TP.HCM cấm xe tải các tuyến đường cửa ngõ gần 1 tuần, người dân di chuyển thế nào?
TP.HCM sẽ cấm xe tải, tổ chức giao thông trên các tuyến đường cửa ngõ trong thời gian diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nếu như ngày ấy, chỉ cần phi công của chiếc MiG-31 quyết định khai hỏa tên lửa để bắn hạ chiếc SR-71 thì có lẽ chiến tranh thế giới lần thứ 3 sẽ nổ ra. Vụ việc được nhà sử học người Anh Paul Crickmore tiết lộ trong cuốn sách “Máy bay trinh sát Lockheed Blackbird – Phía sau một nhiệm vụ bí mật” (Lockheed Blackbird, Beyond the Missions Secret).
10 giờ sáng ngày 6/10/1986, chiếc máy bay trinh sát hai động cơ phản lực SR-71, biệt danh “Chim đen – Blackbird” do Trung tá cơ trưởng Ed Yeilding và Trung tá cơ phó Curt Osterheld điều khiển, xuất phát từ một căn cứ của Mỹ ở Na Uy, tiến vào vùng trời gần lãnh hải thuộc khu vực bờ biển Murmansk, Liên bang Xôviết ở độ cao 25 nghìn mét.
Trung tá Curt Osterheld nhớ lại: “Bầu trời hôm ấy xanh ngắt, có thể nhìn thấy rõ mặt đất. Nhiệm vụ của chúng tôi là chụp ảnh toàn bộ vùng Murmansk, nơi đặt nhà máy đóng tàu ngầm, căn cứ tàu ngầm và đặc biệt là một hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô mà theo tin tình báo, nó đang có mặt ở nơi ấy”.
SR-71 Blackbird là loại máy bay trinh sát hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ, do hãng Lockheed Martin, Mỹ, chế tạo, phục vụ cho cả Không quân Mỹ cũng như CIA, Cơ quan An ninh quốc gia NSA, Cơ quan Trinh sát quốc gia NRO, Cơ quan Tình báo quốc phòng DIA… từ năm 1964 đến 1989 trước khi bị thay thế bởi vệ tinh và những loại máy bay không người lái (UAV). SR-71 có thể bay cao tối đa 29.500m với vận tốc 3.529km/giờ.
Và vì làm nhiệm vụ trinh sát nên SR-71 không được trang bị súng hay tên lửa như thường thấy ở những loại máy bay quân sự khác. Để bảo vệ nó trước radar và tên lửa của đối phương, toàn bộ phần thân, cánh và đuôi của chiếc SR-71 được phủ bằng một loại sơn đặc biệt chứa ferrites sắt, có tính năng hấp thụ sóng radar thay vì phản xạ lại; chưa kể nó còn gây nhiễu radar của đối phương bằng một thiết bị điện tử tinh vi, gọi là ECM.
Ngược lại với SR-71, máy bay phản lực tiêm kích đánh chặn MiG-31 (khối NATO định danh là Foxhound – chó săn cáo), do tập đoàn Mikoyan-Gurevich chế tạo, bay lần đầu vào tháng 9-1975 và dự định sẽ còn tiếp tục hoạt động ít nhất cho đến năm 2030. Tốc độ tối đa của MiG-31 là 3.000km/giờ, bán kính hoạt động 1.450km.
Được mệnh danh là “Radar bay – Flying Radar”, MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô trang bị radar mạng pha và radar điện tử quét thụ động, có thể phát hiện 24 mục tiêu ở trên không từ cách đó 400km và đồng thời cùng một lúc, khóa 8 mục tiêu để tên lửa tiêu diệt; còn trên mặt biển MiG-31 phát hiện tàu thuyền từ khoảng cách 225 km.
Vũ trang bằng tên lửa hành trình không đối không hoặc không đối hải, dẫn đường chủ động, MiG-31 kiểm soát một khu vực không gian từ 800 đến 900 km. Riêng loại tên lửa R-33 trên chiếc MiG-31 mà vận tốc lên đến 4.100km/giờ, nó hoàn toàn có thể “xơi tái” chiếc SR-71 nếu đã lọt vào tầm ngắm.
