Những đầu tàu liên kết "kéo" nông dân làm giàu: Khi các tỷ phú nông dân bắt tay làm ăn lớn (bài 4)
Không dễ bị đánh gục bởi khó khăn, những người nông dân chúng tôi gặp không chỉ gạt nước mắt đứng dậy gây dựng cơ ngơi tiền tỷ mà khi họ liên kết lại với nhau trong một chi hội thì sức mạnh còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Chúng tôi gặp chị Đặng Thị Thoa – chủ trang trại nuôi lợn ở ấp 9, xã An Linh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương vào một ngày thu nhân dịp chị ra Hà Nội dự cuộc gặp mặt của Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương với lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Kể lại hành trình khởi nghiệp, chị Thoa không kìm được xúc động, đôi lần rơi nước mắt...
"Trước đây gia đình tôi nghèo khó lắm, di cư từ miền Bắc vào đất Phú Giáo sinh sống nên luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Những năm đầu vợ chồng tôi làm thuê đủ nghề, ai thuê gì cũng làm, sau đó thì dùng tiền tích cóp gây dựng trang trại chăn nuôi heo. Giai đoạn trước năm 2016, chăn nuôi khá thuận lợi, bán luôn có lãi nên vợ chồng tôi có tiền xây nhà cửa kiên cố, mở rộng chuồng trại" - chị Thoa kể.
Cuộc sống đang khấm khá thì nỗi đau ập đến với người phụ nữ quê gốc ở Thái Bình. Chồng chị không may bị tai nạn mất đột ngột, chị Thoa một mình gồng gánh toàn bộ công việc, từ chăm sóc con cái đến làm kinh tế. Cùng thời điểm đó giá heo hơi liên tục giảm mạnh do cung vượt cầu, khiến chị Thoa lâm vào cảnh khó khăn chưa từng.
Chị Đặng Thị Thoa – chủ trang trại nuôi lợn ấp 9, xã An Linh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2022. Chị cũng là thành viên của Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương. Ảnh: M.H
Thử thách chưa dừng lại ở đó, sau "bão giá heo" là đến dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi lan rộng, khiến chị Thoa cũng như người chăn nuôi heo cả nước "bầm dập". "Đã có lúc tôi cảm thấy mình cùng đường rồi, chỉ muốn buông xuôi..." - chị Thoa rớm nước mắt nhớ lại khoảng thời gian hơn 4 năm trước.
Thật may chị được mọi người trong khu ấp quan tâm, động viên tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, tinh thần chị Thoa dần khuây khỏa. Trong những lần tham gia sinh hoạt cùng mọi người, chị đã được nghe nhiều bài nói chuyện về tấm gương đạo đức, học tập và làm việc của Bác Hồ; được giới thiệu nhiều gương nông dân sản xuất giỏi trong địa bàn xã, huyện nên chị rất thấm thía và học theo.
"Mỗi lúc gặp khó khăn hay bị thua lỗ, tôi đều ngẫm nghĩ và đặt ra câu hỏi, tại sao người ta làm được mà mình lại buông tay? Tôi không chấp nhận được điều đó, và mỗi ngày đều cố gắng học hỏi, trau dồi tích lũy kinh nghiệm. Nếu không thoát nghèo được thì đó là lỗi tại mình. Mà muốn thoát nghèo thì phải cần tinh thần chiến đấu, ham học hỏi, tìm hiểu áp dụng công nghệ kỹ thuật mới" - chị Thoa tâm sự.
Trước kia chị Thoa chủ yếu nuôi lợn trong chuồng hở, nhưng sau khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, chị quyết định "chơi lớn", vay vốn đầu tư gần 3,7 tỷ đồng xây dựng trang trại chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ chuồng lạnh.
Chị Đặng Thị Thoa bên hệ thống ô chuồng chăn nuôi heo đầu tư tiền tỷ. Khi máng hết thức ăn, cám từ kho chứa bên ngoài sẽ tự động chảy theo các đường ống đổ vào máng, nhờ đó chị Thoa cắt giảm được nhiều nhân công lao động. Ảnh: M.H
Theo đó, hệ thống ô chuồng được chị Thoa trang bị nhiều thiết bị hiện đại, 1 nhà cám với các ống dẫn cám tự động chảy vào máng ăn; 3 bể biogas xử lý toàn bộ chất thải từ chăn nuôi, đồng thời phát điện đủ dùng để chạy máy móc cho trang trại (3 máy ga, 1 máy dầu đề phòng lúc hết điện)... Nhờ chăn nuôi khép kín, tiêm phòng vaccine đầy đủ nên đàn lợn trong trang trại của chị an toàn trước dịch bệnh.
