“Lão khổ” Trần Hạnh: Đời thực đắng cay và buồn khổ hơn phim
Trên phim ảnh, NSND Trần Hạnh để lại nhiều dấu ấn với những vai hiền lành, khắc khổ, vất vả... Ngoài đời thực, lão nghệ sĩ cũng trải qua những đoạn trường đắng cay, buồn khổ... khó nói thành lời.
Nghệ sĩ Trần Hạnh thời trẻ.
Từ thợ đóng giày thành nghệ sĩ nổi tiếng
Nghệ sĩ Trần Hạnh sinh ra, lớn lên ở Hà Nội. Ông mồ côi cha từ năm 8 tuổi. Để giúp mẹ nuôi sống gia đình, ông làm nghề đóng giày thuê ở phố Tràng Tiền. Vừa đóng giày, ông vừa sinh hoạt cùng đội kịch ở CLB Thanh niên (Thành đoàn Hà Nội).
Trong câu lạc bộ có nhiều người bạn sau này đã trở thành những tên tuổi gạo cội trong làng kịch nghệ Việt Nam như: NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Trọng Khôi, NSND Đoàn Dũng...
Năm 23 tuổi, bà nội ông sắp xếp cho ông nên duyên với một mậu dịch viên ở cùng ngõ Phát Lộc, phố Hàng Bạc, Hà Nội. Dù đã có vợ con nhưng ông vẫn không sao bỏ được những buổi "chơi" kịch cùng bạn bè. Ông say mê môn nghệ thuật này như bị "bỏ bùa mê".
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, "lão khổ" Trần Hạnh từng cho biết: "Nhà tôi vốn không có ai hoạt động nghệ thuật cả. Ngày đó, tôi đang mưu sinh bằng nghề khâu giày và đã có một vợ ba con. Thời điểm đó, việc đóng giày vất vả mà thu nhập ít ỏi lắm. Nhiều khi thu nhập không đủ nuôi sống gia đình.
Nghệ sĩ Trần Hạnh trong vai ông Khiển phim "Người cầu may" của đạo diễn Từ Huy.
Những năm 60, tôi may gặp giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, thấy tôi làm công việc khâu giày cực nhọc quá nên anh ấy viết cho tôi mấy chữ bảo tôi qua gặp trưởng Đoàn kịch Hà Nội. Tôi còn nhớ lúc đó ông ấy viết thư vào tờ lịch cũ. Khi chuyển qua đóng kịch, lương bậc 2 của tôi mỗi tháng cũng được 40 đồng, đong được mấy yến gạo, đủ để nuôi cả nhà mấy miệng ăn.
Mặc dù tôi không được đào tạo chính quy nghề diễn xuất mà chỉ là dân nghiệp dư bước qua nhưng tôi rất yêu thích công việc này vì được đóng nhiều dạng vai khác nhau nhau, được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc. Lúc vui tươi, lúc buồn bã, lúc hạnh phúc, lúc đắng cay…
Trong những năm đầu đến với sân khấu, vai sang nhất và cũng là vai tôi thích nhất là Nguyễn Trãi trong vở "Lam Sơn tụ nghĩa". Trong tập sách "Người Hà Nội", anh Lưu Quang Vũ có viết: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội".
Thời đó, vở kịch này đắt khách lắm, dù đang chiến tranh nhưng chúng tôi vẫn phải diễn ngày 3 suất: sáng, chiều, tối. Nhiều khi diễn xong suất cuối mà mệt không nói ra hơi, chỉ biết cúi đầu cảm ơn khán giả. Đưa vở về diễn ở các vùng nông thôn cũng được khán giả chào đón và yêu mến lắm".
Mặc dù tôi không được đào tạo chính quy nghề diễn xuất mà chỉ là dân nghiệp dư bước qua nhưng tôi rất yêu thích công việc này vì được đóng nhiều dạng vai khác nhau nhau, được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc. Lúc vui tươi, lúc buồn bã, lúc hạnh phúc, lúc đắng cay…
Nghệ sĩ Trần Hạnh trong phim "Chớp mắt cùng số phận"
Mê sân khấu hơn mê phim ảnh
"Lão khổ" Trần Hạnh về nghỉ hưu theo chế độ năm 1989. Thời điểm này ông mới đóng phim truyền hình nhiều. Những vai diễn mà đạo diễn nhắm cho ông đa phần vai ông bố, lão nông... hiền lành, chất phác, khắc khổ, cam chịu... Lạ cái là vai nào ông cũng để lại ấn tượng về sự khắc khổ của mình trên màn ảnh dẫu ông là trai Hà Nội gốc.
