Chờ xem diễu binh, diễu hành: Cảnh tượng chưa từng thấy tại TP.HCM
Hàng nghìn người dân chen chân nhau tại quận 1, TP.HCM để chờ xem diễu binh, diễu hành chào mừng Đại lễ vào sáng 30/4.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mục đích ra đời NEFIS trong buổi ban đầu là thu thập tình báo cho các lực lượng quân Đồng Minh liên quan đến thuộc địa Đông Ấn Hà Lan (NEI - tiền thân của nhà nước Indonesia ngày nay) bị Nhật Bản chiếm đóng.
NEFIS ra đời trong năm 1941 khi Tư lệnh Hải quân Hà Lan là Phó đô đốc C.E.L. Helfrich đặc phái sĩ quan liên lạc đến Ủy ban Hải quân khối thịnh vượng chung Australia đặt trụ sở tại Melbourne. Đại úy Salm được cử tham gia vào công tác tình báo. Tổ chức tình báo do Salm sáng lập có tên là Cục tình báo Lục Hải quân (NAIS).
Khi Nhật Bản xâm lược NEI vào tháng 2/1942, đã có một số các quan chức cao cấp và nổi tiếng của chính phủ NEI được lệnh chuyển sang Australia, trong đó có một số sĩ quan tham mưu của Quân đội Hoàng gia Đông Ấn Hà Lan (K.N.I.L.) gồm Thiếu tá Jhr. J.M.R. Sandberg, các Đại úy Dirk Cornelis Buurman van Vreeden, G.L. Reinderhoff, S.H. Spoor và H.J. de Vries. Sau đó, Trung tá N.L.W. van Straten từ Timor, và đội trưởng quân cảnh F. van der Veen.
Tháng 4/1942, Cục tình báo Lục - Hải quân (NAIS) được mở rộng thêm bao gồm Thiếu tá Spoor. Đại úy Reinderhoff trở thành nhân viên đầu tiên của ông Spoor. Trung úy Hải quân hạng nhất J.A.F.H. Douw van der Krap cũng góp mặt. Tổng cộng có khoảng 50 nam nữ quân nhân làm việc cho NAIS. Cái tên NEFIS khi đó nổi lên vì những kết nối với các nhân viên khác của phe Đồng Minh, tất cả đều nói tiếng Anh làm ngôn ngữ công sở và cái tên Hà Lan không được cho là thực tế. Trong những cuộc tiếp xúc với các lực lượng Đồng minh, NAIS kể từ đó được mang tên là Cục tình báo các lực lượng (NEFIS). Giai đoạn khởi động của NEFIS gặp nhiều trục trặc. Giới chức Hà Lan đã hợp tác nhiều nhất có thể với phe Đồng minh mà cụ thể là với Tổng tư lệnh của họ là Tướng quân Douglas MacArthur.
Tuy nhiên, chi cục Hà Lan nằm ngay bên trong các dịch vụ thu thập tình báo (phải hợp tác theo Cục tình báo Đồng minh - AIB) hiếm khi có thể cung cấp hoặc đóng góp thông tin quan trọng trong ngắn hạn kể từ khi bắt đầu là con số 0. Trong giai đoạn từ tháng 4/1942 đến tháng 4/1943, NEFIS đã chịu áp lực rất lớn khi chưa hiệu quả. Bộ tham mưu Mỹ rất cần các thông tin về địa lý, địa hình của NEI mà cụ thể là New Guinea. Tháng 4/1943, NEFIS được tái cơ cấu. Đó cũng là sự khởi đầu chính thức của NEFIS.
Khi các cơ quan tình báo khác nhau của quân Đồng Minh đã được hợp nhất và trực tiếp đặt dưới quyền chỉ huy của người đứng đầu bộ phận tình báo G2 trực thuộc bộ tham mưu của Tướng Douglas MacArthur, Thiếu tướng Charles Willoughby, NEFIS cũng ngày càng tăng kết nối với Bộ Tư lệnh cấp cao Đồng minh mặc dù vẫn tiếp tục hoạt động với sự thiếu hụt nhân sự và nhân lực khi tái cấu trúc.