Với 2 trang trại chăn nuôi lợn, tổng đàn 3.500 con, đều đặn mỗi tháng chị Thoa xuất bán ra thị trường 1-2 đợt lợn thịt, tổng thu nhập mỗi năm đạt từ 1 - 2 tỷ đồng.
"Bây giờ công việc trong trang trại tôi giao hết cho 6 công nhân trông coi, thi thoảng tôi mới xuống kiểm tra tình hình. Trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống, tôi nhận ra rằng phải luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, giữ gìn sức khỏe thì mình mới có năng lượng tiếp tục phấn đấu và tham gia công tác đoàn thể, chia sẻ giúp đỡ những người còn khó khăn hơn mình" - chị Thoa chia sẻ.
Năm 2022, chị Đặng Thị Thoa tham gia sinh hoạt tại Chi hội Nông dân Tỷ phú tỉnh Bình Dương. Chị Thoa cũng được tin tưởng bầu làm Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 9 xã An Linh, thành viên Ban Chấp hành Hội Nông dân xã, đồng thời là Chi hội phó Chi hội Phụ nữ ấp 9.
Chị Thoa cho biết, dù đi vào hoạt động chưa lâu, thương hiệu Chi Hội Nông dân tỷ phú Bình Dương được nhiều bà con biết đến với những hoạt động sôi nổi.
Năm 2022, chị Thoa được Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trao danh hiệu Nông dân Bình Dương xuất sắc lần thứ IV với mô hình chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Nguyễn Vy
Chị Thoa cho biết, hơn 2 năm trở lại đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, hiện lên tới 350.000 đồng/bao nên đã giá đẩy giá thành chăn nuôi tăng cao. Điều này khiến gia đình chị cũng như các hộ chăn nuôi trên địa bàn phải gồng gánh thua lỗ suốt nhiều tháng.
Trước tình hình đó, chị cũng như Hội Nông dân xã và các thành viên trong câu lạc bộ Nông dân Tỷ phú tỉnh Bình Dương đã tích cực tuyên truyền vận động bà con nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Chi Hội cũng trở thành đối tác lớn trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản đối với các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh.
Nhiệm kỳ vừa qua, các thành viên Chi hội Nông dân tỷ phú đã đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tại các cơ sở Hội Nông dân. Kết quả bình xét cho thấy, tất cả hội viên trong Chi hội đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh trở lên.
Nhờ chăn nuôi hiệu quả, chị Thoa đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, hàng ngày lái xe ô tô đi thăm chuồng trại, tập luyện thể thao, tham gia các hoạt động đoàn thể và giúp đỡ hội viên nông dân còn khó khăn.
Tại Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 7, khoá IX, nhiệm kỳ 2018 – 2023, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương đã ra mắt Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương, quy tụ thành viên là những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, doanh nghiệp và nhà khoa học.
Theo Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với những mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, sự liên kết giữ những nông dân chỉ đang ở mức độ thấp, chưa được chặt chẽ, chưa thật sự xứng tầm với quy mô sản xuất hiện tại. Vì vậy, Hội Nông dân tỉnh thành lập Chi hội Nông dân tỷ phú là nhằm tạo ra một môi trường giao lưu, kết nối và học tập kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi một cách khoa học, chuyên nghiệp; tạo ra một sân chơi, một nhịp cầu để nông dân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu kinh nghiệm.
"Chi hội Nông dân tỷ phú Bình Dương đã và đang trở thành cầu nối giữa các hội viên nông dân giỏi của tỉnh, là hạt nhân tiên phong trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; sẽ xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh vì mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đại", bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương cho biết.