Lão nghệ sĩ từng chia sẻ, lúc bấy giờ ông mới 60 tuổi nên trông vẫn "khang trang". Anh em quý mến ông bảo nhau: "Có vai nào thì gọi thằng Hạnh, cho nó đi làm để nuôi vợ con". Vai ông nhớ nhất trong lĩnh vực phim truyền hình là vai ông Khiển trong phim "Người cầu may". Những năm sau này, ngay cả khi đã vào tuổi 90, ông vẫn được các đạo diễn gọi điện mời đóng cả phim truyền hình lẫn phim điện ảnh nhưng chỉ những vai nho nhỏ".
Nghệ sĩ Trần Hạnh cùng Chiều Xuân trong phim "Người yêu đi lấy chồng"; cùng Mai Thu Huyền trong phim "Tiếng sáo ly hương".
Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang cũng kể, lúc bà vừa về Hãng Phim truyện Việt Nam thì được cử đi làm Phó đạo diễn cho phim "Người cầu may". Phim dựng kịch bản dựa trên truyện ngắn "Thần hoàng làng sổ xố" của nhà văn Đoàn Lê, đạo diễn Tự Huy "cầm trịch". Tác phẩm vẽ nên một bi kịch thực sự ám ảnh, rất đúng với nhiều người Việt mê đề đóm thời bấy giờ. "Thời điểm tôi tìm đến nhà chú Trần Hạnh để mời chú tham gia phim ở sau khu B ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) là năm 1988. Nhìn thấy nhà chú đúng như nhân vật trong phim, trống rỗng và nghèo khổ. Vai ông Khiển trong phim có lẽ là vai hợp nhất và hay nhất của chú Trần Hạnh. Chú hiền lành, khắc khổ, chân chất... đóng làm mọi người vừa thương, vừa trách. Và phim đó thực sự bi hài, như một phim của thời kỳ tân hiện thực Ý. Một nhà phê bình Pháp đánh giá cao phim đó nhưng vì phim ra đời trong thời kỳ đổi mới, nhiều giá trị bị đảo lộn nên không được phổ biến nhiều. Về sau, cứ mỗi lần gặp tôi, chú Trần Hạnh lại nhắc: "Sao không có vai nào cho bố đóng với". Thương chú lắm! Say mê đóng phim và cũng là nguồn sống nữa, mà tiền đóng phim chắc ráo mồ hôi là hết tiền. Chú luôn đóng những vai vất vả nhưng hiền hậu như con người thật ngoài đời của chú vậy".
Dẫu nổi tiếng nhờ hàng loạt vai trên phim ảnh nhưng trong thẳm sâu đáy lòng, ông vẫn thích kịch nói hơn. Ông bảo rằng: "Có lần đạo diễn Quốc Trọng hỏi tôi: "Sao bố cứ đi làm mãi thế?", tôi trả lời: "Đói thì phải đi làm, chứ thực sự không mê nghề đóng phim truyền hình đâu, tôi chỉ mê sân khấu thôi". Ông Trọng nói vui: "Với sân khấu, ông già thế này thì quỷ nó mời ông". Đúng thế thật. Phải xa ánh đèn sân khấu tôi rất buồn. Hồi mới về hưu, ngày nào tôi cũng đến nhà hát ngồi, xin vai nhỏ... nhưng không mấy khi có vai".
Niềm vui của lão nghệ sĩ Trần Hạnh trong những năm tháng về già là vẫn luôn được lớp con cháu nhớ tới, vẫn được mời đóng phim. Cứ mỗi lần đến phim trường, các con, các cháu... "túa" lại gọi bố, trêu chọc là ông thấy sung sướng không gì bằng.
Nghệ sĩ Tùng Dương, Quốc Quân... và rất nhiều nghệ sĩ đều trìu mến gọi Trần Hạnh là "bố".
"Vui lắm, được làm việc mà đồng nghiệp quý, gọi là bác, là anh, là bố là mừng lắm. Mà tôi mê diễn nên dù vất vả nhưng chưa bao giờ chán. Kiếp sau... còn được làm người, tôi vẫn muốn làm nghề này. Vì nghề này được sống nhiều nhân vật, nay ông này mai ông kia, nay tích cực, mai lại tiêu cực, thú vị lắm!
Ngày xưa, cứ ai mời đóng phim tôi nhận hết. Theo đoàn phim cả năm cũng không ngại. Ngày nào cũng "phi ngựa chiến" (cách Trần Hạnh gọi chiếc xe cúp 82) đến phim trường, chẳng hề hấn gì hết. Sau này, có tuổi rồi nên nếu người ta mời vai ngăn ngắn mà có xe đến chở thì tôi có thể tham gia được chứ vai dài là tôi không kham nổi", Trần Hạnh từng kể.
