũng khá căng thẳng, có một chút lo lắng vì sợ mình không thể làm tốt nhất những gì bản thân mình mong muốn cho người bệnh", Kim Anh chia sẻ.
Kim Anh hớn hở khi biết bệnh nhân ghép phổi đã phục hồi tốt. Ảnh Diệu Linh
Theo Kim Anh, đối với ghép tạng sẽ có 2 ca mổ: lấy tạng cũ ra và ghép tạng mới vào nên khối lượng vật tư y tế tiêu hao gấp 2-3 lần, lại là ca mổ đầu tiên, sống còn nên các điều dưỡng như Kim Anh đã phải chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận, tuyệt đối không được để xảy ra bất cứ thiếu thốn, sai sót nào.
Kim Anh tâm sự, cô chỉ là mắt xích nhỏ trong tập thể hơn 100 người tham gia ghép phổi, tuy nhiên, cô cảm thấy rất tự hào và vui sướng khi vào giờ năm mới đến, cô và các đồng nghiệp đã làm được 1 việc vô cùng ý nghĩa, đem lại sự sống cho một người, một cô gái trẻ đang tràn đầy hoài bão và ước vọng.
Kim Anh cho biết, trong quá trình thực hiện ca ghép phổi, mỗi giây, mỗi phút đều rất căng thẳng. Nhưng cảm động và hồi hộp nhất là khi cô và đồng nghiệp nhìn lá phổi bắt đầu được bơm máu trở lại để xem 2 lá phổi có "sống" không.
Ca mổ kéo dài từ 10h trưa ngày 30 Tết đến 22h tối, trước khoảnh khắc Giao thừa. Ảnh BVCC
"Khi ấy, tôi cảm thấy lá phổi của tôi cũng muốn "ngừng hoạt động", nín thở để chờ giây phút kỳ tích. Và khi nhìn thấy 2 lá phổi sau khi ghép được thông khí trở nên hồng hào, nở căng trong lồng ngực của bệnh nhân, tôi mới thở hắt ra nhẹ nhõm. Tôi và đồng nghiệp đã siết chặt lấy tay nhau, chia sẻ niềm hạnh phúc".
Trong ngày 30 Tết, Kim Anh đã đến viện từ 4h sáng, bắt đầu chuẩn bị phòng mổ, dụng cụ để phục vụ hai ca mổ lớn và rời phòng mổ lúc 23h40 phút, chỉ còn vài phút nữa là bước sang năm mới.
"Cho dù vào giờ phút đáng nhẽ phải sum họp với gia đình nhưng tôi lại vắng mặt, song tôi không buồn. Bởi vì tôi còn có nhiều cái Tết để đón với gia đình nhưng bệnh nhân chỉ có 1 cơ hội duy nhất. Họ cần sống hơn là mình cần Tết.
Đó là sứ mệnh thiêng liêng của những người bác sĩ, điều dưỡng. Và tôi hạnh phúc vì mình đã góp phần mang lại sự sống cho 1 cô gái trẻ", gieo một mầm sống cho cuộc đời này. Đây là một trong những Giao thừa vắng nhà nhưng lại có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi", Kim Anh tâm sự.
Nụ cười rạng rỡ của bệnh nhân ngay sau khi ghép tạng được 3 ngày. Ảnh BVCC
Biến điều không thể thành có thể
TS, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng nhóm điều phối phẫu thuật ghép phổi cũng cho biết, thành công của ca ghép phổi là sự phối hợp chặt chẽ của hơn 100 y bác sĩ, điều dưỡng tham gia.
Theo TS Ngọc, ghép phổi là một kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng, đòi hỏi sự phối hợp nghiêm ngặt của tất cả các bộ phận, các bác sĩ, chuyên gia. Phổi ngoài chức năng hô hấp thì chức năng chuyển hóa và miễn dịch cũng rất mạnh, do vậy phản ứng thải ghép rất mạnh mẽ, nguy cơ nhiễm trùng lớn.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Phổi Trung ương thực hiện 1 ca ghép phổi toàn diện. Ca ghép đã thành công tốt đẹp ở mức cao nhất theo tiêu chuẩn của UCSF.
Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động gần 100 thầy thuốc trực tiếp tham gia ca ghép cùng hàng chục thầy thuốc khác sẵn sàng điều động, và làm việc trực tuyến, với sự phối hợp từ Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, các BV Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội …
Điểm quyết định là cơ hội có tạng để ghép từ người cho chết não vô cùng ít, chỉ 20% số người chết não có thể hiến phổi đủ tiêu chuẩn để ghép.
Mặt khác, phổi là một tạng lớn chiếm hầu hết khoang ngực nên phẫu thuật ghép sẽ phải thực hiện đường mổ rất lớn gây đau đớn nhiều, cản trở cho quá trình phục hồi và dẫn đến các biến chứng nếu bệnh nhân không thể vận động sớm sau mổ… Hơn nữa, quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng là yếu tố quyết định sự sống của người bệnh.
"100 người này đều có vai trò quan trọng như nhau, mỗi người đều gánh vác 1 trọng trách. Mỗi người trong số họ phải làm tốt nhất nhiệm vụ của mình bởi vì bất cứ ai làm hỏng sẽ hỏng cả dây chuyền. Đây là dây chuyền mà mỗi mắt xích không được mắt nào yếu hơn mắt nào.
Mọi người dõi theo từng bước đi, lắng nghe từng nhịp thở của bệnh nhân (Bệnh nhân tập đi sau ghép tạng 3 ngày. Ảnh BVCC
Tất cả các khâu, các quá trình đều phải vô cùng cẩn thận. Bất cứ sai sót nào đều có thể phá hủy nỗ lực của cả 100 người và khiến cho tính mạng của cô gái bị nguy hiểm. Do đó, chúng tôi đã phải "lên dây cót" cho toàn bộ ekip. Mỗi người đều gánh vác trên vai trách nhiệm nặng nề.
Chúng tôi nín thở theo dõi từng chỉ số sức khỏe của bệnh nhân, trái tim vỡ òa hạnh phúc khi nhìn thấy hai lá phổi được ghép vào hồng rực và bắt đầu phập phồng.
Mỗi hơi thở, bước đi của bệnh nhân đều là một minh chứng khẳng định rằng chúng tôi đã thành công, chúng tôi đã làm được điều tưởng chừng như không thể trước khi ca ghép diễn ra", TS Ngọc chia sẻ.
Hiện sức khỏe của bệnh nhân phục hồi rất tốt, các máy móc hỗ trợ đều được rút bỏ. (Ảnh chụp ngày 23/2, sau 14 ngày ghép phổi. Ảnh Minh Quyết)
TS Ngọc cho biết, sau ca ghép phổi, chị đã thức trắng suốt từ "năm trước" qua "qua năm sau", không dám ngủ vì cứ 15 phút lại phải xem chỉ số sự sống của cô gái một lần, lo lắng có gì đó bất ổn.
"Khi Giao thừa đến, mọi người vẫn "căng mắt" nhìn bệnh nhân và những chiếc máy đo chỉ số sự sống xung quanh bệnh nhân. Chỉ đến khi một người sực tỉnh nói 'Đã bắn pháo hoa rồi đấy' thì chúng tôi mới biết năm mới đã đến. Mọi người đều thực sự xúc động, đều nhớ đến người thân của mình", TS Ngọc chia sẻ.
TS Ngọc kể, ngày mùng 1 Tết, theo kỹ thuật, sau 24h ghép mới được rút ống nội khí quản, vào khoảng 22h đêm.
Nhưng chị lo nếu rút vào 22h đêm, nếu có bất trắc gì sẽ khó xoay xỏa được nên sau ghép 12h, khi thấy các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân tốt, bệnh nhân tỉnh táo, chị đã cho bệnh nhân "cai máy thở" dần dần. Cuối cùng chỉ sau 14h ghép tạng, lá phổi của bệnh nhân đã tự hoạt động mà không cần có máy móc.
