Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Không biết còn sống được đến khi qua dịch...” (bài 4)
"Xoay sở cả ngày để đủ 10 loại giấy tờ rồi lại nhận được câu trả lời "không sản xuất mặt hàng thiết yếu nên không được cấp giấy đi đường". Nghỉ lâu, doanh nghiệp chết, người lao động thất nghiệp, tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Cứ thế này không biết có sống được đến khi qua dịch không, mong gì xa thế?"
"Xoay sở cả ngày để đủ 10 loại giấy tờ rồi lại nhận được câu trả lời "không sản xuất mặt hàng thiết yếu nên không được cấp giấy đi đường". Nghỉ lâu, doanh nghiệp chết, người lao động thất nghiệp, tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Cứ thế này không biết có sống được đến khi qua dịch không, mong gì xa thế?", một doanh nghiệp thở dài khi xoay xở mấy ngày vẫn không thuộc diện được cấp giấy đi đường của Hà Nội để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trao đổi với Dân Việt
Khi Dân Việt triển khai loạt bài "Việt Nam chuẩn bị gì để mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi miễn dịch cộng đồng?", đã nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp với nhiều uẩn ức, nghẹn ngào. Trong bối cảnh bình thường, hoạt động kinh doanh đã gặp nhiều khó khăn rồi thì trong bối cảnh diễn biến của dịch Covid-19, doanh nghiệp còn khó bội phần. Thế nhưng, để chống dịch, nhiều địa phương đã không theo với chủ trương của Chính phủ, tạo ra "vương quốc riêng" khiến doanh nghiệp khó khăn chồng chất khó khăn.
Ví như mấy ngày gần đây, Hà Nội nóng việc cấp giấy đi đường. Điều đáng nói, Hà Nội chỉ trong 40 ngày đã 4 lần đổi giấy đi đường khiến cho doanh nghiệp xa xẩm mặt mày. Lần thứ 4, nhìn yêu cầu 10 loại giấy tờ để được cấp giấy đi đường mà doanh nghiệp "choáng", nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. Sau khi một ngày lóc cóc chuẩn bị 10 loại giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan công quyền thì lại nhận được câu trả lời "không sản xuất mặt hàng thiết yếu nên không cấp giấy đi đường". Vậy là, một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bình thường, chỉ không phải là mặt hàng thiết yếu thôi buộc phải dừng sản xuất và không xem xét đến phương án phòng chống dịch có an toàn hay không.
Một báo cáo mới đây của Bộ Công Thương đã nhận định, tình trạng ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa vẫn đang xảy ra. Tại một số địa phương, công tác tổ chức thực hiện có nơi, có lúc còn cứng nhắc, ban hành một số quy định không phù hợp, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, không tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ.
Theo cơ quan này, các nhà máy, đơn vị sản xuất đóng tại địa phương là một mắt xích của chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng nên khi bị gián đoạn tại một địa phương đã tác động dây chuyền, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
"Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng, phải trì hoãn, hủy đơn hàng, có nguy cơ bị mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng", Bộ Công Thương lo ngại.
Vẫn biết trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí sẽ bị đội lên nhưng nếu như mỗi một quyết định của mỗi địa phương được tham vấn thì doanh nghiệp sẽ bớt chút nhọc nhằn.
Khi được hỏi cần hỗ trợ gì sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel, cho hay chúng ta đã có những gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp như trước đây là gói 62.000 tỷ và nay là gói 26.000 tỷ, nhưng nó vẫn còn "trên TV", các doanh nghiệp ngành du lịch rất ít người tiếp cận được.
"Nói giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhưng làm gì có thu nhập để giảm, trì hoãn đóng bảo hiểm xã hội nhưng về cơ bản vẫn phải đóng, nhân viên tại doanh nghiệp muốn được nhận hỗ trợ thì cần rất nhiều giấy tờ điều kiện nhưng lại không đáng (cao nhất chỉ 3,7 triệu đồng – bằng nửa tháng lương) trong khi mất thu nhập gần 2 năm nay", ông Đạt cho hay.
