Vị tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Ngu Xá xưa là ai?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy (1862-1908) là người khai khoa, đỗ tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Ngu Xá xưa, nay là xã Thạch Hội, thuộc TP Hà Tĩnh.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vội vàng cưỡng chế?
Theo đó, từ ngày 14/10/2022, UBND huyện Kiến Thụy đã tiến hành thực hiện cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Quyết định số 4364 ngày 4/10/2022 của Chủ tịch UBND huyện đối với 38 hộ nuôi ngao tại cửa sông Văn Úc. Theo đó, 47 chòi canh ngao của các hộ dân đã bị chính quyền huyện Kiến Thụy cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế trên được ký căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4149 ngày 19/9/2022 của UBND huyện Kiến Thụy. Song điều đáng nói, đó là quyết định xử phạt trên chưa được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Sau hơn 2 tuần bị cưỡng chế, chúng tôi đã trở về huyện Kiến Thụy, những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được chỉ còn lại là sự tan hoang, có những chòi canh ngao chỉ còn trơ trọi lại phần cột chống. Chia sẻ với Dân Việt, ông Vũ Trí Tuân- Hội trưởng Hội Nuôi ngao huyện Kiến Thụy xót xa nói: "Người dân chúng tôi bao năm lam lũ, vất vả, vươn khơi bám biển, từ khi biết đến nghề nuôi ngao hơn 20 năm nay, đời sống của bà con nơi đầu sóng ngọn gió đã khấm khá hơn. Để duy trì, phát triển nghề nuôi ngao, mỗi hộ đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để đóng thuyền, mua giống, dựng chòi. Không xét đến những quyền lợi chính đáng đó của người dân, huyện Kiến Thụy đã vội vàng cưỡng chế, tới đây chúng tôi không biết sẽ phải làm gì để sinh sống".
Ngày 14/10, UBND huyện Kiến Thụy thực hiện cưỡng chế các chòi canh ngao của người dân tại cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Theo các hộ dân, việc cưỡng chế của UBND huyện Kiến Thụy là quá vội vàng. Ảnh: Nguyễn Chương
Ông Tuân cho hay, mỗi chòi canh ngao của người dân được đầu tư trên 50 triệu đồng. Việc 47 chòi bị cưỡng chế, riêng số tài sản này đã bị thiệt hại trên 2,3 tỷ đồng, đặc biệt người dân đã không còn nơi nào để trông giữ, thu hoạch ngao. Theo ước tính, hiện vẫn còn 75.000 tấn ngao của 38 hộ dân vẫn đang nằm dưới biển, không còn chòi canh giữ và khó đi ra thu hoạch, lượng ngao này có nguy cơ mất trắng.
Theo lập luận của ông Tuân, cho đến nay, huyện Kiến Thụy vẫn chưa làm rõ được những vấn đề mà người dân đã nêu, kiến nghị từ nhiều tháng qua trước khi tiến hành cưỡng chế như: Quá trình hình thành, phát triển nghề nuôi ngao ở Kiến Thụy là do người dân mất nhiều công sức để cải tạo nhưng lại phủ nhận hoàn toàn cho là nuôi trái phép; Vì sao lại quy hoạch vùng nuôi ngao theo kiểu "thụt lùi" giảm từ hơn 3.000ha nuôi ngao hiện hữu xuống còn 750 ha và vì sao lại ưu tiên cấp phép, "mở đường" cho các doanh nghiệp vào khai thác cát tại cửa sông Văn Úc...
Chứng kiến việc chính quyền huyện Kiến Thụy cưỡng chế các chòi canh ngao của gia đình mình, chị Nguyễn Thị Yến, ở thôn Nam Hải, xã Đoàn Xá không cầm được nước mắt. Chị Yến bộc bạch với chúng tôi: "Hưởng ứng chủ trương về việc khai thác tiềm năng thủy sản ven biển, từ những năm 2000, gia đình tôi đã bỏ nghề đánh bắt thủy sản để vào bờ làm nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó có con ngao. Hiện gia đình có 70ha nuôi ngao ở bãi triều, bao nhiêu vốn liếng đều đầu tư vào nuôi thả ngao. Bây giờ chính quyền tiến hành cưỡng chế và yêu cầu di dời, hàng chục tấn ngao dưới biển của tôi rồi đây không biết trông giữ, thu hoạch kiểu gì".