Trở lại chuyện chiếc SR-71 do Trung tá cơ trưởng Ed Yeilding và Trung tá cơ phó Curt Osterheld điều khiển, bay chụp hình khu vực bờ biển Murmansk, Liên Xô, thì thời điểm ấy, giữa Liên Xô và Mỹ đang ở đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh mà nguyên nhân là cả hai bên đều có những bất đồng về việc cắt giảm chạy đua vũ trang, trong đó tổng thống Mỹ Reagan đưa ra sáng kiến “Phòng thủ chiến lược”, còn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev lại muốn sáng kiến ấy bị loại bỏ.
Trung tá Curt Osterheld kể: “Tôi đang thao tác các thiết bị chụp ảnh thì đột nhiên, từ khoảng cách ước chừng 160km phía dưới chiếc SR-71, tôi thấy một dải khói màu trắng – là luồng hơi phun ra từ động cơ phản lực nhưng do không khí loãng và lạnh nên nó tan rất chậm – nhắm hướng chúng tôi bay thẳng đến. Quan sát trên màn hình radar, tôi biết đó là một máy bay chiến đấu của Liên Xô, có thể là một chiếc MiG-31, loại tiêm kích đánh chặn thế hệ mới nhất”.
Nhận thấy sự xuất hiện của chiếc MiG-31 hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, Trung tá Ed Yeilding lập tức gọi về Trung tâm chỉ huy tiền phương của Cơ quan tình báo Không quân Mỹ, đặt ở Na Uy, báo cáo vụ việc và xin ý kiến chỉ đạo. Tại nơi này, các sĩ quan cùng các chuyên gia “mũ cao áo dài” cho rằng sự lo sợ của Ed Yeilding chỉ là hão huyền bởi lẽ với vận tốc của chiếc SR-71 thì không một loại máy bay nào có thể đuổi kịp – kể cả tên lửa phòng không SAM.
Cũng cần nói thêm rằng trước đó không lâu, một điệp viên CIA ở Đông Âu đã gửi về Bộ chỉ huy CIA ở Langley, bang Virginia, Mỹ, một bản báo cáo kế hoạch của Liên Xô nhằm tiêu diệt máy bay SR-71.
Bản kế hoạch viết: “Máy bay do thám Mỹ SR-71 đã rình mò ngoài khơi bờ biển, trong không phận của chúng ta (Liên Xô) và chụp ảnh địa hình hàng trăm dặm nội địa. Họ chế giễu và đùa giỡn với MiG25 được gửi lên để đánh chặn vì MiG25 không thể đạt đến độ cao cần thiết. Và mặc dù các phi công của chúng ta đã cố gắng bắn hạ SR-71 bằng cách cho 1 chiếc MiG25 bay ở phía trước chiếc SR-71, và 1 chiếc bay ở phía dưới. Khi SR 71 vượt qua khoảng giữa này, phi công sẽ bắn tên lửa tiêu diệt nó nhưng không thành công vì ở độ cao trên 25 nghìn mét, hệ thống dẫn đường của tên lửa không thể điều chỉnh hướng bay kịp thời do không khí quá loãng. Ngay cả khi chúng ta cải tiến để tên lửa bắt được mục tiêu thì tốc độ của nó cũng không thể chạm vào chiếc SR-71 được nếu bắn theo kiểu “rượt đuổi”…”.
Thế nên, các sĩ quan có trách nhiệm về phi vụ chụp ảnh của chiếc SR-71 ở Trung tâm chỉ huy tiền phương, Na Uy, một mặt vẫn ra lệnh cho Trung tá Ed Yeilding tiếp tục thi hành nhiệm vụ. Mặt khác, họ gọi về Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ và Lầu Năm Góc, báo cáo tình hình đang diễn ra. Thời điểm ấy, Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cũng như Lầu Năm Góc đã có những thông tin tình báo ban đầu về loại tên lửa R33 (NATO định danh là AAS-9 Armos) với hệ thống dẫn đường WSO do Liên Xô chế tạo, được trang bị trên MiG-31. Nó có khả năng khóa mục tiêu ở khoảng cách 120km, dẫn đường chính xác ở độ cao 29 nghìn mét nhưng họ cho rằng MiG-31 sẽ không dám khai hỏa vì chiếc SR-71 đang bay bên ngoài không phận Liên Xô. Tuy vậy, Lầu Năm Góc vẫn ra lệnh báo động với mức cao nhất cho tất cả các không đoàn không quân chiến lược, chiến thuật Mỹ, đang đồn trú ở những quốc gia Tây Âu, sẵn sàng tấn công trả đũa vào những căn cứ quân sự của Liên Xô ở Murmansk nếu chiếc SR-71 bị bắn hạ.