Theo ông Đạt, các chính sách cũng phải đi vào thực tiễn. Đơn cử như hiện nay, các doanh nghiệp đều đang "khát vốn". Ngay cả doanh nghiệp chúng tôi cũng đang phải đi vay nhưng khi đặt vấn đề với ngân hàng sẽ bị từ chối 100%, kể cả có tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng phải đặt vấn đề an toàn và lợi nhuận lên hàng đầu vì vậy doanh nghiệp không tiếp cận được vốn.Tôi phải vay theo hình thức cá nhân để "nuôi" công ty. Như vậy đâu có phải hỗ trợ doanh nghiệp", ông Đạt cho hay.
Ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Kim Bôi, cũng cho rằng câu chuyện cho doanh nghiệp vay tiền trả lương cho công nhân thì phải khẩn trương thực hiện, nhưng hiện nay chỉ nằm trên bàn thủ tục hành chính.
"Công nhân không có hỗ trợ, không được trả lương bỏ về quê hết sau này mở cửa lại nền kinh tế liệu có nhân công để làm hay không, doanh nghiệp có người để sản xuất trở lại không?
Cứu doanh nghiệp như dập lửa, vậy tại sao chúng ta không nhanh chóng cấp tiền cho doanh nghiệp và sau này khi quay lại kiểm tra nếu doanh nghiệp không phát cho người lao động, hay thực hiện không đúng quy định sẽ bị xử phạt", ông Hùng kiến nghị.
Cùng quan điểm, bà Vũ Thị Vân Phượng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại VietRAP, cho hay cũng như các doanh nghiệp khác, VietRAP bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, mọi hoạt động hầu như đình trệ thậm chí gián đoạn trong thời kỳ giãn cách xã hội. Vì vậy doanh nghiệp có một kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ sau dịch.
"Nhưng để thích ứng và phát triển trong nền kinh tế mở cửa sau dịch thì doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Hỗ trợ về tài chính bằng tiền để tái thiết lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục kéo dài thời gian ưu đãi về chính sách thuế, ưu đãi lãi suất như thời gian vừa qua.
Đồng thời, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính trong sản xuất- kinh doanh- tiêu thụ hàng hóa khi phải thay đổi thị trường hoặc khách hàng mục tiêu cho phù hợp với tình hình kinh tế sau dịch", bà Hằng kiến nghị.
Một vấn đề nữa nếu đã chấp nhận sống chung với dịch Covid-19, doanh nghiệp cần có các biện pháp ứng phó phù hợp. "Bởi vậy các dự báo xu hướng của dịch sát với tình hình thực tế do các nhà quản lý hoặc Chính phủ đưa ra vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có căn cứ lập kế hoạch hoạt động phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe an toàn cho người lao động", bà Hằng cho hay.
Ông Đậu Minh Công, Chủ tịch Công đoàn Công ty Heineken Việt Nam tại Đà Nẵng, cho rằng phải tập trung và tiếp tục thực hiện tiêm vaccine Covid-19 nhằm mục đích đạt miễn dịch cộng đồng, đảm bảo sự ổn định lâu dài cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
"Cùng với đó là hỗ trợ và kêu gọi một bộ phận người lao động đã về quê quay lại TP.Đà Nẵng để đảm bảo lực lượng lao động cho sự phục hồi của doanh nghiệp.", ông Công cho hay.
Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi mở cửa trở lại nền kinh tế, ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 (quận Thanh Khê, Đà Nẵng), cho rằng khi doanh nghiệp gặp khó sẽ không đảm bảo nguồn trả nợ hoặc thời gian nợ kéo dài sẽ chuyển thành nợ quá hạn. "Cho nên hơn lúc nào hết chúng tôi cần ngân hàng phải chia sẻ và đồng cảm với doanh nghiệp", ông Chính nói.
