Nữ biệt động Sài Gòn 16 tuổi pháo kích vào sở chỉ huy của tướng Mỹ
Bà Nguyễn Thị Bích Nga, nữ biệt động Sài Gòn cùng đồng đội bắn 4 quả đạn cối 82 ly vào sở chỉ huy của tướng Westmoreland khi mới 16 tuổi.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đều đặn sáng sớm mỗi ngày, ông Công Ngọc Dũng (61 tuổi) dậy từ rất sớm ăn mặc chỉnh tề bước đến căn nhà số 6, ngõ 319, phố An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội của gia đình để lau dọn bàn ghế, cắm hoa tươi. Mọi việc xong xuôi, ông dâng hương lên ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc này, người cháu nội gần 3 tuổi cũng chạy tới, ông Dũng liền bế cháu gái trên tay nhẹ nhàng bảo "Con bái cụ đi". Lúc này, bé gái liền chắp tay kính cẩn làm theo.
Ông Công Ngọc Dũng xúc động khi kể về ngày 2/9 lịch sử. Ảnh: Gia Khiêm
Ngôi nhà mái ngói nhuốm màu thời gian này bao năm qua vẫn luôn ngát hương hoa thơm. Đây cũng là nơi lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc trên chặng đường từ Việt Bắc về Hà Nội năm 1945. Ngôi nhà này thường ngày vẫn mở cửa đón các đoàn khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Cây mộc hương được trồng ngay sát hiên nhà từ khi ngôi nhà được xây dựng đến nay gần 100 trăm mỗi năm vẫn toả hương, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Dũng xúc động hồi ức về những ngày tháng Tám cách đây tròn 78 năm. Khi ấy, gia đình bà cụ Nguyễn Thị An (bà nội ông Dũng) vinh dự được đón đoàn cán bộ, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Chiến khu Việt Bắc trở về ở và làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945.
Hàng ngày, ông Dũng luôn lau dọn sạch sẽ, bài trí hoa tươi cho căn nhà. Ảnh: Gia Khiêm
Trong ba ngày nghỉ lại tại đây (từ ngày 23/8 đến 25/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp làm việc với các đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng, cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9 - ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông Dũng kể, sinh sau không được chứng kiến thời kỳ Bác Hồ tới đây và chỉ nghe kể lại qua ký ức sâu thẳm của bà nội và cha mình. Những dấu ấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến và ở đây ghi mãi trong tâm thức những người thân có gì đó rất thiêng liêng, lôi cuốn kỳ lạ.
Bể nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng năm 1945 và 1946. Ảnh: Gia Khiêm
Chiếc giường nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm nghỉ ngơi trong những ngày ở lại ngôi nhà làm việc. Ảnh: Gia Khiêm
Khi ấy, gia đình ông không hề biết Bác Hồ là ai, chỉ biết đoàn cán bộ từ chiến khu Việt Bắc trở về. Trước đó, từ năm 1942 vẫn có các đoàn cán bộ cách mạng đến, người nhà cũng thấy có sự khác lạ nhưng không biết nhiều. Trong đoàn cán bộ ngày đó đặc biệt có một ông cụ đã có tuổi, mặc bộ quần áo chàm, chòm râu dài, người mắt sáng, vầng trán cao nhưng ông rất gầy và yếu. Hình như ông cụ ấy mới qua một trận ốm.
Qua lời kể của bà và cha mình, ông Dũng nhớ rất rõ từng lời. Mỗi khi kể về Bác Hồ, ánh mắt ông rực sáng kèm lẫn sự xúc động cũng như niềm tự hào. Ông chia sẻ, mặc dù vậy nhưng ông già ấy vẫn nhanh nhẹn, sau khi chào hỏi mọi người trong gia đình rồi tiếp tục miệt mài làm việc cho tới khuya mới chịu đi nghỉ.
"Đến sáng sớm ngày hôm sau, người nhà tôi thấy ông ra bờ ao tập thể dục xong lại bắt tay vào công việc. Vị cán bộ từ chiến khu trở về ấy bận suốt ngày, không mấy lúc nghỉ tay, ngoài lúc nghe các đồng chí từ Hà Nội về báo cáo lại tình hình", ông Dũng chia sẻ.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu
Ông cũng kể tiếp, chiều 25/8, sau khi ở nhà mình 3 ngày, bố mình đang chuẩn bị cơm chiều thì thấy ông cụ vẫy tay gọi lại. "Đồng chí gọi tôi ạ?", bố ông Dũng nhanh nhảu hỏi. Lúc này, ông cụ đáp: "Bây giờ chú đi mời những người trong gia đình vào đây cho tôi nói chuyện". Nghe xong, bố ông Dũng đi gọi đông đủ người thân trong gia đình.
"Tôi về đây với gia đình, được gia đình hết lòng giúp đỡ. Bây giờ tôi phải đi công tác. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình. Tôi chúc gia đình mạnh khoẻ và có dịp nào đó tôi sẽ về thăm lại", lời ông cụ gửi gắm.
Tới sáng ngày 2/9/1945, gia đình ông Dũng có vinh dự rất lớn là được về Hà Nội tham dự cuộc mít tinh lớn tại quảng trường Ba Đình. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức ra mắt quốc dân đồng bào với bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử.
Ông Dũng xúc động khi hồi ức lại ngày Quốc khánh 2/9 lịch sử. Ảnh: Gia Khiêm
"Bố tôi kể được đi dự cuộc mít tinh ở Quảng trường Ba Đình sáng ngày 2/9, nhưng đêm 1/9 không ai ngủ. Mọi người lo chuẩn bị cờ, hàng ngũ… chỉ mong đi thật nhanh và đến thật sớm để được dự ở Quảng trường. Đến nơi mọi người rất trang nghiêm, chỉ nhìn lên khán đài, thể hiện ánh mắt khát vọng để chờ đoàn cán bộ Chủ tịch làm thủ tục tuyên ngôn, khai sinh ra Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bố tối ngờ ngợ thấy ông cụ già đi dáng cao cao, gầy, giọng nói người xứ Nghệ bước ra cất tiếng: 'Tôi nói đồng bào nghe rõ không?', lúc này mọi người cùng đồng thanh hô 'rõ rõ'. Người cất tiếng khi ấy giống ông cụ mấy ngày trước ở nhà mình đến như vậy.
Cả biển người hân hoan trong niềm vui độc lập. Ảnh tư liệu
Tuy nhiên, bố tôi mường tượng có lẽ người ấy mình đã gặp ở đâu nhưng không dám nhận. Điều đó thể hiện tính chất vùng an toàn khu, cơ sở của nhà mình luôn được giữ bí mật trong cách mạng. Ngay những người như cha tôi được gần gũi nhất với Bác Hồ, phục vụ mà không nhận ra, không biết được đó là ai. Khi dự mít tinh về tới nhà mọi người hỏi, ông cũng không dám nhận.
Lúc bấy giờ, ông Hoàng Tùng (nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa V) nói với bố tôi rằng đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã ở với gia đình từ những ngày trước. Nghe xong không khí của gia đình nói chung và tâm trạng của các chiến sĩ cách mạng như bố tôi được gần Bác đã kể lại đã khóc trong niềm sung sướng đến tột độ. Bố tôi rất xúc động vì cảm nhận được rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bôn ba, gian khổ. Tuy nhiên, tiếng nói của Người lại sang sảng, mọi người đều hướng về. Đó là ký ức về ngày 2/9/1945 tôi được nghe lại từ bà, bố mình về không khí cách mạng khi ấy. Sau ngày Quốc khánh 2/9, gia đình tôi lại quay lại công việc bình thường của cán bộ tự vệ của làng Phú gia lúc bấy giờ", ông Dũng xúc động kể lại.
Theo ông Dũng, một điều đáng nhớ nữa về Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là Người có trí nhớ uyên bác. Lần thứ 2, Bác về thăm Phú Gia (tức Phú Thượng nay) và gia đình vào ngày 24/11/1946 sau khi Người trở về từ Hội nghị Văn hoá toàn quốc.
"Một dấu ấn kỷ niệm của tôi đó là Bác rất bình đẳng với mọi tầng lớp nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị Chủ tịch nước từ năm 1946 nhưng Người vẫn luôn giản dị, đáng kính.