Nhiệm kỳ 2022 – 2027, Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương phấn đấu hàng năm kết nạp mới từ 5 thành viên trở lên vào chi hội, phối hợp tổ chức ít nhất 2 đợt học tập mô hình trong nước và mô hình ở nước ngoài; phối hợp các đơn vị tổ chức các hoạt động bán hàng nông sản an toàn đến với lực lượng công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp thực hiện chương trình từ thiện xã hội cho con em hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương, phấn đấu thực hiện trao 50 suất học bổng hiếu học cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Năm 2017, Công ty Koyu & Unitek là doanh nghiệp đầu tiên xuất thành công lô thịt gà chế biếnsang thị trường Nhật Bản. Sự kiện này đã để lại dấu ấn lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam, tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, trang trại đầu tư chăn nuôi theo chuỗi, xây dựng nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu. Nhưng để có sản phẩm thịt gà đạt tiêu chuẩn chất lượng đưa vào mâm cơm của người Nhật, phải kể tới những ông chủ trang trại đã đi đầu trong chăn nuôi công nghệ cao, mạnh dạn tham gia chuỗi liên kết khép kín...
Không nhiều chông gai như chị Đặng Thị Thoa ở Bình Dương, song việc chăn nuôi gà trắng của ông Nguyễn Minh Kha - chủ chuỗi trang trại Miền Đông (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) cũng trải qua nhiều đận bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm; giá cả thị trường bấp bênh. Ông Kha cho biết, ông khởi nghiệp với nghề nuôi gà trắng từ năm 2009, đến năm 2014 đã mạnh dạn hợp tác với doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết khép kín định hướng xuất khẩu gà sang Nhật Bản.
"Trong chuỗi liên kết gồm 4 bên thì cơ sở của tôi được coi là mắt xích đầu tiên. Nhiệm vụ của tôi là bỏ vốn đầu tư trang trại chăn nuôi, các đối tác còn lại cung cấp con giống, thức ăn và lo đầu ra" - ông Kha nói.
Ngày đó, với người chăn nuôi như ông Nguyễn Minh Kha, nuôi gà theo chuẩn Nhật Bản vẫn là một thứ gì đó quá mới mẻ, dù trang trại của ông có quy mô lớn nhất nhì địa phương lúc bấy giờ.
Ông Kha kể: Khi mới bắt tay vào làm, các cán bộ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam cùng đội ngũ bác sĩ thú y Koyu & Unitek hướng dẫn tôi kỹ lắm. Trước tiên, để được Nhật Bản cấp phép, ba khu trại gà của tôi phải thực hiện đồng loạt các quy trình: chăn nuôi, tiêm vaccine, tiêu độc khử trùng, xét nghiệm, bắt gà, kiểm soát nguy cơ, trong đó đặc biệt chú ý đến việc… quản lý chim, chuột xung quanh trang trại - việc hoàn toàn khác so với chăn nuôi truyền thống trước đây.
Tương tự, trước kia chủ trang trại, công nhân đi ra đi vào trại gà thường xuyên mà không cần khử trùng, còn bây giờ muốn vào trại phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo bảo hộ kín mít. Cục Thú y và cán bộ thú y địa phương cũng thường xuyên đến kiểm tra công tác giám sát an toàn dịch bệnh. Với 384 tiêu chuẩn phải thực hiện thì đến ngày 29/9/2017, lô hàng gà đầu tiên từ trại của ông Kha được Công ty Koyu & Unitek xuất vào thị trường Nhật Bản.
Năm 2017, trang trại gà của ông Kha là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Ảnh: T.H
Sau những chuyến hàng sang Nhật Bản thành công, trang trại quy mô 750.000 con gà của ông Kha liên tục phát triển. Từ một hộ chăn nuôi, đến nay, ông Kha đã thành lập Công ty TNHH Đông Tây 68 để tiếp tục liên kết với Công ty TNHH De Heus Việt Nam thực hiện giấc mơ nuôi gà xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Mô hình liên kết chuỗi thành công của ông Kha đã trở thành mô hình mẫu tiêu biểu để nhiều trang trại nuôi gà lớn khác ở Đồng Nai, Bình Dương học hỏi, mạnh dạn đầu tư công nghệ cao, áp dụng các quy trình VietGAP, chăn nuôi khép kín để có đầu ra ổn định hơn, giá bán cao hơn.
Ông Kha chia sẻ, hiện nay hàng triệu hộ gia đình ở nông thôn vẫn đang sống dựa vào chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Mô hình này đã không còn phù hợp khi Việt Nam mở cửa thị trường chăn nuôi. Nuôi nhỏ lẻ nguy cơ dịch bệnh cao, chất lượng thấp, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh. Trong khi đó trại gà của ông Kha nằm gọn lỏn gần núi đá, cách khu dân cư hơn 1km nên đảm bảo an toàn sinh học.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ phải sang) trao đổi với ông Nguyễn Minh Kha (đầu tiên bên phải) về các vấn đề trong xây dựng chuỗi chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh.