Cũng theo ông Chính, Công đoàn nên "thắt lưng buộc bụng" cùng doanh nghiệp, không nên thu phí công đoàn vào thời điểm hiện tại.
"Doanh nghiệp tồn tại thì Công đoàn mới tồn tại. Bản thân Công đoàn nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, không nhận kinh phí Công đoàn trong vòng ít nhất 1 năm", ông Chính đề nghị.
Ngoài ra, về chính sách bảo hiểm xã hội, ông cũng đề nghị xem xét lùi hoặc có chính sách miễn giảm đối với các doanh nghiệp đang gặp khó về sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, vị lãnh đạo này cho rằng Nhà nước nên thay đổi Luật lao động trong tình hình như hiện tại.
"Luật Lao động hiện hành đã "bó chân" doanh nghiệp trong bối cảnh như hiện nay. Với tình hình hiện tại, doanh nghiệp phải làm tăng ca, tăng giờ để hoàn thành đơn hàng nước ngoài. Với chính sách của nước ta, nếu tăng ca, lương phải trả tăng gấp rưỡi, gấp hai lần. Như vậy, căn cứ vào luật pháp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài cho rằng mình vi phạm nên Luật lao động phải có thay đổi", ông Chính nói thêm.
Dù vậy, trao đổi với Dân Việt, đại đa số doanh nghiệp vẫn tin vào quyết tâm, chủ trương của Chính phủ trong việc dập dịch và phát triển kinh tế, những hiện tượng kia chỉ là những vấn đề phát sinh trong quá trình chống dịch, các địa phương sẽ phải nhanh chóng sửa đổi để hỗ trợ doanh nghiệp.
Quan trọng nhất, doanh nghiệp vẫn là đầu tàu cho quá trình tồn tại hay không tồn tại, hồi phục hay không hồi phục bằng cách tự cấu trúc, tự thay đổi để phù hợp nhất trong trạng thái bình thường mới, chứ không thể nằm im một chỗ đợi hỗ trợ từ Chính phủ được.
Việc đưa các đoạn cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng qua Hà Tĩnh vào khai thác đã ngay lập tức phát huy hiệu quả thiết thực trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Nhiều tài xế dễ chịu khi chọn cao tốc mới qua Hà Tĩnh làm lộ trình Bắc - Nam.
Hoa hậu Đại dương Việt Nam có cuộc sống hạnh phúc sau khi về chung một nhà với chồng BTV. Trái ngọt hôn nhân của cặp đôi là con trai đầu lòng - bé TiNo.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nắng nóng lên đến 33 độ C, hàng nghìn người dân Thủ đô và du khách thập phương đã đổ về công viên nước hồ Tây để vui chơi, giải nhiệt trong ngày thứ 3 nghỉ lễ.
Mỹ nối lại bán vũ khí cho Ukraine qua cơ chế DCS (Bán thương mại trực tiếp) là bước đi quan trọng đầu tiên liên quan đến viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách của chính quyền Trump đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nữ diễn viên Angelababy rơi vào tình trạng không được mời đóng phim. Nguyên nhân bởi cô vướng scandal đời tư, diễn xuất yếu kém và thái độ thiếu chuyên nghiệp.
Dự kiến sáp nhập Thái Nguyên, Bắc Kạn trở thành tỉnh Thái Nguyên với diện tích lớn gấp 2,4 lần hiện tại. Đây là nơi có những người con kiệt xuất, nhiều người nhắc đến.
Theo Trung tâm Thông tin và Dịch vụ nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), những ngày cuối tháng tư, đầu tháng 5/2025, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục tăng.
Mạnh dạn đi đầu phát triển kinh tế với nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen) từ những chân ruộng trũng trồng lúa không hiệu quả, anh Vi Văn Nhuận sinh năm 1982 ở thôn Lân Luông, xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã có thu nhập trên 600 triệu đồng/năm.
Tại Kỳ họp thứ 27 khóa XIX, HĐND tỉnh Nam Định đã ban hành nghị quyết đặt tên cho một cây cầu mới bắc qua sông Đào là cầu Thiên Trường cùng với nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định.
Vốn xuất thân nông dân, nghèo khó trải qua nhiều khó khăn mới lên được ngôi vị chí tôn nên Chu Nguyên Chương đã nghĩ ra rất nhiều hình phạt tàn khốc chủ yếu để răn đe tham quan. Tuy nhiên, trong đó cũng có một hình phạt dành cho nữ phạm nhân trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
Hải Phòng đang chuẩn bị tích cực cho “Ngày Tết thứ hai” của thành phố Hoa Phượng Đỏ trong năm nay. Sự kiện trọng đại này chính là Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng 13/5/1955 - 13/5/2025.
Ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4 - 1/5, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 22 người, bị thương 44 người (đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn).
Hậu trường "Lật mặt 8: Vòng tay nắng" hé lộ những khó khăn, nguy hiểm trên phim trường đập Nha Trinh, Ninh Thuận. Ê kíp đã vượt qua mọi thử thách để tạo nên những cảnh quay ấn tượng.
Kiev có thể nhắm vào Quảng trường Đỏ của Moscow trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 vào tuần tới, một nhà lập pháp Ukraine đã đề xuất, bất chấp đề xuất ngừng bắn trong ba ngày của Nga.
Một bác sĩ ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã ứng biến kịp thời khi dùng vợt cầu lông và túi nylon để cố định chân gãy cho một nạn nhân tai nạn giao thông trong lúc đang trên đường về dự sinh nhật mẹ.
Dư luận đang dậy sóng trước hành vi thiếu tôn trọng của nam sinh viên Đại học Văn Lang khi quát tháo, buông lời thiếu chuẩn mực với các bác cựu chiến binh trong lễ kỷ niệm 30/4, khiến nhiều người rất bức xúc. Nhiều ý kiến yêu cầu nhà trường và cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, xử lý nghiêm minh hành vi này. Theo góc nhìn của luật sư, hành vi vô lễ này có thể đối mặt với hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc từ phía nhà trường và thậm chí bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc mà còn vi phạm chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội.
Cao Pendant Quang Vinh đang hồi sinh mạnh mẽ tại CLB CAHN, mở ra hy vọng góp mặt ở ĐT Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik sau thời gian dài thi đấu mờ nhạt.
Trước thực trạng sản xuất giống thủy sản trong nước còn nhiều hạn chế, TS. Võ Văn Bình - Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Miền Bắc đưa ra loạt giải pháp công nghệ mới trong sản xuất giống thủy sản nước ngọt.
Trung Quốc hôm thứ Sáu 2/5 tuyên bố đang đánh giá các đề xuất từ phía Mỹ về việc khởi động lại đàm phán thương mại. Điều này đánh dấu một sự thay đổi nhẹ trong lập trường của Bắc Kinh giữa bối cảnh các mức thuế mới của chính quyền Trump đang bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đoàn Văn Hậu tiết lộ chuyện vui; Paul Pogba đàm phán với đội bóng MLS; Bayer Leverkusen bất ngờ chọn Ten Hag thay thế Alonso; Xavi bất ngờ trở thành ứng viên số 1 dẫn Tottenham; Lothar Matthaus 'hẹn hò người đẹp kém 38 tuổi’.
Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị tại TP.HCM đông đúc khách dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu tại những nơi này hút khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm.
Sau gần 2 ngày đêm mất tích trong khu rừng già hiểm trở, cháu Phùng Xạ X. (7 tuổi, dân tộc La Hủ, ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã được các lực lượng chức năng và người dân địa phương tìm thấy an toàn.
Tiến sĩ Phạm Quang Long, Chủ tịch Viện Khoa học Huấn luyện Võ thuật Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã gặp gỡ và trao quà tới bà Khady Diène Gaye, Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Thể thao và Văn hóa Cộng hòa Senegal.