Ngay lúc này NEFIS được chia thành 3 tổ: 1. Tổ 1 chuyên về thu thập, xử lý, phân phối toàn bộ tình báo liên quan đến NEI và có thể quan trọng cho cuộc chiến (tình báo tác chiến, thẩm vấn, tình báo địa lý, tóm tắt tình báo, thông tin và sổ đăng ký địa hình, diễn dịch hình ảnh, đánh giá báo chí, nghiên cứu); 2. Tổ 2 chuyên về an ninh của các lực lượng vũ trang Hà Lan ở Australia (An ninh); 3) Tổ 3 chuyên thu thập tình báo theo cách đặc biệt và thực hiện “Tác chiến đặc biệt” (Những nhiệm vụ chỉ huy trong lãnh thổ địch). Giờ đây tổ 1 đặt dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Spoor (Phó giám đốc); tổ 2 đặt dưới quyền của Trung úy chỉ huy Douw van der Krap (Phó giám đốc) và tổ 3 đặt dưới quyền Trung úy chỉ huy J. Quéré (Phó giám đốc). Sau đó tổ 3 có sếp mới là Trung úy chỉ huy L Brouwer. Hồi đầu cuộc chiến, NEFIS chỉ quan tâm đến việc thu thập tình báo từ NEI do người Nhật chiếm đóng (Tổ 1).
Sau đó, các hoạt động gián điệp và phá hoại cũng được thêm vào và được thực hiện bởi các điệp viên được gọi là “đội” được thả xuống lãnh thổ chiếm đóng bằng máy bay và tàu ngầm (tổ III). Những đơn vị lính biệt kích đã trải qua những thời khắc đặc biệt khó khăn, nhiều người hy sinh trong thời kỳ đầu. NEFIS đã đánh giá sai lầm nghiêm trọng về tình hình mới phát sinh tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Trong khi đó, người Nhật đã thiết lập một mạng lưới gián điệp rộng khắp cũng như triệt để lợi dụng tình cảm ái quốc trong dân chúng Indonesia. Đối với lính biệt kích bị bắt khi được cử đi công tác, đồng nghĩa cầm chắc cái chết. Các đội cũng được thả xuống lãnh thổ chiếm đóng New Guinea với sự tham gia của Đại úy F. van der Veen.
Charles Gesner van der Voort và Dorone van den Brandeler cùng thực hiện hoạt động tình báo mật ở Thượng Hải trong khi vẫn làm việc cho các công ty Hà Lan là Công ty Thương mại Hà Lan - Trung Quốc và Tuyến Java - Trung Quốc - Nhật Bản. Ông Dorone đến Thượng Hải năm 1935, còn ông Charles là 1939. Sau khi Thế chiến II bùng nổ ở Hà Lan, nhiều thanh niên trai tráng ở nước ngoài đã lên đường tòng quân. Charles có một người anh trai đang phục vụ trong quân đội, do đó ông được miễn đi lính, trong khi đó Dorone van den Brandeler đến Anh để di lính cho Lữ đoàn Công chúa Irene. Tháng 1/1942, Dorone đến Đông Ấn Hà Lan (NEI) với quân đoàn Insulinde cùng với người bạn học Lou Bierens de Haan. Khi đến nơi vào tháng 2/1942, NEI bị người Nhật tiếp quản và lính vẫn đồn trú ở Tích Lan (Sri Lanka).