TS Nguyễn Thị Bích Ngọc (bên phải), hỏi thăm sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh MInh Quyết
"Rút xong, bệnh nhân khóc, bác sĩ cũng nghẹn ngào vì biết lại tiến thêm một bước thành công nữa", TS Ngọc không giấu nổi những giọt nước mắt khi nhớ lại.
Chị cũng ở lại Bệnh viện suốt từ 29 Tết đến ngày mùng 3 để lắng theo từng tiếng thở, theo dõi từng bước tập đi của bệnh nhân. Sau khi về nhà để chớp nhoáng ngủ một giấc, chị Ngọc lại quay lại bệnh viện.
Theo TS Ngọc, ghép phổi thành công chỉ là bước đầu. Việc chăm sóc sau ghép tạng sẽ quyết định lá phổi đó có "sống" tốt trong cơ thể bệnh nhân hay không. Để chăm sóc bệnh nhân ghép phổi, mỗi ca trực phải có tới 20 y bác sĩ, điều dưỡng.
Dù nằm trong phòng áp lực dương phòng nhiễm khuẩn, được theo dõi liên tục 24/24 nhưng cứ 15 phút các nhóm phải cập nhật, báo cáo tình trạng bệnh nhân một lần. Hàng ngày, các y bác sĩ luôn phải tập trung cao độ, báo cáo theo phút, họp liên tục để cập nhật tình hình điều trị cho người bệnh.
Theo TS Ngọc, đến giờ, sau 15 ngày ghép phổi, sức khỏe của bệnh nhân hiện đã tiến triển tốt, vài ngày nữa bệnh nhân sẽ được chuyển sang phòng bệnh thường đề chăm sóc và sớm được xuất viện.
Nói về nghề y, Kim Anh tâm sự: "Công việc của một điều dưỡng có thể nói là rất nặng nhọc, cần sự cẩn trọng tỉ mỉ đến từng chi tiết bởi điều dưỡng chúng tôi là những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, trao đổi tâm tư tình cảm, thực hiện y lệnh thuốc, chăm sóc người bệnh.
TS Ngọc cho biết, bệnh nhân sẽ sớm được đưa xuống phòng bệnh thường đề chăm sóc. Ảnh Minh Quyết.
Chỉ 1 sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh và quá trình điều trị của người bệnh. Do đó, chúng tôi luôn phải cẩn trọng, tỉ mỉ từng lời nói, việc làm. Nhưng tôi không coi đó là áp lực vì tôi nhìn thấy được sự quan trọng của công việc tôi đang làm, ý nghĩa của công việc tôi làm nó gắn liền với kết quả điều trị bệnh như thế nào.
Để từ đó, chúng tôi dùng tất cả trái tim yêu thương con người để hoàn thành tốt công việc của mình, để những sai sót không đáng có không xảy ra", Kim Anh cho biết.
TS Ngọc cũng tâm sự: "Làm bác sĩ, nhất là bác sĩ nữ phải hy sinh rất nhiều. Chuyện con đứng ở ngoài đường mà mẹ mải trực quên không đón thì cũng xảy ra khá nhiều. Việc các sự kiện quan trọng của con mẹ không có mặt vì đang bận cấp cứu không thiếu.
Bạn tôi thường bảo con tôi còi vì tôi không biết nấu ăn cho con đúng cách. Con còi thì có nhiều nguyên nhân nhưng việc tôi không có thời gian để thường xuyên nấu cho con những bữa ăn đủ dinh dưỡng cũng là một phần.
Điều này không tránh được khi có một bà mẹ bác sĩ, làm bác sĩ là phải chấp nhận, phải hy sinh".
TS Ngọc cho biết, dù vất vả, bận rộn, phải hy sinh rất nhiều điều trong cuộc sống nhưng chưa bao giờ chị hối hận vì đã chọn ngành y. (TS Nguyễn Thị Bích Ngọc (bên phải, ở giữa) chia sẻ với bệnh nhân ghép phổi. Ảnh Minh Quyết)
Theo TS Ngọc, học – làm trong ngành y đã vất vả nhưng phụ nữ làm ngành y còn vất vả gấp đôi, gấp 3 nam giới. Văn hóa của Việt Nam vẫn đòi hỏi người phụ nữ vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vừa đảm đương tốt vai trò chăm sóc, nuôi dạy con cái, cáng đáng chuyện gia đình…
Do đó, quỹ thời gian mà nữ y bác sĩ vô cùng hạn hẹp. Họ hầu như quên đi những thú vui, sở thích cá nhân, chỉ vùi đầu vào công việc và cáng đáng những gánh nặng.