"Để có thể làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cái đầu tiên là phải thay đổi là suy nghĩ, sau đó là quyết tâm và phải có tầm nhìn bền vững, lâu dài. Yêu cầu của đối tác đối với sản phẩm đầu ra rất khó khăn, nghiêm ngặt. Xưa kia tôi bán gà cho đối tác trong nước thì khi giao hàng xong coi như hết trách nhiệm. Nhưng làm với Nhật Bản thì không, kể cả khi thịt gà đến tay người tiêu dùng có vấn đề gì liên quan đến chất lượng sản phẩm thì người nuôi vẫn phải chịu trách nhiệm, bởi mỗi miếng thịt gà bán ra đều có hồ sơ truy xuất nguồn gốc rõ ràng" - chủ chuỗi trang trại Miền Đông khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Minh Kha cũng chia sẻ, vì các mắt xích liên đới lẫn nhau nên ai cũng phải cố gắng làm cho tốt, nếu một ai đó làm sai, làm chưa tốt sẽ ảnh hưởng đến cả chuỗi. Riêng chi phí mua thuốc, vaccine phòng chống dịch bệnh, ông Kha tiêu tốn khoảng 1 tỷ đồng mỗi lứa gà, nhưng nhờ đó rất hiếm khi bị rủi ro từ dịch bệnh, gà được đối tác thu mua với giá ổn định, không phải lo biến động từ thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành chăn nuôi gà của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, ước tính kim ngạch có thể đạt 500 triệu USD. Trong khi năm 2022, xuất khẩu sản phẩm thịt gia cầm sống, đã qua giết mổ của Việt Nam mới đạt gần 3,77 triệu USD, giảm mạnh so với mức 20,7 triệu USD của năm 2021.
Thời tiết tại các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới đây được dự báo có nhiều biến động, trong đó, tình trạng nắng nóng kéo dài, khiến nguy cơ cháy rừng tăng cao. Quảng Ninh hiện có gần 300.000 ha rừng, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tuy nhiên, khoảng 80% diện tích này có nguy cơ cháy cao...
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, với những trường hợp đã kêu gọi tự nguyện trả nhà, đã có biện pháp tiếp theo mà vẫn phát hiện có trường hợp sử dụng nhà ở xã hội sai đối tượng, tỉnh sẽ kiên quyết thu hồi và có biện pháp xử lý phù hợp.
Vi phạm giao thông phạt tới 150 triệu đồng, phòng cháy, chữa cháy (PCCC) phạt cao gấp 4 lần hiện nay là những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Chính phủ trình Quốc hội. Theo các chuyên gia, việc nâng mức xử phạt tối đa đối với các lĩnh vực như PCCC, an ninh trật tự, giao thông đường bộ, an ninh mạng góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Đơn vị trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM gặp sự cố hôm 30/4 cho biết số lượng drone bị mất hiện vẫn còn rất nhiều nhưng chưa có con số cụ thể. Họ đang tìm tục tìm kiếm ở khu vực bay và mong được nhận lại nếu người dân thấy, nhặt được drone.
Với bờ biển dài hơn 18 km, hệ thống sông ngòi dày đặc cùng những vùng đất ngập mặn trù phú, tỉnh Ninh Bình đang nắm giữ lợi thế to lớn để phát triển ngành thủy sản một cách mạnh mẽ và bền vững.
Không còn là "ý tưởng trên giấy", những sáng chế của học sinh Đắk Lắk gắn liền với những cây cà phê, quả sầu riêng. Từ thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp giám sát vườn cà phê, đến máy tách vỏ sầu riêng bán tự động, tất cả đều xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Nam thần điện ảnh Việt bất ngờ bị liệt dây thần kinh số 7, mặt bị đơ cứng sau rời Đà Lạt về TP.HCM. Tình trạng của anh đang khiến người hâm mộ vô cùng lo lắng.
