Xem phim, tôi nhận ra: Muốn con tự tin, cha mẹ đừng nói 'con phải...', mà hãy nói "câu thần chú" này
Muốn con tự tin, cha mẹ đừng áp đặt quá nhiều kỳ vọng, hãy để con tự do phát triển theo cách riêng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đối với Liên Xô, nguyên liệu thô: ngũ cốc, gỗ, than đá, dầu mỏ luôn là nguồn tiền tệ chính cho việc giao thương bên ngoài khối Liên Xô. Vàng đóng vai trò như một vật phẩm cân bằng, làm phương tiện dự phòng. Nếu thu nhập đủ, thì việc bán vàng ở mức thấp. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, doanh số bán vàng tăng lên, và về mặt này, kim loại quý có thể được coi là một trong những chỉ số đánh giá sự ổn định của nền kinh tế Liên Xô. Đến năm 1953, dự trữ vàng của Liên Xô đạt tối đa 2.049,8 tấn, điều này phản ánh đầy đủ sự phát triển nhanh chóng của đất nước.
Đất nước rộng lớn nhất thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên Liên Xô đã phải “ăn đong” bằng việc bán kim loại quý, dầu, gỗ… Nguồn: eastafro.com
Đến thời điểm đó đầu tư không còn trải rộng mà chuyên sâu: đất nước đang chuyển sang công nghiệp tự động hóa, các lĩnh vực chuyên sâu về khoa học - điện tử, năng lượng hạt nhân, du hành vũ trụ đóng vai trò rất lớn. Nguồn tích trữ được tạo ra dưới thời Stalin đã giúp cho việc tăng sản lượng năng động cho đến cuối những năm 1950, ngay cả khi thất bại của các cải cách phân quyền được áp dụng sau khi nhà lãnh đạo Liên Xô này qua đời.
Nhưng đến đầu thập kỷ mới, nền kinh tế bắt đầu suy giảm, ban lãnh đạo đứng đầu là Khrushchev, bắt đầu bù đắp bằng cách bán vàng dự trữ. Lô đầu tiên 148,7 tấn đã “xuất ngoại” ngay sau khi Stalin qua đời. Những năm 1963-1964, khi Liên Xô buộc phải mua ngũ cốc nước ngoài do mùa màng thất thu, 1.244 tấn kim loại quý đã được tung ra thị trường. Tổng cộng, khoảng 2.900 tấn đã bị lãng phí trong 12 năm, theo nhà kinh tế học Valentin Katasonov trong cuốn sách "Nền kinh tế của Stalin".
Nếu không nhờ hoạt động khai thác kim loại quý, trung bình 250 tấn mỗi năm kể từ khi bắt đầu "tan băng", Liên Xô có thể dễ dàng bị bỏ rơi hoàn toàn - hoặc không có vàng, hoặc không có cơ hội "bắt kịp và vượt lên Mỹ". Tuy nhiên, vào cuối triều đại của Khrushchev, ngành này được phép giữ trữ lượng, theo sử gia Oleg Kropotov, là 1.600 tấn.
Những năm 1965-1971, dòng chảy vàng từ Liên Xô tạm thời dừng lại. Nỗ lực của Brezhnev nhằm mang lại làn gió thứ hai cho nền kinh tế Liên Xô với sự trợ giúp của các hình thức quản lý mới thoạt đầu đã thành công. Tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội (GDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 5 năm lần thứ tám (1966-1970) đạt 7,4%, thu nhập quốc dân tăng 42% (bình quân hàng năm tăng 7,7%). Trong thời kỳ này, việc hình thành hệ thống năng lượng thống nhất của phần châu Âu của đất nước đã được hoàn thành, và hệ thống năng lượng thống nhất của Trung Siberia được hình thành.
Tổ hợp sản xuất dầu khí Tyumen bắt đầu phát triển. Kế hoạch 5 năm lần thứ tám được gọi là "Vàng", nhưng trớ trêu thay, sau đó Liên Xô lại tiếp tục phải trông cậy đến nguồn vốn kim loại quý. Trong giai đoạn 5 năm lần thứ chín, việc bán ra nguồn dự trữ này bùng nổ, do tiềm năng phát triển đã cạn kiệt, nhường chỗ cho sự chậm lại dần dần. Chính trị cũng bị ảnh hưởng - sau các sự kiện ở Tiệp Khắc và Ba Lan, giới lãnh đạo không sẵn sàng cung cấp nhiều tự do hơn nữa trong nền kinh tế.