Sau khi được đào tạo ở Tích Lan và Ấn Độ thuộc Anh (Raj thuộc Anh), Dorone và Haan lên đường sang Australia nơi họ phục vụ trong NEFIS III - Cục tình báo các lực lượng Đông Ấn Hà Lan - Tổ 3. Dưới sự chỉ huy của Dorone van den Brandeler, một trong những nhiệm vụ mật là đặt chân đến khu vực sông Digul thuộc New Guinea (thuộc địa Hà Lan) nhằm thăm dò sự hiện diện của quân Nhật ở đó. Họ nhận được sự giúp đỡ tận tình của các dân biểu Hà Lan và dân chúng Papua New Guinea. Sau khi thành lập Chính phủ lưu vong NEI ở Trại Columbia (Wacol, Brisbane) trong tháng 6, 8/1944, NEFIS càng được mở rộng hơn nữa và điền thêm 3 tổ mới là: Tổ 4 phụ trách Tình báo quân sự (M.I); và Tổ 5 phụ trách Tình báo dân sự (C.I); Tổ 6 chuyên về Hình ảnh kỹ thuật (T.P.S). Trong thời gian đó lực lượng nhân sự của NEFIS đã tăng lên hơn 300 người, đó là chưa bao gồm các nhân sự thuộc dân sự và Hải quân.
Trung tá S.H. Spoor hiện được bổ nhiệm làm tân thứ trưởng của NEFIS. Tổ 1 được chỉ huy bởi Thiếu tá G.L. Reinderhoff, tổ 2 đặt dưới quyền của Trung úy Hải quân J.C. Smit, tổ 3 chịu sự giám sát của Trung úy Hải quân A.A. Fresco, tổ 4 dưới quyền Trung úy phi công trên biển J.H. Perié, tổ 5 dưới quyền Tiến sĩ G.W. Locher. Tổ 6 vẫn chưa hoạt động. Tổ chức NEFIS hiện đã sẵn sàng cho cuộc xâm lược dự kiến vào Java và các lãnh thổ khác của NEI.
Những chiến dịch nổi tiếng
Phần lớn những hoạt động này là các chiến dịch kết hợp chủ yếu với nhân sự người Australia song cũng có cả nhân sự Mỹ. Lịch sử chính thức các chiến dịch và quản lý tác chiến đặc biệt Australia (SOA hay còn được biết đến dưới cái tên Cục dịch vụ liên Đồng minh (ISD) và Cục trinh sát dịch vụ (SRD) hiện nằm trong kho lưu trữ Thư viện Quốc gia Australia. Chiến dịch đầu tiên phải kể đến là Flounder do Đội 3 của NEFIS thực hiện, nó có liên quan đến hoạt động đổ bộ bằng tàu ngầm ở bờ biển phía Nam Ceram vào ngày 31/12/1942, và 8 lính biệt kích kiêm gián điệp (gồm Đại úy Nijgh và Trung sĩ J. Malawau) đã bị quân Nhật bắt giữ vào ngày hôm sau. Họ được giải lên thuyền đến Ambon, ngồi tù ở Fort Victoria, ít nhất 3 người trong số họ bị xử tử. Chiến dịch nổi tiếng thứ 2 là Firetree. Thượng úy Julius Tahija lãnh đạo Đội Firetree của NEFIS-III trong tháng 2/1945.
Nhóm cán bộ này bao gồm 10 người và có ý định thu thập thông tin chung và thông tin quân sự về Ambon cùng những khu vực lân cận nhằm có cái nhìn rõ hơn về lưu lượng tàu bè và máy bay Nhật, đồng thời lập các báo cáo thời tiết. Nhóm khởi hành từ Australia bằng tàu ngầm K XV (của Hà Lan) và trực chỉ đến Mangoli. Tahya đã xuống tàu ở đây cùng 5 đồng đội khác song quyết định trở lại Ambon do thiếu nơi hạ cánh lý tưởng để dỡ hàng. Ngày 12/9/1945, Tahya hạ cánh với các đồng đội ở bờ biển phía Đông Saparoea và quyết định quay về Australia; nhìn chung nhiệm vụ này đã cung cấp thông tin giá trị. Bên cạnh đó Whitting là chiến dịch nổi tiếng thứ 3. Theo đó Đội Whiting đã thực hiện hoạt động gián điệp trong năm 1943 trong đó 2 Trung sĩ Thijs Staverman và Leonard Siffleet từ Gunnedah đã được đặc phái đến New Guinea cùng với các hạ sĩ người Ambon là M. Raharing và H. Pattiwael.