Về phía Liên Xô, phi công điều khiển chiếc MiG-31 hôm ấy là Đại úy Mikhail Myagkiy, một trong những người bay MiG-31 đầu tiên và cũng là người đã từng nhiều lần xuất kích để đánh chặn các loại máy bay do thám Mỹ.
Ông kể: “Để tiêu diệt chiếc SR-71 sau khi đã phát ra cảnh báo, rằng nó đã xâm phạm lãnh thổ Liên Xô và chúng tôi yêu cầu nó phải rút lui. Nếu nó không chấp hành, tôi phải tính toán đến giây phút cuối cùng trước lúc bấm nút phóng tên lửa. Với loại R-33, tôi tin chắc rằng nó không có cơ hội trốn thoát”. Và cũng như phía Mỹ, cùng lúc đó các đơn vị không quân, hải quân, các hệ thống tên lửa phòng không từ Murmansk kéo dài cho đến Dnieper, bán đảo Crimea, Caucasus và Caspian cũng được lệnh báo động ở mức cao nhất, chưa kể ít nhất 6 chiếc MiG-31 khác được điều lên, phối hợp với Đại úy Mikhail Myagkiy.
Với người Mỹ, kể từ khi chiếc máy bay trinh sát U2 do phi công Gary Powers điều khiển, bị tên lửa SAM của Liên Xô bắn hạ, Powers bị bắt làm tù binh đã là một nỗi ám ảnh thì bây giờ, nếu chiếc SR-71 tiếp tục lặp lại số phận của chiếc U2, nó sẽ gây ra một sự khủng hoảng trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, nhất là vào thời điểm mà một hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Liên Xô về việc ký kết “Hiệp ước giải giới các loại vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được phóng từ tên lửa đạn đạo mặt đất và tên lửa hành trình với tầm bắn từ 500 đến 5.500km cùng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phóng”, sắp được tổ chức.
Thật ra, vào giai đoạn chiến tranh lạnh, chuyện Liên Xô và Mỹ liên tục theo dõi lẫn nhau là chuyện chẳng có gì mới. Những chiếc tàu trinh sát điện tử của Liên Xô ngụy trang thành tàu đánh cá vẫn thường xuyên lượn lờ ở ngoài khơi bang Alaska, Hawaii, hoặc các căn cứ của Hải quân, Không quân Mỹ tại một số hòn đảo trên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương nhưng những con tàu này đều nằm ở hải phận quốc tế nên người Mỹ chẳng có cớ gì để mà tấn công nếu họ không muốn châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tổng lực.
Trung tá Ed Yeilding, cơ trưởng chiếc SR-71 kể: “Căn cứ vào hành trình của chiếc MiG-31, tôi tin rằng viên phi công đã được lệnh bắn hạ chúng tôi bằng tên lửa. Với hướng bay của chiếc SR-71, chúng tôi sẽ rơi trong đất Liên Xô khoảng 21km. Và nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là một thảm kịch rất nghiêm trọng. Chiếc SR-71 lại không hề được trang bị mồi bẫy chống tên lửa tầm nhiệt nên vì vậy, tôi chỉ còn hy vọng vào độ cao và tốc độ của máy bay chúng tôi mà thôi”.