Trong những năm 1971-1975, tỷ lệ tăng GDP hàng năm đã giảm 1% - còn 6,4%; thu nhập quốc dân giảm 2% - còn 5,7%. Và điều này bất chấp thực tế là sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào tháng 10/1973 và sự gia tăng giá năng lượng sau đó, đồng USD đã đổ vào Liên Xô theo đúng nghĩa đen. Năm 1970, Liên Xô nhận được gần 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu "vàng đen", và năm 1975, theo cuốn sách thống kê "Ngoại thương của Liên Xô 1922-1981" - xấp xỉ 8,08 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái trung bình.
Tình hình trên thị trường dường như mang lại cho Liên Xô một cơ hội khác để khởi động lại nền kinh tế. Nhưng thay vì đầu tư hoàn toàn vào sự phát triển của ngành công nghiệp, người ta lại tập trung vào việc thu được lợi nhuận siêu ngạch từ các nguồn năng lượng - vì sự phát triển của các mỏ ở Tây Siberia đã làm cho nó có thể thỏa mãn mọi tham vọng. Về số lượng, "vàng đen" từ Liên Xô được chuyển ra nước ngoài tăng từ 66,8 triệu tấn năm 1970 lên 119 triệu tấn năm 1980. Năm 1981, ngân sách thu từ dầu mỏ lên tới 32 tỷ USD.
Song song với dầu, các mặt hàng khác cũng bị vắt kiệt để xuất khẩu, nhưng nếu năm 1970, máy móc thiết bị vật tư xuất ra nước ngoài chiếm 21,5% thì năm 1980 - 15,8%. Tỷ trọng nhiên liệu và điện tăng tương ứng từ 15,6% lên 46,9%. Và điều này bất chấp thực tế là Liên Xô đã bán rất nhiều nguyên liệu thô khác ra nước ngoài như gỗ, than, kim loại, kể cả vàng. “Hầu hết sản lượng kim loại vàng hàng năm được bán phá giá trên thị trường thế giới để bù đắp phần nào cho hiệu quả suy giảm của nền kinh tế Liên Xô. Trên thực tế, quốc gia này đã mắc vào "cây kim vàng", và kể từ năm 1973, sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng năng lượng, giá "vàng đen" đã tăng mạnh - mắc thêm "cây kim dầu" - Valentin Katasonov nhấn mạnh.
Trong giai đoạn từ năm 1953-1991, theo ước tính của các chuyên gia, Liên Xô đã bán khoảng 8.500 tấn kim loại quý. Tiến sĩ kinh tế Vladimir Adrianov tin rằng con số thực thấp hơn một chút - 8.200 tấn. Hơn 5.000 tấn trong số đó đã được đưa ra nước ngoài sau năm 1972. Và trong giai đoạn 1970-1979, theo nhà kinh tế học người Mỹ Timothy Green, khoảng 2.000 tấn.
Trong thời kỳ Perestroika, Liên Xô đã lập kỷ lục xuất vàng qua biên giới để trang trải các nhu cầu trong nước và thế chấp các khoản vay từ Phương Tây. Nguồn: historiatec.weebly.com
Oleg Kropotov tin rằng vào cuối thời kỳ cầm quyền của Brezhnev, chỉ còn khoảng 437 tấn vàng trong kho dự trữ của Liên Xô. Năm 1982-1985, dưới thời các Tổng bí thư Yuri Andropov và Konstantin Chernenko, trữ lượng tăng nhẹ - lên đến 718 tấn, nhưng khối lượng kim loại quý đáng kể vẫn được bán ra thị trường nước ngoài. Ví dụ, năm 1985, 297 tấn đã được xuất khẩu. Điều này là bất chấp thực tế là giữa năm 1983 và 1985, giá vàng đã giảm từ 511,5 USD xuống 284,25 USD/ounce.
Tuy nhiên, sự sụt giảm giá trị khiến việc bán ra chậm lại. Ngay cả trong những năm đầu tiên của công cuộc Cải tổ (Perestroika), khi giá dầu giảm từ 104 USD xuống còn 30 USD/thùng, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế, nguồn xuất kim loại quý ra nước ngoài đã ở mức tương đối thấp. Năm 1986, theo số liệu của Katasonov, 75 tấn vàng đã được xuất khẩu, năm thiếp theo - 48 tấn. Sau khi giá 1 ounce một lần nữa cao hơn 500 USD vào tháng 12/1987, chính quyền Liên Xô đặt hạn ngạch năm 1988 là 96 tấn.