Hình ảnh ngôi nhà được gìn giữ nguyên vẹn trải qua bao thăng trầm lịch sử. Ảnh: Gia Khiêm
Thấy Bác ngồi trên bộ trường kỷ trong nhà, ông cụ nhà tôi trở về định chắp tay vái thì Bác rất nhanh đỡ tay cụ bảo 'Không, không! Giờ cách mạng rồi, chúng mình đều là anh em, không còn như chế độ phong kiến thực dân trước đây nữa… Hai người dắt tay nhau ngồi trên bộ trường kỷ ngồi nói chuyện", ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng được nghe bà kể lại, trong buổi nói chuyện, Bác Hồ hỏi "Bây giờ giặc Pháp chuẩn bị đánh ta một lần nữa, các cụ có sợ không? Cụ Công Văn Trường (ông nội ông Dũng) trả lời "Thưa cụ, giặc Pháp có nhiều xe tăng, máy bay, không biết ta có đánh được nó không?"
Cụ Trường vừa dứt lời, Bác Hồ nói ngay và quả quyết: "Pháp mạnh thật nhưng chúng ta có lòng dân. Nhân dân ta đoàn kết một lòng nhất định chúng ta sẽ đánh thắng". Cụ Trường: "Vâng, nhân dân ta nghe theo ý cụ, sẽ chiến thắng được giặc Pháp".
Lần thứ 2 bác về thăm Phú Gia đã có buổi gặp và làm việc với cán bộ xã, quận. Bác dành 1 buổi chiều làm việc với chính quyền để bàn và nhắc nhở chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp. Đây là những dấu ấn tôi được nghe bà và bố kể lại qua hai lần Bác về làm việc và thăm gia đình", ông Dũng kể tiếp.
Từ đó đến nay, ngôi nhà của gia đình ông Dũng được coi như "bảo tàng ký ức" lưu giữ những kỷ niệm in dấu chân Người. Trải qua gần 80 năm, ngôi nhà vẫn được bảo tồn vẹn nguyên trong khuôn viên rộng 187,6m2 với 14 di vật, hiện vật cùng nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu lại tại đây.
Đó là bộ tràng kỷ nơi Bác Hồ từng ngồi làm việc; chiếc sập gỗ Bác đã nằm nghỉ ngơi; chiếc máy chữ, vali mây được Người mang về từ Chiến khu Việt Bắc; và cả bể nước, chiếc gương, chậu rửa mặt bằng đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng…
Hai buồng nhỏ ở hai đầu nhà là nơi trưng bày nhiều bức ảnh của các cán bộ cách mạng đã ở ngôi nhà này để hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp; cùng ảnh của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới thăm gia đình.
Ngôi nhà được công nhận là "Nhà lưu niệm Bác Hồ" và chính thức mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996 cho tới nay. Ngôi nhà này gia đình ông Dũng không ở và chỉ để thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Yêu không công khai, tự tạo cho mình một "khoảng trời riêng" tưởng chừng an toàn, nhưng chàng trai lại bàng hoàng khi nhận về "4 chiếc sừng". Câu chuyện của anh cùng nhiều bạn trẻ khác cho thấy, yêu không ràng buộc tưởng là tự do nhưng thực chất lại tiềm ẩn nhiều tổn thương khó lường.
Bà Nguyễn Thị Bích Nga, nữ biệt động Sài Gòn cùng đồng đội bắn 4 quả đạn cối 82 ly vào sở chỉ huy của tướng Westmoreland khi mới 16 tuổi.
Cuộc đời phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy gắn với con số 7 kỳ lạ: Tham gia cách mạng năm 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày xong 7 lớp, 7 lần bắn rơi máy bay địch, lái máy bay chiến đấu MiG17, được 7 huy hiệu Bác Hồ; được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev giải thích, Tổng thống Donald Trump đã thành công trong việc ép Ukraine phải dùng tài nguyên khoáng sản để trả nợ viện trợ cho Mỹ.
Nuôi chim cút siêu trứng không chỉ thu hoạch trứng mà còn nhằm mục tiêu thu được lượng phân hữu cơ chất lượng, đó là cách làm của nhiều nông hộ tại tỉnh Lâm Đồng.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 2/5: Cùng việc thường đứng top đầu lãi suất huy động chi trả, Cake by VPBank còn áp dụng lãi suất 6% với hàng loạt kỳ hạn.