Lúc ấy là khoảng 11 giờ ngày 6/10/1986, chiếc SR-71 và chiếc MiG-31 đang ở trong tư thế đối đầu. Trung tá Yeilding nhớ lại: “Hai chiếc máy bay như hai hiệp sĩ thời trung cổ, trên lưng ngựa, lao thẳng vào nhau”. Trung tá Curt Osterheld nói: “Đối mặt với sự sống còn, tôi và Yeilding chỉ biết phụ thuộc vào sự định hướng chính xác để giữ cho máy bay của chúng tôi nằm ngoài lãnh hải Liên Xô. Có như vậy, chúng tôi mới ngăn chặn được chiếc MiG-31 phóng tên lửa”.
Đến phút cuối, chiếc SR-71 và chiếc MiG-31 chỉ còn cách nhau khoảng 16km. Hệ thống cảnh báo sớm trên chiếc SR-71 liên tục vang lên những tiếng pip pip chói tai cùng với ánh đèn đỏ chớp nháy, dấu hiệu cho biết nó đã bị tên lửa của chiếc MiG-31 khóa mục tiêu trong lúc Đại úy Mikhail Myagkiy gọi về Trung tâm chỉ huy ở Murmansk: “Máy bay do thám Mỹ đã vi phạm không phận Liên Xô. Tên lửa sẽ được phóng để bắn hạ nó”.
Thế rồi bất ngờ, chiếc SR-71 nghiêng cánh, chúi mũi xuống. Với vận tốc 3.250km/giờ, nó tìm cách thoát khỏi tầm bắn của tên lửa R-33 trên chiếc MiG-31 – lúc ấy vẫn chưa được bắn ra, cũng như thoát khỏi không phận Liên Xô. Theo sử gia Paul Crickmore, cú quay đầu đột ngột đã cứu nhân loại thoát khỏi thế chiến 3 khi mà hầu như toàn bộ hệ thống vũ khí của cả Mỹ lẫn Liên Xô đã sẵn sàng khởi động.
Sau sự cố ấy, tất cả các phi vụ trinh sát Liên Xô bằng máy bay SR-71 đều bị hủy bỏ vĩnh viễn. Và mặc dù Không quân Mỹ chưa bao giờ thừa nhận rằng MiG-31 là một trong những nguyên nhân khiến SR-71 phải “nghỉ hưu” nhưng về phương diện kỹ thuật, Liên Xô đã chứng tỏ SR-71 không phải là “loại chim sắt chẳng thể với tới được”…
Xích Bích là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong thời kỳ Tam quốc, góp phần định hình thế cục “chân vạc” của 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô Sau này. Trong Tam quốc diễn nghĩa, người có công lớn nhất làm nên chiến thắng Xích Bích là Gia Cát Lượng.
TP.HCM sẽ cấm xe tải, tổ chức giao thông trên các tuyến đường cửa ngõ trong thời gian diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025.
MC Vũ Mạnh Cường chia sẻ với Dân Việt rằng suốt gần 10 ngày trước đại lễ 30/4, hầu như anh không ngủ để tập luyện và ôn kỹ kịch bản cho mỗi lần dẫn chương trình.
Đại nhạc hội Mega Booming- Huế 2025 hạ giá vé cho khán giả sau thời gian thông báo hoãn tổ chức vì vì số lượng vé mua trước khiêm tốn.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s vừa thông báo giữ nguyên triển vọng ổn định (mức Ba2 ổn định) cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố, quân đội Nga đã hứng tổn thất lên tới khoảng 35.010 binh sĩ, tương đương gần ba sư đoàn bộ binh cơ giới, cùng với 1.560 hệ thống pháo binh – tương đương 86 sư đoàn pháo binh khi chiến sự ở tiền tuyến gia tăng trong tháng 4 vừa qua.
Tiền vệ Việt kiều người Algeria Ibrahim Maza trở thành tân binh đầu tiên của Bayer Leverkusen trong kỳ chuyển nhượng hè 2025.
Chuyển đổi số đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Phó Giáo sư Đào Xuân Cơ, Bệnh viện Bạch Mai đang chuẩn bị mua sắm trang thiết bị cho cơ sở 2 ở Hà Nam với gói đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng để chính thức hoạt động từ tháng 11/2025.
Mộc Châu (Sơn La) vào hè nhưng khí hậu vẫn mát mẻ. Nơi đây có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn; đặc biệt, trải nghiệm nông nghiệp, hái quả được du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ.