Nụ cười hiền lành và đôn hậu của "lão khổ" Trần Hạnh là điều bất biến trong mắt những thế hệ nghệ sĩ trẻ.
Đời thực đắng cay và buồn khổ hơn phim ảnh của "lão khổ" Trần Hạnh
Vợ chồng nghệ sĩ Trần Hạnh có tất cả 7 người con, 2 trai, 5 gái... nhưng giờ chỉ còn 4. Trước kia, ngôi nhà hơn chục mét vuông của ông nằm trong khu Trần Quý Cáp chật chội, dột nát quanh năm với 9 nhân khẩu. Gần chục năm trời, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau một lần bị tai biến mạch máu não.
Năm 2011, vợ qua đời, ông lại phải chăm cậu con trai út bị ngớ ngẩn vì di chứng của một vụ tai nạn giao thông, chấn thương sọ não năm 1993. Thân gà trống nuôi con, hàng ngày, ông phải chợ búa, cơm nước, rau cháo, giặt giũ… Đi đâu, làm gì thì đúng giờ cơm ông phải về nhà để lo cho con.
Sau này, khi vợ chồng con trai lớn qua ở cùng, ông được san sẻ gánh nặng. Việc chăm lo nhà cửa, cơm nước… có cô con dâu tên Hồng một tay quán xuyến nên ông cũng nhẹ nhõm hơn để đi đóng phim.
Những năm tháng về già, nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn thường ra tiệm tạp hóa của con dâu để ngắm xe cộ và trò chuyện cho nguôi ngoai nỗi buồn.
Con dâu ông tiết lộ, ngoài đời, lão nghệ sĩ sống bình dị, sạch sẽ và yêu thương con cháu. Thỉnh thoảng ông cho tiền các con để trang trải cuộc sống. Những năm tháng tuổi già, mắt bên trái của ông kém hẳn nên không đọc được kịch bản. Mỗi khi nhận lời đóng phim, ông toàn phải nhờ con dâu đọc cho nghe rồi tự ngồi nhẩm thoại. Ngoài ra, ông cũng bị một số bệnh về tim mạch và bệnh tuổi già.
Niềm vui tuổi già của lão nghệ sĩ trước khi qua đời là hàng ngày ngồi bán hàng phụ con dâu ở đầu phố Trần Quý Cáp. Mang tiếng ra phụ con dâu nhưng kỳ thực ông ra ngồi ngắm xe cộ qua lại và trò chuyện với con dâu cho đỡ buồn vì ở nhà một mình cũng cô quạnh. Một ngày ông thường ra cửa hàng con dâu hai lần, buổi sáng sớm và buổi chiều muộn. Nhiều hôm mưa ông cũng mặc áo mưa đi ra quán.
Gần chục năm trời, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau một lần bị tai biến mạch máu não. Năm 2011, vợ qua đời, ông lại phải chăm cậu con trai út bị ngớ ngẩn vì di chứng của một vụ tai nạn giao thông, chấn thương sọ não năm 1993.
Bác sĩ Bùi Văn Cọt (ấp An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa) có hành vi vi phạm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn bị cơ quan chức năng phạt hành chính 45 triệu đồng.
"Châu Âu tiếp tục theo đuổi các cách tiếp cận trả thù đối với lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng Đức Quốc xã và tiếp tay cho các sáng kiến mạo hiểm của Ukraine, mặc dù nhận ra mối đe dọa đối với danh tiếng của chính mình", tuyên bố viết.
Là người hoạt động lâu năm trong nghề luật, tôi vẫn day dứt về tình trạng “bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội”. Nhiều lúc tôi cũng thấy nản lòng trong quá trình “đi tìm sự thật” khi nó tùy thuộc rất nhiều vào sự công tâm của những người liên quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa yêu cầu các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ liên quan đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.
TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã ban hành quyết định đưa bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (34 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên xét xử dự kiến diễn ra công khai vào ngày 8/5 tới, tòa đã triệu tập người có nghĩa vụ liên quan ông Lê Tùng Vân.
Ngày 5-5, lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), xác nhận một con rùa biển xanh (động vật biển có tên trong sách Đỏ" bị mắc lưới "ma" bị thương rất nặng, trôi dạt trên biển, được ngư dân phát hiện và giải cứu.
Tiếp nhận tin báo có cướp tiệm vàng, lực lượng Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan đã nhanh chóng truy bắt hai anh em ruột gây ra vụ cướp tiệm vàng ở huyện Hóc Môn.