Nhóm này lại chia thành 2 tốp nhỏ lấy bí danh lần lượt là “Whiting” và “Locust”. Đội Whiting lên đường đến Hollandia, trong khi Đội Locust tiếp tục hoạt động ở khu vực Nam và Đông Nam Aitape. Không ai sống sót trong chiến dịch này, 3 người bị chặt đầu. Mặt khác, chiến dịch Tiger (Hổ) cũng đáng lưu tâm. Các thành viên trong chiến dịch này được chia thành những toán nhỏ được đánh số từ 1 đến 6 và hoạt động chủ yếu trên đảo Java giữa tháng 11/1942 đến tháng 7/1943. Tổng cộng 10 lính biệt kích đổ bộ và được cho là bị bắt giữ và xử bắn vì không ai nhìn thấy họ nữa. Hay chiến dịch Mackerel (Cá Thu) cũng nổi tiếng không kém. Chiến dịch này được thực hiện bởi Lực lượng đế quốc Australia. 3 người đã đổ bộ lên đảo Java vào tháng 9/1942 nhằm thu thập tình báo. Họ đi cùng 2 thành viên của tàu ngầm K12 (Hà Lan), nhiệm vụ này đã bị hủy bỏ sớm.
Và chiến dịch Walnut (Quả óc chó) cũng là một hoạt động đặc biệt của NEFIS, chiến dịch này chia thành 3 giai đoạn diễn ra trên quần đảo Aroe, gồm Walnut I: 2 người đổ bộ vào tháng 7/1942 và quay trở về vào tháng 9; Walnut II: 2 người đổ bộ vào tháng 2/1943 và bị bắt giữ vào tháng 8, và bị hành quyết; Walnut III: ngày 12/7/1943, một hoạt động tuần tra trinh sát bao gồm 10 lính biệt kích tham gia. Những người này được đưa đến Djieo (đảo nhỏ ở phía bắc đảo Enoe) bằng thuyền gấp quân sự Hoehn. Có lẽ họ đã tử trận hết. Oaktree (Cây Sồi) là chiến dịch cuối cùng. Chiến dịch này diễn ra ở New Guinea (thuộc Hà Lan) dưới sự chỉ huy của Đại úy Jean Victor de Bruijn, khoảng 40 lính Hà Lan và Australia hoạt động ở khu vực cao nguyên Tây New Guinea suốt hơn 2 năm giữa tháng 12/1942 và tháng 7/1944.
Quay lại Đông Ấn Hà Lan
Năm 1945, NEFIS được tái cấu trúc sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng. Cơ quan này thành lập nên một dịch vụ an ninh mới ở NEI trong tháng 9/1945, NEFIS chuyển từ Trại Columbia (Brisbane) đến NEI và tái thiết lập ở Batavia trên đảo Java. Sau thời kỳ khởi đầu đầy biến động, NEFIS bắt đầu thu thập thông tin về các nhóm chính trị gia mới ở địa phương. Cục tình báo đóng một vai trò quan trọng trong suốt giai đoạn chuyển tiếp cũng như cuộc chiến giành độc lập sau đó của Indonesia.
Năm 1948, NEFIS được sát nhập vào Cục tình báo Quân sự trung ương mới (CMIS). Cơ quan này đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Tướng Spoor. Giám đốc CMIS là Trung tá G.L. Reinderhoff, người đã chuyển đến Quân đội Hoàng gia Hà Lan sau khi chuyển giao NEI cho Cộng hòa Indonesia non trẻ. Trở lại Hà Lan, Korps Insulinde đã phát triển và trở thành quân đoàn lính biệt kích (KCT) hiện đại ngày nay.