"Có nhiều chuyên gia nước ngoài sang đây. Khi họ hỏi tôi "Sở thích của bạn là gì thì tôi chỉ thú thực: "Tôi chỉ thích ngủ". Điều đó có vẻ hơi xấu hổ nhưng đúng với tình hình thực tế. Quỹ thời gian của mỗi người như nhau và có hạnh. Khi bạn chăm lo cho công việc và gia đình nhiều thì bạn không chỉ hy sinh mọi thú vui mà cả thời gian ngủ cũng bị "cấu véo" triệt để.
Y bác sĩ Việt Nam còn chưa được nhận sự đãi ngộ xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Áp lực công việc khiến họ không còn thời gian dành cho bản thân, hưởng thụ cuộc sống, họ phải hy sinh quá nhiều thứ để có thể làm tốt được chuyên môn.
Tôi thường làm việc 11-12 giờ mỗi ngày. Sáng 7h đến cơ quan, tất bất làm việc đến 19-20h mới xong. Hôm nào 19h30 tôi có mặt ở nhà, con gái tôi lại trêu: "Hôm nay mẹ ngoan thế? Hôm nay về sớm thế", TS Ngọc tâm sự.
Chị Ngọc cho biết, dù vất vả, bận rộn, phải hy sinh rất nhiều điều trong cuộc sống nhưng chưa bao giờ chị hối hận vì đã chọn ngành y. Áp lực, sự bận rộn và việc cứu được những cuộc đời cho chị ý nghĩa sống thực sự mãnh liệt, là nguồn năng lượng để chị tiếp tục nỗ lực cứu người.
Ngày 27/2, bệnh nhân Phạm Ánh Tuyết, sau 18 ngày được ghép phổi, lần đầu tiên được ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt đã đến chúc mừng tập thể các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Phổi Trung ương Nhân ngày thày thuốc Việt Nam. Cùng đến chúc mừng có ông Nguyễn Xuân Toại, ca ghép phổi đầu tiên tại Bệnh viện Phổi Trung ương 4 năm trước, hiện đang sống khỏe mạnh. (Ảnh từ trái qua phải): TS Nguyễn Thị Bích Trưởng khoa Hô hấp, Trưởng nhóm điều phối phẫu thuật ghép phổi; PGS.TS. Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc BV; Bệnh nhân Phạm Ánh Tuyết; TS Đinh Văn Lượng Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - Tổng chỉ huy toàn bộ ca ghép phổi; ông Đinh Văn Toại và mẹ bệnh nhân Tuyết. Ảnh BVCC)
Hình ảnh cuộc ghép tạng huy động hơn 100 nhân viên y tế.
"Hiện tại sức khỏe của em rất ổn định. Em có thể tự thở bằng chính cơ thể và sức lực của mình. Trước khi được ghép phổi, em thường xuyên phải thở oxy, giờ em đã tự lấy oxy bằng hai lá phổi mới.
Trước Tết, em đã biết rằng thời gian của em không còn nhiều vì lá phổi gần như đã không hoạt động. Chiều 28 Tết, gia đình đưa em ra viện về nhà ăn Tết vì biết rằng có ở lại cũng không giúp gì cho sức khỏe của mình.
Nhưng ngày 29 Tết, khi nghe các bác sĩ điện thoại, gọi em cấp tốc quay trở lại viện vì có cơ hội ghép phổi, em thực sự vui sướng nhưng cũng lo lắng.
Em ngủ một giấc vào chiều 30 Tết và tỉnh dậy vào mùng 1 Tết với một lá phổi khỏe mạnh trong người. Em rất hạnh phúc vì lại đón thêm được 1 năm mới và hứa hẹn được đón thêm nhiều cái Tết, nhiều mùa xuân mới nữa.
Em sẽ cố gắng sống khỏe, sống hữu ích với hai lá phổi mới, xứng đáng với sự sống mà người hiến tặng đã trao lại cho em.
Em cũng rất biết ơn các bác sĩ đã đồng hành, động viên, chữa trị và chăm sóc em trong suốt thời gian vừa qua. Rất cảm ơn những người đã cho cuộc đời em sang trang mới tràn đầy hy vọng"
A.T - bệnh nhân được ghép phổi chiều 30 Tết
Tiềm năng du lịch Dầu Tiếng (Bình Dương) ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ, đa tầng lớp, từ hồ nước mênh mông, núi rừng thơ mộng đến văn hóa bản địa đặc sắc. Trong đó, bán đảo Tha La – điểm nhấn của du lịch Dầu Tiếng có thể trở thành điểm đến xanh hấp dẫn ở Đông Nam bộ.
Nhiều người cho rằng sử dụng mì chính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên chỉ sử dụng muối để nêm nếm. Quan niệm này liệu có đúng?
Radio online Nhịp sống nông thôn mới hôm nay có nội dung: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ; Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân của phường Tân Giang và Hội Nông dân thành phố Cao Bằng;...
Trên công trường các dự án giao thông trọng điểm, hàng nghìn kỹ sư, công nhân vẫn bám công trường cùng máy móc thi công dự án dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Trên phương diện quân sự, chính trị và ngoại giao, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 làm rung chuyển ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về đến sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay 2/5, lần đầu tiên xá lợi được tôn trí và chiêm bái tại Việt Nam.
Các tàu của Nga thuộc "hạm đội bóng tối" của nước này đã được đổi tên và đăng ký lại trong động thái được cho là nhằm phá vỡ lệnh trừng phạt nhằm vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ một cơ sở ở Bắc Cực, theo báo cáo.
Chợ Nà Si (xã Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La) luôn đông đúc người qua lại mỗi độ chiều về. Nơi đây bày bán la liệt con đặc sản theo mùa, không phải nơi nào cũng có.
Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 1/7, cả nước không còn chính quyền cấp huyện. Vì thế nếu người dân có công việc đang được giải quyết dở ở huyện thì sẽ được chuyển cấp xã xử lý tiếp.
Bóng đá Việt Nam dù luôn đặt ra mục tiêu dài hạn nhưng lại thường chịu áp lực rất lớn bởi các thành tích trong ngắn hạn, áp lực lại thường đặc biệt lớn với đấu trường SEA Games.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, không khó để bắt gặp hình ảnh các "búp măng non" diện quân phục hào hứng chụp ảnh lưu niệm tại các điểm tham quan, di tích lịch sử ở Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khẩn trương kiểm tra toàn bộ hồ sơ giải quyết vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024 tại ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long làm cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (sinh ngày 27/7/2010, trú tại ấp Bang Chang, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) tử vong.
Biệt thự MMs002 nằm trong khu đô thị Ecopark, tỉnh Hưng Yên. Công trình nằm trong khuôn viên của đại đô thị xanh, nổi tiếng với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, nên ngôi nhà đã được lấy cảm hứng từ bụi tre kế bên. Một hình ảnh bình dị, nhẹ nhàng, quen thuộc của văn hoá Việt Nam.
Các mô hình nuôi con đặc sản, như nuôi cá trắm đen, nuôi con rươim trồng lúa hữu cơ ra gạo ngon gắn với thương hiệu OCOP tại 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình...đang làm giàu cho nông dân.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung thổ lộ niềm xúc động khi ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội cũng như tại các sự kiện trong dịp nghỉ lễ.
Trong giai đoạn 2025 - 2027, UBND TP.Hà Nội dự kiến sẽ bỏ ra gần 2.900 tỷ đồng để thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cải tạo chỉnh trang khu vực TOD phía đông hồ Gươm.
Trong tháng 4 Âm lịch đầy hy vọng, 3 con giáp sẽ có vận may đáng mơ ước, với những khoản tiền bất ngờ đến như ý, mang lại sự giàu có và kho báu.
Ngày 1/7/2025 tới, Nghị định số 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng chính thức có hiệu lực. Một điểm đáng chú ý trong Nghị định 94 là hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) – một lĩnh vực gây nhiều tranh cãi thời gian qua – nay được đưa vào cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.
Công an phường Võ Thị Sáu (quận 3, TP.HCM) đã làm việc với chủ bãi giữ xe trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sau khi mạng xã hội lan truyền clip phản ánh việc thu phí gửi xe máy lên tới 100.000 đồng/lượt trong dịp người dân đến xem diễu binh, diễu hành.
Tâm điểm của vòng 21 V.League 2024/2025 sẽ là cuộc đối đầu quyết định tới cuộc đua vô địch giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định tại sân Hàng Đẫy...
Từ ngày 1/1/2025, hộ gia đình, cá nhân sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm áp lực xử lý hàng chục nghìn tấn rác thải mỗi ngày và hướng đến giải pháp quản lý bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương, nhất là Hà Nội, cho thấy việc triển khai đang gặp nhiều vướng mắc về hạ tầng, thiếu đồng bộ trong thu gom, xử lý, khiến mục tiêu phân loại rác vẫn chưa thể đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cùng nhau tạo nên một kỳ tích đáng chú ý về nghệ thuật lãnh đạo nhà nước. Họ có thể đã ngăn chặn được một thảm họa chiến lược cấp độ đầu tiên ở Ukraine, và cùng với đó là thiệt hại không thể khắc phục được đối với uy tín của phương Tây, tờ báo Anh Telegraph nhận định.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời tiết ở Hà Nội thất thường, có lúc mưa, lúc thì nắng nóng nhưng không quá gắt, nhưng hàng nghìn người dân vẫn ùn ùn kéo về Vườn thú Hà Nội để vui chơi, tham quan.
Bánh tráng cuốn Tây Sơn dài 7,7m với 7 loại nhân - điểm nhấn độc đáo của ẩm thực Bình Định và nhiều món ngon đến từ Gia Lai, Sóc Trăng, Bến Tre..., mang đến nhiều trải nghiệm bất ngờ khi “lạc” vào Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định.
Giá USD hôm nay 2/5: Trên thế giới, đồng bạc xanh phục hồi trên mốc 100, trong bối cảnh các nhà đầu tư lạc quan hơn về các thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại. Thị trường tự do sáng nay tăng 10 đồng ở chiều mua và 30 đồng ở chiều bán so với cập nhật sáng qua.
Cuối mùa xuân, những cánh rừng trồng điều (đào lộn hột) với những cây điều cổ thụ lại nhuộm vàng mặt đất loại quả chín. Những vườn điều xanh ngát trải dài tít tắp từ Tây Nguyên xuống miền đồng đất đỏ Bình Phước mang đến nguồn thu nhập chính cho người dân...
Chuyên cơ quân sự của Chính phủ Ấn Độ cung rước xá lợi Đức Phật sang Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng 2/5.
HLV Popov mang ‘nỗi lo kép’ đến các đội bóng của bầu Hiển?; PSG được đánh giá cao nhất sẽ vô địch Champions League; Haaland trở lại tập luyện; Newcastle theo đuổi Mbeumo; LĐBĐ Brazil vẫn theo đuổi HLV Ancelotti.
Vụ nghi án chồng sát hại vợ rồi tự sát xảy ra ở phường Phước Long, TP.Nha Trang, cơ quan chức năng thông tin nguyên nhân ban đầu xuất phát do mâu thuẫn trong gia đình.
Sử sách nước ta ghi nhận vị quan này là một người tài năng, đức độ. Ông xuất thân dòng dõi quý tộc, là hậu duệ của Chúa Hiền.
Trước khi sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ký Quyết định số 692 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi sáp nhập, tỉnh mới Đắk Lắk được dự báo sẽ bùng nổ các tour, tuyến du lịch.