Sáng nay 6/5, đại diện Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã đến gia đình cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (SN 2010- nữ sinh tử vong trong vụ tai nạn giao thông 4/9/2024 tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) làm việc, đề nghị cung cấp thông tin về vụ tai nạn.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang đón tin vui khi có thêm 3 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang Mỹ. Các mã số được cấp lần này nằm trên 3 thôn thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Liệu sau sáp nhập, có ảnh hưởng đến nguồn gốc xuất xứ của các mã số này?
Ba lần gia hạn tạm giữ hình sự để củng cố hồ sơ, Cơ quan CSĐT Công an tinh Long An đã có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam tài xế ô tô chở rác gây tai nạn làm 4 người tử vong để điều tra.
Đặc biệt chú trọng đầu tư và nâng cấp các mô hình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế vào quy trình vận hành giúp đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn ổn định, an toàn và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Phương Đông (OCB) trong thời gian vừa qua.
Lật mặt 8: Vòng tay nắng hiện đã mang về doanh thu hơn 159 tỷ đồng theo số liệu từ Box Office Vietnam. Đạo diễn Lý Hải chia sẻ với Dân Việt, dù bộ phim có ra sao, anh xin nhận về những lời góp ý khen hay chê, để mình có thể hoàn thiện hơn với những dự án sau.
Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo về nguy cơ hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, nhất là đối với các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh...
Ngày 6/5, Công an thành phố Đà Nẵng chính thức tổ chức kỳ sát hạch lái xe đầu tiên sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ ngành Giao thông Vận tải với cam kết công khai, khách quan, không gây phiền hà cho người dân.
Sáng ngày 6/5, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho mọi người dân, để ai cũng có thể sử dụng các thiết bị thông minh, tiếp cận dịch vụ số thiết yếu và tham gia một cách an toàn, hiệu quả trên không gian mạng.
Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Lễ Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024. Theo đó, TP.Hải Phòng lần đầu tiên dẫn đầu cả nước về Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Dù Thủ tướng đã có Công điện chỉ đạo chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác, tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện tại, tình trang này vẫn diễn ra "máy móc, cứng nhắc".
Cựu cố vấn NATO, đồng thời là đại tá thuộc Bộ Tổng tham mưu Thụy Sĩ Jacques Beau phát biểu trên kênh YouTube rằng, mỗi thất bại quân sự của Ukraine đều đưa sự thất bại của chế độ Kiev đến gần hơn.
Ngày 05/05/2025, tại Frankfurt – Đức, trong khuôn khổ Triển lãm ngành thịt quốc tế IFFA DFV, Công ty TNHH Liên doanh Thực phẩm Mavin (Mavin Foods) đã xuất sắc được xướng tên với 2 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc của Giải thưởng Sản phẩm chế biến từ thịt Toàn cầu IFFA DFV 2025.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi lần này sẽ có những đổi mới mạnh mẽ, mang tính cách mạng, hứa hẹn tạo ra bước chuyển lớn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST).
Sáp nhập tỉnh Hải Dương với TP Hải Phòng, thành phố mới dự kiến mang tên Hải Phòng. Đây là thành phố có một khu rừng đặc biệt ngoài biển, đó là Vườn quốc gia Cát Bà, nơi có động vật hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ. Hải Phòng cũng sẽ có một hòn đảo đặc biệt giữa cánh đồng đầy chim hoang dã, đó là đảo cò Thanh Miện.
Đại biểu Quốc hội Bế Trung Anh nêu thực trạng, hiện nay lương nhà giáo vẫn đang ở mức không đủ trang trải. Nhiều giáo viên phải làm thêm bằng đủ các cách khác nhau, từ bán hàng online, chạy xe ôm, thậm chí trong thời gian sốt đất vừa qua, không ít thầy cô giáo làm "cò đất".
Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt, điều hòa gần như trở thành “cứu tinh” của mọi gia đình. Tuy nhiên, thói quen sử dụng điều hòa sai cách không chỉ khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt mà còn làm giảm tuổi thọ thiết bị và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
22 công chức thuộc Thanh tra Bộ Tư pháp sẽ được chuyển giao về Thanh tra Chính phủ, bao gồm 1 Chánh Thanh tra, 1 Phó Chánh Thanh tra, 6 trưởng/ phó phòng và 14 công chức.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, thông tin ho mạnh có thể đẩy cục máu đông cứu người đang lan truyền trên mạng là sai lệch, đây không phải phương pháp cấp cứu được khuyến cáo trong ngừng tuần hoàn.