Dù là đại tham quan khét tiếng thời Càn Long, Hòa Thân lại có một đóng góp văn hóa ít ai ngờ đến đó là góp phần bảo tồn và phổ biến tuyệt tác văn học Hồng Lâu Mộng.
Hàng nghìn người dân chen chân nhau tại quận 1, TP.HCM để chờ xem diễu binh, diễu hành chào mừng Đại lễ vào sáng 30/4.
Người ta nói "3 lần cưới hụt là do kiếp trước thiếu nợ tình duyên" còn tôi nghĩ chắc do kiếp trước tôi trốn nợ ai đó, giờ bị bắt "hụt" hoài.
Phim 3D Mapping "Câu chuyện Đà Nẵng - The story of Da Nang" với kỹ xảo đỉnh cao, tái hiện lịch sử Đà Nẵng, đưa người xem vào hành trình trải nghiệm tuyệt vời.
Tối 29/4, tại ga Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đoàn tàu mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất” gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 29/4, Đà Nẵng tổ chức trình chiếu phim 3D Mapping với chủ đề “Câu chuyện Đà Nẵng – The Story of Da Nang” tại mặt tiền tòa nhà Bảo tàng Đà Nẵng. Nhiều du khách quốc tế có mặt.
Với một trí tuệ siêu phàm và không ngại nghiên cứu những phương pháp khoa học mới mẻ, Quách Thủ Kính được sử sách ghi chép là một nhà khoa học cần mẫn, khiêm tốn, sẵn sàng học hỏi và luôn luôn tiếp thu kiến thức mới...
50 năm trước những cựu binh này đã từng cầm súng cùng các đồng đội tiến thẳng vào Dinh Độc Lập tạo nên chiến thắng vang dội thống nhất đất nước.
Những người sinh tháng Âm lịch này khi còn trẻ gặp nhiều thử thách khó khăn nhưng chỉ cần nỗ lực, về già không còn phải lo chuyện tiền bạc.
LĐBĐ Việt Nam (VFF) xác định trọng tài không sai trong ba tình huống SLNA khiếu nại khi thua Thể Công Viettel 0-1 ở vòng 20 V.League 2024/2025, nhưng đội bóng xứ Nghệ không phục và đề nghị công an vào cuộc.
CLB Thép xanh Nam Định ‘chơi lớn’; Thầy trò HLV Makoto Teguramori nhận liều doping tinh thần trước đại chiến với Thép xanh Nam Định; PSM Makassar muốn đánh bại CLB CAHN để vào chung kết Đông Nam Á; Real Madrid chiêu mộ Saliba bằng mọi giá; Phì cười với lý do Lamine Yamal nhuộm tóc vàng.
Một chế độ tương tự như Kiev không được phép bén rễ ở bất kỳ quốc gia nào, cựu tổng thống, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại Moscow ngày 29/4.
Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến tham dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) diễn ra tại công viên Sáng Tạo phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, TP.HCM, tối 29/4.
Giữa ban ngày, tại Đà Lạt mù sương, một chiếc trực thăng UH-1A bất ngờ cất cánh mà không có lệnh điều động. Người điều khiển là chiến sĩ Hồ Duy Hùng-một điệp viên bí mật của cách mạng. Phi vụ cướp máy bay không khác gì cảnh phim trinh thám giữa đời thực, khiến cả Sài Gòn chấn động, quân đội Mỹ bất ngờ, còn báo chí bấy giờ gọi đó là “vụ án tản thất quân dụng” lớn nhất suốt thời chiến. Nhưng đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho chuỗi sự kiện nghẹt thở: vượt mây mù, tránh đạn quân mình, sống sót trong ranh giới sinh tử…
Các bạn nhỏ xuất sắc nhất đoạt giải Trạng nguyên tái hiện lễ Rước Trạng theo nghi thức xưa tại sân Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Dự án phân tích chiến sự DeepState ngày 29/4 cho biết quân đội Nga đã giành được một số bước tiến quan trọng tại mặt trận Pokrovsk, tỉnh Donetsk sau nhiều thất bại trước đó. Theo đó, các đơn vị Nga đã tiến vào 3 khu định cư trong khu vực.