Dù cố gắng xây dựng bảng quy đổi điểm nhưng khó có thể công bằng, đồng đều.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, ngày 30/4, lực lượng chức năng phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên vừa triệt phá thành công một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn, xuyên quốc gia, bắt giữ ba đối tượng cùng 50 bánh hồng phiến, tương đương khoảng 100.000 viên ma túy tổng hợp.
Tính đến trưa 2/5, đơn vị trình diễn drone tại TP.HCM gặp sự cố hôm 30/4 chỉ mới nhận lại được khoảng 50 chiếc drone. Số lượng drone bị mất vẫn còn rất nhiều.
Hoàng đế là người vô tình nhất thiên hạ và chắc chắn Càn Long là một minh chứng hùng hồn nhất khi ông hoàn toàn xem nhẹ tình cảm, thậm chí là tình nghĩa cha con. Với Càn Long thì sự yên ổn của thiên hạ xã tắc của ông lại được đặt lên hàng đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm LB Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Helerson Nascimento là trung vệ ngoại binh của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Trung vệ 28 tuổi từng có thời gian sát cánh cùng Neymar ở Olympic Brazil.
Du khách đông nghịt từ các điểm di tích cho đến các bãi biển ở thành phố Huế trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Loại rau có hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho tim mạch và giúp giảm cân.
Ngày 2/5, nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đang điều tra, phân loại các đối tượng trong vụ khám xét tại quán bar Paris Night ở TP.Phan Thiết.
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP.HCM.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách. Những bức bích họa đầy màu sắc, sống động khắc họa cuộc sống ngư dân và vẻ đẹp của vùng biển quê hương trở thành điểm nhấn đặc biệt khiến nơi đây tràn ngập niềm vui cùng đất nước.
Du khách phản ánh khách sạn tại TP.HCM đã tự nâng giá, sử dụng “tên ma” không giống như khi đặt phòng, không cung cấp hóa đơn tài chính… dịp nghỉ lễ 30/4.
Trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”.
Thể Công Viettel sẽ thi đấu vòng 21 V.League 2024/2025 gặp SHB Đà Nẵng với sự quyết tâm rất lớn khi họ vẫn còn cơ hội đua vô địch và đây là màn ra mắt của tân HLV Velizar Popov.
Từ ngày 1/8/2025, việc sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ chính thức chấm dứt theo hướng dẫn tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025. Thông tin này đang khiến nhiều người hoạt động ở cấp cơ sở băn khoăn: Liệu họ có được tiếp tục sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới? Chế độ, chính sách hỗ trợ sẽ như thế nào? Dưới đây là phân tích cụ thể từ các quy định hiện hành.
Chiến sĩ đoàn diễu binh lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xúc động khi được đưa tiễn sáng 2/5 tại sân bay Tân Sơn Nhất
Tiết lộ với PV Báo điện tử Dân Việt, anh Trần Chung Hưng ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, mới đây, anh nhận được một đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài muốn mua cá tầm bố mẹ loại trên 50kg/con với giá 100 triệu đồng/con nhưng do số lượng loại cá "khổng lồ" này tại trại còn khá ít nên anh chưa dám "chốt" đơn.
Ngày 2/5, Israel cho biết rằng máy bay phản lực của nước này đã thực hiện các cuộc không kích gần khu phức hợp tổng thống ở Syria, nhằm đáp trả tình trạng bạo lực chống lại cộng đồng thiểu số Druze.
Đau tức thắt lưng kéo dài, tiểu buốt, bệnh nhân không ngờ bệnh sỏi thận của mình đã biến chứng ung thư, phải cắt bỏ thận trái và 1 phần bàng quang.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), về tội "Gây rối trật tự công cộng". Tuy nhiên, sự kiện này không đơn thuần là một vụ việc hình sự riêng lẻ mà là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đa tầng, kéo dài tại một trong những trường quốc tế danh tiếng và đắt đỏ nhất thành phố.
Nhiều người cho rằng sử dụng mì chính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên chỉ sử dụng muối để nêm nếm. Quan niệm này liệu có đúng?