Chỉ đến năm 1989, việc bán vàng mới được tiếp tục với sức sống mới. Đến lúc đó, rõ ràng nỗ lực “tăng tốc” đã thất bại: việc đưa một số yếu tố thị trường vào nền kinh tế kế hoạch hóa nhà nước không loại bỏ được vấn đề mất cân đối và trước hết là tình trạng thiếu hàng tiêu dùng; không tìm thấy nguồn lực nào để chuyển từ phát triển mở rộng sang phát triển chuyên sâu. Năm 1989, Liên Xô xuất khẩu 245,5 tấn vàng, nhưng ngân sách nhà nước sau nhiều năm vẫn bị thâm hụt.
Theo cán cân thanh toán của Liên Xô công bố năm 1992, trong năm 1990-1991 vàng được bán ra nước ngoài với giá 6,5 tỷ USD hay 540 tấn. “Thêm vào đó, 250 tấn vàng khác đã được gửi ra nước ngoài để thế chấp cho các khoản vay của phương Tây. Như vậy, trong hai năm tồn tại cuỗi cùng của Liên Xô, hơn 790 tấn vàng đã được xuất khẩu. Tổng cộng, trong những năm Perestroika, hơn 1.500 tấn vàng đã rời khỏi đất nước”, theo tính toán của Katasonov.
Chuyên gia này lưu ý rằng "không có quốc gia nào trên thế giới trong toàn bộ lịch sử nhân loại từng biết đến một đợt “di cư” vàng qua biên giới quốc gia lớn như vậy". Trong số 2.050 tấn dự trữ còn lại vào năm 1953, chỉ còn lại 290 tấn, và gần như tất cả kim loại khai thác được cũng đã bị bán. Điều này, theo vị chuyên gia, có thể, là một xác nhận khá sống động về sự thất bại của mô hình hệ thống chỉ huy-hành chính được lựa chọn vào thời hậu Stalin.
Khác với những nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc như Lữ Bố, Quan Vũ, các tướng hộ vệ bên cạnh Tào Tháo có phần ít nổi tiếng, nhưng không phải vì thế mà không có những người nổi tiếng bởi sức mạnh vô địch.
Muốn con tự tin, cha mẹ đừng áp đặt quá nhiều kỳ vọng, hãy để con tự do phát triển theo cách riêng.
Chuyến bay VN37 của Vietnam Airlines khởi hành từ Hà Nội đến Frankfurt (Đức)vào đêm ngày 5/5/2025, đã phải chuyển hướng hạ cánh lúc 10h32 phút ngày 6/5/2025 (giờ Việt Nam) tại sân bay Erzurum (Thổ Nhĩ Kỳ) để hỗ trợ một hành khách gặp vấn đề sức khỏe.
Ba Thanh là quả phụ thời nhà Tần nổi danh trong lịch sử Trung Quốc được Tần Thủy Hoàng phong là Trinh phụ. Không chỉ cả đời thủ tiết vì chồng, Ba Thanh còn được coi là nữ thương nhân giàu có bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Người sinh vào 3 tháng Âm lịch này thường sinh ra giàu có và thịnh vượng. Họ sẽ gặp may mắn ở tuổi trung niên và sẽ thành công.
Công an tỉnh Kiên Giang sẽ kiểm tra, rà soát lại hồ sơ vụ việc liên quan vụ tai nạn giao thông cách đây 8 năm ở Phú Quốc. Đây là vụ việc mà Dân Việt đã có tin, bài phản ánh về những bất thường xung quanh.
Hồng Nhung lên tiếng khi xuất hiện thông tin cô viết di chúc sau mắc căn bệnh ung thư vú.
"Tôi mong chờ gặp những người bạn mới và nỗ lực hết mình tại cuộc thi Miss World 2025”, Hoa hậu Ý Nhi chia sẻ với Dân Việt khi chính thức lên đường đến Ấn Độ tham gia cuộc thi này.
Hàng loạt đợt tấn công bằng UAV của Ukraine vào thủ đô Moscow khiến các sân bay phải đóng cửa dường như nhằm làm mất uy tín của giới lãnh đạo Nga đúng vào thời điểm nước này chuẩn bị tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít Đức.
Leo Åland, một thanh niên 20 tuổi người Phần Lan, con trai một chính trị gia nước này đã thiệt mạng tại Ukraine chỉ sau hơn 4 tháng tình nguyện tham chiến chống lại quân đội Nga, theo Euromaidanpress.
Hoa đăng sáng lung linh trên mặt hồ công viên Láng Le (Bình Chánh) tối 6/5 trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.