Người dân từ khắp nơi đổ về các tuyến đường trung tâm TP HCM cắm trại, mang theo thức ăn, nước uống để chờ xem diễu binh, bắn đại bác vào sáng 30/4.
Ngày 28.4.2025, mũi khoan cọc đầu tiên của công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn đã chính thức được thực hiện tại bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây cũng là bước khởi đầu cho gói thầu xây lắp số 1 của dự án do Tổng Công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (CC1) đảm trách.
Công an phường 4, TP.Tân An, tỉnh Long An đang củng có hồ sơ để xừ lý hành chính đối với người chồng đánh vợ dã man đăng tải trên mạng xã hội.
Chiều 29/4, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi toạ đàm Trao đổi, phối hợp công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên và giao lưu với các Trung tâm huấn luyện thể thao của địa phương.
Việc một tướng cấp cao của quân đội Nga bị sát hại gần Moscow mới đây cho thấy Ukraine vẫn đang chiến đấu quyết liệt để tồn tại và thậm chí, đang gửi thông điệp thách thức tới cả Nga lẫn chính quyền Trump, cây bút chuyên về thời sự quốc tế Sam Kiley của The Independent bình luận.
Tết Mậu Thân 1968, khi cả miền Nam còn rực rỡ pháo hoa, thì cũng là lúc tiếng súng cách mạng đồng loạt vang lên từ Sài Gòn đến Huế, từ cao nguyên đến đồng bằng. Quân và dân ta đã tấn công vào hàng loạt đô thị và đầu não quân sự của Mỹ - ngụy, tạo nên cú sốc chưa từng có trên chiến trường lẫn chính trường Mỹ. Cuộc Tổng tiến công không chỉ giáng một đòn chí mạng vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mà còn mở ra sang thời kỳ mới – thời kỳ tấn công và thắng lợi.
HLV Kim Sang-sik gọi tiền đạo nhập tịch 36 tuổi thay Nguyễn Xuân Son? Indonesia đón hung tin từ Kevin Diks; Tonali cam kết tương lai với Newcastle; Barca nhảy vào cuộc đua giành Lookman; Figo đăng ảnh tình tứ bên vợ.
Anh Lê Thanh Phong, Bí thư Chi đoàn ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) chuyển đổi từ trồng lúa giá cả bấp bênh sang trồng rau má. Năng suất rau má đạt bình quân 8 tấn/10.000m2/vụ, bán giá rau má từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh có thu nhập từ 80-100 triệu đồng/10.000m2/vụ
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 29/4/2025 tuyên bố với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng, Moscow "sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình với Kiev mà không cần điều kiện tiên quyết".
Cùng nhìn lại những hình ảnh đẹp của CSGT TP.HCM (PC08) trong những ngày thực hiện nhiệm vụ được phân công trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công tác đưa, dẫn đoàn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025).
Hành khách đi tàu Metro sẽ được miễn phí vé trong hai ngày 30/4 và 1/5 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng) vừa bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, trốn 30 năm.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho rằng nước này "từ chối trở thành một phần của một tổ chức chính trị đã mất đi tính công bằng và uy tín"
Ngay từ sớm, rất đông người dân từ khắp các tỉnh thành đã kéo nhau đến nhiều tuyến phố trung tâm TP.HCM để vui chơi, tham quan trong tối 29/4.
Sáng 29/4, Bộ GDĐT công bố số lượng thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo môn. Môn Lịch sử là môn tự chọn có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất.