Rời vị trí Giám đốc Bệnh viên Nhi T.Ư sang Bệnh viện Vinmec và tiếp tục làm giám đốc ở đây. Sau 4 năm GS lại quyết định thôi chức Giám đốc để chuyển sang làm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec. Điều gì thôi thúc GS làm điều này?
- Thời gian tôi làm giám đốc ở bệnh viện Vinmec tạm gọi là thành công. Lúc mới về thực sự bệnh viện rất mới và còn có nhiều khó khăn nhưng qua 4 năm hoạt động vận hành Vinmec đã khẳng định được thành công, khẳng định được vị trí của mình trong ngành y tế nói chung ở Việt Nam.
Làm quản lý rất bận, nhiều áp lực nên không có thời gian để đọc sách, nghiên cứuvề tế bào gốc. Trong khi tôi thấy, Vinmec là một môi trường có thể phát triển được lĩnh vực này nên tôi viết thư cho lãnh đạo Tập đoàn xin thành lập viện nghiên cứu về tế bào gốc. Rất may, lãnh đạo Vingroup hiểu vấn đề và rất ủng hộ.
Nhắc đến Vinmec, người ta nhắc đến bệnh viện được đầu tư hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay, hẳn điều đó cũng giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu của GS?
- Về Vinmec, ngoài tôi có nhiều Giáo sư gắn bó với nơi này. Tại sao chúng tôi lại chọn Vinmec, nếu chỉ để vì tiền, nhiều Giáo sư có thể làm thêm phòng khám, còn đối với những người ham muốn cống hiến, làm khoa học họ sẽ tìm đến môi trường nào cho phép người ta làm việc, ở đây người ta có thể tìm thấy điều đó.
Bên cạnh đó, khi nói đến y tế tư nhân thì người ta sẽ nói đến doanh thu, lợi nhuận. Cộng đồng ác cảm đối với tư nhân, họ nghĩ rằng ở đây doanh thu phải đặt lên hàng đầu, ép bác sĩ phải kê đơn tăng giá, xét nghiệm chỗ này rồi đến chỗ kia... nhưng ở Vinmec không có câu chuyện đấy.
Đối với tôi, việc nghiên cứu gen đã ấp ủ từ rất lâu, trước chưa có cơ hội nhưng về đây mọi yếu tố được đáp ứng cho tôi thực hiện.
Vậy chắc hẳn tại Vinmec, lãnh đạo tập đoàn đã tạo “khoảng không” cho GS phát triển, hoàn thiện tốt những những công trình nghiên cứu mà ông luôn tâm huyết?
- Giống như nhiều anh em, tôi quyết định về và gắn bó với Vinmec là vì bên cạnh yếu tố thương mại, tôi thấy có nhiều khác biệt.
Tôi đánh giá cao khi Vinmec có Quỹ Thiện Tâm rất lớn hỗ trợ nhiều bệnh nhân nghèo. Suốt 7-8 năm qua, Quỹ hoạt động liên tục, hỗ trợ cho các bệnh nhân một cách tử tế nhất. Ví dụ, ở nơi khác nếu chúng ta hỗ trợ cho người nghèo người ta chỉ lo có chỗ ăn, chỗ ở, 2-3 một buồng…. Còn ở đây, người ta không phân biệt người nghèo, không phân biệt ở nông thôn, miền núi,… các bệnh nhân đều có buồng riêng để theo dõi và chữa trị.
Hay ở Vinmec, việc đầu tư vào bệnh viện rất lớn từ trang thiết bị đến con người. Tôi nhớ hồi tôi về, đây chỉ là trung tâm nghiên cứu tếbào gốc và gen chứ chưa phải là Viện nghiên cứu như bây giờ. Lúc đó khi lập đề án xây dựng trung tâm, kinh phí ban đầu đưa ra cũng phải lên đến hơn 100 tỷ. Với số tiền này mình nghĩ là lớn lắm rồi nhưng khi gặp ông Vượng (Phạm Nhật Vượng-PV), ông nói “sao lại chỉ có hơn 100 tỷ, sao lìu tìu thế”?
Qua đó, tôi nhận thấy tầm nhìn đầu tư của ông Vượng rất xa. Dù không có chuyên môn về ngành y nhưng ông Vượng nói với tôi rằng tế bào gốc là tương lai, cần thiết đầu tư. Do đó tôi cũng thấy nhiều áp lực rất lớn, bắt buộc mình đi nhanh hơn, rút ngắn thời gian hơn. Làm sao để đưa nhanh ra kết quả nghiên cứu và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.