Theo đánh giá của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, hai cây cổ thụ là 2 cây Đại hoa trắng cổ thụ có khoảng trên dưới 1.000 năm tuổi tọa lạc tại Đền thờ Thánh Mẫu tại khu dân cư 6, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Sau nhiều năm trôi qua kể từ kỳ tích Thường Châu 2018, Nguyễn Công Phượng và Bùi Tiến Dũng có thể tái ngộ nhau trong hoàn cảnh nghẹt thở.
Vụ việc tài xế xe bán tải dùng gậy bóng chày tấn công người sau va chạm giao thông tại Thái Bình đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng, đặc biệt trong bối cảnh dịp lễ khi lưu lượng phương tiện tăng cao. Nhiều ý kiến cho rằng cần xử lý nghiêm các hành vi côn đồ để mang tính răn đe. Vậy với hành vi tấn công sau va chạm giao thông, tài xế xe bán tải có thể đối mặt với những rủi ro pháp lý nào?
TP.HCM sẽ cấm xe tải, tổ chức giao thông trên các tuyến đường cửa ngõ trong thời gian diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025.
MC Vũ Mạnh Cường chia sẻ với Dân Việt rằng suốt gần 10 ngày trước đại lễ 30/4, hầu như anh không ngủ để tập luyện và ôn kỹ kịch bản cho mỗi lần dẫn chương trình.
Đại nhạc hội Mega Booming- Huế 2025 hạ giá vé cho khán giả sau thời gian thông báo hoãn tổ chức vì vì số lượng vé mua trước khiêm tốn.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s vừa thông báo giữ nguyên triển vọng ổn định (mức Ba2 ổn định) cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố, quân đội Nga đã hứng tổn thất lên tới khoảng 35.010 binh sĩ, tương đương gần ba sư đoàn bộ binh cơ giới, cùng với 1.560 hệ thống pháo binh – tương đương 86 sư đoàn pháo binh khi chiến sự ở tiền tuyến gia tăng trong tháng 4 vừa qua.
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Chuyển đổi số đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Phó Giáo sư Đào Xuân Cơ, Bệnh viện Bạch Mai đang chuẩn bị mua sắm trang thiết bị cho cơ sở 2 ở Hà Nam với gói đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng để chính thức hoạt động từ tháng 11/2025.
Mộc Châu (Sơn La) vào hè nhưng khí hậu vẫn mát mẻ. Nơi đây có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn; đặc biệt, trải nghiệm nông nghiệp, hái quả được du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ.
Dù cố gắng xây dựng bảng quy đổi điểm nhưng khó có thể công bằng, đồng đều.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, ngày 30/4, lực lượng chức năng phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên vừa triệt phá thành công một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn, xuyên quốc gia, bắt giữ ba đối tượng cùng 50 bánh hồng phiến, tương đương khoảng 100.000 viên ma túy tổng hợp.
Tính đến trưa 2/5, đơn vị trình diễn drone tại TP.HCM gặp sự cố hôm 30/4 chỉ mới nhận lại được khoảng 50 chiếc drone. Số lượng drone bị mất vẫn còn rất nhiều.
Hoàng đế là người vô tình nhất thiên hạ và chắc chắn Càn Long là một minh chứng hùng hồn nhất khi ông hoàn toàn xem nhẹ tình cảm, thậm chí là tình nghĩa cha con. Với Càn Long thì sự yên ổn của thiên hạ xã tắc của ông lại được đặt lên hàng đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm LB Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Helerson Nascimento là trung vệ ngoại binh của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Trung vệ 28 tuổi từng có thời gian sát cánh cùng Neymar ở Olympic Brazil.
Du khách đông nghịt từ các điểm di tích cho đến các bãi biển ở thành phố Huế trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Loại rau có hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho tim mạch và giúp giảm cân.
Ngày 2/5, nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đang điều tra, phân loại các đối tượng trong vụ khám xét tại quán bar Paris Night ở TP.Phan Thiết.
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP.HCM.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách. Những bức bích họa đầy màu sắc, sống động khắc họa cuộc sống ngư dân và vẻ đẹp của vùng biển quê hương trở thành điểm nhấn đặc biệt khiến nơi đây tràn ngập niềm vui cùng đất nước.
Du khách phản ánh khách sạn tại TP.HCM đã tự nâng giá, sử dụng “tên ma” không giống như khi đặt phòng, không cung cấp hóa đơn tài chính… dịp nghỉ lễ 30/4.
Trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”.