7 năm trước, với 60 con cầy hương bố mẹ mua từ miền Nam để nuôi thử, anh Nguyễn Văn Hiếu, thôn Văn Tinh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) giờ đây sở hữu trại cầy hương trên 200 con, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Cách đây 240 năm, trong cuộc chiến tranh chống quân Xiêm xâm lược, nghĩa quân Tây Sơn đã cùng nhân dân tiêu diệt và bắt sống trên 4 vạn tên địch, chỉ còn vài nghìn tàn binh chạy được về nước. Thắng lợi lẫy lừng đó đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của chúng, là mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta, để lại những bài học kinh nghiệm quý về nghệ thuật tác chiến trên địa bàn sông nước.
Viện trưởng VKSND Tối cao đã ban hành quyết định hủy bỏ 2 quyết định của Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Long, Viện trưởng VKSND huyện Trà Ôn liên quan vụ nữ sinh tai nạn tử vong. Đồng thời yêu cầu Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Long huỷ bỏ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 73/QĐ-ĐTTH ngày 23/01/2025 của Công an huyện Trà Ôn.
Lần đầu chiêm bái Xá lợi Đức Phật, nhiều phật tử xúc động. Họ tin rằng, đây là duyên lành đối với người theo đạo Phật, điều này khó có lần thứ hai trong đời.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, việc bố trí cán bộ Hà Nội là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân Thủ đô.
Ở tuổi 95, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn mê đọc sách, báo in, xem chương trình truyền hình. Dù đi lại khó khăn, cần người dìu, mỗi ngày ông vẫn tranh thủ chút thời gian ra phòng khách ăn cơm tối và xem TV. Căn hộ tập thể ở phố Vạn Bảo (Hà Nội) của nhạc sĩ Phạm Tuyên đầy ắp sách, báo, đặc biệt là những vật dụng liên quan đến "gia tài" 700 bài hát của ông.
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã lên tiếng chính thức sau clip về sinh viên của trường có hành vi thiếu chuẩn mực, vô lễ với các cựu chiến binh.
Bộ Y tế đề nghị tháo gỡ nội dung quảng cáo 2 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm nguy hại, cùng với đó, yêu cầu Facebook, YouTube đóng các quảng cáo sản phẩm vi phạm.
Do mực nước sông Lô (đoạn chảy qua TP Tuyên Quang) đang ở mức rất thấp nên lộ ra một bãi soi rộng lớn nằm giữa lòng sông. Nơi đây bỗng trở thành điểm vui chơi, nghỉ dưỡng, cắm trại... lý tưởng của người dân địa phương và du khách thập phương trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.
Chính phủ Nga vừa ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế chậm lại rõ rệt trong quý đầu tiên của năm 2025, cho thấy nền kinh tế của nước này đang đối mặt với nhiều áp lực ngày càng lớn.
Các điểm tham quan du lịch tại TP.HCM tấp nập dịp lễ 30/4. Khách sạn ghi nhận chạm đỉnh công suất lớn nhất từ trước đến nay. Các tour du lịch tại thành phố cũng đang rất hấp dẫn du khách.
Đến 11h ngày 3/5, Đội CSGT An Sương (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM, PC08) mới giải quyết xong hiện trường vụ va chạm giao thông giữa xe container và ô tô 4 chỗ xảy ra trên đường Đỗ Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM.
Trung vệ Quế Ngọc Hải tiếp tục không góp mặt trong đội hình CLB B.Bình Dương tại vòng 20 V.League 2024/2025 do tái phát chấn thương, qua đó bỏ ngỏ khả năng trở lại với ĐTQG.
Từ năm 2025, thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại có nhiều điểm mới. Các cơ sở và cá nhân phát sinh chất thải nguy hại sẽ không còn thực hiện thủ tục đăng ký như trước, thay vào đó, phải khai báo và cập nhật trong hồ sơ môi trường, theo Luật Bảo vệ môi trường, các quy định khác. Liệu quy định mới này có đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý chất thải nguy hại hay không?
Trong không khí rộn ràng của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị quan trọng: đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho chuỗi hơn 30 sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn thành phố.
Một nhóm trinh sát và phá hoại của Nga mới đây đã xâm nhập thành công vào "pháo đài" Pokrovsk và cố thủ trong một tòa nhà ở rìa thành phố nhưng nhanh chóng bị Ukraine phát hiện và tiêu diệt toàn bộ.
Sau gần 4 năm đi vào sử dụng, cầu Quang Thanh kết nối địa phận huyện Thanh Hà (Hải Dương) với huyện An Lão (TP Hải Phòng) qua sông Văn Úc giúp người dân khu Hà Đông đi lại thuận tiện hơn.