Việc tháo dỡ hết các chòi trông giữ ngao của huyện Kiến Thụy khiến "số phận" của khoảng 75.000 tấn ngao vẫn nằm dưới biển rồi đây không biết ra sao. Ảnh: Nguyễn Chương
Cũng là hộ có chòi canh ngao bị cưỡng chế, bà Bùi Thị Tin (68 tuổi), xã Đại Hợp chia sẻ, từ đời ông, cha đã sống bằng nghề vươn khơi, bám biển. Năm 2013, để đầu tư nuôi ngao gia đình phải vay ngân hàng 3,6 tỷ đồng và vay bên ngoài 5 tỷ đồng để mua giống và đầu tư các hạng mục khác nuôi ngao, đến giờ vẫn chưa trả hết nợ. Thế nhưng huyện Kiến Thụy lại vội vàng cưỡng chế chòi của nhà tôi và giờ họ cũng không có phương án gì hỗ trợ người dân. "Sắp đến Tết rồi, cả gia đình tôi trông chờ vào vụ ngao này, thế mà họ nỡ lòng cưỡng chế, không xem xét gì đến quyền lợi của người dân"- bà Tin chia sẻ.
Bức xúc trước việc huyện Kiến Thụy tiến hành cưỡng chế chòi canh ngao của người dân, ông Bùi Văn Tuyền – một trong 38 hộ bị cưỡng chế nói: "Khi làm quy hoạch vùng nuôi ngao, chính quyền địa phương không tổ chức hội nghị, không lấy ý kiến những người đang nuôi ngao. Tiếp đó, liên tiếp ra các thông báo yêu cầu người dân di dời chòi, ngao; quyết định xử phạt hành chính rồi mới đây nhất là cưỡng chế khiến người dân rất bức xúc và buồn bã.
Người dân cần câu trả lời thỏa đáng
Trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Trí Tuân cho rằng, việc UBND huyện Kiến Thụy chưa trả lời được những câu hỏi mà người dân đang bức xúc mà đã vội vàng ra Quyết định cưỡng chế và tiến hành cưỡng chế 47 chòi canh ngao của 38 hộ gia đình đã đẩy người dân vào thế không còn công ăn, việc làm, sinh kế.
Đưa phóng viên Dân Việt ra địa điểm nuôi ngao có các chòi canh ngao bị huyện Kiến Thụy cưỡng chế ngày 14/10, ông Tuân cho hay: "Sau khi cưỡng chế, chính quyền huyện Kiến Thụy đã tiến hành cắm phao tiêu chồng lên trên diện tích đang thả nuôi ngao của người dân để phục vụ cho khai thác cát. Việc chính quyền huyện Kiến Thụy thực hiện cưỡng chế đã thể hiện quyết tâm xóa sổ vùng nuôi ngao đã có từ nhiều năm nay của bà con, họ ưu tiên cho mục đích khai thác cát hơn là phát triển nông nghiệp, duy trì môi trường bền vững".
Bà Nguyễn Thị Yến (xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy) cho biết, sau khi tiến hành cưỡng chế, UBND huyện Kiến Thụy đã dựng chòi bảo vệ phao tiêu chồng lên khu vực nuôi ngao của người dân. Ảnh: Nguyễn Chương
Cung cấp cho phóng viên Dân Việt về những hình ảnh, video mà người dân quay lại được về việc UBND huyện Kiến Thụy tiến hành cưỡng chế các chòi canh ngao của 38 hộ dân ngày 14/10, bà Nguyễn Thị Yến cho rằng, nói là tháo dỡ nhưng thực chất, họ toàn dùng tàu công suất lớn đâm trực diện vào các chòi canh ngao của người dân. đây là "hành động hủy hoại tài sản, chứ không phải là tháo dỡ hay di dời".
Cũng theo các hộ dân, tại Quyết định số 4364 ngày 4/10/2022 của Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy về việc thực hiện cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả có nêu: Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian 15 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được Quyết định. Tuy nhiên, chưa hết 15 ngày kể từ khi nhận được Quyết định thì ngày 14/10 (sau 10 ngày từ khi ra Quyết định) UBND huyện Kiến Thụy đã vội vàng tiến hành cưỡng chế. Các hộ dân cho rằng, UBND huyện Kiến Thụy đã thực hiện cưỡng chế không đúng so với quy định tại Điều 5, Nghị đinh 166 ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bà Yến cũng cho biết, trước đó, ngày 8/6/2022, tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Nguyễn Văn Tuấn với các hộ nuôi ngao thì người đứng đầu UBND huyện Kiến Thụy đã khẳng định: "Người dân không phải là nuôi ngao trái phép mà hiện nay người dân đang nuôi ngao trên biển không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định".
Tàu hút cát đã vào khai thác cát sát khu vực nuôi ngao của người dân khiến người dân nơi đây rất bức xúc. Ảnh chụp trưa 3/11/2021 tại vị trí ven biển Kiến Thụy, hướng từ cửa sông Văn Úc đổ ra. Ảnh: Nguyễn Chương.
Ông Tuân, bà Yến, bà Tin, ông Tuyền và các hộ dân cho hay, khẳng định của Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Nguyễn Văn Tuấn là như vậy nhưng chính vị Chủ tịch UBND huyện lại "không trả lời được những thắc mắc của người dân" mà lại ra Quyết định xử phạt hành chính và Quyết định cưỡng chế đối với 38 hộ dân đang nuôi ngao tại cửa sông Văn Úc khiến người dân vô cùng thất vọng, ngao ngán. Chính vì vậy, ông Tuân và các hộ nuôi ngao đề nghị UBND huyện Kiến Thụy phải làm rõ 3 vấn đề:
Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành, phát triển nghề nuôi ngao ở Kiến Thụy.
Thứ hai, làm rõ Quyết định quy hoạch số 635 năm 2018 của UBND huyện Kiến Thụy, vì sao lại quy hoạch vùng nuôi ngao theo kiểu "thụt lùi" giảm từ hơn 3.000ha nuôi ngao hiện hữu xuống còn 750 ha và đưa vùng nuôi ngao vào chỗ không thuận lợi, không khác nào triệt đường sống của bà con ngư dân.
Thứ ba, liên quan đến việc cấp phép 9 mỏ cát cho các doanh nghiệp khai thác cát tại cửa sông Văn Úc, đề nghị UBND huyện Kiến Thụy phải làm rõ cơ sở cấp phép và vì sao lại cấp phép chồng lấn vào vị trí nuôi ngao của bà con ngư dân?.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin.
Ông Vũ Trí Tuân, Hội trưởng Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy cho biết: "Ngay từ những năm 1990, khu vực bãi Triều hình thành lên nhiều cồn cát có vị trí thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. Nhận thấy khu vực này có tiềm năng phát triển giống ngao, năm 2003, Bộ Thủy sản cũ đưa con ngao trắng ra ngoài này để nuôi; một số người dân địa phương đã ra khu vực bãi Triều cải tạo các bãi bồi, tiến hành nuôi ngao thương phẩm.
Đến năm 2008, nhờ Bộ NNPTNT chuyển giao công nghệ nuôi ngao trắng, cùng với việc áp dụng tốt kỹ thuật nuôi ngao, nhiều hộ dân đã có "của ăn của để". Cũng từ đây, bãi triều dần trở thành khu vực nuôi ngao tiềm năng, tính đến nay đã có hơn 200 hộ nuôi ngao, trên 3.000 ha diện tích mặt nước với khoảng 1.000 lao động trực tiếp có mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, ngày 24/04/2018 UBND huyện Kiến Thụy bỗng dưng ban hành Quyết định số 635-QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao vùng ven biển huyện Kiến Thụy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đi ngược lại lợi ích của người dân. Theo đó, giảm từ 3.000 ha nuôi ngao xuống còn 750 ha. Điều đáng nói, diện tích còn lại để ưu tiên cho... khai thác cát.
"Từ năm 2018 đến nay người dân đã nhiều lần làm việc với UBND huyện Kiến Thụy để tìm câu trả lời về việc vì sao giảm diện tích nuôi ngao để phục vụ cho khai thác cát thì UBND huyện Kiến Thụy vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng với người dân. Hiện tình trạng hút cát vẫn diễn ra rầm rộ tại cửa sông Văn Úc, điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi ngao của bà con", ông Vũ Trí Tuân cho biết.
Sáp nhập vào TP HCM thành công, một huyện đặc biệt ở Đồng Nai sẽ là vùng đất đặc biệt. Miền Đông Nam bộ ít có huyện nào như huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai về vị trí địa lý. Đây là huyện có biển, giáp ranh 3 tỉnh, thành phố lớn gồm Đồng Nai, TP HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu. Vùng đất Nhơn Trạch đã có tuổi đời 320 năm và hiện là "vùng đất hot" cho đầu tư...
Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy (1862-1908) là người khai khoa, đỗ tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Ngu Xá xưa, nay là xã Thạch Hội, thuộc TP Hà Tĩnh.
Hôm nay, 8/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chính thức ra mắt Viện Sinh vật cảnh, một dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển của Học viện, đồng hành cùng xu thế phát triển của xã hội và ngành nghề nông thôn Việt Nam.
Vừa qua, người mẫu teen Phạm Ngọc Anh đã có màn xuất hiện ấn tượng trong show diễn The New Generation of Models diễn ra tại bãi biển Nui Beach, Phuket (Thái Lan).
Cầu thủ chạy cánh Nguyễn Đình Bắc được đánh giá là một trong những tài năng trẻ xuất sắc bậc nhất của bóng đá Việt Nam mấy năm gần đây.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Đinh Tuấn Anh (55 tuổi), nguyên kiểm sát viên VKSND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), về tội “Nhận hối lộ”, số tiền 250 triệu đồng.
Vụ án Phó Đức Nam (Mr Pips), Công ty Chị Em Rọt (liên quan đến Quang Linh Vlogs, Hằng "du mục", đường dây sản xuất 1,4 tấn ma túy ở Nha Trang... được "điểm tên" trong báo cáo của Viện trưởng Viện KSND tối cao gửi tới Quốc hội.
Trưa 8/5, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm quận Cầu Giấy, Hà Nội đã kiểm tra đột xuất cơ sở “Lòng chát quán” tại số 18 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu sau vụ việc "khoe" cỗ lòng se điếu dài 40m.
Qua rà soát, cấp thẩm quyền Quảng Ngãi dự kiến 4 cơ sở nhà công sản sẽ bố trí làm nơi ở cho cán bộ Kon Tum, sau khi hợp nhất 2 tỉnh.
Hải Dương, Hải Phòng có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời, là nơi sinh sống của con người từ thời tiền sử và sơ sử, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với các nền văn hóa khác nhau như Đông Sơn, Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê...Nơi đây cũng là vùng đất từng phát lộ vô số mộ cổ, có mộ cổ có niên đại tới 2.000 năm...
Theo Quyết định của Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải sẽ bị đình chỉ cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Cho đến nay, 9 em bé trong ca sinh 9 hiếm gặp trên thế giới vẫn khỏe mạnh. Các bé vừa được gia đình tổ chức sinh nhật 4 tuổi.
Kho cá nục với loại quả này sẽ cho bạn món cá kho đậm đà dễ ăn kèm với cơm, cá thơm béo có vị chua ngọt vừa vặn rất ngon.
Hãng thông tấn Tass của Nga cho biết, máy bay chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đáp xuống sân bay Vnukovo-2 ở thủ đô của Nga vào khoảng 18h chiều 7/5 (theo giờ Matxcơva).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa yêu cầu công an thành phố tổ chức chuyên án điều tra, xử lý vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Sáng 8/5, vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi một quán Bar mới mở ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.
Nhiều nông dân huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) bắt đầu thu hoạch vụ dâu da. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, vụ dâu da năm nay đạt năng suất cao, chất lượng tốt, mang lại niềm vui cho nhà vườn.
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM từ ngày 6 đến 8/5. Vesak 2025 đánh dấu lần thứ tư Việt Nam đăng cai sự kiện này.
Viêm đại tràng là vấn đề thường gặp, bệnh gây ra việc khó khăn trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khiến cơ thể dần trở nên suy nhược, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng nặng.
Chủ hệ thống HEAD Doanh Thu vừa trải qua một năm kinh doanh khởi sắc với doanh thu nghìn tỷ và lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng. Đến cuối năm 2024, nợ vay ngắn hạn tăng đột biến, công ty vẫn ghi nhận một khoản mục "phải thu ngắn hạn khác" hàng chục tỷ đồng dưới hình thức "cho mượn".
Phú Thọ vừa tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu – ông tổ của nghề đầu bếp Việt Nam, người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy biểu tượng văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc.
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện sức khoẻ của bé trai 4 tuổi trong vụ việc "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" ở Nam Định tiến triển tốt, bé đã ăn được và sắp được xuất viện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết vấn đề Ukraine đã đạt đến giai đoạn cần đưa ra quyết định.
Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của thanh tra cấp huyện, thanh tra sở.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không theo dõi sát diễn biến xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan.
Trong cuốn sách "Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”, Tổng Bí thư Trường Chinh xếp Ngô Thì Nhậm “vào hàng ngũ những thiên tài mãi mãi là những ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam làm vẻ vang cho giống nòi”.
Bộ GDĐT vừa công bố danh sách 133 học sinh trong diện được miễn thi tốt nghiệp THPT, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Chuyến tàu hạng sang chặng Hà Nội - Hải Phòng sẽ đi vào hoạt động từ giữa tháng 5. Tàu trang bị ghế ngồi mềm dạng sofa, có wifi miễn phí, cây nước nóng lạnh với thiết kế nội thất sang trọng.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ trong vụ án Xuyên Việt Oil được đề nghị giảm án từ 12 xuống còn 5 năm tù, nhờ tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho Nhà nước.
PSG đã đánh bại Arsenal để lọt vào trận chung kết Champions League 2024/2025 trong mùa giải mà siêu sao Kylian Mbappe đã nói lời chia tay.
GS.TS.BS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, hiện tại, ngành Y tế đang định hướng sửa đổi Luật BHYT, để cụ thể một số nội dung tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.