Joseph Mpande là tiền đạo ngoại binh hiện đang khoác áo CLB Thép xanh Nam Định. Chân sút 31 tuổi đã có 6 năm thi đấu tại V.League, tức là đủ điều kiện để xin quốc tịch Việt Nam.
Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi, ngày 6/5 cho biết Ukraine đã ổn định tình hình ở mặt trận Pokrovsk thuộc tỉnh Donetsk, đồng thời giành được thế chủ động chiến thuật tại một số khu vực.
Ông Nguyễn Thái Học được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy và giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.
Sáng nay (ngày 6/5), không khí tại huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) thật ấm áp và nghĩa tình. Hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, hội viên, đoàn viên... cùng nhau hội tụ tại Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 /2025 với một tâm nguyện chung, đó là cho đi "giọt hồng" quý giá để cứu người.
Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội, đồng thời giới thiệu về hoạt động của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc lịch sử mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị-hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan, với việc hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Trước vấn nạn cò mồi, chèo kéo khách, ăn xin, bảo kê… tại các điểm du lịch, nhà hàng trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.Huế yêu cầu xử lý nghiêm.
Châu Ngọc Quang trở thành 'tội đồ' của HAGL?; Nguyễn Hoàng Nam Mi tập luyện cùng ĐT nữ Việt Nam; Arsenal sẵn sàng “chi đậm” mua Kudus; các CLB Thai League phản đối việc hoãn giải; Anthony Joshua muốn đầu tư tiền vào Watford.
Ẩn mình bên dòng Vàm Cỏ hiền hòa, Xóm Nhà Giàu ở Thanh Phú Long (Long An) như một viên ngọc cổ giữa miền Tây trù phú. Những ngôi nhà trăm tuổi, vườn thanh long bạt ngàn và nếp sống nghĩa tình khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho hành trình khám phá văn hóa, lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định hủy bỏ, không thực hiện 27 cuộc thanh tra và điều chỉnh giảm một đối tượng thanh tra trong năm 2025.
Liên quan tới việc cảnh sát Đài Loan phát hiện thi thể 4 công dân Việt Nam trong một căn hộ tại thành phố Đào Viên, nghi do ngộ độc khí carbon monoxide. Trong số các nạn nhân xấu số có nữ sinh Phan Thị Trà M. (quê xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), vừa mới sang Đài Loan học ngành Dược được hai tháng.
Chỉ trích chính sách của ông Trump đối với Nga, Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc rằng Tổng thống Vladimir Putin không hề tìm kiếm hòa bình, mà đang theo đuổi "mục tiêu chiếm trọn lãnh thổ Ukraine", theo UNN.
Món quà của Lưu Dung đã chiến thắng tất cả những lễ vật trân quý của các đại thần khác và khiến Càn Long vô cùng hài lòng.
Nhờ tính cách tốt, 4 con giáp lọt vào "mắt xanh" của quý nhân, nhận sự trợ giúp quý giá, con đường kiếm tiền trở nên dễ dàng hơn.
Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã mời người đàn ông chặn đầu xe ô tô, bẻ cần gạt nước và liên tục chửi bới gây xôn xao dư luận đến làm việc. Người đàn ông cho biết, hành vi của mình bộc phát trong lúc nóng giận.
Hôm 4/5 vừa qua, HLV Mai Đức Chung đã công bố danh sách triệu tập ĐT nữ Việt Nam nhằm chuẩn bị cho các nhiệm vụ quốc tế quan trọng của năm 2025. Danh sách gồm 25 gương mặt và không có cái tên Việt kiều này. Thế nhưng chiều 6/5, một cầu thủ Việt kiều bất ngờ xuất hiện trong buổi tập của ĐT nữ Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều nhà nông ở Cà Mau đã mạnh dạn tham gia vào các Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX)… để tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế thấy rõ; trong khi sản phẩm làm ra được thu mua với giá cao, còn chất lượng sản phẩm thì không ngừng được nâng lên.
Lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Nha Trang cho biết, cơ quan chức năng sẽ có quyết định xử phạt chủ nhà hàng H.Đ ở phường Vĩnh Nguyên, Nha trang bị du khách tố "chặt chém".
Trước khi sáp nhập tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, TP Hải Phòng có Nghệ sĩ Nhân dân nổi tiếng được cả nước biết tên. Ông từng giữ các chức vụ như Giám đốc, Phó Cục trưởng, Phó chủ tịch.
Một thầy giáo sáng nào cũng đứng trước cổng trường để chào đón học sinh khiến phụ huynh lập tức lấy điện thoại ra quay lại khoảnh khắc gần gũi, cảm mến này. Đó chính là thầy Vũ Văn Bền, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.